Xin các bác có kinh nghiệm nuôi gà trong hội giúp đỡ!

  • Thread starter văn học
  • Ngày gửi
Tình hình là em có một đàn gà 200 con. tuy nhiên em chưa có nhiều kiến thức về chăn nuôi nên gà e bị rất nhiều bệnh. mới bắt về vài ngày thì bị hen thì e cho uống CRD STOP uống hết liều nhưng gà vẫn hen, nghỉ xong 3 ngày lại chơi tiếp với liều lượng gấp đôi. thế là thấy tạm ổn. những vẫn có một số con khẹc. được vài ngày sau lúc gà được 13 ngày tuổi thì gà lại bị GUM em hoảng quá gọi ngay thý y xã xuống xem và cho uống anti_gum + điện giải Antigum + lgucozo KC, cũng thấy thuyên giảm nhưng vẫn có một số em ra đi. một thời gian sau thì thấy tạm ổn, nhưng sau đó gà lại chết. mới thu y đến xem và kết luận gà đã bị tụ huyết trùng kế phát nhiễm khuẩn ecoli + hen + gum... một con gà mà mang tới 4,5 bệnh thì các bác bảo em định sống sao đây. hiện tại đã ra đi mất 50 em, còn lại em bán gà dò hết để hy vọng cứu vớt được ít nào hay ít đấy. lứa đầu coi như thử nghiệm vậy. hic
P/S: các bác có kinh nghiệm có thể cho em một quy trình nuôi, phòng bệnh hiệu quả từ a -> z để có thể hạn chế tối đa bệnh cho gà được không ạ! em dư định nuôi xong lứa đầu rồi mở rộng quy mô tuy nhiên tình hình này em cảm thấy hơi nản...
mong các bác giúp đỡ
THANKS ALL!
 


Virus cần vector truyền bệnh, vi khuẩn cần chất hữu cơ dư,thừa phát triển. Kiểm soát tốt cacbon trong chuỗi thức ăn bằng chuồng kín giải quyết vấn đề nhiêm khuẩn. Còn virus kiểm soát vector như vật sống trong chuồng là kéo dài thời gian vacxin. Vấn đề là b phải biết thiết kế ra vào,chuồng ntn.
 
em cũng không có kinh nghiệm gì nhiều em cũng mới tập nuôi gà dc 6 tháng thôi, lần đầu em nuôi cũng chết như bác thôi. lần hai em tiêm đủ các vắcxin phòng bệnh. mua các kháng sinh cho gà mỗi tuần em cho gà uống 2 lần. và cho uống nước tỏi , và cho uống thuốc bổ Bcomplex với lạ 7ngay em thay chất độn chuồng thôi. đây là những kinh nghiệm của em. tuy còn rất sơ sài gà của em rất ít bị bệnh
 
Em nghĩ anh nên
Vệ sinh chuồng trại sát trùng rắt vôi bột, phun thuốc sát trùng.
học thêm một vài chiêu thức chọn giống gà ( mấy chiêu này trên mạng đầy)
tiêm vắc xin ngừa bệnh cho gà con.
còn mấy ý nữa nhưng em chưa thử nên ko dám nói :<
Nói chung là phòng thì nó sẽ hơn tránh
 
Virus cần vector truyền bệnh, vi khuẩn cần chất hữu cơ dư,thừa phát triển. Kiểm soát tốt cacbon trong chuỗi thức ăn bằng chuồng kín giải quyết vấn đề nhiêm khuẩn. Còn virus kiểm soát vector như vật sống trong chuồng là kéo dài thời gian vacxin. Vấn đề là b phải biết thiết kế ra vào,chuồng ntn.
bác này khá nhiệt tình,có kĩ thuật nhưng comment của bác dễ cho những người mới nuôi ko hiểu.
 
Vấn đề làm chăn nuôi cũng như chăm trẻ con. Cẩn trọng và gọn gẽ càng tốt. Đầu tư hơi mắc, nhiều nơi có tự nhiên tốt k bàn. Như mấy ae mới tự phát thì công tác sát trùng tiêu độc chưa thể nói là tốt được. Lứa đầu là thế đó, phòng tránh tốt còn đỡ bệnh cho người. Đợt vừa rồi gà mình mắc hô hấp. Còn m đi lạnh mua gà suốt đêm rồi vào viện chữa phù nề xuất huyết phế quản do khuẩn.
Công tác tiêu độc ở mức tương đối nếu gà thả mau, phân cũng là nguồn phát bệnh sau một thời gian. Nên con gì cũng nên bình đẳng.
 

Nhất giống nhì tă tam cần tứ giá. Giờ các bác ý bảo thế.
Nói chung là làm vscxin đúng theo quy trình và hàng ngoại là ổn. Mũi new cuối tiêm ngày 50-65 cho gà có tg phát triển tốt nhất. Nếu là vùng chăn nuôi gà mạng thì tiêm đúng lịch. Bệnh cầu trùng thì để ý ngày 18-28 phòng trc. Lúc đó mà thấy gà uống nước mạnh và ị phân sống sống là táng thuốc trị ngay. Dùng baycoc đắt tý nhừng nhạy.
 
