xin các ACE tư vấn về trồng mía đường năng suất cao

  • Thread starter n6sonic
  • Ngày gửi
chào các ACE agriviet mong các bạn tư vấn cho mình về trồng cây mía cho năng suất cao , trồng giống nào và kỹ thuật canh tác ..... nhà mình trồng mấy năm rồi thấy không có đạt năng suất -_- xin chân thành cảm ơn các ACE :lol:
 


Cách đây mấy chục năm trước, miền Bắc Việt Nam có trồng mía
giống Đài Đường của Trung Quốc. Sau này Trung Quốc có giống
Tân Đài Đường năng suất cao hơn, rồi giống Tân Đài Đường lại
có những số hiệu như 19, 22, năng suất càng cao hơn, đến 4 tấn
một hecta. Sau đó lại có giống Quế Đường năng suất 6 tấn một
hecta, và giống Quế Đường có số hiệu 29, 38, 39. Số càng cao
thì giống càng mới hơn, năng suất hơn, và chống sâu bệnh hơn,
có thể 7 tấn một hecta. Nếu các giống mía này trồng ở Việt Nam
nắng hơn, thì năng suất còn cao hơn nữa.
*
Nói chung, mía để làm đường là loại mía trắng (thực ra là vàng)
chứ không phải mía đỏ để ăn. Mía trắng thì cây cao to, lóng dài,
nước mía ngọt sắc, chứ không nhạt và chua như mía đỏ. Cụ thể
thời Pháp thì ta còn trồng giống mía Tuy Hoà, cây rất cao to, vị
ngọt sắc, nhưng đòi hỏi trồng thưa, và năng suất trên một mẫu thì
không cao. Trung bình, mía trắng thì cao hơn 2 mét, đường kính thân
cỡ cổ tay người lớn (3cm), lóng dài gần 1 gang tay (15-19cm).
*
Kỹ thuật trồng mía đã bàn ở đây chừng 1 năm rồi. Nói chung có
tranh luận chưa ngã ngũ. Tôi theo phái thâm canh, mỗi năm trồng
một lần, có bóc lá già. Phái quảng canh thì 3 năm mới trồng một
lần, và không bóc lá mía. Đương nhiên mọi người đều thừa nhận
bóc lá già thì năng suất hơn, và tỷ lệ đường cũng hơn. Về việc
trồng mía hàng năm, thì bà con cho rằng những năm sau năng suất
sẽ hơn. Tôi vẫn bảo thủ cho rằng mỗi năm trồng một lần thì năng
suất tối đa. Lý lẽ của tôi là: khống chế mật độ mía tối ưu, tận
dụng hết ánh nắng mặt trời. Phe để gốc mía mọc lại thì không thể
khống chế mật độ mía tối ưu được, nhưng mía mọc lại thì nhanh hơn
mía mọc từ ngọn để giống. Kỹ thuật trồng mía không khó, nhưng làm
được thì lại rất khó. Đó là Nước, Phân, và bóc lá. Nước thì phải
làm sao gốc rễ mía phải luôn luôn ẩm ướt, thể hiện màu đất rất
sẫm, và khi bốc một nắm vào tay và nắm chặt, thì thấy rịn nước ra.
Phân thì phải bón thường xuyên và đều, tăng dần từ khi ngọn giống
mía bén rễ, và đủ tỷ lệ Lân và Kali khá cao cho mía cứng cây và
ngọt. Cũng phải phun thuốc trừ sâu định kỳ, không để sâu ăn hết
mía rồi mới phát hiện ra. Lá mía già thì phải bóc, để khỏi che ánh
nắng mặt trời chiếu trên ruộng Mía. Mật độ trồng Mía: hàng cách
hàng gần 2 mét, cây cách cây chừng 10cm. Khi mới trồng hom mía mới
vào đầu Xuân (trước và sau Tết ta) thì phải có sắn ngọn mía nảy
mầm rồi, đặt ngập bùn đặc sệt, để dặm những ngọn giống mía bị chết
(trầy xước mầm ngủ ở mắt đốt lóng). Sau khi hom mía mọc mầm đều,
thì có thể bỏ những hom dự bị đi. Khi đặt hom, thì đặt ở sâu trong
đất chừng 10cm, mầm ngủ mỗi mắt thì ngang sườn ở 2 bên hom, chứ
không để mầm ngủ cái trên cái dưới của hom. Mía lớn đến đâu, thì
vun luống đến đấy cho mía khỏi đổ mà luôn đứng thẳng. Mía hay bị
mưa gió bão làm đổ rạp, nảy mầm khắp mỗi đốt mía, hoặc rỗng lòng,
hoặc xốp và khô, không có nước mía. Mía hay bị rệp làm mía nhạt
như nước lã không có đường, Rệp đã chích hút hết đường trong mía rồi.
Khi mía mới nảy mầm, hay bị cua đồng cắp mầm mà ăn, nên phải bắt
hay phun thuốc trừ sâu cho chết hết cua đồng. Ngoài ra, còn có loại
hình thù hơi giống bọ hung, nhưng nhỏ bằng đốt ngón tay út thôi.
Loại này nảy nở rất nhanh, tàn phá ruộng mía đến mức mất trắng luôn,
không hề bán được một xu. Con này chui trong đất, ăn đục thân mía,
làm cây mía đang lên đẹp, bỗng bị chết khô.
*
Nói về kỹ thuật sơ sài ý chính thôi. Nếu là người đã trồng mía rồi,
thì kỹ thuật bón phân thời điểm và só lượng phân đem phát để bón
mía có thể tìm thấy trong sách kỹ thuật. Tôi không làm nghề trồng
mía đã 3 chục năm nay, không biết kỹ thuật bón phân cho mía. Khi đặt
hom cho đến khi mía cao ngang ngực, một người làm được 1 hecta, nhưng
sau đó có thể làm được 2 rồi 3 hecta, chủ yếu là bóc lá già úa. Nếu
ruộng không có tưới nước tự động (thuỷ triều dâng nước sông lên cao,
chảy vào ruộng, hay là có mưa đều thường xuyên) thì năng suất rất kém.
*
Khi đặt hom cũng là lúc gieo đỗ xanh hay đỗ tương 2 bên luống mía.
Khi mía cao lên, tán lá che phủ luống đỗ, thì đỗ đã thu hoạch xong rồi.
Trồng xen kiểu này tăng năng suất của đất, đỡ công làm cỏ nữa.
*
Đây là tấm hình kiếm trên mạng Flicker, trồng có bóc lá như miền bắc:
*
3604898475_a6729b9dba_o.jpg

