Vừa sản xuất vừa nhìn mặt ông trời.

  • Thread starter ngovantruong
  • Ngày gửi
Kỹ sư này cố tình nói với bà con rằng cậu ta biết
hơn tôi. Càng nói càng lộ cái dốt. Trong không khí
lúc nào cũng có hơi nước. Người ta gọi là độ ẩm.
Thế mà kỹ sư nói, hơi nước dưới 100 độ thì tự khắc
ngưng lại ra nước. Kỹ sư chịu khó cắp sách sang bên
Khí Tượng học lại về Điểm Tụ Sương đi nhé. Học để biết
khi nào hơi nước tụ ra giọt nước, thì đó là Điểm Tụ
Sương. Điểm đó phụ thuộc vào Nhiệt độ, Áp suất, và Độ
Ẩm.

Tôi đã hết sức giàn hòa bằng cách khen hệ thống ngưng
nước của tonhia, mà không xong. Kỹ sư này quên kiến
thức phổ thông là nước bay hơi thì cần năng lượng, mà
hơi nước ngưng lại thì thoát ra năng lượng. Kỹ sư cũng
không biết hơi mà ép lại, thì ra thể lỏng. Nó cũng là
bài học Điểm Tụ Sương trên kia, trong đó áp suất là một
trong 3 yếu tố cho hơi ngưng ra nước.

Chúc cho kỹ sư đóng thảo luận này, để khỏi lòi đuôi dốt
hơn người thường ra nhé.
 


Đến đây thì tôi có thể xác định ngay rằng anh chả hiểu quái gì về hơi nước cũng như công suất nhiệt thế cho nên tôi có tranh luận tiếp thì cũng vô ích mà thôi.
đến đây tôi củng có thể xác định bạn quá tự cao .ngay cả kiến thức cơ bản để giải thích cho nông dân hiểu bạn củng chả có thì bạn chê họ là chê làm sau ?
 
Xin đừng nặng lời với nhau như thế.
Chắc là bạn ấy là kỹ sư cơ khí, nhưng
không nhớ kiến thức mọi mặt học trong
trường phổ thông. Kiến thức phổ thông
rất quan trọng. Nó cho ta đủ sức tìm
hiểu chuyên sâu vào mọi lĩnh vực trên
Internet. Nếu sẵn lòng trả tiền, ta có
thể có những bài học dạy bác sỹ trong
nhà thương, mà trường Y Hà Nội không có.


Ở lĩnh vực sấy, nếu tham khảo các cách
sấy bằng ống nước trên, sẽ tiết kiệm rất
nhiều chất đốt, và kéo dài tuổi thọ, vì
nhiệt độ lò đốt rất thấp. Ví dụ như trong
nhà ở thành phố tôi, nhiệt độ 18-20 độ,
ngoài trời là âm 10 độ tới 10 độ, trung
bình là 0 độ, thì nhiệt độ chênh lệch là
20 độ, độ ẩm không khí rất thấp. Quần áo
phơi trong nhà chưa đủ 20 giờ đã khô. Da
mặt cũng khô nẻ như mùa đông ở Hà Nội.
Lò nấu nước của tôi chỉ đun nóng 70 độ
thôi, và đã đun nấu nước 11 năm nay chưa
hỏng. Nó chạy tự động, và không có máy bơm.
Hoàn toàn nước nóng chạy lên máy sưởi, nước
lạnh chìm xuống chạy về đáy lò nấu.

Xin tham quan nhà kính để sấy ở Đà Lạt:

say-hong_jlfr.jpg

say-hong_jlfr.jpg


Bài này có chỗ không hợp lý, rằng ở Nhật chỉ 6 ký
hồng tươi làm ra 1 ký hồng khô, nhưng ở Đà Lạt thì
phải gấp đôi, tức là 12 ký. Có lẽ hồng Đà Lạt là
giống hồng nhũn, còn hồng Nhật là giống Hồng giòn?
Hồng giòn ở Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao bằng có rất nhiều.
Tôi đã từng ở đó, và ăn nhiều hồng giòn.

