Vi sinh vật hữu hiệu với nuôi trồng thủy sản

  • Thread starter nhonbell
  • Ngày gửi
Sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản luôn kéo theo những vấn đề về môi trường, sinh thái và xã hội. Khi diện tích canh tác thủy sản tăng lên thì tất yếu các diện tích canh tác khác sẽ giảm đi và điều đó sẽ dẫn đến nhiều sự thay đổi trong cơ cấu nông nghiệp, môi trường sinh thái và các vấn đề về xã hội nhất là khi ứng dụng các kỹ thuật thâm canh để thúc đẩy gia tăng sản lượng theo nhu cầu xuất khẩu. Do đó, kể từ năm 2000, Nhà nước đã ra nhiều Nghị quyết nhằm chỉnh đốn lại ngành nuôi trồng thủy sản, trong đó bao gồm việc ứng dụng các kỹ thuật canh tác mới để đáp ứng cho nhu cầu pháp triển bền vững của ngành và xã hội.

Ngày nay, các kỹ thuật canh tác thủy sản mới đã ứng dụng nhiều kết quả nghiên cứu công nghệ sinh học (CNSH) để thay thế cho các biện pháp hóa học trước đây. Việc thay thế các kỹ thuật này đã góp phần giải quyết các vấn đề tiêu cực do sử dụng chất hóa học gây ra như sự ô nhiễm, sự thoái hóa môi trường sinh thái, ảnh hưởng xấu lên sức khỏe của người sử dụng cũng như giúp tạo ra những sản phẩm sạch hơn, phù hợp cho nhu cầu xuất khẩu đến những thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… Các kỹ thuật canh tác mới này được yêu cầu bắt buộc trong các hệ thống nuôi trồng đạt chuẩn GMP, GAP…

Trong quá trình huôi trồng thủy sản, các biện pháp ứng dụng CNSH đáng kể đến là việc sử dụng các chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (Effective Microorganism, EM). Sự sử dụng các chế phẩm EM trong nuôi trồng thủy sản đã cho thấy những hiệu quả tích cực của nó. Các ứng dụng EM đã giúp cho việc canh tác thủy sản trở nên an toàn đối với con người và môi trường hơn so với khi sử dụng các biện pháp canh tác sử dụng hóa chất. Các vi sinh vật này hỗ trợ quá trình nuôi trồng thông qua các quá trình sống hữu cơ của chúng như khả năng hấp thu và chuyển hóa các chất độc gây hại trực tiếp cho thủy sản (các kim loại nặng, NH[SUB]3[/SUB], H[SUB]2[/SUB]S, NO[SUB]2[/SUB]…) hoặc gây hại gián tiếp cho thủy sản (sự dư thừa kali, phosphor…); khả năng ức chế sự phát triển của của các sinh vật không hữu hiệu và các vi sinh vật gây bệnh cho vật nuôi; khả năng hỗ trợ tiêu hóa và phóng chống các bệnh đường ruột và khả năng khử loại ô nhiễm nước và đáy ao... Thực tế đã cho thấy rằng việc sử dụng EM giúp cho ngành nuôi trồng thủy sản được phát triển bền vững hơn.
 


Last edited by a moderator:


Back
Top