Xin chỉ giúp em cách giữ lại đàn ong

  • Thread starter hathu-yeunongnghiep
  • Ngày gửi
Số là nhà em có cây xoài to. Từ trước giờ có 2 lần ong về ở (ong ruồi), nhưng ko được bao lâu thì tự chúng nó ăn hết mật rồi đi, chỉ còn lại cục sáp bé xíu. Sáng hôm qua, lại thấy 1 nhúm to bằng 2 bàn tay trên cái xà nhà (bằng sắt), em muốn giữ nó lại, ko cho đi nữa. Xin hỏi làm cách nào để giữ? Em tìm tài liệu thấy bảo bắt ong chúa châm cánh. Nhưng ko đơn giản, ai có thể chỉ giúp em chi tiết hơn ko ạ? Xin cám ơn.
 


Cách đây mấy năm, có một anh chàng người Mỹ ở chung với một đàn ong Mật .
Vốn đàn ong đó bay vào đậu trong nhà anh ta như Hà Thu đó.
Anh ta cứ để kệ như vậy, và dần dần đàn ong làm tầng lớn thêm ra ở trong
nhà . Nhà ở Mỹ mùa hè thì mát, mùa đông thì ấm, nên ong rất thích,
nhất là mùa đông bên ngoài có tuyết, thì cứ ở trong mà ăn Mật thôi .
Tôi có coi hình anh ta ngồi bên giường, cách một quãng rất gần là tổ
ong, nhưng tìm hoài trên Internet mà không thấy nữa .
*
Dù sao, anh ta cũng phải tắm rửa luôn mà không còn mùi xà bông, không
xức perfume (là chất hóa học có mùi, không phải hoa nhài, hoa bưởi,
hoa Lan, hay Hương Nhu như chị em ta ở ViệtNam đâu), không rượu bia
hay thuốc lá, thì ong mới chịu ở. Có lẽ Hà Thu có perfume nên nó chích.
*
Có thể chụp từ 5 yeads hay 5 mét, rồi Zoom lại cho rõ.
Nhiều máy ảnh có thể zoom lại gấp 3 lần, chất lượng ảnh chụp rất tốt.
*
Hihi, "chị em ta" ở Vietnam, sao Anhmytran biết là dùng perfume hương nhài, bưởi, Lan...? Anhmytran "ngửi" chưa mà biết? Nếu có, chắc phải ghi anh vô Guiness, mũi cực thính, có thể ngửi được mùi từ nửa vòng trái đất, hihi. Nhưng lạ nhỉ, ong thích hoa cơ mà? Có mùi hoa lại chích, sao ko dùng vòi hút nhỉ? Mà lúc đó chiều tối Hathu ở nhà làm gì xức nước hoa chi đâu ạ, chỉ có mùi hương táo còn lại hồi sáng thì có (hihi, tại Body lotion), đâu liên quan đến mùi kị của ong đâu nhỉ? Con ong khó tính thế.

Hathu như... vậy, thì không "chích' mới là lạ!
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> Hathu cám ơn bác Thuy_canh và các anh chỉ bảo tận tình, nhưng mà vẫn còn sợ chích, chỉ dám đứng xa xa thôi. Sao biết được người mình hoàn toàn ko có mùi? Để Hathu tính cách khác ạ, bắt con ong chúa cái đã, hihi. Chắc Hathu sẽ dùng cách của bác Thuy_canh, mang ống thuốc ra chỗ xa xa dụ "ẻm" vào. Hix, 1,2 hôm nữa mà bác và các anh ko thấy Hathu reply thì chắc là bị ong chích vô "mấy ngón còn lại", ko gõ bàn phím được rồi, nha bác. Hihi, Bác cho Hathu chút Luck được ko ạ?
 
