Thảo luận Xây dựng mô hình canh tác đa tầng

  • Thread starter NQ_Toan
  • Ngày gửi
Đây không phải xen canh như bình thường, cũng không phải kiểu lấy ngắn nuôi dài. Đây là việc canh tác, nuôi trồng đan xen theo mô hình rừng mưa nhiệt đới ngoài thiên nhiên.

Tại Singapore, họ đã tái lập thành công kiểu rừng mưa nhiệt đới 5 tầng tại các khu bảo tồn. Còn ở công viên, nơi người dân đến sinh hoạt, vui chơi, thì họ tạo sinh cảnh thực vật 3 tầng, nhìn rất "đã con mắt".

Tôi chợt nghĩ, mô hình canh tác 3 tầng, liệu có khả thi ?

Mời quý vị cùng thảo luận về mô hình này nhé, theo mẫu:

1) Tầng 1: cây chịu sáng 100%.

2) Tầng 2: cây chịu sáng 50 - 70%.

3) Tầng 3: cây chịu sáng dưới 30%.

4) Nuôi con xxx dưới gốc cây.

5) Nuôi cá dưới mương (2 tầng cá được không ?)

Xin mời thảo luận.
 


Cái này phù hợp với công trình xã hội hơn. Chứ bảo làm kinh tế bằng mô hình này thì không rõ nước mình được mấy ng sẵn lòng bỏ tiền ra để làm đây
 
chủ đề này mông lung lắm.
nói là mấy tầng cho hay, chứ nhiều người đã làm rồi. trồng cây ăn quả trên, dưới trồng xen cây nhỏ như dược liệu, nuôi cá 3 loại ăn trên, ăn đáy và ăn tạp ...
nhưng còn tùy nơi. vì thâm canh dùng phân và thuốc các loại, có khi các tầng không hợp nhau thì chịu.
còn người ta làm rừng, công viên, thì vô tư, vì có cần nhiều thuốc nọ kia đâu mà ảnh hưởng
 
Trồng Phong Lan các loại dưới tán cây
thì chắc được rồi.

Trồng Nhân Sâm dưới tán cây cũng được,
nhưng cây đó phải không độc thì Nhân
Sâm mới không độc. Khi đào Nhân Sâm thì
cây gỗ hay cây ăn trái bị chột một thời
gian, nên tốt nhất nên trồng Nhân Sâm
trong thùng chậu đất.

Hai cách trên mới chỉ có 2 tầng. Chưa
tìm ra tầng thứ 3, vì Nhân Sâm mà quá
rợp thì năng suất và phẩm chất rất xấu.

Lý thuyết nhiều tầng thì rất hay, nhưng
nó xuất phát từ đòi hỏi của cây trồng,
chứ không phải từ chuyện tiết kiệm đất.
Ví dụ, Nhân Sâm phải trồng dưới bóng cây.
Ví dụ, Wasaki là cây cay ăn gỏi của Nhật
đòi hỏi bóng rợp. Trường hợp bí quá, không
kiếm ra cây làm bóng rợp, thì phải làm bóng
rợp nhân tạo bằng cách căng lưới. Căng
lưới che nắng cho cây là việc làm rất phổ
biến, và đã rất lâu đời rồi, chứ không mới
như đề tài này.
 
Xin lưu ý là đa tầng không hẳn là trồng san sát, như kiểu dưới gốc này là cây khác. Vì như thế chúng có thể cạnh tranh dinh dưỡng.

Ví dụ dưới tán dừa - tầng 1, trồng khít thì ánh sáng còn 50%, thưa theo tiêu chuẩn thì ánh sáng còn đến trên 70%. Cây tầng 2 thì phải xa gốc dừa là 2m + x + y.

2m là khỏabg tối thiểu dành cho rễ dừa.

X là khoảng cách trồng cây tầng 3, có rễ thích hợp, hoặc làm chậu, lót bạt...

Y là khoảng cách tối thiểu của bộ rễ cây tầng 2.
Trồng Phong Lan các loại dưới tán cây
thì chắc được rồi.

Trồng Nhân Sâm dưới tán cây cũng được,
nhưng cây đó phải không độc thì Nhân
Sâm mới không độc. Khi đào Nhân Sâm thì
cây gỗ hay cây ăn trái bị chột một thời
gian, nên tốt nhất nên trồng Nhân Sâm
trong thùng chậu đất.

Hai cách trên mới chỉ có 2 tầng. Chưa
tìm ra tầng thứ 3, vì Nhân Sâm mà quá
rợp thì năng suất và phẩm chất rất xấu.

Lý thuyết nhiều tầng thì rất hay, nhưng
nó xuất phát từ đòi hỏi của cây trồng,
chứ không phải từ chuyện tiết kiệm đất.
Ví dụ, Nhân Sâm phải trồng dưới bóng cây.
Ví dụ, Wasaki là cây cay ăn gỏi của Nhật
đòi hỏi bóng rợp. Trường hợp bí quá, không
kiếm ra cây làm bóng rợp, thì phải làm bóng
rợp nhân tạo bằng cách căng lưới. Căng
lưới che nắng cho cây là việc làm rất phổ
biến, và đã rất lâu đời rồi, chứ không mới
như đề tài này.

