Vì sao nông dân nghèo?

Năm 2010, ĐBSCL sản xuất hơn 20 triệu tấn lúa, 500 ngàn tấn trái cây, khai thác 900 ngàn tấn hải sản và nuôi hơn 1,5 triệu tấn thuỷ sản. Lúa đưa vào chế biến gần 11 triệu tấn gạo, xuất khẩu hơn 6 triệu tấn.
<table class="rl center"> <tbody> <tr> <th>
</th> </tr> <tr> <td>
</td> </tr> </tbody> </table> Lượng hàng hoá cung cho thị trường mỗi năm đều tăng, uy tín của sản phẩm mỗi năm đều tăng, nhưng giá cả hoàn toàn do người tiêu thụ trong nước lẫn nước ngoài định đoạt.
Nhà nông đứng đầu gian khó
Do đó, cái cảnh được mùa mất giá là chuyện thường xảy ra mỗi năm, và giá chỉ tăng khi nông ngư dân hết hàng.
Chính phủ chỉ giúp các doanh nghiệp mua hàng với giá có lời chứ chưa giúp nông dân bán hàng với giá có lời. Chưa kể có mặt hàng mà các doanh nghiệp không “thèm” mua mà chỉ “thèm” nhập khẩu, như muối. Riêng về gạo, gần như mỗi năm nông dân đều lo lắng bị hạn chế xuất khẩu gạo.
Và mỗi lần như thế là giá lúa giảm, gây ra xáo trộn trong sản xuất và đời sống của nông dân, khiến “nhà nông” – vốn được xếp hàng đầu trong mối liên kết bốn nhà: nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp - phải đối phó với nợ phân, nợ thuốc, nợ giống…
<table class="image center" width="480" align="center" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td>
images630878_A_02.jpg
</td> </tr> <tr> <td class="image_desc" align="center">Ảnh minh họa (IE)</td> </tr> </tbody> </table> Nông ngư dân bên cạnh cần tiêu thụ hết sản phẩm, dĩ nhiên còn cần phương tiện và vật tư cho sản xuất và hàng tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu đời sống, cần những tiện nghi sinh hoạt để nâng cao đời sống tinh thần, hưởng thụ văn hoá và để giữ chân thanh niên ở lại với ruộng vườn.
Về phương tiện sản xuất, trong khoảng năm năm gần đây, các sáng kiến hay cải tiến kỹ thuật liên quan đến canh tác lúa, trái cây, nuôi thuỷ sản ngày càng hiếm. Công tác lai tạo giống mới gần như chựng lại mà chủ yếu nhập giống của Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc về thích nghi với điều kiện địa phương là chính. Thỉnh thoảng nông dân gặp nạn giống giả (bắp, gà).
Về bảo vệ động thực vật, có nhiều nhà khoa học và doanh nhân nước ngoài, kể cả Việt kiều, nói nông dân ĐBSCL đang sử dụng các loại thuốc trừ sâu mà các nước tiên tiến đã cấm dùng chừng 15 – 20 năm rồi. Thỉnh thoảng nạn phân giả, thuốc trừ sâu giả, thức ăn nuôi tôm giả vẫn xuất hiện, nhưng các cơ quan chuyên trách chỉ… theo sau sự thiệt hại của nông ngư dân.
Nông dân tự xoay xở là chính
Việc bảo hiểm cho toàn ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục được “nghiên cứu”.
Trong kế hoạch năm năm 2006 – 2010 của bộ Kế hoạch và đầu tư cũng không có hạng mục đầu tư nào cho các công trình thuỷ lợi lớn của ĐBSCL. Kênh lớn, kênh nhỏ lần hồi bị bồi lắng, dân tự lo nạo vét thì cũng chỉ nạo được kênh cấp ba. Nạo vét kênh mương còn giúp nông ngư dân đưa sản phẩm trực tiếp đến thị trường tiêu thụ, giảm bớt trung gian của thương lái, tăng thêm thu nhập.
Do thuỷ lợi chưa hoàn chỉnh, việc giành đất nuôi tôm và trồng lúa vẫn còn tiếp diễn ở vùng ranh ngọt mặn.
Máy móc nông nghiệp tuy có hiện tượng bùng phát, nhiều sáng kiến cơ giới hoá trong khâu gặt, đập, tuốt, sấy, nhưng tựu trung là do nông dân mua từ Trung Quốc hoặc do các trường nông nghiệp và chính nông dân chế tạo.
Các đơn vị Nhà nước chưa được đầu tư từ ngân sách nghiên cứu chế tạo rốt ráo, hạ giá thành, hỗ trợ tín dụng, mở rộng phạm vi ứng dụng. Chưa thấy tổng công ty Nông nghiệp có một cơ sở chuyên doanh máy nông nghiệp có cho nông dân thuê mua (leasing) hoặc khai thác dịch vụ cày, bừa, gặt, đập, sấy, tồn trữ.
Nếu cây lúa của thập niên 80 được các nhà quản lý và các nhà khoa học chăm sóc chu đáo với bốn cái “hoá”: sinh học hoá, hoá học hoá, thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá là những cái cầu căn bản cho sản xuất nông ngư nghiệp, thì ngày nay gần như được khoán trắng cho nhà nông. Có được chăng là nhà băng tiếp tục hỗ trợ tín dụng làm mùa, mua máy móc.
Về hàng tiêu dùng và tiện nghi sinh hoạt, ngày nay hàng hoá được đưa về nông thôn ngày càng nhiều, nhưng hàng kém chất lượng cũng không phải ít. Các đơn vị quản lý chất lượng và quản lý thị trường chưa làm hết chức năng, cũng làm nghèo thêm cho dân nông thôn, dù lượng hàng hoá cầu của thị trường nông thôn mỗi năm đều tăng theo nhịp tăng dân số và thu nhập tăng.

