(Vietnamnet) Vì sao con người nông dân chối từ làm nông dân?

  • Thread starter lạc đà say rượu
  • Ngày gửi
Dân tỉnh dân quê

Phúc vốn sống từ lâu ở tỉnh
Một bửa kia gặp Bính dân quê
Huên hoan lên mặt vội chê
Coi anh cụt mịt ngô nghê thế nầy
Quanh năm sống sau rào tre miết
Còn biết chi mọi việc ở đời
Nầy đây anh hảy nhìn tôi
Thử xem có đáng con người văn minh
Bính đáp lại, vâng anh người tỉnh
Vốn hơn tôi cái tính đảo điên
Ham ăn, ham mặc, ham tiền
Say mê vật chất lảng quên tinh thần
Ai trồng lúa gạo anh ăn
Không tôi anh đói nhăn răng hết cười
Đọc topic nầy tự nhiên tôi lại nhớ bài học thuộc lòng nầy, tôi đã học cách nay khoảng 40 năm, hồi đó tôi học lớp 4, không biết tại sao đến giờ nầy mà tôi vẫn nhớ, chắc là nhờ thầy cô lúc đó đã gheo cho tôi được cái mầm tươi tốt chăng...?
 


Tôi có đọc một bài báo tiếng Anh, nói về nỗi khổ của gái điếm Thái Lan.
Sau khi kể khổ, bài báo đặt ra câu hỏi: vì sao khổ mà vẫn làm?
Rồi nó kể có cô gái điếm thỉnh thoảng gửi tiền về cho cha mẹ ở nhà quê.
Cô ta không gửi nhiều, và luôn luôn, nhưng số tiền ít ỏi đó còn hơn
thu hoạch của cha mẹ cô làm nghề nông.
*
Còn ở Mỹ thì sao? Nông Dân là một từ ngữ cao sang.
Cứ nghe đến thì biết là người giàu rồi.
Bác sỹ, luật sư làm sao sánh nổi.
Trang trại nhỏ bé nhất là trại gà, thì hàng vạn con.
Ruộng lớn nhất thì mấy trăm hecta.
Một cái máy thu hoạch cũng có giá bằng 1 cơ ngơi nhà đẹp.
*
Còn người làm nghề nông, thì không được gọi là nông dân,
mà là công nhân nghề nông. Những người này chẳng hơn
gì công nhân ở nhà máy. Tuy vậy, nhiều người là người
vượt biên lậu vào Mỹ, làm thuê với giá bố thí, rất sợ bị bắt
rồi bị đuổi về nước.
*
Nghề nông ở Mỹ được chính phủ có nhiều luật lệ và chính
sách để nâng đỡ và khuyến khích. Vì thế khi xăng tăng giá
gấp đôi, thì thịt rau trái chỉ tăng gấp rưỡi thôi. Điều đó
khiến cho người nghèo ở Mỹ cũng vẫn không bị đói khổ.
*
 
Tôi có đọc một bài báo tiếng Anh, nói về nỗi khổ của gái điếm Thái Lan.
Sau khi kể khổ, bài báo đặt ra câu hỏi: vì sao khổ mà vẫn làm?
Rồi nó kể có cô gái điếm thỉnh thoảng gửi tiền về cho cha mẹ ở nhà quê.
Cô ta không gửi nhiều, và luôn luôn, nhưng số tiền ít ỏi đó còn hơn
thu hoạch của cha mẹ cô làm nghề nông.
*
Còn ở Mỹ thì sao? Nông Dân là một từ ngữ cao sang.
Cứ nghe đến thì biết là người giàu rồi.
Bác sỹ, luật sư làm sao sánh nổi.
Trang trại nhỏ bé nhất là trại gà, thì hàng vạn con.
Ruộng lớn nhất thì mấy trăm hecta.
Một cái máy thu hoạch cũng có giá bằng 1 cơ ngơi nhà đẹp.
*
Còn người làm nghề nông, thì không được gọi là nông dân,
mà là công nhân nghề nông. Những người này chẳng hơn
gì công nhân ở nhà máy. Tuy vậy, nhiều người là người
vượt biên lậu vào Mỹ, làm thuê với giá bố thí, rất sợ bị bắt
rồi bị đuổi về nước.
*
Nghề nông ở Mỹ được chính phủ có nhiều luật lệ và chính
sách để nâng đỡ và khuyến khích. Vì thế khi xăng tăng giá
gấp đôi, thì thịt rau trái chỉ tăng gấp rưỡi thôi. Điều đó
khiến cho người nghèo ở Mỹ cũng vẫn không bị đói khổ.
*