Thưa bác,

Ở VN mà nghĩ đến việc trồng nhân sâm thì liệu có "xa xỉ" lắm không ?

Kính.
 
Trồng Nhân Sâm rất dễ, không tốn kém gì,
ngoài thùng chậu đựng đất đủ cho nó ra củ.
Có thể trồng trong vườn cây ăn trái có
sẵn của mình. Sợ nhất là sắp thu hoạch
thì kẻ trộm bê cả thùng chậu về nhà nó.
Tôi không thấy có gì xa xỉ cả.

Xa xỉ hơn nữa, là trồng Nhân Sâm Phục Linh.
Đó là Nhân Sâm Việt Nam, còn tốt hơn Nhân
Sâm Hàn và Nhân Sâm Mỹ. Xa xỉ ở chỗ phải
trồng trên núi cao trên 200 mét.

Việt Nam đang có phong trào trồng Đinh Lắng
lấy củ, tôi quên mất rồi. Cây này cũng có
tính chất như Nhân Sâm nhưng kém hơn nhiều.
Có nhiều lần tôi hỏi, cùng công trồng, thì
sao không trồng Nhân Sâm, nhưng không ai trả
lời.

Còn về khoảng cách trồng, thì lý do ánh nắng
là quan trọng, chứ không vì lý do phân bón.
Nếu có đủ ánh sáng, thì có thể lồng rễ vào
nhau cũng không ănh hưởng phát triển và
năng suất của cây (nếu phân bón không hại).
 
Trồng Nhân Sâm rất dễ, không tốn kém gì,
ngoài thùng chậu đựng đất đủ cho nó ra củ.
Có thể trồng trong vườn cây ăn trái có
sẵn của mình. Sợ nhất là sắp thu hoạch
thì kẻ trộm bê cả thùng chậu về nhà nó.
Tôi không thấy có gì xa xỉ cả.

Xa xỉ hơn nữa, là trồng Nhân Sâm Phục Linh.
Đó là Nhân Sâm Việt Nam, còn tốt hơn Nhân
Sâm Hàn và Nhân Sâm Mỹ. Xa xỉ ở chỗ phải
trồng trên núi cao trên 200 mét.

Việt Nam đang có phong trào trồng Đinh Lắng
lấy củ, tôi quên mất rồi. Cây này cũng có
tính chất như Nhân Sâm nhưng kém hơn nhiều.
Có nhiều lần tôi hỏi, cùng công trồng, thì
sao không trồng Nhân Sâm, nhưng không ai trả
lời.

Còn về khoảng cách trồng, thì lý do ánh nắng
là quan trọng, chứ không vì lý do phân bón.
Nếu có đủ ánh sáng, thì có thể lồng rễ vào
nhau cũng không ănh hưởng phát triển và
năng suất của cây (nếu phân bón không hại).

1. Sâm ngọc linh (chứ không phải phục linh) là 1 loại sâm được tìm thấy, khai thác và trồng ở trên núi Ngọc Linh (1 bên là Kontum và bên kia là Quảng Nam).

Nó phải được trồng ở cao độ +1.800 m. Khi được trồng ở đà lạt cùng cao độ thì chất lượng chỉ bằng 60% so với trồng trên núi ngọc linh (được tính bằng hàm lượng gì gì đó sau khi phân tích mẫu sâm bằng máy).

2. Trồng đinh lăng ít chăm sóc, chịu hạn tốt, sinh trưởng nhanh, vốn ít, khó mất trộm do giá trị thấp nhưng thực tế rất khó bán.

3. Quá ít thông tin về kỹ thuật trồng sâm và các đầu ra cho sâm.
Nếu tôi mà trồng sâm thì cả làng không biết tôi trồng sâm thì mới trồng được, chứ biết thì toi là chắc.
Đây không phải xen canh như bình thường, cũng không phải kiểu lấy ngắn nuôi dài. Đây là việc canh tác, nuôi trồng đan xen theo mô hình rừng mưa nhiệt đới ngoài thiên nhiên.

Tại Singapore, họ đã tái lập thành công kiểu rừng mưa nhiệt đới 5 tầng tại các khu bảo tồn. Còn ở công viên, nơi người dân đến sinh hoạt, vui chơi, thì họ tạo sinh cảnh thực vật 3 tầng, nhìn rất "đã con mắt".

Tôi chợt nghĩ, mô hình canh tác 3 tầng, liệu có khả thi ?

Mời quý vị cùng thảo luận về mô hình này nhé, theo mẫu:

1) Tầng 1: cây chịu sáng 100%.

2) Tầng 2: cây chịu sáng 50 - 70%.

3) Tầng 3: cây chịu sáng dưới 30%.

4) Nuôi con xxx dưới gốc cây.

5) Nuôi cá dưới mương (2 tầng cá được không ?)

Xin mời thảo luận.

làm cho đẹp hay là làm vho sự kinh tế ?
 