Vì sao nông dân nghèo?
1. Đất canh tác ngày càng bị manh mún do dân số nông thôn tăng nhanh; đất nông nghiệp ngày càng teo tóp do phải “hy sinh” cho các khu công nghiệp, các sân golf, đất xây dựng hạ tầng và nhà ở.

2. Lao động ngày càng thiếu do thanh niên nông thôn chán ruộng vườn vì vất vã mà thu nhập thấp, vì nông thôn thiếu tiện nghi sinh hoạt, vì tâm lý nghề nghiệp.

3. Vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn trong tổng vốn đầu tư ngày càng giảm so với sự đóng góp của ngành vào GDP. Các đầu tư vào giống, cơ giới, thuỷ lợi, phòng trừ sâu bệnh, nghiên cứu và phổ biến tin tức thị trường ngày càng ít so nhịp tăng trưởng của nông ngư nghiệp. Mạng lưới tín dụng nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chưa mở rộng đến các hợp tác xã và quỹ tín dụng nông thôn. Nội hàm tín dụng nông thôn còn hạn chế cho vay để phát triển các mặt đời sống.

4. Lý do từ chính sách: ngoại trừ các chính sách nhằm thu mua nông ngư sản khi có biến động tăng hay giảm của thị trường thường có lợi cho doanh nghiệp, các chính sách căn bản cho phát triển nông ngư nghiệp như về đất đai, về đào tạo lao động, về tín dụng còn hoặc rất ít hoặc bất cập; chính sách về tam nông, về đầu tư cho nông nghiệp nông thôn không hấp dẫn các nhà đầu tư kể cả trong và ngoài nước; các quy hoạch về nông nghiệp chưa được thực hiện đồng bộ từ đầu vào đến đầu ra của nông ngư sản.
---------------
Theo mọi người có còn cách lý giải nào cho hiện tượng trên không?
 


Last edited:
Theo tôi, chỉ có 1 lý do thứ nhất là đúng, nhưng không hoàn toàn đúng hẳn .
Lý do thiéu đất, là của chung cả nước, ảnh hưởng đời sống mọi người, mọi
ngành nghề chứ không chỉ nông dân.
*
Lý do nghèo là vì nghèo, mà không vươn lên được, chứ không phải là chỉ
nghề nông. Nếu bạn thấy nghề nông nghèo, thì ra tỉnh làm nghề gì giàu hơn.
*
Về giá cả, ngành nghề khác cũng đâu có thể tự mình ra đưỢc giá? Thuận mua
vừa bán chứ . Chê đắt thì đi chỗ khác mà mua . Chê rẻ thì giữ lấy mà xài .
*
Tôi nghĩ, nông thôn quá thừa người, mà đất thì không đủ, chứ không phải
thiếu lao động . Cứ 10 nhà thì 9 nhà làm nghề khác, để 10 phần đất đấy
cho 1 nhà làm nông thôi. Ra nước ngoài đi làm cũng phải đi.
*
Một cách khác nữa là đi chỗ hoang vắng mà ở. Nếu không đi bây giờ, thì
vài năm nữa, đất những chỗ đó muốn mua cũng phải rải đủ vàng trên mặt.
*
 