Cách sấy này cũng rất lâu, năng suất thấp, rất dễ
mất phẩm chất, vì trước khi khô, sản phẩm đã bị
phân hủy, thối rữa và lên men, lên mốc một phần rồi.
Sấy một trái hồng mất hơn 3 tuần lễ. Nếu sấy một con
cá có chiều dầy gấp dôi trái hồng, mà không mổ ruột,
thì chắc chắn bụng nó sẽ rữa ra, nước thối chảy tràn
lan. Để sấy kiểu này, cá phải mổ bỏ ruột, và phải
lạng mỏng ra, chứ không để cả con được.
 
Last edited:
Tôi nghĩ diễn đàn này là sân chơi của nông dân; để trao đổi, học hỏi lẫn nhau. Nhưng nông dân cũng phải có văn hóa, tránh tình trạng thóa mạ, mạt sát lẫn nhau. Cái gì mình không thích thì không nên gán cho người khác!
 
Tôi nghĩ diễn đàn này là sân chơi của nông dân; để trao đổi, học hỏi lẫn nhau. Nhưng nông dân cũng phải có văn hóa, tránh tình trạng thóa mạ, mạt sát lẫn nhau. Cái gì mình không thích thì không nên gán cho người khác!
Chào anh, tôi đang đọc topic của anh thì anh sang đây cmt. Trước đây tôi ít viết bài trên diễn đàn này nên ko để ý, thì ra tình trạng này là thường xuyên xẩy ra trên agriviet chứ ko riêng gì topic của tôi cả. Thật đáng buồn !
Cảm ơn BQT.
Cảm ơn BQT.
 
Dù sao, ý tôi nói là hơi nước tuần hoàn trong hệ
thống sấy thì tốn phí hơn nước tuần hoàn
. Bạn đọc
bài tôi viết mà chưa hiểu ra thôi. Nguyên văn tôi
viết như sau:
.

"hơi nước tuần hoàn trong hệ thống sấy thì tốn phí hơn nước tuần hoàn" em không hiểu bác nghĩ gì mà nói câu này :((
 

Tôi nghĩ thế này, bạn coi sai sót thế nào
thì bổ sung và cải chính cho:

1- Hệ thống sấy xài hơi: Phải đun 100 độ hay
hơn. Hơi nước qua hệ thống sấy thì vẫn nóng
hơn nhiệt độ ngoài hệ thống sấy. Nếu thu nhiệt
này, phải có thêm hệ thống thu nhiệt, thừa ra
khá nhiều nước nóng chưa biết làm gì, vì nhiệt
độ này không cao lắm. Nếu không thu, số nhiệt
này bị mất. Tốn tiền đun hơi nước nóng bay đi,
hay tốn tiền làm hệ thống ngưng để lấy nước
nóng không làm gì đều là tốn kém cả.

2- Hệ thống sấy xài nước: Không cần đun đến
100 độ. Nước qua hệ thống sấy vẫn ấm, chảy ngược
về nồi nấu. Nhiệt ở đây không mất đi.

Ví dụ cụ thể: Hệ thống sấy xài hơi nước vào có
nhiệt độ 15 độ mùa đông, 35 độ mùa hè, trung bình
là 25 độ, hơi nước ra là 40 độ, sự chênh lệch là
15 độ. Nhiệt bị lãng phí vì nâng mỗi ngày chục lít
nước (bay hơi mất) lên 15 độ. Ngoài ra, còn phải
làm bay hơi chục lít nước nữa.

So sánh với hệ thống sấy xài nước, thì không bị
mất 2 khoản nhiệt này, bất cứ ở nhiệt độ nào, mùa
hè cũng như mùa đông.