Mũi new cuối tiêm ngày 50-65 cho gà có tg phát triển tốt nhất. Nếu là vùng chăn nuôi gà mạng thì tiêm đúng lịch. Bệnh cầu trùng thì để ý ngày 18-28 phòng trc. Lúc đó mà thấy gà uống nước mạnh và ị phân sống sống là táng thuốc trị ngay. Dùng baycoc đắt tý nhừng nhạy.
Bác này nói cụ thể giúp chúng em luôn được không
từ khâu nhập giống đến xuất chuồn luôn cho mọi người tham kháo :) em cũng đang quan tâm
 
Vấn đề làm chăn nuôi cũng như chăm trẻ con. Cẩn trọng và gọn gẽ càng tốt. Đầu tư hơi mắc, nhiều nơi có tự nhiên tốt k bàn. Như mấy ae mới tự phát thì công tác sát trùng tiêu độc chưa thể nói là tốt được. Lứa đầu là thế đó, phòng tránh tốt còn đỡ bệnh cho người. Đợt vừa rồi gà mình mắc hô hấp. Còn m đi lạnh mua gà suốt đêm rồi vào viện chữa phù nề xuất huyết phế quản do khuẩn.
Công tác tiêu độc ở mức tương đối nếu gà thả mau, phân cũng là nguồn phát bệnh sau một thời gian. Nên con gì cũng nên bình đẳng.
vâng, cảm ơn bác, nhưng bác có thể chia sẻ cho e là công tác tiêu độc khử trùng như thế nào không ạ? và thuốc gì sát trùng tốt và hiệu quả trước và trong khi nuôi? và khi úm gà thì cần bổ sung thêm các kháng sinh gì để phòng mấy bệnh hô hấp và tiêu hóa được không?
 
Bạn tham khảo lịch dùng vacxin, thuốc của cty vemedim.
56a814fb30311.jpg

24527974082_ecbeaf26b1_o.jpg

56a81521c2588.jpg
 
Hiện bên em đang cung cấp nguyên liệu đầu vào ngô + khô đậu tương nhập khẩu từ Nam Mỹ cho các nhà máy TACN như CP, Agrifeed, Cargill, Pro Con Cò, Lái Thiêu,...cho các trang trại chăn nuôi ở miền Nam và miền Bắc (thức ăn tự trộn ) với giá và chất lượng tốt nhất, hàng được giao từ các cảng Cái Lân và Hải Phòng.
Công ty CP Hóa Chất Công Nghiệp Tân Long
Tầng 14 tòa DiaMond Flower - Hoàng Đạo Thúy - Thanh Xuân - Hà Nội
Mail: dungvan2205@gmail.com Fone: 0979797974 Dũng
 
May mắn cho bạn vì mới thử nghiệm trên đàn nhỏ, vừa mới đây mình chứng kiến đàn 1500 con bị hao gần 1000 con chỉ trong một ngày và chỉ mới trong khâu úm vì bọc úm quá kỹ nên bị thiếu oxy. Nếu bị bệnh nhiều như thế thì sau khi xuất chuồng bạn nên vệ sinh thật kỹ chuồng trại và để trống chuồng ít nhất là 1-2 tháng để diệt hết mầm bệnh. Với đàn tiếp theo bạn phải lo kỹ từng khâu:

1. An toàn sinh học: Vệ sinh chuồng trại và xung quanh chuồng sạch sẽ, đảm bảo đủ độ ẩm, ánh sáng. Ngay cả nguồn thức ăn nước uống cũng phải đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt là nguồn nước, vì không những ảnh hưởng trực tiếp đến con gà mà còn ảnh hưởng đến chất lượng vaccin khi hòa với nước...

2. Con giống: Lựa chọn nguồn con giống chất lượng, đừng ham con giống rẻ vì giá cả phản ánh phần lớn chất lượng con giống. Ví dụ như gà giống Cao Khanh, giá cả có chát hơn so với thị trường nhưng một số bệnh được phòng vaccin từ gà bố mẹ đến gà con 1 ngày tuổi, đối với những người mới bắt đầu nuôi nhân viên kỹ thuật của công ty luôn thường trực hỗ trợ và nếu có vấn đề cần thiết sẽ cử người đến tận chuồng theo sát đàn nên sẽ không có việc lúng túng về kỹ thuật như trường hợp của bạn.

3. Cố gắng theo đúng lịch vaccin, có như thế thì bạn mới kiểm soát được vấn đề dịch bệnh của đàn.

Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm bạn thử tham khảo kỹ thuật nuôi gà ta ở đây: http://gagiongcaokhanh.com.vn/chia-se-kinh-nghiem/chia-se-kinh-nghiem/208.html
và lịch tiêm vaccin ở đây: http://gagiongcaokhanh.com.vn/chia-se-kinh-nghiem/chia-se-kinh-nghiem/196.html
http://gagiongcaokhanh.com.vn/chia-se-kinh-nghiem/chia-se-kinh-nghiem/198.html

Mong những chia sẻ của mình có ích cho bạn.
 


Back
Top