Theo tôi, chỉ có 1 lý do thứ nhất là đúng, nhưng không hoàn toàn đúng hẳn .
Lý do thiéu đất, là của chung cả nước, ảnh hưởng đời sống mọi người, mọi
ngành nghề chứ không chỉ nông dân.
*
Lý do nghèo là vì nghèo, mà không vươn lên được, chứ không phải là chỉ
nghề nông. Nếu bạn thấy nghề nông nghèo, thì ra tỉnh làm nghề gì giàu hơn.
*
Về giá cả, ngành nghề khác cũng đâu có thể tự mình ra đưỢc giá? Thuận mua
vừa bán chứ . Chê đắt thì đi chỗ khác mà mua . Chê rẻ thì giữ lấy mà xài .
*
Tôi nghĩ, nông thôn quá thừa người, mà đất thì không đủ, chứ không phải
thiếu lao động . Cứ 10 nhà thì 9 nhà làm nghề khác, để 10 phần đất đấy
cho 1 nhà làm nông thôi. Ra nước ngoài đi làm cũng phải đi.
*
Một cách khác nữa là đi chỗ hoang vắng mà ở. Nếu không đi bây giờ, thì
vài năm nữa, đất những chỗ đó muốn mua cũng phải rải đủ vàng trên mặt.
*
Bác nói cũng có cái có lý cũng có cái chưa hợp lý lắm. mình vd như nhà mình trồng chôm chôm thái hằng năm khoảng trên 20 tấn.nếu như bác nói rẻ thì giữ lấy mà xài thì theo bác có ăn nó trừ cơm được không?cũng như cà phê những năm trước khi giá chỉ còn 5000/kg bán đi thì lỗ nặng mà không bán thì có uống cà phê thay cơm được không bác....cho nên rẻ cũng phải bán bác à.MÌnh cũng cần thu hồi vốn chứ bác.
Còn về việc thiếu lao động trong làm nông là có đó bác .có lẽ bác ở nước ngoài nên bác chưa hiểu hết về nông thôn việt nam hiện giờ.Đại đa phần lớp trẻ ở nông thôn đều không thích làm nông.những người có trình độ thì không nói những người mà không vượt quá phổ thông thì đi làm công nhân hết mặc dù nhà có đất nhưng cũng chẳng làm. Trong ngành chăn nuôi còn dễ kiếm lao động (có lẽ ít phong sương) hơn là ngành trồng trọt .Nhìn chung thì ở nông thôn giờ kiếm lao động đã khó rùi nói chi là kiếm lao động làm cho vừa ý mình lại càng khó bác ah
Vài dòng để bác hiểu thêm về tình hình nông thôn việt nam
 
Đúng là thuận mua vừa bán nhưng cũng phải có một kênh giá chính thức để nông dân có thể lụa chọn. Còn việc thiếu lao động thì mình thấy cũng đúng, mình đang tìm người đứng ao nuôi tôm từ trước tết nhưng giờ vẫn thiếu. Tìm lao động làm ngày còn khó huống chi là làm lâu dài.
 
Theo tôi, chỉ có 1 lý do thứ nhất là đúng, nhưng không hoàn toàn đúng hẳn .
Lý do thiéu đất, là của chung cả nước, ảnh hưởng đời sống mọi người, mọi
ngành nghề chứ không chỉ nông dân.

---> tình hình chung phải không bác .

Lý do nghèo là vì nghèo, mà không vươn lên được, chứ không phải là chỉ
nghề nông. Nếu bạn thấy nghề nông nghèo, thì ra tỉnh làm nghề gì giàu hơn.