Tôi nghĩ chủ thread nên làm nhiều chuyến lên rừng nguyên sinh, xem hệ sinh thái ở đó.
Tìm hiểu các tầng thì có thể sẽ tìm ra được một mô hình đa tầng. Chú ý những cây Chôm chôm rừng, nhãn rừng, xoài rừng... hoặc những cây có bề ngoài giống như những cây ăn trái có giá trị kinh tế... Xem bọn nó sống với nhau trong rừng ra sao thì từ đó mới có thể làm cơ sở để kết hợp trong canh tác đa tầng.
 
Được biết, đây không phải "chuyện lạ"; và đã từng có hội thảo khoa học hồi năm 2011.

7Wy6bqx.jpg

Trồng Nhân Sâm rất dễ, không tốn kém gì,
ngoài thùng chậu đựng đất đủ cho nó ra củ.
Có thể trồng trong vườn cây ăn trái có
sẵn của mình. Sợ nhất là sắp thu hoạch
thì kẻ trộm bê cả thùng chậu về nhà nó.
Tôi không thấy có gì xa xỉ cả.

Xa xỉ hơn nữa, là trồng Nhân Sâm Phục Linh.
Đó là Nhân Sâm Việt Nam, còn tốt hơn Nhân
Sâm Hàn và Nhân Sâm Mỹ. Xa xỉ ở chỗ phải
trồng trên núi cao trên 200 mét.

Việt Nam đang có phong trào trồng Đinh Lắng
lấy củ, tôi quên mất rồi. Cây này cũng có
tính chất như Nhân Sâm nhưng kém hơn nhiều.
Có nhiều lần tôi hỏi, cùng công trồng, thì
sao không trồng Nhân Sâm, nhưng không ai trả
lời.

Còn về khoảng cách trồng, thì lý do ánh nắng
là quan trọng, chứ không vì lý do phân bón.
Nếu có đủ ánh sáng, thì có thể lồng rễ vào
nhau cũng không ănh hưởng phát triển và
năng suất của cây (nếu phân bón không hại).
Thưa bác,

Tôi nói xa xỉ ở đây là ngữ cảnh về thời gian, công sức, bác ạ. Điều kiện địa lý nơi trồng nhân sâm là khác hẳn Việt Nam. Mà ý bác có phải đang nói về nhân sâm Cao Ly không nhỉ ? Nếu đúng loại này, tôi nghĩ hẳn đã có nghiên cứu về việc đem nhân sâm trồng ở VN. Còn nếu chưa, tôi rất hoan nghênh ai tiên phong làm việc đó. Hoan nghênh thì có, nhưng tôi không tham gia vì quá xi xỉ đối với tôi.

Sâm phục linh thì tôi không biết. Riêng sâm Ngọc linh thì có chút thông tin. Có cả một viện khoa học từng tồn tại để nghiên cứu cây sâm trên núi Ngọc Linh. Nơi mà điều kiện thiên nhiên rất đặc biệt:
- Về địa chất thổ nhưỡng: là nơi tiếp giáp giữa Trường Sơn nam với vùng đệm. TSN đặc trưng là đá núi lửa, TSB là đá vôi; vùng đệm nằm giữa.
- Về khi hậu: cực bắc của tiểu vùng khí hậu Tây Nguyên, giáp tiểu vùng khí hậu duyên hải Trung bôh; lại thêm yếu tố đai cao (tôi ghi rõ tên các đơn vị phân vùng đặng bác tham khảo thêm, nếu cần).
Các nhà nghiên cứu đã thực nghiệm rồi, và kết quả không thể trồng nơi nào khác, ngoài Ngọc Linh (cùng một dãy, nhưng bên sườn này trồng tốt, bên kia không. Khó khăm thế mà bác lại bảo đem về đất nông nghiệp đồng bằng ?!)

Mạn phép nói với bác rằng "sâm" là thuật ngữ chung, còn "nhân sâm" là chỉ để nói về loại ở Cao Ly thôi, bác ạ. Không thể gắn lung tung chữ "nhân" cho đẵng sâm, sâm NL, sâm Mỹ ,... được đâu, thưa bác !

Bác nói về cạnh tranh ánh sáng là điểm quan trọng. Tôi đồng ý quan điểm này, xem đây là mấu chốt đấy ạ.

Kính.
Tôi nghĩ chủ thread nên làm nhiều chuyến lên rừng nguyên sinh, xem hệ sinh thái ở đó.
Tìm hiểu các tầng thì có thể sẽ tìm ra được một mô hình đa tầng. Chú ý những cây Chôm chôm rừng, nhãn rừng, xoài rừng... hoặc những cây có bề ngoài giống như những cây ăn trái có giá trị kinh tế... Xem bọn nó sống với nhau trong rừng ra sao thì từ đó mới có thể làm cơ sở để kết hợp trong canh tác đa tầng.
Ý kiến đúng, nhưng thiết nghĩ cái đó dành cho các nhà nghiên cứu. Tôi thì chọn phương án ngược lại, là đến các vùng canh tác để xem, và lựa chọn cây thích hợp.
Trả lời: @Sương Sâm

Mục đích kinh tế là chính.