Tham khảo sách vật lý trường phổ thông của bộ giáo
dục, mỗi lít nước hay 1 kilogram nước cần 2256 jun
để bay hơi, tương đương 230 kilogram mét, vì một
Nghìn Jun thì bằng 9,8 kilogram mét. Số nhiệt này
không phụ thuộc vào nhiệt độ. Ví dụ quần áo phơi có
nửa lít trong đó. Khi phơi khô, thì chiếc áo đó đã
bị mất đi 115 kilogam mét năng lượng, tương đương
mang 115 kilo đi bộ xa 14 mét.
Xin tham khảo Hai Lúa làm máy sấy siêu rẻ,
kỹ thuật cao hơn Thái, Nhật:

http://khoahoc.tv/sukien/cau-chuyen/20784_anh-tho-co-khi-lieu-va-day-chuyen-bot-ca-sieu-re.aspx

Trích nguyên văn:
“Ngoài những nhà máy ở Cà Mau, xưởng cơ khí nhỏ này
đã xuất kho trên 10 dây chuyền sản xuất bột cá đưa đi
lắp ráp ở các tỉnh như: Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Kiên Giang, Đà Nẵng… Hiện giá bình quân của một dây
chuyền cải tiến có công suất 80 - 100 tấn/ngày khoảng
3,8 - 4 tỉ đồng, nếu nhập thiết bị ngoài nước, sẽ đội
lên khoảng 9 - 10 tỉ đồng”

"ngoài dây chuyền sản xuất bột cá cải tiến, anh vừa
“sáng chế” thành công dây chuyền sản xuất muối iốt
chất lượng cao chỉ tốn chi phí 250 triệu đồng. Dây
chuyền này hiện đã được chuyển giao cho một công ty
sản xuất muối iốt ở Bạc Liêu vận hành rất hiệu quả.
Muối sản xuất ra đạt chất lượng vượt trội so với các
nhà máy trong khu vực."
Đây là sơ đồ so sánh hai cách sấy bằng nước
và bằng hơi nước, để bà con suy ngẫm.

Heating_zps64ee7392.jpg


Nước trong nồi nấu tô màu đỏ. Nước và hơi
trong giàn sấy thì tô màu tím. Nước và hơi
từ cuối giàn sấy thì tô màu xanh.
 
Tôi nghĩ thế này, bạn coi sai sót thế nào
thì bổ sung và cải chính cho:

1- Hệ thống sấy xài hơi: Phải đun 100 độ hay
hơn. Hơi nước qua hệ thống sấy thì vẫn nóng
hơn nhiệt độ ngoài hệ thống sấy. Nếu thu nhiệt
này, phải có thêm hệ thống thu nhiệt, thừa ra
khá nhiều nước nóng chưa biết làm gì, vì nhiệt
độ này không cao lắm. Nếu không thu, số nhiệt
này bị mất. Tốn tiền đun hơi nước nóng bay đi,
hay tốn tiền làm hệ thống ngưng để lấy nước
nóng không làm gì đều là tốn kém cả.

2- Hệ thống sấy xài nước: Không cần đun đến
100 độ. Nước qua hệ thống sấy vẫn ấm, chảy ngược
về nồi nấu. Nhiệt ở đây không mất đi.

Ví dụ cụ thể: Hệ thống sấy xài hơi nước vào có
nhiệt độ 15 độ mùa đông, 35 độ mùa hè, trung bình
là 25 độ, hơi nước ra là 40 độ, sự chênh lệch là
15 độ. Nhiệt bị lãng phí vì nâng mỗi ngày chục lít
nước (bay hơi mất) lên 15 độ. Ngoài ra, còn phải
làm bay hơi chục lít nước nữa.

So sánh với hệ thống sấy xài nước, thì không bị
mất 2 khoản nhiệt này, bất cứ ở nhiệt độ nào, mùa
hè cũng như mùa đông.