--->Ra Tỉnh - Thành Phố làm
-có trình độ thì mới có thu nhập trên 4-5 Tr thì mới có dư ( Tỉ lệ rất ít )
-lao động phổ thông thu nhập 2-3 Tr (rất nhiều) nhưng nhà trọ + điện + nước + phí sinh hoạt cực kì cao => lương - phí ~ ZERO

Về giá cả, ngành nghề khác cũng đâu có thể tự mình ra đưỢc giá? Thuận mua
vừa bán chứ . Chê đắt thì đi chỗ khác mà mua . Chê rẻ thì giữ lấy mà xài .


--->người nông dân VN ta đa số còn nghèo ,gặt lúa hái đậu xong thì phải bán để trả nợ tiền công tiền phân bón và tiền giống => người nông dân nghèo - nhà đầu cơ giàu

Tôi nghĩ, nông thôn quá thừa người, mà đất thì không đủ, chứ không phải
thiếu lao động . Cứ 10 nhà thì 9 nhà làm nghề khác, để 10 phần đất đấy
cho 1 nhà làm nông thôi. Ra nước ngoài đi làm cũng phải đi.


---> 9 hộ khẩu ra nước ngoài làm à , ai chứa cho hết ,9 hộ khẩu này có bao nhiêu khẩu có điều kiện để đi (Ex: bán trâu + gom góp vay mượn tiền trong gia đình hàng xóm .... ~ 50Tr mua 1 vé qua Libi -- qua được 2 tháng bị nội chiến -- về lại nhìn thấy 1 cục nợ to tướng )

Một cách khác nữa là đi chỗ hoang vắng mà ở. Nếu không đi bây giờ, thì
vài năm nữa, đất những chỗ đó muốn mua cũng phải rải đủ vàng trên mặt.


"Lẳng lặng mà nghe nó chúc con
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn
Phố phường chật hẹp người đông đúc
Bồng bế nhau lên nó ở non "

Hết đất rồi bác ạ - trừ khi cung chú cuội với chị Hằng ủy quyên cái mặt trăng lại thì mới còn đất sống tiếp thôi
 
Câu hỏi đặt ra vì sao nông dân còn nghèo rất hay. Mặc dù bản thân người nông dân hiện nay cũng đã có rất nhiều cố gắng, lại thêm nhà nước liên tục đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng nông dân nhìn chung vẫn chưa giàu lên được.
Suy nghĩ mãi mới hấy nhiều cái vô lý mà không biết giải thích như thế nào cho đúng nhất.

1. Theo đánh giá của mọi người lý do đầu tiên là thiếu đất? tôi đặt vấn đề ngay tại chổ này. Nếu thiếu đất sản xuất nông nghiệp có nghĩa rằng đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp lại. Vậy thì theo quy luật cung cầu chắc chắn sản phẩm nông nghiệp làm ra phải được tiêu thụ tốt hơn chứ. Người bỏ nông nghiệp đi làm ngành khác tăng > người làm nông giảm > sản phẩm nông nghiệp giảm > sản phẩm nông nghiệp tăng giá. Vậy tại sao không xãy ra điều đó, ngược lại tình trạng rớt giá liên tục xãy ra làm lao đao người nông dân? Đó là chưa nói tới thị trường xuất khẩu, nhất là từ khi VN gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).

2. Thiếu lao động, vì sao? Vì thu nhập thấp là đúng nhất. Nếu nông dân làm ra tiền lời nhiều, sẵn sàng trả lương ngang bằng hoặc thậm chí cao hơn các ngành nghề khác thì chắc chắn sẽ giải được bài toán thiếu lao động nông nghiệp như hiện nay.