Để chắc ăn là mình có mùi nước hoa hay không, thì phải cầu thầy "Bất Khả Bất Giới". Tên Thầy đã được ghi vào sử sách và được dạy tại các trường Đại-học trên toàn thế-giới. (Muốn biết thêm về Thầy, hathu tìm đọc Tiếu-Ngạo Giang-hồ của Kim-dung).
Trước năm 1975, tui đã say mê ong mật rồi. Mặc dù trên thế-giới có đến khoàng gần 20 loài ong biết thu-thập và trữ mật, nhưng nếu muốn nuôi để thu-hoạch số lượng cao và dời chỗ chạy theo mùa như nuôi vịt chạy đồng thì phải nuôi thùng, lợi-dụng đặc-tính sinh-hoạt và truyền giống của ong.
Ong nuôi thùng nếu số-lượng quá nhiều, nên di-chuyển luôn, để cho năng-xuất cao nhất. Chỉ tìm hiểu về chúng thôi, cũng đã mê. Nhưng không phải loài ong mật nào cũng nuôi cách nầy được. Theo tui biết (đó là sự hiểu biết của tui trước năm 1975, sau nầy chắc cũng không khác) thì chỉ có ong Âu-châu là thích-hợp nuôi công-nghệ theo kỹ-thuật nầy. Cao lắm là có được 3 giống. Nếu ổ ong mà hathu đang có là giống ong Âu-châu tách bầy, thì... khỏe! Bởi tất cả ong mật đều là ong... hoang. Hai giống mà tui nói là chúng sinh-sản mạnh (yếu-tố then chốt), to con hơn và ít hung-hăng.
Những ngày đó, tui làm quen với một công-ty nuôi ong, rồi mua mấy phiến sáp làm sẵn của họ về tập nuôi. Ông giống công-ty nầy nhập-cảng, nhập-cảng cả "sáp hướng-dẫn làm tổ". Miếng sáp nầy như miếng bánh phồng chưa nướng, được ép dẹp thành nhiều ô hình lục-giác. Tui mua về cũng bắt chước làm khung, căng dây kẽm, lấy Pin châm hai đầu cho dây nóng chảy sáp ngay chỗ tiếp-xúc và chìm vào miếng sáp. Tui năn-nỉ cách gì, người ta cũng không bán cho tui 1 bầy ong (có ong Chúa), nên tui phải nuôi ong Sắc (tức ong Ruồi) là ong địa-phương, nhỏ con hơn, hung-hăng hơn.
Nuôi trong thùng, mình biết ngay con ong Chúa đang ở khung nào. Lấy khung đó ra, thấy ngay bầy ong đang xúm-xít phò tá.
Đặc-điểm của ong mật là ong Thợ mỗi ngày phải liếm ong Chúa 1 cái, để "làm sạch sẽ" ong Chúa, vừa để, cái nầy mới quan-trọng : nhận từ ong Chúa 1 chút Enzyme. Đây là 1 diếu-tố đặc-biệt giữ cho các con ong Thợ lúc nào cũng là ong Thợ, ngày nào mà nó còn liếm ong Chúa.
Do bởi ong Chúa và ong Thợ về sinh-lý không khác gì nhau, nên khi vì lý-do gì đó mất ong Chúa, đàn ong sẽ tuyển ngay 1 con ong Thợ mới nở, thay vì cho ăn mật, đàn ong Thợ nuôi đặc-biệt con nầy bằng "sữa nuôi ong Chúa", và con nầy sẽ phát-triển thành ong Chúa. Đây là những điều tui học hỏi ngày trước, chưa có dịp thấy thực-tế.
Thân.
 
Để chắc ăn là mình có mùi nước hoa hay không, thì phải cầu thầy "Bất Khả Bất Giới". Tên Thầy đã được ghi vào sử sách và được dạy tại các trường Đại-học trên toàn thế-giới. (Muốn biết thêm về Thầy, hathu tìm đọc Tiếu-Ngạo Giang-hồ của Kim-dung).
Trước năm 1975, tui đã say mê ong mật rồi. Mặc dù trên thế-giới có đến khoàng gần 20 loài ong biết thu-thập và trữ mật, nhưng nếu muốn nuôi để thu-hoạch số lượng cao và dời chỗ chạy theo mùa như nuôi vịt chạy đồng thì phải nuôi thùng, lợi-dụng đặc-tính sinh-hoạt và truyền giống của ong.
Ong nuôi thùng nếu số-lượng quá nhiều, nên di-chuyển luôn, để cho năng-xuất cao nhất. Chỉ tìm hiểu về chúng thôi, cũng đã mê. Nhưng không phải loài ong mật nào cũng nuôi cách nầy được. Theo tui biết (đó là sự hiểu biết của tui trước năm 1975, sau nầy chắc cũng không khác) thì chỉ có ong Âu-châu là thích-hợp nuôi công-nghệ theo kỹ-thuật nầy. Cao lắm là có được 3 giống. Nếu ổ ong mà hathu đang có là giống ong Âu-châu tách bầy, thì... khỏe! Bởi tất cả ong mật đều là ong... hoang. Hai giống mà tui nói là chúng sinh-sản mạnh (yếu-tố then chốt), to con hơn và ít hung-hăng.
Những ngày đó, tui làm quen với một công-ty nuôi ong, rồi mua mấy phiến sáp làm sẵn của họ về tập nuôi. Ông giống công-ty nầy nhập-cảng, nhập-cảng cả "sáp hướng-dẫn làm tổ". Miếng sáp nầy như miếng bánh phồng chưa nướng, được ép dẹp thành nhiều ô hình lục-giác. Tui mua về cũng bắt chước làm khung, căng dây kẽm, lấy Pin châm hai đầu cho dây nóng chảy sáp ngay chỗ tiếp-xúc và chìm vào miếng sáp. Tui năn-nỉ cách gì, người ta cũng không bán cho tui 1 bầy ong (có ong Chúa), nên tui phải nuôi ong Sắc (tức ong Ruồi) là ong địa-phương, nhỏ con hơn, hung-hăng hơn.
Nuôi trong thùng, mình biết ngay con ong Chúa đang ở khung nào. Lấy khung đó ra, thấy ngay bầy ong đang xúm-xít phò tá.
Đặc-điểm của ong mật là ong Thợ mỗi ngày phải liếm ong Chúa 1 cái, để "làm sạch sẽ" ong Chúa, vừa để, cái nầy mới quan-trọng : nhận từ ong Chúa 1 chút Enzyme. Đây là 1 diếu-tố đặc-biệt giữ cho các con ong Thợ lúc nào cũng là ong Thợ, ngày nào mà nó còn liếm ong Chúa.
Do bởi ong Chúa và ong Thợ về sinh-lý không khác gì nhau, nên khi vì lý-do gì đó mất ong Chúa, đàn ong sẽ tuyển ngay 1 con ong Thợ mới nở, thay vì cho ăn mật, đàn ong Thợ nuôi đặc-biệt con nầy bằng "sữa nuôi ong Chúa", và con nầy sẽ phát-triển thành ong Chúa. Đây là những điều tui học hỏi ngày trước, chưa có dịp thấy thực-tế.
Thân.
Dạ cám ơn bác. Hathu sẽ lưu tâm về con ong này. Ít hôm xin nghỉ phép, Hathu đi xem thử 1 trại xem thế nào. Hi, chỉ cần có lý do để ngâm cú thì Hathu ko ngại bắt tay vào
 