Phải học hỏi người Mỹ và người Do thái thôi. Người ta làm nông nghiệp là cái ruột, còn hình thức thì như làm công nghiệp vậy? Có vốn lớn, công nghệ cao, có trình độ,nhà quản lý giỏi, bán hàng, tiếp thị, nghiên cứu thị trường nước ngoài, .. Như 1 tập đoàn, tổng công ty. Vì vậy sức cạnh tranh của họ vượt trội!!!!!!!
 
tro chuyen

toi tot nghiep truong cdkt cao thang 2008 va lam tai cong ty uongsung va 2009 hoc truong dhbk tphcm nhung den 2011 thi toi nghi hoc ve que giup gia dinh chan nuoi trong trot. nao ngo bi ba con hang xom ban tan qua troi.
nguoi thi noi: thang Hung hoc gioi tu nhien gio ve que chan nuoi ga that la phi
nguoi kia lai noi: oh! no ma hoc hanh gi, no vo sg lam muon cho ho, chu neu hoc thi gio lam cho nha nuoc roi, dau co ve nuoi ga nhu vay, chi thang ko co hoc hanh moi ve nuoi ga....

HAhahaha!
 
http://vn.news.yahoo.com/những-con-số-gây-sốc-tại-nhà-máy-031700668.html

Tuy nhiên, những nhà máy như Foxconn cũng được coi là đem đến sự thịnh vượng cho vùng này nhờ số tiền từ Apple và các công ty khác ở Mỹ và châu Âu đổ về. Nếu không, những công nhân này có thể vẫn đang tối ngày trên các ruộng lúa với thu nhập 50 USD thay vì 250 USD mỗi tháng (trung bình chưa đến 10 USD mỗi ngày và chưa tới 1 USD mỗi tiếng). Ba mươi năm trước, Thâm Quyến là một ngôi làng nhỏ nằm bên bờ sông, còn hiện là thành phố lớn với 13 triệu dân.

Trong nước, người nông dân hì hụt với dịch bệnh, giá cả bấp bênh,....nếu nhìn cho kỷ thì chẳng còn bao nhiêu hộ chăn nuôi để đem lại lợi ít kinh tế....đa phần trong số đó...bỏ lên làm việc tại các KCN để có thu nhập ổn định hơn.
Không ai còn thiết tha chăn nuôi nữa. Và đa số dân số chúng ta trở thành "người làm thuê" cho những người bạn nước ngoài.
Và rồi, chúng ta xây dựng những vùng quy mô chăn nuôi mạnh lên như Bình Dương, Đồng Nai theo hướng công nghiệp.
Thế là, người giàu thì giàu hơn...và người nghèo lại càng nghèo hơn....chắc đó là cái lý hay đơn thuần là sự phát triển?.
Sự việc nó phải như vậy.
Hãy coi HongKong mấy trăm năm trước chỉ là một miếng đất sát bờ biển,
lơ thơ mấy nhà chài nghèo. Thế rồi thêm mấy nhà trồng rau nữa.
Bây giờ thì chẳng còn nghề nông ở HongKong, mà người ta vẫn sống
được, mặc dù nhiều người cả vợ chồng với 1 đứa con chỉ có 1 căn
buồng lớn hơn tấm chiếu một chút.
Việtnam cũng sẽ như thế thôi. Bây giờ đang trong giai đoạn quá độ.
Chúng ta đang trồng cấy bán cho Trung Quốc, nhưng dần dần không còn
đất nữa, sẽ mua thức ăn của Trung Quốc.