[FONT=border=]3. Vốn đầu tư vào nông nghiệp thấp? tại sao? Tại vì đầu tư vào nông nghiệp quá bấp bênh, lợi nhuận không cao mà thôi. Trong các hệ thống ngân hàng hiện nay, thì ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com
><st1:country-region w:st=
</st1:country-region><st1:place w:st="on">Nam</st1:place> ( Agribank) có nguồn vốn rất hùng hậu. Nhưng vốn đầu tư vào nông nghiệp vẫn thấp.
[/FONT]


4. Về mặt chính sách, thì không thể phủ nhận rằng nhà nước trong những năm qua đã có nhiều ưu đãi đối với nông nghiệp như : Miễn thuế thu nhập, không chịu thuế GTGT, miễn thuế sử dụng đất, hỗ trợ vốn thực hiện những dự án về nông nghiệp, vay tín chấp…Dù rằng từ chính sách đến thực tiễn vẫn còn nhiều bất cập, cần phải rà soát tháo gỡ. Nhưng nhìn chung hiệu quả từ những chính sách mang tính hỗ trợ của nhà nước vẫn chưa phát huy được tác dụng nhằm nâng tầm của nông nghiệp VN, giúp nông dân tiến lên làm giàu bằng con đường sx NN.


<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
P><FONT color=black><FONT size=3><FONT face=
Vậy còn nguyên nhân nào nữa mà chúng ta chưa nhận diện được? Theo tôi nghĩ chắc còn một nguyên nhân khác, có thể nguyên nhân đó mang tính tổng hợp từ thị trường đến sản phẩm mà người nông dân chưa thể hoặc không thể thực hiện: Kết hợp chặt chẻ giữa tiêu thụ và sản xuất. Tức là tạo thị trường trước rồi mới sản xuất. TD: siêu thị Co-opmart thực hiện trồng rau, chăn nuôi phục vụ cho hệ thống siêu thị bán lẽ của mình. Như nông dân Hà Lan: sản xuất, chế biến, tiêu thụ gắn liền nhau trong mỗi trang trại.<o:p></o:p>
 
Last edited:
Bác nói cũng có cái có lý cũng có cái chưa hợp lý lắm. mình vd như nhà mình trồng chôm chôm thái hằng năm khoảng trên 20 tấn.nếu như bác nói rẻ thì giữ lấy mà xài thì theo bác có ăn nó trừ cơm được không?cũng như cà phê những năm trước khi giá chỉ còn 5000/kg bán đi thì lỗ nặng mà không bán thì có uống cà phê thay cơm được không bác....cho nên rẻ cũng phải bán bác à.MÌnh cũng cần thu hồi vốn chứ bác.
Còn về việc thiếu lao động trong làm nông là có đó bác .có lẽ bác ở nước ngoài nên bác chưa hiểu hết về nông thôn việt nam hiện giờ.Đại đa phần lớp trẻ ở nông thôn đều không thích làm nông.những người có trình độ thì không nói những người mà không vượt quá phổ thông thì đi làm công nhân hết mặc dù nhà có đất nhưng cũng chẳng làm. Trong ngành chăn nuôi còn dễ kiếm lao động (có lẽ ít phong sương) hơn là ngành trồng trọt .Nhìn chung thì ở nông thôn giờ kiếm lao động đã khó rùi nói chi là kiếm lao động làm cho vừa ý mình lại càng khó bác ah
Vài dòng để bác hiểu thêm về tình hình nông thôn việt nam
Cà phê nếu nhà bác có vốn rộng thì có thể cho vào kho chờ lên giá mà, cà phê trữ được mà bác
Tâm lý chán nghề nông một phần cũng là do sĩ diện, chả biết làm nhân viên, công nhân tháng được nhiêu nhưng cứ thấy trắng da dài tóc, không phải đội nắng dầm sương là vênh cái mặt lên với mọi người rồi....nhiều người chăn heo rất khá nhưng con cái chả đứa nào nó muốn làm vì "hôi thối"
 

Câu hỏi đặt ra vì sao nông dân còn nghèo rất hay. Mặc dù bản thân người nông dân hiện nay cũng đã có rất nhiều cố gắng, lại thêm nhà nước liên tục đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng nông dân nhìn chung vẫn chưa giàu lên được.
Suy nghĩ mãi mới hấy nhiều cái vô lý mà không biết giải thích như thế nào cho đúng nhất.