*
Đây là tấm hình thấy trên mạng, trồng không bóc lá như miền nam:
*
xin_44207042309360623116620.jpg

*
 
chào các ACE agriviet mong các bạn tư vấn cho mình về trồng cây mía cho năng suất cao , trồng giống nào và kỹ thuật canh tác ..... nhà mình trồng mấy năm rồi thấy không có đạt năng suất -_- xin chân thành cảm ơn các ACE :lol:

Xin hỏi bác ở đâu? Đã trồng giống gì? năng suất bao nhiêu tấn/ha ạ.
 
Upppppppppppppppp phụ nè .......................................................
 
Mình không biết bác anhmytran lấy thông tin ở đâu nhưng mình không đồng ý với bạn về:
1. Khoảng cách hàng với hàng ( bạn nói 2m) là không có cở sở, tôi chưa thấy ai trồng mía ( không tính mía ăn nhé) mà hàng cách hàng 2m cả, hiện tại tôi chỉ biết, chỉ có một sô ít trồng khoảng cách này nhưng chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm ( trồng ở trại thực nghiệm)
Bạn trồng khoảng cách lớn như vậy bạn có tính đến mức độ xói mòn khi khoảng cách xa nhau hay không? đảm bảo số hom/ha đạt không? bạn không nói đến giống của bạn có đẻ nhánh nhiều hay ít? đất bằng thì không nói nhưng đa số đất trồng mía có độ dốc trên 15 độ không ah ( La Ngà, một số ở Châu Thành, Tân Biên, Phú Yên...).
Hiện tại tôi thấy khoảng cách thường 1.3-1.6m, trồng hàng đôi, hoặc hàng đơn, khi chăm sóc hàng mía 1.5m máy kéo đã đi được giữa hàng rồi bác ah
( máy B2040+ dàn phay 0.85m)- hiệu quả chăm sóc nâng cao rất nhiều.

2. Bác nói nên trồng 1 năm một lần thì năng suất tối đa, tôi chưa biết có đúng không nhưng dám chắc với bác là: làm như thế sẽ không hiệu quả về kinh tế, mía gốc lưu vụ sẽ phải đầu tư phân nhiều hơn mía tơ ( thêm khoảng 30% lượng phân- theo tính toán của cty mía đường Tây Ninh- Bouborn) nhưng bù lại về giống, chi phí làm đất ( hai cái này khủng nè), thời gian ( mía gốc sinh trưởng mau hơn) bạn sẽ thấy cái nào có lợi hơn, chăm sóc gốc mía ( mía lưu gốc) hiện nay không khó ( đã có nhiều loại máy rà rể, tề gốc, bắm lá, cày ra- cày vô....)

3. Bác còn có yêu cầu kỹ thuật về đặt hom, cái này tôi nghỉ không còn phù hợp nữa, bây giờ đa số họ trồng mía bằng máy ( máy vừa rạch hàng + cắt hom+ đặt hom+ bón lót+ lấp đất) hoặc bán thủ công ( đang ít dần) vậy cái gì bảo đảm mắc mầm phải theo hướng như bác nói?
 


Back
Top