Ở đây, đó là chọn vật nuôi, cây trồng sao cho đạt "năng suất sinh học" cao nhất, nhưng các sản phẩm sinh học đó phải mang lợi ích kinh tế, vào đảm bảo yếu tố bền vững.
 
Về từ ngữ, sâm quá rộng rãi, nhân sâm mới đúng hơn.
Tiếng Anh, người ta gọi là GinSeng, và chúng đều là
giống cây cùng một họ. Nhân Sâm có ít nhất 3 giống
là Nhân Sâm Hàn, Nhân Sâm Mỹ, và Sâm Ngọc Linh.
Panax vietnamensis, discovered in Vietnam, is the southernmost ginseng known. This article focuses on the series Panax ginsengs, which are the adaptogenic herbs, princially Panax ginseng and P. quinquefolius. Ginseng is characterized by the presence of ginsenosides and gintonin.

American ginseng (Panax quinquefolius) Hoa Kỳ Sâm 花旗參 Pennsylvania, New York and Ontario
Ontario, Canada is the world's largest product of North American ginseng.[11]Marathon County Wisconsin, accounts for about 95% of production in the United States
1024px-MonkGinsengGarden.jpg

Nhờ có thảo luận về Nhân Sâm, tôi mới tìm hiểu,
và trích mấy giòng trên. Xin tóm lược dịch:
Nhân Sâm gồm chừng 11 giống, ở giòng họ Panax,
tự nhiên ở châu Á, châu Mỹ, từ Xiberi, xuống đến
Việt Nam, trong đó giống Sâm Ngọc Linh là xuống
thấp nhất. Muốn là Nhân Sâm, chúng phải có chất
Ginenosides và chất Gintonin.

Nhân Sâm Mỹ tiếng Tàu gọi là Hoa Kỳ Sâm, tự nhiên
có ở bắc Mỹ và được trồng ở bắc Mỹ, Canada và
Trung Quốc. Tỉnh Marathon bang Wisconsin trồng
95% Sâm Mỹ. Người ta trồng trong bóng râm nhân
tạo như trong hình, chứ không căng lưới như tôi
nghĩ. Vậy ánh nắng chiếu vào lá cũng mạnh như
trồng ngoài trời.

Theo tôi tìm hiểu, thì Nhân Sâm chỉ để bán cho mấy
nước Đông Á, kể cả Việt Nam, chứ người Mỹ không
mấy coi trọng.
Trước kia Wasabi - món gia vị cay của Nhật
bán rất đắt. Người Mỹ tìm hiểu, mới biết cây
này mọc trong bóng rợp thì tốt hơn, và phải
thật ướt đất. Thế là họ trồng Wasabi, và bây
giờ giá món gia vị này không đắt nữa rồi.

Đây là một ruộng trồng Wasabi, và ông này
đang cẩm 2 gốc Wasabi, có thể xay xát ra mà
ăn được.

9156994-large.jpg


Nói chung, ở Việt Nam, muốn tìm những giống
cây trồng trong bóng rợp mà làm kinh tế thì
cũng không dễ. Ví du Rau Má, Giấp Cá, Lá Lốt,
đều có thể mọc trong rợp, nhưng mọc ngoài nắng
thì thơm ngon hơn. Cũng vì lý do đó, mà chuyện
trồng rau, bông cảnh, bonsai trong nhà và trong
phòng làm việc không làm được và khó làm được
tốt.
 
Chào bác @anhmytran

Chuyện "nhân sâm", "sâm", xin lỗi bác là tôi không bàn nhau về tên nữa, bởi có lẽ đi xa vấn đề đang bàn ở đây. Cho nên tôi sẽ không nói tiếp. Tuy nhiên, nếu bác nghĩ là chúng có khả năng trồng được, trồng xen, có kinh tế ở đồng bằng thì tôi lại tiếp tục. Còn không thì thôi, nhé bác ?

Kính.
 
Vấn đề ở đây là trồng tầng được hay không,
khó hay dễ, chứ không phải tên nhân sâm,
hay cách trồng nhân sâm.

Chẳng qua bạn nêu nó lên thì tôi cũng nói
theo, chứ không phải là vấn đề chính.
 
TRỒNG CÂY XEN CANH ĐA TẦNG CÁCH TÂN : KHẢ NĂNG PHỤC HỒI VÀ BỀN VỮNG CỦA CÁC HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP SINH THÁI

Tác giả Serge VALET

(Hydropédologie & Environnement, nguyên phó giáo sư Université Fondamentale & Appliquée de Poitiers, tư vấn PASSERELLES Bmaf (BRF), 9, rue du Bât d’Argent, 69001, Lyon France. valet.serge2@wanadoo.fr- Tél. : 0478391266).