1. Theo đánh giá của mọi người lý do đầu tiên là thiếu đất? tôi đặt vấn đề ngay tại chổ này. Nếu thiếu đất sản xuất nông nghiệp có nghĩa rằng đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp lại. Vậy thì theo quy luật cung cầu chắc chắn sản phẩm nông nghiệp làm ra phải được tiêu thụ tốt hơn chứ. Người bỏ nông nghiệp đi làm ngành khác tăng > người làm nông giảm > sản phẩm nông nghiệp giảm > sản phẩm nông nghiệp tăng giá. Vậy tại sao không xãy ra điều đó, ngược lại tình trạng rớt giá liên tục xãy ra làm lao đao người nông dân? Đó là chưa nói tới thị trường xuất khẩu, nhất là từ khi VN gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).

2. Thiếu lao động, vì sao? Vì thu nhập thấp là đúng nhất. Nếu nông dân làm ra tiền lời nhiều, sẵn sàng trả lương ngang bằng hoặc thậm chí cao hơn các ngành nghề khác thì chắc chắn sẽ giải được bài toán thiếu lao động nông nghiệp như hiện nay.

[FONT=border=]3. Vốn đầu tư vào nông nghiệp thấp? tại sao? Tại vì đầu tư vào nông nghiệp quá bấp bênh, lợi nhuận không cao mà thôi. Trong các hệ thống ngân hàng hiện nay, thì ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com
><st1:country-region w:st=
</st1:country-region><st1:place w:st="on">Nam</st1:place> ( Agribank) có nguồn vốn rất hùng hậu. Nhưng vốn đầu tư vào nông nghiệp vẫn thấp.
[/FONT]


4. Về mặt chính sách, thì không thể phủ nhận rằng nhà nước trong những năm qua đã có nhiều ưu đãi đối với nông nghiệp như : Miễn thuế thu nhập, không chịu thuế GTGT, miễn thuế sử dụng đất, hỗ trợ vốn thực hiện những dự án về nông nghiệp, vay tín chấp…Dù rằng từ chính sách đến thực tiễn vẫn còn nhiều bất cập, cần phải rà soát tháo gỡ. Nhưng nhìn chung hiệu quả từ những chính sách mang tính hỗ trợ của nhà nước vẫn chưa phát huy được tác dụng nhằm nâng tầm của nông nghiệp VN, giúp nông dân tiến lên làm giàu bằng con đường sx NN.


<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
P><FONT color=black><FONT size=3><FONT face=
Vậy còn nguyên nhân nào nữa mà chúng ta chưa nhận diện được? Theo tôi nghĩ chắc còn một nguyên nhân khác, có thể nguyên nhân đó mang tính tổng hợp từ thị trường đến sản phẩm mà người nông dân chưa thể hoặc không thể thực hiện: Kết hợp chặt chẻ giữa tiêu thụ và sản xuất. Tức là tạo thị trường trước rồi mới sản xuất. TD: siêu thị Co-opmart thực hiện trồng rau, chăn nuôi phục vụ cho hệ thống siêu thị bán lẽ của mình. Như nông dân Hà Lan: sản xuất, chế biến, tiêu thụ gắn liền nhau trong mỗi trang trại.<o:p></o:p>

Câu hỏi số 1:
Xin hỏi bác và mọi người: Nếu nông nghiệp phát triển nông dân có giảu lên hay không?
 
Trên góc độ một công dân, LVT không chỉ mong muốn lĩnh vực nông nghiệp phát triển mà còn mong muốn tất cả các lĩnh vực khác cũng phát triển và phát triển nhanh.
Tuy nhiên, nông nghiệp phát triển cũng kiểu này kiểu nọ,không phải lúc nào nông nghiệp phát triển cũng đồng nghĩa với sự giàu lên của nông dân.
 
Chào đại gia đình AgriViet,

Nông nghiệp Việt Nam rất lạc hậu so với nền nông nghiệp của các nước phát triển trên thới giới như: Mỹ, Israel, Hà Lan, Nhật . . . và 70% dân số VN làm về nông nghiệp. Làm sao để nông dân Việt Nam thoát khỏi nghèo và tiến tới thịnh vượng trong thời gian ngắn?. Điều này không dễ chút nào, nhưng để "Nâng tầm nông nghiệp Việt" , thiết nghĩ cần sự đòng lòng đồng thuận cao của các Nhà nông Nhà khoa học + Nhà nước + Nhà nông + Nhà doanh nghiệp và đi tắt đón đầu. Với công việc cụ thể như sau:

Nhà khoa học: tập trung nâng cao chất lượng giống cây trồng, nghiên cứu và triển khai quy trình sản xuất sạch và an toàn, triển khai mô hình thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Sản xuất nông nghiệp trong nhà kính theo hướng công nghệ cao nhằm giảm lực lượng lao động nhưng tăng sản lượng và chất lượng . . .
Nhà nước: xây dựng nhiều chính sách khuyến khích, ưu đãi trong lĩnh vực nông nghiệp tối đa. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất nhằm thúc đẩy phát triển các công ty hoạt động sản xuất công nghiệp phụ trợ trong nông nghiệp, giảm thủ tục không cần thiết để nông dân tiếp cận vốn ưu đãi nhanh chóng. Xây dựng trung tâm, viện nghiên cứu theo chiều sâu. . . .
Nhà nông: tìm tòi học hỏi nhằm nâng cao trình độ sản xuất, trình độ quản lý phù hợp trong nông nghiệp, tiếp cận nhanh và đưa khoa học công nghệ vào sản xuất theo hướng công nghệ cao. Sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. . .
Nhà doanh nghiệp: tìm kiếm đầu ra, xuất khẩu sản phẩm sau chế biến, ứng dụng công nghệ chế biến bảo quản sau thu hoạch, bao tiêu sản phẩm ổn định, xây dựng kho chứa nông sản, nguyên vật liệu. Nghiên cứu R&D . . .

Nông nghiệp Việt Nam phát triển lên tầm cao mới, khi đó Nông dân Việt mới "thoát nghèo".

Nhà Nguyễn - "Nâng tầm nông nghiệp Việt"
 
Theo em thấy, các bác tiếp cận quá gần từng vấn đề nên sắp thành ... thầy bói xem voi mất rồi.:confused:
Thử lui ra xa một chút mà nhìn, em thấy có nhiều bất ổn và không đồng bộ.
Nông nghiệp VN mình cứ như một dàn nhạc mà mỗi người một ý, chắc cần phải có một nhạc trưởng!
Israel thừa cát, thiếu đất vẫn là VIP nông nghiệp đấy thôi! Lật lại lịch sử phát triển của họ mới thấy vai trò lãnh đạo nhất quán quan trọng đến thế nào?
 
Nếu chẻ nhỏ ra thì có quá nhiều lý do. Phân tích đến ngàn năm vẫn không hết.
Nói gộp chung thì lại như không nói gì. Vì vậy tôi chỉ xin đưa ra một điều cơ bản nhất là đặc tính của nông dân ta :
Đó là hầu hết đều thụ động, thiếu ý chí vươn lên làm giàu, ngoài ra lại quá "láu cá", khôn vặt theo kiểu lợi mình kệ thiên hạ.
Mà ai nói nông dân ta chịu khó chứ tôi thì thấy hiện nay đa số thanh niên nông thôn là lười lao động không chịu suy nghĩ. Động tý là than khó. Cứ chăm chăm đi làm thuê cho nhẹ nhàng và khỏi suy nghĩ. Không chịu học hỏi.Mà ai có học một tý đều chọn con đường thoát ly nông nghiệp. ( Mọi người thử để ý xem hầu như là ai làm nông có quyết tâm và chịu học hỏi thì đều thoát kiếp nghèo). Vì vậy nếu nền nông nghiệp Việt nam có phát triển chăng nữa thì những người nông dân chính cống phải rất, rất lâu sau mới có thể thoát kiếp nghèo.
 