Có lẽ, lý do là đây!
 
ôi tại sao tại sao mọi ng lại ko thích nông dân???
chắc tại nông dân nghèo đây mà. đúng ko bạn?
vậy thì chúng ta những nhà nông chính hiệu hãy làm giàu cho chính mình và cho xã hội không thua kém những ngành nghề khác để cho mọi người có một cái nhìn khác về người nông dân nào.
bạn đồng ý chứ??
thanks for reading!
 

Thật đáng buồn.
cháu sinh năm 1993,có lẽ là quá trẻ.Trong khi bạn bè cố gắng thoát ly khỏi quê hương chân lấm tay bùn thì em lại quyết định ở lại.cháu đến với nông nghiệp vì yêu thích.Quê cháu nghèo lắm,trong tư tưởng cua mọi người là phải thoát ly khỏi quê hương thì mới thoát nghèo đc.Bố cháu là 1 người có tư thưởng tiến bộ,ông cố gắng tìm những vật nuôi,cay trồng mới về thử nghiêm nhưng nhiều lần thất bại.Bây giờ tuổi đã cao,ông khó lòng hoàn thành đc mong muốn của ông.Cháu đc thừa hưởng niềm đam mê của ông ấy,cháu muốn thay đổi quê hương mình,thay đổi nền nông nghiệp lạc hậu.Cháu muốn quê hương mình phải giàu hơn,người nông dân bớt khổ hơn.Vì vậy cháu đã trở thành thành viên của agriviet,mong muốn đc học tập các kĩ thuật tiên tiến,đc học hỏi những mô hình mới hiệu quả.Tất cả mọi người trong gia đình đều ủng hộ quyết định này của cháu,kể cả người yêu cháu,thật sự cháu thấy rất vui vì điều này
 
Những ngành nghề kinh doanh khác hiện đang cạnh tranh rất khốc liệt. Ở Tp.HCM nơi tôi đang sinh sống, nhiều người vì muốn con cái nở mày nở mặt với bạn bè mà phải làm chức này, chức nọ hoặc kinh doanh cái gì cho có tiếng. Nhưng thực tế trong số họ thì những người làm ăn có lãi thì rất ít. Dân Đại học bước ra đời ai cũng muốn mình làm chủ, muốn làm kinh doanh chứ không ai muốn cực khổ như nông dân. Nhiều diễn đàn, nhiều diễn giả đi tuyên truyền và tập huấn khắp cả nước để hướng dẫn mọi người cách làm giàu mà không phải cực khổ. Thậm chí là dạy mình cách không cần làm mà cũng có ăn nhu cuốn sách "dạy con làm giàu". Bản thân tôi không phải là dân yêu thích kinh doanh, nhưng tôi thích đọc nhiều sách kinh doanh. Với những gì tôi đã tiếp xúc thì nông nghiệp là hướng đi bền vững cho nước ta. Chỉ có điều khó khăn là hiện tại nông dân mình chưa đủ điều kiện để tiếp xúc với thông tin bên ngoài. Với nhiều người nông dân tôi đã tiếp xúc thì họ chưa bao giờ dám mơ ước mình làm giàu. Và họ vẫn mang tiếng là nghèo và "lúa". Ở những nước ngoài thì người nông dân thành đạt rất nhiều.

Bản thân tôi cũng mang tiếng là dân Đại học, có trong tay nhiều chứng chỉ chuyên môn (chẳng liên quan gì đến nông nghiệp) nhưng tôi vẫn thích làm nông.