Tóm tắt

Các phương pháp xen canh đa tầng và nối vụ truyền thống cách tân vẫn còn được áp dụng tại các vùng nhiệt đới trong mọi điều kiện địa-thổ nhưỡng khí hậu. Những cách trồng xen canh này mang lại lợi ích sinh thái ở nhiều khía cạnh: vi sinh, đất, nước và dinh dưỡng phức tạp, giúp củng cố/phục hồi kết cấu dinh dưỡng của đất và đảm bảo độ bền vững của các hệ thống nông nghiệp sinh thái. Chúng cho phép đạt năng suất cao hơn các hệ thống chuyên biệt một, hai hay ba yếu tố (Cách mạng Xanh, hệ thống canh tác tổng hợp – SCI, trồng trên thảm hay lớp phủ thực vật – SCV). Phương pháp xen canh đa tầng truyền thống cách tân nên được dùng để thay thế hệ thống thâm canh đơn loài hiện nay vốn đã đi vào thất bại. Chúng ta cần nối kết “kiến thức thực nghiệm” truyền thống cách tân, hợp lý và có tính chiến lược của người nông dân với những “kiến thức bác học” mang tính phân tích và dự báo của các nhà khoa học để xây dựng những mô hình nhỏ đủ khả năng thích ứng với các hệ thống nông nghiệp sinh thái khác nhau. Cách thức “tăng cường sinh thái” này sẽ giúp tránh được tình trạng áp đặt các phương pháp có IOS (Indice d’occupation du sol – Chỉ số chiếm đất) quá cao, lạm dụng phân bón hóa học, kết hợp các loại cây nghịch hoặc cạnh tranh nhau, chú trọng cây trồng xuất khẩu mà lơ là cây lương thực. Các hệ thống trồng trọt cách tân này cần phải trở thành giải pháp do chính người nông dân lựa chọn chứ không để họ phải bị áp đặt.

*

Áp dụng mô hình trồng cây xen canh đa tầng và nối vụ truyền thống, cách tân được thực hiện tại nhiều vùng đất nhiệt đới. Trồng cây xen canh đa tầng cách tân mang lại nhiều lợi ích sinh thái, góp phần bảo vệ sức sống đất thông qua việc tái tạo, củng cố, phục hồi lại kết cấu dinh dưỡng của đất trên tất cả mọi phương diện như vi sinh, nước, không khí và dinh dưỡng. Việc áp dụng xen canh đa tầng mang lại hiệu quả cao trong việc sử dụng nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy trồng xen hai loài cây chỉ tốn thêm 10% nước so với một loài cây, trồng xen bốn loài cây tốn 28% nước so với một loài cây… Đặc biệt do sự phân bố rễ ở những độ sâu khác nhau dẫn đến việc sử dụng hiệu quả nguồn dinh dưỡng trong đất, các cây có bộ rễ sâu sẽ ưu tiên sử dụng nguồn dinh dưỡng ở tầng lớp sâu và hỗ trợ cho các cây có bộ rễ nông hơn trong việc sử dụng dinh dưỡng do chất dinh dưỡng được dẫn lên từ lớp trầm tích bồi lắng nhờ hệ thống thân rễ cây gỗ, từ đó tận dụng một cách hiệu quả nguồn dinh dưỡng trong đất. Bên cạnh đó, các loài thực vật trồng càng nhiều, hệ số chiếm đất càng cao thì càng loại trừ được các loài cỏ dại càng nhiều. Do đa dạng cây trồng dẫn đến làm gia tăng hệ số chuyển giao lượng khoáng chất và chất hữu cơ nhờ lượng xác bã phong phú thải ra từ nhiều loại cây trồng khác nhau do hiện diện của một số các cây họ đậu giúp cố định đạm trong đất, giảm rửa trôi đất và giúp giữ đất. Ngoài ra, sử dụng biện pháp này cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tối ưu hóa doanh thu trong điều kiện diện tích đất và nhân lực thiếu thốn.

Việc xen canh được áp dụng rộng rãi trên nhiều vùng khác nhau như ở Châu Phi, Châu Á và trên nhiều đối tượng khác nhau như xen canh ngô đậu trong ruộng tre lấy măng, xen canh giữa cây cao su với hoa màu, xen canh đậu xanh với khoai mì, chè với bắp cải… Phương pháp xen canh này đã cho phép nâng cao được nâng suất cây trồng, cải thiện được nguồn sống của đất tránh bị bạc màu… hạn chế sử dụng được một lượng lớn các loại thuốc phân bón hóa học, thuốc trừ sâu. Từ đó góp phần trong công cuộc hướng tới một nền nông nghiệp pháp triển bền vững, một nền nông nghiệp xanh.
Thưa quý vị,

Thực ra "bài toán" này không mới, nhưng do chưa được quan tâm đúng mức nên ít người nhận ra. Đã đầy rẫy các mô hình trồng xen canh 2 tầng cây, nhưng hình như bà con nông dân chỉ quan niệm là trồng xen để tiết kiệm đất và sẳn sàng hy sinh một trong hai cây ?

Ở đây, liệu chúng ta có thể thảo luận để đưa đến việc canh tác 3 tầng cây, mang tính bền vững, chứ không phải tạm bợ như hiện nay ? Tôi nghĩ là có khả quan.