Tham khảo sách vật lý trường phổ thông của bộ giáo
dục, mỗi lít nước hay 1 kilogram nước cần 2256 jun
để bay hơi, tương đương 230 kilogram mét, vì một
Nghìn Jun thì bằng 9,8 kilogram mét. Số nhiệt này
không phụ thuộc vào nhiệt độ. Ví dụ quần áo phơi có
nửa lít trong đó. Khi phơi khô, thì chiếc áo đó đã
bị mất đi 115 kilogam mét năng lượng, tương đương
mang 115 kilo đi bộ xa 14 mét.
Xin tham khảo Hai Lúa làm máy sấy siêu rẻ,
kỹ thuật cao hơn Thái, Nhật:

http://khoahoc.tv/sukien/cau-chuyen/20784_anh-tho-co-khi-lieu-va-day-chuyen-bot-ca-sieu-re.aspx

Trích nguyên văn:
“Ngoài những nhà máy ở Cà Mau, xưởng cơ khí nhỏ này
đã xuất kho trên 10 dây chuyền sản xuất bột cá đưa đi
lắp ráp ở các tỉnh như: Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Kiên Giang, Đà Nẵng… Hiện giá bình quân của một dây
chuyền cải tiến có công suất 80 - 100 tấn/ngày khoảng
3,8 - 4 tỉ đồng, nếu nhập thiết bị ngoài nước, sẽ đội
lên khoảng 9 - 10 tỉ đồng”

"ngoài dây chuyền sản xuất bột cá cải tiến, anh vừa
“sáng chế” thành công dây chuyền sản xuất muối iốt
chất lượng cao chỉ tốn chi phí 250 triệu đồng. Dây
chuyền này hiện đã được chuyển giao cho một công ty
sản xuất muối iốt ở Bạc Liêu vận hành rất hiệu quả.
Muối sản xuất ra đạt chất lượng vượt trội so với các
nhà máy trong khu vực."
Đây là sơ đồ so sánh hai cách sấy bằng nước
và bằng hơi nước, để bà con suy ngẫm.

Heating_zps64ee7392.jpg


Nước trong nồi nấu tô màu đỏ. Nước và hơi
trong giàn sấy thì tô màu tím. Nước và hơi
từ cuối giàn sấy thì tô màu xanh.
Quên mấy hôm không vào đây , thấy xóa nhiều quá , cái sơ đồ bác vẽ là đúng , nhưng nếu dùng nồi hơi như hingf 2 cũng không bỏ nhiệt đi mà bác , tôi đã nói rồi , đoạn cuối đường ống sẽ chạy kiểu ruột gà vòng quang một bình ngưng có cách nhiệt , để tận dụng nhiệt thừa , cái nước có nhiệt độ cao một tí bởi nhiệt thừa sẽ cung cấp lại cho nồi hơi , cái mô hình của bác là đúng với cái lối bây giờ mọi người đang mong muốn , bởi nó không gây ô nhiễm môi trường , tuy nhiên thiết bị có lẽ là khá đắt , cộng với phí lắp đặt .... căn cứ vào cái giàn thái dương năng mà suy ra
còn với kiểu xài nồi hơi thì nó vẫn đang dùng từ lâu , ưu điểm là nó chủ động . năng suất cao , nhưng nó ô nhiễm môi trường , và tiêu tốn nhiên liệu ....
cái mô hình xấy ở đà lạt ấy , nó dùng hiệu ứng nhà kính đấy , phủ lưới đen để tăng hấp thụ nhiệt , nếu nhà kính ấy , được trợ nhiệt thêm bới thiết bị quang năng , hay nồi hơi .. thì sẽ hạ giá thành và đồng thời rút ngắn thời gian phơi xấy
 