Cám ơn Ledanghai. Hathu sáng nay có chụp hình tổ ong, nhưng còn sợ nên đứng xa, mai chắc nhờ đứa cháu chụp gần hơn.Xem file đính kèm 2956


Thấy sao là sao chú, Hathu thế này Xem file đính kèm 2957 mà con ong nó ko sợ. Nó còn chích, ko biết sao nó mới chừa Hathu ra

đàn ong đó nằn trong mái luôn à?bên trên có mái che hok vậy.nhớ lại gần chụp cho rõ nhé.hi dù có gồng hết sức cũng chẵng thể nào làm cho đàn ông sợ chứ nói gì đến đàn ong
 
đàn ong đó nằn trong mái luôn à?bên trên có mái che hok vậy.nhớ lại gần chụp cho rõ nhé.hi dù có gồng hết sức cũng chẵng thể nào làm cho đàn ông sợ chứ nói gì đến đàn ong
Đàn ong ko nằm trong mái, nó chỉ tụ lại trên cây sắt. Hôm bữa bị mưa, nước mưa từ mái ngói chảy thẳng xuống, tan tác cả, Hathu thương quá nên leo lên che cho nó cái tấm bạt nhựa, thế mà...nó cử lính ra chích. Vô ơn!!!!
 
Nghe mấy bác kể chuyện nuôi ong mà thấy ghiền. Hiện tại Sáu cũng đang tập nuôi ong, mới túm được một bầy từ ruộng về, thế mà bị thằng cháu làm cho chết hết, chỉ còn lại ong chúa và một ít ong thợ.
 

Để giữ được đàn ong ruồi thì ta phải bắt được ong chúa và nhốt vào rọ ong (ta có thể tự chế từ 1 chai nhựa nhỏ = ngón tay cái bịt đầu và đục nhiều lỗ = 1/2 con ong chúa để ong thợ có thể cho ong chúa ăn đc )rồi đem gắn vào 1 cành cây ngoài trời (địa điểm phải tránh được hướng bắc và hướng tây) có tán cây che phía trên hay là dùng bao bố che phía trên cũng được. Ong ruồi không thích sống trong thùng hay bọng cây. Nhốt ong chúa khoảng vài ba hôm đến 1 tuần nếu thấy ong thợ làm bánh sáp thì thả ong chúa ra cho ong chúa đẻ. Sau 6 tháng là có thể lấy mật đc. Khi lấy mật ta chỉ cắt phần trên của bánh sáp để lấy mật, phần còn lại dùng dây đồng cố định lại trên nhánh cây cũ. Nếu thấy đàn ong sinh sôi quá nhiều hoặc phía dưới bánh có đúc nhiều vụ ong chúa thì ta phải loại bỏ hoặc giữ lại 1-2 cái để chia đàn (chờ cho vụ ong đc bịt kín lại thì lấy ra bỏ vào rọ chờ ong chúa nở ra thì ta đem gắn vào nhánh cây khác và tách 1/2 ong thợ đem qua tổ mới có rọ chưa ong chúa mới nở). (ở nhà em vẫn đang nuôi 4 tổ ong ruồi như phương pháp trên). Mật ong ruồi bản địa của nước ta là loại mật rất quý và bổ, dùng để chữa nhiều bệnh và bồi bổ cho người già, trẻ em, và người bệnh rất tốt.Trên đây là kinh nghiệm nuôi ong ruồi bản địa của ông già nhà em có gì còn thiếu thì nhờ các bác bổ sung thêm.
 