Trân trọng.
 
TRỒNG CÂY XEN CANH ĐA TẦNG CÁCH TÂN : KHẢ NĂNG PHỤC HỒI VÀ BỀN VỮNG CỦA CÁC HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP SINH THÁI

Tác giả Serge VALET

(Hydropédologie & Environnement, nguyên phó giáo sư Université Fondamentale & Appliquée de Poitiers, tư vấn PASSERELLES Bmaf (BRF), 9, rue du Bât d’Argent, 69001, Lyon France. valet.serge2@wanadoo.fr- Tél. : 0478391266).


Tóm tắt

Các phương pháp xen canh đa tầng và nối vụ truyền thống cách tân vẫn còn được áp dụng tại các vùng nhiệt đới trong mọi điều kiện địa-thổ nhưỡng khí hậu. Những cách trồng xen canh này mang lại lợi ích sinh thái ở nhiều khía cạnh: vi sinh, đất, nước và dinh dưỡng phức tạp, giúp củng cố/phục hồi kết cấu dinh dưỡng của đất và đảm bảo độ bền vững của các hệ thống nông nghiệp sinh thái. Chúng cho phép đạt năng suất cao hơn các hệ thống chuyên biệt một, hai hay ba yếu tố (Cách mạng Xanh, hệ thống canh tác tổng hợp – SCI, trồng trên thảm hay lớp phủ thực vật – SCV). Phương pháp xen canh đa tầng truyền thống cách tân nên được dùng để thay thế hệ thống thâm canh đơn loài hiện nay vốn đã đi vào thất bại. Chúng ta cần nối kết “kiến thức thực nghiệm” truyền thống cách tân, hợp lý và có tính chiến lược của người nông dân với những “kiến thức bác học” mang tính phân tích và dự báo của các nhà khoa học để xây dựng những mô hình nhỏ đủ khả năng thích ứng với các hệ thống nông nghiệp sinh thái khác nhau. Cách thức “tăng cường sinh thái” này sẽ giúp tránh được tình trạng áp đặt các phương pháp có IOS (Indice d’occupation du sol – Chỉ số chiếm đất) quá cao, lạm dụng phân bón hóa học, kết hợp các loại cây nghịch hoặc cạnh tranh nhau, chú trọng cây trồng xuất khẩu mà lơ là cây lương thực. Các hệ thống trồng trọt cách tân này cần phải trở thành giải pháp do chính người nông dân lựa chọn chứ không để họ phải bị áp đặt.

*

Áp dụng mô hình trồng cây xen canh đa tầng và nối vụ truyền thống, cách tân được thực hiện tại nhiều vùng đất nhiệt đới. Trồng cây xen canh đa tầng cách tân mang lại nhiều lợi ích sinh thái, góp phần bảo vệ sức sống đất thông qua việc tái tạo, củng cố, phục hồi lại kết cấu dinh dưỡng của đất trên tất cả mọi phương diện như vi sinh, nước, không khí và dinh dưỡng. Việc áp dụng xen canh đa tầng mang lại hiệu quả cao trong việc sử dụng nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy trồng xen hai loài cây chỉ tốn thêm 10% nước so với một loài cây, trồng xen bốn loài cây tốn 28% nước so với một loài cây… Đặc biệt do sự phân bố rễ ở những độ sâu khác nhau dẫn đến việc sử dụng hiệu quả nguồn dinh dưỡng trong đất, các cây có bộ rễ sâu sẽ ưu tiên sử dụng nguồn dinh dưỡng ở tầng lớp sâu và hỗ trợ cho các cây có bộ rễ nông hơn trong việc sử dụng dinh dưỡng do chất dinh dưỡng được dẫn lên từ lớp trầm tích bồi lắng nhờ hệ thống thân rễ cây gỗ, từ đó tận dụng một cách hiệu quả nguồn dinh dưỡng trong đất. Bên cạnh đó, các loài thực vật trồng càng nhiều, hệ số chiếm đất càng cao thì càng loại trừ được các loài cỏ dại càng nhiều. Do đa dạng cây trồng dẫn đến làm gia tăng hệ số chuyển giao lượng khoáng chất và chất hữu cơ nhờ lượng xác bã phong phú thải ra từ nhiều loại cây trồng khác nhau do hiện diện của một số các cây họ đậu giúp cố định đạm trong đất, giảm rửa trôi đất và giúp giữ đất. Ngoài ra, sử dụng biện pháp này cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tối ưu hóa doanh thu trong điều kiện diện tích đất và nhân lực thiếu thốn.