Mà ai nói nông dân ta chịu khó chứ tôi thì thấy hiện nay đa số thanh niên nông thôn là lười lao động không chịu suy nghĩ. Động tý là than khó. Cứ chăm chăm đi làm thuê cho nhẹ nhàng và khỏi suy nghĩ. Không chịu học hỏi.Mà ai có học một tý đều chọn con đường thoát ly nông nghiệp. ( Mọi người thử để ý xem hầu như là ai làm nông có quyết tâm và chịu học hỏi thì đều thoát kiếp nghèo). Vì vậy nếu nền nông nghiệp Việt nam có phát triển chăng nữa thì những người nông dân chính cống phải rất, rất lâu sau mới có thể thoát kiếp nghèo.
Rất đau lòng nhưng phải nhìn nhận đó là sự thật!
Dẫu sao cũng còn chút hy vọng khi tôi tin rằng lười (tạm thời) không có nghĩa là không thể làm; không chịu suy nghĩ không có nghĩa là không thể suy nghĩ.
Một đầu tàu làm dịch chuyển cả đoàn tàu...
Mà ngày càng nhiều (các bác có để ý thấy không?) các gương nông dân trẻ dám nghĩ dám làm, dám ước mơ và đầy tham vọng!
---------------
Lý do nghèo là vì nghèo, mà không vươn lên được,
Tôi không tin điều này, dù với cách tư duy Á Đông hay Âu Mỹ. Rockefeller, Andrew Carnegie, Thomas Edison, Henry Ford... không ai khởi sự như một người vốn sẵn giàu có cả!
 
Last edited by a moderator:
Theo tôi câu hỏi này có rất nhiều nguyên nhân.
- Sự quản lý của nhà nước. Hiện nay các chính sách của nhà nước về rất nông nghiệp rất nhiều nhưng các bác thử nhìn lại hiệu quả của nó đem lại được bao nhiêu. Bao nhiêu phần trăm là được sử dụng đúng hiệu quả.
- Trình độ nhận thức của nông dân. Theo tôi cái này là cái quan trọng nhất
- Họ chưa dám làm luôn đi theo cái cũ, không dám chấp nhận thất bại
Đến giờ ăn cơm rồi. Các bác cứ trao đổi tiếp đi nhé.
Thân!
 
"DÁM THẤT BẠI" là một điều không dễ dàng gì, đâu chỉ riêng đối với nông dân!
Vì sao nông dân nghèo? Phải làm sao cho nông dân giàu?
Những câu hỏi như vậy, thật tình, tôi không dám lạm bàn nữa. (Vì biết nói đến bao giờ cho tận, cho tường).
Tuy nhiên, kịch bản cho nông dân có lẽ nên như vầy:
1. Tích tụ ruộng đất (bớt "nông dân", thêm "nông gia")
2. Sản xuất nông sản hàng hóa tập trung (có kế hoạch, có hệ thống)
3. Loại bỏ khâu trung gian ( "ba nhà" thật sự bắt tay nhau)
Đến đây may ra nông dân có thể đổi đời!
 
góp ý

Theo tôi thì nông dân nghèo là vì:
Năng suất lao động thấp
Do các nguyên nhân: Không có vốn đầu tư dẫn tới trang thiết bị lạc hậu. Mặt khác nếu có kĩ thuật thì cần phải đầu tư lớn, tức là nhiều đất , trang trại rộng...Vì thế cần có những người có kiến thức tốt về quản lý cũng như kiến thức nông nghiệp , vừa đầu tư , vừa có kĩ thuật tốt để nâng cao năng suất.
Nếu làm theo cách trên thì rõ ràng lượng người cần cho nông nghiệp sẽ giảm đi, và những người không có ruộng sẽ chuyển sang làm thuê cho các chủ đầu tư ấy, rõ ràng là thu nhập cao hơn, hoặc chuyển sang ngành khác.

nếu như nâng cao được năng suất lao động ở tất cả mọi ngành nghề thì mới có thể đảm bảo việc thu nhập cao được
Đối với mâu thuẫn mà bác Dũng nói là đất ít đi dẫn tới ít tăng giá nông sản, nhưng bác nên nhớ là việt nam vẫn đang là nước dư thừa sản lượng và còn dùng cho xuất khẩu nữa.
 
Diễn đàn của mình cũng là một cách tiếp cận để giúp nông dân, chủ trang trại khá dần lên qua thời gian, vì quan diễn đàn, mọi người gần nhau hơn, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, ý tưởng mới và cũng như nói lên tiếng nói tâm tư của mình.

Điều hơi buồn là mình không hiểu tại sao những nhà nông thì vẫn còn tranh thủ tận dụng mạng internet để mọi người gân nhau hơn, nhưng nhiều cơ quan quản lý, có vẻ ít tận dụng thế giới phẳng để tiếp cận nhà nông.
 


Back
Top