Về phương diện tâm linh. Tôi cho rằng trồng trọt là cách làm giàu lương thiện. Còn chăn nuôi thì không lương thiện. Trồng trọt sẽ tạo ra một môi trường xanh, không khí trong lành (nếu hạn chế sử dụng thuốc độc hại), nhiều người trồng thì giá sẽ rẻ và người tu hành không phải tốn nhiều tiền để ăn chay. Còn chăng nuôi thì sao? Ở Châu Phi người ta không có nước để uống, trong khi đó để tạo ra được 1kg thịt heo phải tốn rất nhiều nước để tắm rửa cho heo, và còn làm nguồn nước sông ô nhiễm. Tương tự, để làm ra 1kg thịt bò đòi hỏi phải mất nhiều thực vật để nuôi con bò, việc này là mất căn bằng sinh thái. Hậu quả là khí hậu thay đổi ngày càng khắc nghiệt, trái đất đang nóng dần và điều kiện sống ngày càng khó khăn. Thực tế chứng minh rằng chăn nuôi thì rũi ro cao hơn trồng trọt, và nhiều người sau một thời gian làm chăn nuôi hoặc kinh doanh, giết mổ thì lại quay về với tâm linh cho tâm hồn yên ổn.

Tôi nghĩ nếu sau này nếu có điều kiện thì tôi cũng sẽ đầu tư vào nông nghiệp. Trước hết là làm cho vui cuộc đời, sau đó là làm để giàu. Cơ hội làm giàu được chia đều cho mọi người chứ không riêng gì "sĩ" hay "nông". Nếu không giàu thì cuộc sống này cũng có ý nghĩa.

Chúc các bạn một ngày làm việc phấn khởi!
 
"Nông dân + Dân tộc thiếu số = Thiểu năng, nghèo đói". Vâng tôi là chính nó đấy. Vì cái mác đó mà tôi phải chiu nhiều tủi nhục, và đã có lúc tôi nghĩ phải ra đi tìm một nơi mà người ta gọi đó là "Chốn Thành Thị". Nhưng tôi đã nhận ra 1 điều rằng :"Không phải ly Nông, ly hương là thoát nghèo".Tôi nghĩ không có gì bằng mình sống và làm với những gì tạo ra mình.
 
Tôi xét về quan điểm kinh tế. Nghề nông có tỉ lệ rũi ro rất cao. Nếu không đủ kinh nghiệm và vốn thì sẽ dễ dàng bỏ cuộc trắng tay. Đừng nghĩ rằng vừa rồi Tây Nguyên thắng đậm đến nỗi con trai Tây Nguyên ăn chơi gái gú còn hơn dân Sài Gòn nữa là ngon. Không ngon đâu, thời thế có thể xoay chuyển rất nhanh. Nghề nông là nghế trời cho.

Xét về khía cạnh tư duy. Người làm nông bỏ mặc cho trời sẽ khó thành công bằng người làm nông biết suy nghĩ, người biết suy nghĩ ít sẽ khó thành công hơn người biết suy nghĩ nhiều, nhưng người suy nghĩ cao siêu thì coi chừng đi theo Đại gia Thủy Sản.

Xét theo quan điểm của người Do Thái thì những gì chắc ăn họ mới làm, không chắc ăn hoặc chỉ được ăn ít thì họ cũng không làm. Họ tập trung vào công việc đầu óc hơn là cày bừa quanh năm.
 
Nông Dân Ư ?

Chào các anh chị "nông dân".
Tôi sinh ra từ mùi thơm của rơm rạ, nắng cháy của ngày hè, gãi ngứa nhanh nhách của rặm lúa nếp, bụi mù của tro bếp khi tôi ném củ khoai vào bếp lửa đang cháy bùng bùng của bà nội ....
Tôi là dân Thái Bình mà lũ bạn học ở Hà Nội gọi là Thái Lọ, quê tôi đi đâu cũng gặp lúa... tôi lớn lên đi học rồi đi làm ... khi còn đi học mỗi khi khai sơ yếu lý lịch đến phần Nghề nghiệp cha me: Nông dân 2 chữ gọn lỏn tôi cũng thấy buồn buồn nhưng giờ đây khi đã lớn khôn mới thấy cha mẹ " nông dân" sinh ra tôi thật vĩ đại. Tôi chưa lập gia đình và chưa có con nhưng tôi nghĩ khi tôi có con tôi sẽ dạy cho chúng biết yêu thương trân trọng cội nguồn... cho chúng biết mỗi khi bưng bát com thơm dẻo được làm nên từ những giọt mồ hôi mặn chát của người nông dân và hơn thế nữa ...
 