Last edited by a moderator:
Quên mấy hôm không vào đây , thấy xóa nhiều quá , cái sơ đồ bác vẽ là đúng , nhưng nếu dùng nồi hơi như hingf 2 cũng không bỏ nhiệt đi mà bác , tôi đã nói rồi , đoạn cuối đường ống sẽ chạy kiểu ruột gà vòng quang một bình ngưng có cách nhiệt , để tận dụng nhiệt thừa , cái nược có nhiệt độ cao một tí bởi nhiệt thừa sẽ cung cấp lại cho nồi hơi , cái mô hình của bác là đúng với cái lối bây giờ mọi người đang mong muốn , bởi nó không gây ô nhiễm môi trường , tuy nhiên thiết bị có lẽ là khá đắt , cộng với phí lắp đặt .... căn cứ vào cái giàn thái dương năng mà suy ra
còn với kiểu xài nồi hơi thì nó vẫn đang dùng từ lâu , ưu điểm là nó chủ động . năng suất cao , nhưng nó ô nhiễm môi trường , và tiêu tốn nhiên liệu ....
cái mô hình xấy ở đà lạt ấy , nó dùng hiệu ứng nhà kính đấy , phủ lưới đen để tăng hấp thụ nhiệt , nếu nhà kính ấy , được trợ nhiệt thêm bới thiết bị quang năng , hay nồi hơi .. thì sẽ hạ giá thành và đồng thời rút ngắn thời gian phơi xấy
Mời bác @tonhia sang đây để trao đổi về hệ thống sấy dùng hơi nước nhé:
http://agriviet.com/threads/cong-nghe-say-nong-san-bang-hoi-nuoc.215356/#post-711469
 
Mời bác @tonhia sang đây để trao đổi về hệ thống sấy dùng hơi nước nhé:
http://agriviet.com/threads/cong-nghe-say-nong-san-bang-hoi-nuoc.215356/#post-711469
Thực ra cái món này tôi đã làm nhiều năm , gần như chuyên ngành , nhưng không phải nồi hơi xấy thực phẩm , mà là xấy gốm sứ bán thành phẩm , tất nhiên nồi hơi cỡ lớn 1.5 tấn hơi-giờ , nhưng về nguyên tắc là giống nhau , nhiệt thất thoát bởi hệ thống dẫn hơi là không có , bởi nó hoàn toàn tỏa nhiệt trong buồng xấy , nó chỉ thất thoát ở hai khâu sau đây : buồng xấy cách nhiệt bảo ôn không tốt , hai là nhiệt thất thoát t ngay tại ống khói của lò hơi, mặc dù hiện đã có những thiết bị để tận dụng đối với lò kiểu mới ( nồi hơi nhiệt thừa bao quanh ống khói) , còn chuyện thất thoạt nhiệt như bác trần vẽ là hiện nay không còn nữa chảy ra cuối đường ống là nước thôi vì nó luôn được bịt bởi một van bịt nước hình chữ U , nếu áp suất quá lớn đẩy được đước nước trong van chữ U ra thì ngay lập tức phải giapr áp suất hơi ở nồi súp de ( nồi hơi) bằng cách không quạt lò nữa và ngưng cấp nhiên liệu ( đối với than)đối với lò đốt bằng dầu và khí thì vặn khóa các van cấp nhiên liệu lại ... thế nhé , các bác hạ hỏa đi , tuy nhiên cái mô hình lò sưởi của bác trần cũng sẽ rất hữu ích , vì nó không tốn nhiên liệu , không ô nhiểm môi trường ... nhưng tôi nghĩ có lẽ nó khá đắt đỏ ở việt nam ta , bởi suy từ cái thái dương năng ra thì thấy nó sẽ là đắt , vì cần một giàn tiếp nhiệt rất lớn , mới có thể cung cấp được năng lượng cần thiết , nhưng để cung cấp nhiệt cho phòng ở mùa đông thì cũng đáng để xem xét đấy chứ ạ

+ Bác trần ơi, cái lý của bác cũng đúng , nhưng xấy bằng hơi sẽ đạt được hiệu ( cho ra sản phẩm nhanh hơn và như ý hơn , còn bằng nước thì sẽ kéo dài thời gian .. dù thất thoạt ngay một lúc thì có thể thấp hơn hơi , nhưng đổi lại sẽ kéo dài thời gian hơn và đương nhiên chuyện gì sẽ xảy ra chắc bác biết ròi à
+ thiết bị bình ngưng cũng đơn giản mà bác trần , nó chỉ là cái bể xây bằng xi măng , hoặc là bình bằng thép có bảo ôn thôi , nước ấm này sẽ bơm trở lại nồi súp de để tận dụng mà