Việc xen canh được áp dụng rộng rãi trên nhiều vùng khác nhau như ở Châu Phi, Châu Á và trên nhiều đối tượng khác nhau như xen canh ngô đậu trong ruộng tre lấy măng, xen canh giữa cây cao su với hoa màu, xen canh đậu xanh với khoai mì, chè với bắp cải… Phương pháp xen canh này đã cho phép nâng cao được nâng suất cây trồng, cải thiện được nguồn sống của đất tránh bị bạc màu… hạn chế sử dụng được một lượng lớn các loại thuốc phân bón hóa học, thuốc trừ sâu. Từ đó góp phần trong công cuộc hướng tới một nền nông nghiệp pháp triển bền vững, một nền nông nghiệp xanh.
Thưa quý vị,

Thực ra "bài toán" này không mới, nhưng do chưa được quan tâm đúng mức nên ít người nhận ra. Đã đầy rẫy các mô hình trồng xen canh 2 tầng cây, nhưng hình như bà con nông dân chỉ quan niệm là trồng xen để tiết kiệm đất và sẳn sàng hy sinh một trong hai cây ?

Ở đây, liệu chúng ta có thể thảo luận để đưa đến việc canh tác 3 tầng cây, mang tính bền vững, chứ không phải tạm bợ như hiện nay ? Tôi nghĩ là có khả quan.

Trân trọng.
Bác dùng thuật ngữ "đa tầng", nhưng theo tôi thấy phương pháp làm có phần giống xen canh, có đôi nét giống mô hình trang trại tổng hợp, chỉ là có tham vọng hơn đôi chút, muốn làm lên 3 tầng cây.
Riêng tôi cho rằng ý tưởng này có thể làm được, và cũng không quá khó. Nhung phải làm từng bước. Một lúc triển khai hết tất cả các loại cây, con thì không đủ sức mà kham nổi đâu bác. Hơn nữa chưa có tầng 1 thì chưa làm được tầng 2,3 (vì chưa có bóng). Có lẽ bác nên căn cứ vào điều kiện thực tế mà bắt đầu từ việc cải tạo vườn cây aq lâu năm như xoài, nhãn, ..., đưa dần các tầng thấp vào xem sao.
Chúc bác thành công!
TRỒNG CÂY XEN CANH ĐA TẦNG CÁCH TÂN : KHẢ NĂNG PHỤC HỒI VÀ BỀN VỮNG CỦA CÁC HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP SINH THÁI

Tác giả Serge VALET

(Hydropédologie & Environnement, nguyên phó giáo sư Université Fondamentale & Appliquée de Poitiers, tư vấn PASSERELLES Bmaf (BRF), 9, rue du Bât d’Argent, 69001, Lyon France. valet.serge2@wanadoo.fr- Tél. : 0478391266).


Tóm tắt

Các phương pháp xen canh đa tầng và nối vụ truyền thống cách tân vẫn còn được áp dụng tại các vùng nhiệt đới trong mọi điều kiện địa-thổ nhưỡng khí hậu. Những cách trồng xen canh này mang lại lợi ích sinh thái ở nhiều khía cạnh: vi sinh, đất, nước và dinh dưỡng phức tạp, giúp củng cố/phục hồi kết cấu dinh dưỡng của đất và đảm bảo độ bền vững của các hệ thống nông nghiệp sinh thái. Chúng cho phép đạt năng suất cao hơn các hệ thống chuyên biệt một, hai hay ba yếu tố (Cách mạng Xanh, hệ thống canh tác tổng hợp – SCI, trồng trên thảm hay lớp phủ thực vật – SCV). Phương pháp xen canh đa tầng truyền thống cách tân nên được dùng để thay thế hệ thống thâm canh đơn loài hiện nay vốn đã đi vào thất bại. Chúng ta cần nối kết “kiến thức thực nghiệm” truyền thống cách tân, hợp lý và có tính chiến lược của người nông dân với những “kiến thức bác học” mang tính phân tích và dự báo của các nhà khoa học để xây dựng những mô hình nhỏ đủ khả năng thích ứng với các hệ thống nông nghiệp sinh thái khác nhau. Cách thức “tăng cường sinh thái” này sẽ giúp tránh được tình trạng áp đặt các phương pháp có IOS (Indice d’occupation du sol – Chỉ số chiếm đất) quá cao, lạm dụng phân bón hóa học, kết hợp các loại cây nghịch hoặc cạnh tranh nhau, chú trọng cây trồng xuất khẩu mà lơ là cây lương thực. Các hệ thống trồng trọt cách tân này cần phải trở thành giải pháp do chính người nông dân lựa chọn chứ không để họ phải bị áp đặt.