Những ngành nghề kinh doanh khác hiện đang cạnh tranh rất khốc liệt. Ở Tp.HCM nơi tôi đang sinh sống, nhiều người vì muốn con cái nở mày nở mặt với bạn bè mà phải làm chức này, chức nọ hoặc kinh doanh cái gì cho có tiếng. Nhưng thực tế trong số họ thì những người làm ăn có lãi thì rất ít. Dân Đại học bước ra đời ai cũng muốn mình làm chủ, muốn làm kinh doanh chứ không ai muốn cực khổ như nông dân. Nhiều diễn đàn, nhiều diễn giả đi tuyên truyền và tập huấn khắp cả nước để hướng dẫn mọi người cách làm giàu mà không phải cực khổ. Thậm chí là dạy mình cách không cần làm mà cũng có ăn nhu cuốn sách "dạy con làm giàu". Bản thân tôi không phải là dân yêu thích kinh doanh, nhưng tôi thích đọc nhiều sách kinh doanh. Với những gì tôi đã tiếp xúc thì nông nghiệp là hướng đi bền vững cho nước ta. Chỉ có điều khó khăn là hiện tại nông dân mình chưa đủ điều kiện để tiếp xúc với thông tin bên ngoài. Với nhiều người nông dân tôi đã tiếp xúc thì họ chưa bao giờ dám mơ ước mình làm giàu. Và họ vẫn mang tiếng là nghèo và "lúa". Ở những nước ngoài thì người nông dân thành đạt rất nhiều.

Bản thân tôi cũng mang tiếng là dân Đại học, có trong tay nhiều chứng chỉ chuyên môn (chẳng liên quan gì đến nông nghiệp) nhưng tôi vẫn thích làm nông.

Về phương diện tâm linh. Tôi cho rằng trồng trọt là cách làm giàu lương thiện. Còn chăn nuôi thì không lương thiện. Trồng trọt sẽ tạo ra một môi trường xanh, không khí trong lành (nếu hạn chế sử dụng thuốc độc hại), nhiều người trồng thì giá sẽ rẻ và người tu hành không phải tốn nhiều tiền để ăn chay. Còn chăng nuôi thì sao? Ở Châu Phi người ta không có nước để uống, trong khi đó để tạo ra được 1kg thịt heo phải tốn rất nhiều nước để tắm rửa cho heo, và còn làm nguồn nước sông ô nhiễm. Tương tự, để làm ra 1kg thịt bò đòi hỏi phải mất nhiều thực vật để nuôi con bò, việc này là mất căn bằng sinh thái. Hậu quả là khí hậu thay đổi ngày càng khắc nghiệt, trái đất đang nóng dần và điều kiện sống ngày càng khó khăn. Thực tế chứng minh rằng chăn nuôi thì rũi ro cao hơn trồng trọt, và nhiều người sau một thời gian làm chăn nuôi hoặc kinh doanh, giết mổ thì lại quay về với tâm linh cho tâm hồn yên ổn.

Tôi nghĩ nếu sau này nếu có điều kiện thì tôi cũng sẽ đầu tư vào nông nghiệp. Trước hết là làm cho vui cuộc đời, sau đó là làm để giàu. Cơ hội làm giàu được chia đều cho mọi người chứ không riêng gì "sĩ" hay "nông". Nếu không giàu thì cuộc sống này cũng có ý nghĩa.

Chúc các bạn một ngày làm việc phấn khởi!


Sao bác lại chê sách "dạy con làm giàu " nhỉ. Một tầm nhìn lớn đó chứ, mà muốn không làm như vậy thì trước đó bác phải làm và chịu rủi ro rất nhiều khi hội tụ đủ khả năng thì bác mới không làm mà tạo điều kiện thật tốt để người khác, cả 1 tập thể làm việc tốt và bác không làm chỉ theo dõi thôi. Bác nghĩ xem phần việc của ai nặng hơn? Ai nhức đầu hơn nếu không đủ bản lĩnh!
 