+ thất thoát nhiệt nhiều nhất vẫn là cái ống khói lò hơi , thứ hai là bảo ôn phòng xấy không tốt
 
Last edited by a moderator:
Thực ra cái món này tôi đã làm nhiều năm , gần như chuyên ngành , nhưng không phải nồi hơi xấy thực phẩm , mà là xấy gốm sứ bán thành phẩm , tất nhiên nồi hơi cỡ lớn 1.5 tấn hơi-giờ , nhưng về nguyên tắc là giống nhau , nhiệt thất thoát bởi hệ thống dẫn hơi là không có , bởi nó hoàn toàn tỏa nhiệt trong buồng xấy , nó chỉ thất thoát ở hai khâu sau đây : buồng xấy cách nhiệt bảo ôn không tốt , hai là nhiệt thất thoát t ngay tại ống khói của lò hơi, mặc dù hiện đã có những thiết bị để tận dụng đối với lò kiểu mới ( nồi hơi nhiệt thừa bao quanh ống khói) , còn chuyện thất thoạt nhiệt như bác trần vẽ là hiện nay không còn nữa chảy ra cuối đường ống là nước thôi vì nó luôn được bịt bởi một van bịt nước hình chữ U , nếu áp suất quá lớn đẩy được đước nước trong van chữ U ra thì ngay lập tức phải giapr áp suất hơi ở nồi súp de ( nồi hơi) bằng cách không quạt lò nữa và ngưng cấp nhiên liệu ( đối với than)đối với lò đốt bằng dầu và khí thì vặn khóa các van cấp nhiên liệu lại ... thế nhé , các bác hạ hỏa đi , tuy nhiên cái mô hình lò sưởi của bác trần cũng sẽ rất hữu ích , vì nó không tốn nhiên liệu , không ô nhiểm môi trường ... nhưng tôi nghĩ có lẽ nó khá đắt đỏ ở việt nam ta , bởi suy từ cái thái dương năng ra thì thấy nó sẽ là đắt , vì cần một giàn tiếp nhiệt rất lớn , mới có thể cung cấp được năng lượng cần thiết , nhưng để cung cấp nhiệt cho phòng ở mùa đông thì cũng đáng để xem xét đấy chứ ạ
62601-1421480309.jpg
 
Bạn tonhia nói đúng là mất nhiệt ở chỗ hơi nước
bay đi. Bạn cũng nói đúng, và cũng là điều tôi
đã thừa nhận từ lâu, rằng nhiệt này lấy lại ở
bình ngưng. Tuy rằng, nước ở bình ngưng nhiều gấp
mấy lần lượng nước bổ sung cho nồi nấu. Vì thế,
nhiệt này không được xài lại cho hệ thống sấy,
và chỉ xài được cho các hệ thống khác. Nếu không
có thệ thống khác nào xài nước ấm này, thì nhiệt
này bị mất, có nghĩa là tốn kém tiền chất đốt.

Bạn nói đúng là hệ thống sấy xài ống nước thì nhiệt
độ thường là thấp hơn hệ thống sấy xài ống hơi nước.
Tôi biết rằng hệ thống xài ống nước vẫn có thể sấy
được ở nhiệt độ hơn 100 độ, nhưng mấy trăm độ thì
tôi không biết. Ở nhiệt độ buồng sấy 100 độ, thì thời
gian sấy cũng không lâu đâu, mặc dàu không bằng sấy
ở nhiệt độ 200 độ. Lò sấy hơi, tôi đoán rằng trên thị
trường cũng không có làm để sấy ở hơn 100 độ. Làm lò
sấy bằng ống nước hay bằng ống hơi nước ở nhiệt độ
trên 100 độ, thì đều đòi hỏi ống chịu áp suất như
nhau, không hề có hơn kém nhau.