Giống như bạn hải nói ở trang trước tôi ở miền nam (an giang)chưa từng thấy ai nuôi được ong ruồi.chỉ thấy dời ổ đi lại chổ này chổ kia cuối cùng ong vẩn bỏ đi khi phần trứng nở hết.như ban nói thì tôi thích lắm ko biết bạn có trải nghiệm chưa.nếu có bạn hướng dẩn kỷ tôi làm coi sao.cám ơn...
 
Giữ ong lại khi bị lấy cắp

chào cả nhà,
Nhân tiện bàn về chủ đề ong ruồi, nhà mình cũng có một tổ ong ruồi đậu trước cửa, do đóng cửa đi mình bị bọn trộm rinh mất nguyên tổ ong. Về mình thấy cũng còn một chút túm tụm lại, không biết nó còn ở đó nữa không và làm sao để cho nó ăn duy trì đàn ong trên cây, mình cảm ơn nhiều. Nghe nói nếu muốn ong ở lại hoài thì phải cắt phần già đi mà hỏng biết là phần nào già, nếu phần già ở gần gốc thì sao mà cắt được...hic hic
 
Mình thì hiểu như thế này , nếu mà giữ ong lại được thì chắc tất cả những người nuôi ong đều giàu có cả đó là 1 công việc nhàn rổi nữa , phương pháp thì cũng đạt hiểu quả bao nhiêu phần trăm thôi , chứ giữ ong mãi thì ko được rồi
 
haizzz... hathu-yeunongnghiep mẹo nhỏ xíu ah,,, muốn giữ đàn ong lại nuôi chơi cũng dễ thôi.

- Thứ nhất,, bạn đừng tác động tới bầy ong nhiều, để bấy ong thấy đây là nơn an toàn để xây tổ.

- Thứ hai,, bầy ong dù chỉ nghỉ chân cũng sẽ phải đi tìm hoa lấy mật ăn, nếu bầy ong thực sát địa hình nếu ở đó ít thức ăn bầy ong sẽ đi nơi khác, chắc chắn...!!

-Mẹo: bạn pha nước đường hơi đặc thôi, hoặc mật ong, dùng bình xịt phun sương lên bầy ong, đủ ướt thôi khoảng 1 lần 1 ngày vào buổi sáng, mà phun ít thôi nhá.,, bầy ong bị ướt cánh sẽ tự liếm hết cho khô cách để có thể bay được, nếu nước trên cánh là mật ngọt thì ong sẽ ăn mật đó, ăn no rồi, vì mật dư nên ong sẽ tự khắc đắp sáp để giữ lại số mật ăn dư dả cái này gọi là có của ăn của để nek' hj,,, tiếp đó bạn để một dĩa mật đường,mật mía đặc biệt là mật ong đặt gần tổ, ong sẽ tự khắc tha mật về tổ.

- Như vậy, đàn ong ko bị làm phiền, nguồn thức ăn lại thuận lợi,, mật dư, ong phải xây tổ để dự trữ,, chẳng có lý do nào để đàn ong đi nữa,,
- Còn muốn chuyển ong vào thùng thì bạn có thể chờ các cao thủ vào chỉ cho bạn rồi hj...!!
 
Last edited by a moderator:
ac cho e hỏi. nhà e có đàn ong mật làm tổ trên cậy. e nhờ người bắt vào thùng nuôi khi tối. ngày hom sau chỗ tổ lại rất nhiều ong. còn thùng nuôi cho ăn đầy đủ nhưng đc2 ngày cắn nhau chết và bỏ đi hết.huuu
 
Moi ngươi ơi ai giup minh vơi ....
Minh co nuoi 1ổ ong ý< lai> ,mà chuá bị hư mât́ hiêṇ tại minh ko bit́ dum̀ cach nao đê tạo chuá ...có ai có thể giup minh dc ko .... nếu ai có mủ chúa có thể bán cho minh dc ko minh rât cam ơn ..có gì liên hệ số diên thoai nay nhá 0966345153
 


Back
Top