Nông nghiệp , nông dân , nông thôn = tam nông , có cả một chính sách hay
nhưng thực ra , và cũng là sự thật là : hiện người nông dân nghèo nhất , khổ nhất
cứ để ý xem , lên hình người nông dân mặt sạm nắng , gầy đét , tay xù xì ......mặc dù anh ta được đưa lên làm dưa hấu giỏi , nuoi cá giỏi .. làm lúa giỏi .....
và bằng chứng nữa là mọi người có trình độ , có tiền .. đều về phố ở cả
có mỗi cái này thì nhà nông hưỡng trọn và miễn phí , mà là đồ tốt thật đó là : KHÔNG KHÍ
 
mấy bác cứ noi thế .. chứ nông ngiep vn mình phát triển đó chứ .. mà cháu không hiểu sao ngay cả cháu và 1 trần lớp thanh niên trẻ rất đam mê nông ngiep , mặc dù nông ngiep vất vả ..
 
mấy bác cứ noi thế .. chứ nông ngiep vn mình phát triển đó chứ .. mà cháu không hiểu sao ngay cả cháu và 1 trần lớp thanh niên trẻ rất đam mê nông ngiep , mặc dù nông ngiep vất vả ..
Bạn hãy trải nghiệm xem thế nào
với tôi , hiện đã và đang là nông dân chính hiệu , mới thấy nông dân ta thiệt thòi , vất vả , thiệt đủ điều
 
Nghề Nông ở ViệtNam đang đi xuống dốc không phanh không thắng.
Đó là sự thực. Đất không đẻ thêm ra, mà ngày ngày mất đi những
mảnh đất nông nghiệp ngon lành nhất. Từ khi Pháp còn, đã có chuyện
người nghèo đi làm thuê cho địa chủ. Đó là một chiều hướng đi đúng
của nghề Nông Việt Nam lúc đó. Sau đó Cải Cách Ruộng Đất đã đi sai
đường, xé chia nhỏ đất ra, không đẩy nghề trồng lúa lên được. Thế
rồi Hợp Tác Xã lại gom đất lại, nhưng sức trồng cấy bị bế tắc. Sau
năm 1975, người làm ruộng ngoài bắc ào ạt vào Nam, nghề nông cũng
phát triển lên một chút. Thế rồi nạn thiếu đất xảy ra trầm trọng.
Hà Nội bành trướng lên Hà Tây, biến hàng vạn nông dân thành người
thủ đô tay trắng. Đất rừng, đất biển bị khai phá, rồi người nông
dân tên Vươn bị cưỡng bức mất đất. Tỉnh Long An nảy ra sáng kiến
nông dân cho thuê đất để tập trung vào những thửa ruộng lớn, không
manh mún nhỏ lẻ nữa.
*
Tất cả những cái đó chỉ là những bùng nhùng của một bọc mụn đang ung
mủ, không thể mạnh khoẻ được, và phải vỡ mủ ra, một sụp đổ đang tới
không tránh khỏi của nghề nông Việt Nam. Thử nhìn nhận một cách sáng
suốt, coi một người nông dân Việt Nam có mấy công đất, mấy héc ta để
trồng cấy, hay mở trại nuôi Gà, Heo, Bò? Cách đây mấy chục năm, bà con
ta đã nói đùa: rồi sau đây các thửa ruộng cứ chia nhỏ ra cho con cháu,
rồi cả đồng bằng cấy lúa chỉ còn là những mảnh ruộng bằng bàn tay và
các bờ ruộng mà thôi.
*
Nước Mỹ từ khi mới lập nước, người dân làm nông, và mỗi nhà có vài trăm
héc ta. Sau đó, nước Mỹ tiến lên công nghiệp, thì nghề nông vẫn không
bì mất đất đi, vì con cháu nông dân đẻ ra không làm nghề nông nữa. Số
ở lại làm nông rất ít, và diện tích nghề nông của họ không bị thu hẹp.
*
Trung Quốc dã thấy trước nạn thiếu đất, và đã có chính sách hạn chế
sinh đẻ từ nửa thế kỷ rồi. Gần đây, họ bành trướng cho dân đi các nước
khác làm ăn, như đi Châu Úc, châu Phi, lập những trang trại hàng trăm
héc ta ở đó. Họ cũng thuê hàng vạn héc ta rừng ở miền bắc Việt Nam, biến
rừng Việt Nam thành rừng Trung Quốc ở trên đất ta. Họ làm mỏ Bôxít trên
đất ta, để ô nhiễm cho ta gánh chịu, còn họ thu nhận Nhôm tinh khiết về.
*
Người làm Nông chỉ là một người dân thường, như anh Chí Phèo ngày xưa,
biết mình bị chèn ép, nhưng không thể phản kháng được. Ạnh Pha và chị Đậu
cũng thế thôi. Số phận người dân là vật liệu độn đường cho bánh xe lịch
sử. Bánh xe cứ tiến, người cứ ngã xuống. Hy vọng lạc quan để giải sầu,
để tự sướng một vài giây phút trước khi bị chẹt cổ, nhắm mắt xuôi tay.
*
 