Còn chuyện xài lại nước thì không đáng quan tâm, vì
giá tiền nước không mấy đắt bằng giá tiền chất đốt.
 
Thực ra theo tôi biết thì chơi kiểu thủ công này lại hay : cắm tre uốn hình vòng cung tùy quy mô , căng ni lon , gây hiệu ứng nhà kính , có một quạt nhỏ vận hành dòng đối lưu , chắc kinh tế nhất
Chính xác nhé, mình đang làm mô hình này. Mô hình này thấy phù hợp người dân còn nghèo VN mình, quan trọng là thoát hơi nước ra sao thôi. Mình cũng nghiên cứu hướng này. 2 cách trên của 2 cụ đều phải đầu tư nhiều.

 
Last edited by a moderator:
Chính xác nhé, mình đang làm mô hình này. Mô hình này thấy phù hợp người dân còn nghèo VN mình, quan trọng là thoát hơi nước ra sao thôi. Mình cũng nghiên cứu hướng này. 2 cách trên của 2 cụ đều phải đầu tư nhiều.

:) Thực ra cái gì cũng có ưu và nhược, anh sử dụng năng lượng mặt trời thì chỉ có những vùng nắng nhiều, nhưng có một nghịch lý là những ngày mưa bão thì mới cần sấy, chưa kể sx công nghiệp thì có khi phải làm cả đêm. Những đk như vậy thì ứng dụng năng lượng mặt trời sao đc ? Một điểm nữa là năng suất, 1m2 thu nhiệt cao nhất có thể chỉ đạt 1kWh thôi, muốn thu nhiều thì đòi hỏi diện tích phải to.
 
Cái mình nói phù hợp cho "nông dân nghèo" thôi: thay vì quăng đại ra đường cầu trời mưa nắng thì quăng vào cái này ok hơn, yên tâm đi ngủ , 4-5 ngày khô. Tôi xài biện pháp này phơi 1 mẻ 2 tấn tươi ra 200kg khô 2-3 ngày, màu sắc đẹp xanh, không lo mất vệ sinh, an toàn cháy nổ, không tiêu tốn bất kỳ năng lương điện, dầu nào nữa.

Còn làm công nghiệp thì phải có biện pháp trả tiền chứ. Nếu cần 2 tấn trong 8 tiếng thì khác chứ. Biện pháp anh là cần thiết.
 
Phơi 2-3 ngày mới khô, thì không thể phơi
cá mà không mổ bỏ ruột được. Mổ bỏ ruột
hàng tấn cá thì tốn tiền thuê công nhân,
hay chính mình phải làm. Nếu là trái tươi,
tỷ số ủng thối mốc cũng cao. Ủng thối và
mốc xảy ra ngay ban đầu, trước khi trái
khô đền độ không thối mốc được.

Trường hợp cá, phải làm chín trước khi phơi.
Trường hợp trái, phải chọn trái không bầm
giập để phơi, nhưng tỷ lệ trái không ngon
sau khi phơi vẫn có. Trái không ngon là
những trái có xảy ra thối mốc trong ngày
đầu, nhưng không đủ nhiều để thấy được.

Nên phơi nhiệt độ cao, mật độ thưa, có quạt
gió ngay ngày đầu để bớt tốc độ thối mốc,
rồi sau đó có thể chậm lại cũng được. Phơi
bằng nhà kính có nhược điểm là khó thoát
độ ẩm, nên cần phải tốn tiền quạt máy.

Bạn nói đúng, tùy theo mặt hàng, và năng
suất, phải có cách làm khác nhau. Trường
hợp làm vòm mái nilon trong suốt, có thể
áp dụng phơi tép, hay cá vụn, mau chóng
khô ngay trong những ngày nắng nóng.
 


Back
Top