*

Áp dụng mô hình trồng cây xen canh đa tầng và nối vụ truyền thống, cách tân được thực hiện tại nhiều vùng đất nhiệt đới. Trồng cây xen canh đa tầng cách tân mang lại nhiều lợi ích sinh thái, góp phần bảo vệ sức sống đất thông qua việc tái tạo, củng cố, phục hồi lại kết cấu dinh dưỡng của đất trên tất cả mọi phương diện như vi sinh, nước, không khí và dinh dưỡng. Việc áp dụng xen canh đa tầng mang lại hiệu quả cao trong việc sử dụng nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy trồng xen hai loài cây chỉ tốn thêm 10% nước so với một loài cây, trồng xen bốn loài cây tốn 28% nước so với một loài cây… Đặc biệt do sự phân bố rễ ở những độ sâu khác nhau dẫn đến việc sử dụng hiệu quả nguồn dinh dưỡng trong đất, các cây có bộ rễ sâu sẽ ưu tiên sử dụng nguồn dinh dưỡng ở tầng lớp sâu và hỗ trợ cho các cây có bộ rễ nông hơn trong việc sử dụng dinh dưỡng do chất dinh dưỡng được dẫn lên từ lớp trầm tích bồi lắng nhờ hệ thống thân rễ cây gỗ, từ đó tận dụng một cách hiệu quả nguồn dinh dưỡng trong đất. Bên cạnh đó, các loài thực vật trồng càng nhiều, hệ số chiếm đất càng cao thì càng loại trừ được các loài cỏ dại càng nhiều. Do đa dạng cây trồng dẫn đến làm gia tăng hệ số chuyển giao lượng khoáng chất và chất hữu cơ nhờ lượng xác bã phong phú thải ra từ nhiều loại cây trồng khác nhau do hiện diện của một số các cây họ đậu giúp cố định đạm trong đất, giảm rửa trôi đất và giúp giữ đất. Ngoài ra, sử dụng biện pháp này cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tối ưu hóa doanh thu trong điều kiện diện tích đất và nhân lực thiếu thốn.

Việc xen canh được áp dụng rộng rãi trên nhiều vùng khác nhau như ở Châu Phi, Châu Á và trên nhiều đối tượng khác nhau như xen canh ngô đậu trong ruộng tre lấy măng, xen canh giữa cây cao su với hoa màu, xen canh đậu xanh với khoai mì, chè với bắp cải… Phương pháp xen canh này đã cho phép nâng cao được nâng suất cây trồng, cải thiện được nguồn sống của đất tránh bị bạc màu… hạn chế sử dụng được một lượng lớn các loại thuốc phân bón hóa học, thuốc trừ sâu. Từ đó góp phần trong công cuộc hướng tới một nền nông nghiệp pháp triển bền vững, một nền nông nghiệp xanh.
Thưa quý vị,

Thực ra "bài toán" này không mới, nhưng do chưa được quan tâm đúng mức nên ít người nhận ra. Đã đầy rẫy các mô hình trồng xen canh 2 tầng cây, nhưng hình như bà con nông dân chỉ quan niệm là trồng xen để tiết kiệm đất và sẳn sàng hy sinh một trong hai cây ?

Ở đây, liệu chúng ta có thể thảo luận để đưa đến việc canh tác 3 tầng cây, mang tính bền vững, chứ không phải tạm bợ như hiện nay ? Tôi nghĩ là có khả quan.

Trân trọng.
Bác dùng thuật ngữ "đa tầng", nhưng theo tôi thấy phương pháp làm có phần giống xen canh, có đôi nét giống mô hình trang trại tổng hợp, chỉ là có tham vọng hơn đôi chút, muốn làm lên 3 tầng cây.
Riêng tôi cho rằng ý tưởng này có thể làm được, và cũng không quá khó. Nhung phải làm từng bước. Một lúc triển khai hết tất cả các loại cây, con thì không đủ sức mà kham nổi đâu bác. Hơn nữa chưa có tầng 1 thì chưa làm được tầng 2,3 (vì chưa có bóng). Có lẽ bác nên căn cứ vào điều kiện thực tế mà bắt đầu từ việc cải tạo vườn cây aq lâu năm như xoài, nhãn, ..., đưa dần các tầng thấp vào xem sao.
Chúc bác thành công!
 
Em thì em hiểu ngắn như này: - Các bác muốn "Ít đất --> Nhiều tiền" Giống như trong bất động sản có ít đất muốn nhiều tiền thì xây chung cư cao tầng, xây nhà cao cao mãi, ôi! không leo được thì bắc cầu thang. :)
- Cơ mà em thì em thấy thế này! Em có ít đất, rồi nhà em nghèo nữa - thôi em xây nhà trọ cấp 4 kiếm dăm hộp sữa cho thằng cu thôi ạ!
 
Đây không phải xen canh như bình thường, cũng không phải kiểu lấy ngắn nuôi dài. Đây là việc canh tác, nuôi trồng đan xen theo mô hình rừng mưa nhiệt đới ngoài thiên nhiên.

Tại Singapore, họ đã tái lập thành công kiểu rừng mưa nhiệt đới 5 tầng tại các khu bảo tồn. Còn ở công viên, nơi người dân đến sinh hoạt, vui chơi, thì họ tạo sinh cảnh thực vật 3 tầng, nhìn rất "đã con mắt".

Tôi chợt nghĩ, mô hình canh tác 3 tầng, liệu có khả thi ?

Mời quý vị cùng thảo luận về mô hình này nhé, theo mẫu:

1) Tầng 1: cây chịu sáng 100%.

2) Tầng 2: cây chịu sáng 50 - 70%.

3) Tầng 3: cây chịu sáng dưới 30%.

4) Nuôi con xxx dưới gốc cây.

5) Nuôi cá dưới mương (2 tầng cá được không ?)

Xin mời thảo luận.
khai quật thới vì quan tâm!!!
 


Back
Top