Đất được gom lại. để hợp-tác (xã) cho được quy-mô lớn. Rồi từ quy-mô lớn xé nhỏ ra cho dân "mượn", khi nào thích thì lấy lại làm... sân Cù! Nếu không sân cù thì cũng cất nhà lầu bán lấy... vàng! Nông-dân đi khiếu-kiện thì còn ai mà nuôi trồng?
Còn!
Còn mấy anh nuôi hàng độc!

Trung-công hồi đầu thế-kỷ trước thì đói. Đói cùng với nhiều nước trên toàn thế-giới. Nhưng cuộc cách-mạng Xanh ra đời thì không thiếu lúa bắp nữa. Người ta lại lấy lúa bắp ra chăn nuôi. Phải tốn 5 ký lúa bắp mới tạo ra 1 ký thịt. Không sao! Loại thịt dễ tạo ra, mà ăn lại ngon nữa là thịt heo và thịt gà. Vậy mà dân mình chơi trội: Ăn thì phải là ăn heo rừng (lông xù-xì, da dầy cui, ăn dỡ òm; thì phải là ăn gà Đông-tảo, ăn vào không biết có bổ béo thêm không?

Nước Đức. Nước của cái ông "râu Cứt mũi, Hitler. Nghe tên thì tưởng đất nước nầy lớn lắm. Chứ xem lạì thì cũng sàng-sàng với VN mình thôi. Tại sao kỹ-nghệ họ mạnh, nông-nghiệp họ phồn-thịnh?
Tổng diện-tích VN là 331.210 cây số vuông. Trừ đồi núi thì còn lại phỏng chừng 20% là đồng-bằng, tức khoảng 65.000 cây số vuông, vị chi là 65.000.000.000 mét vuông đất có thể sinh-sống trồng-trọt được. Nếu đem chia đều cho 90 triệu người (kể cả già trẻ lớn bé), thì mỗi đầu người được 722 mét vuống đất.
Đó là chưa kể tới đồi núi, sông biển. Người VN nào cũng biết điều nầy là, dân mình đông con (có con nhờ con, có của nhờ của), nên mỗi nhà trung-bình cho là 5 người, là tính con số thấp nhứt, thì mỗi gia-đình cũng được 3.611 mét vuông đất, dư sức nuôi trồng. Mà đâu phải gia-đinh nào cũng sống về nghề nống đâu? Nếu tính số nghề ở VN là 15 nghề... Thúy-kiều! Làm nông chỉ là một nghề, mà cho là chiếm hết 50% đất đi, thì số đất mỗi gia-đình có được cũng đủ làm mệt nghỉ! Hà cớ gì phải đi cướp đất, rồi đi khiếu-kiện?
Gà què ăn quẫn cối xay! Còn lâu lắm mới giống bầy "gà hàng xóm" được!
 
hic
Có miệng mà không nói được...chỉ biết ấm ức...
có người hiểu được lòng. lại biết nói dùm được...nge sao mát ruột...đã cái lỗ tai
 


Back
Top