Xin giúp đỡ kỹ thuật nuôi cá Chiên (cá Ké)

  • Thread starter nguoiyenbai
  • Ngày gửi
Em đang quan tâm và cần tìm tài liệu về kỹ thuật nuôi cá Chiên hay còn gọi là cá Ké. Ai có hay biết thì giúp em nhé. Em xin cám ơn.
- Đặc điểm về loài cá này.
- Lồng nuôi: chất liệu, kích thước,...
- Con giống.
- Thức ăn.
...
 


Đây là loại đặc sản của thôn Xạ Hương, xã Đông Thọ (Sơn Dương, Tuyên Quang).
Cá giống ở đây bán 150 ngàn đồng 1 con chi phí thức ăn 120 ngàn đồng để cá nặng 1 kg và giá cá 1 kg bán ra là 450ngàn đồng
Dường như cá này chỉ nuôi được ở sông Lô Xạ ,Hương nên làm sao có tài liệu !! chỉ có cách bác đến tận nơi quan sát mua cá giống thì người ta sẽ chỉ cho cách nuôi trong lồng

Bác đọc thêm bài dưới đây :

Nghề nuôi cá lồng ở Xạ Hương (Tuyên Quang)



Nguồn tin:
Báo Tuyên Quang, 03/06/2011
Ngày cập nhật trên web Việt Linh: 5/6/2011

“Cá chiên nấu mẻ sốt hồng/Thơm ngon vị đậm vừa lòng khách xa/Ai đến Xạ Hương nhớ dùm/Cá chiên đặc sản bên dòng Lô xanh” - Những câu thơ mộc mạc như hòa với tiếng sóng vỗ dập dềnh hai bên mạn những con thuyền của người dân nuôi cá lồng đặc sản ở thôn Xạ Hương, xã Đông Thọ (Sơn Dương, Tuyên Quang). Nuôi cá chiên lồng đang trở thành một nghề giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn ở đây và cá chiên Xạ Hương cũng trở thành một đặc sản nhiều người biết đến.

Từ đánh bắt cá tự nhiên đến nuôi cá

Ông Nguyễn Văn Quang giới thiệu về loài cá chiên đặc sản ở Xạ Hương.

Con thuyền nan chòng chành đưa tôi và trưởng thôn Trần Văn Chiến ra khu vực nuôi cá chiên lồng nằm trên sông Lô của ông Nguyễn Văn Quang, một trong những người hiện đang nuôi nhiều cá chiên lồng nhất trong thôn. Ông Quang dáng người mảnh khảnh, làn da sạm nắng của người quen với nắng gió trên sông nước. Ông Quang không nhận mình là “Vua cá lồng” ở Xạ Hương như nhiều người gọi. Ông kể: “Ba đời nhà tôi đã gắn bó với khúc sông này. Hồi đó, sông suối sẵn cá, gia đình tôi cũng như nhiều hộ khác chỉ biết hành nghề chài lưới, đánh bắt trên sông. Nào là quăng lưới, thả câu... vừa để phục vụ bữa ăn, vừa là kế sinh nhai qua ngày. Nguồn cá tự nhiên dần cạn kiệt, có khi hai đến ba ngày chẳng thu được mẻ nào”.

Khi nhắc đến việc đưa con cá chiên vào nuôi, ông Quang rất phấn khích kể rằng, chính con cá chiên đã làm thay đổi cuộc đời lam lũ của những người dân nhiều đời làm nghề chài lưới như ông. Bắt đầu từ năm 2004, người dân ở đây đã thực hiện việc đánh bắt cá làm giống để nuôi. Ban đầu là phong trào nuôi cá trắm, nhiều hộ nuôi hàng trăm con. Không có kỹ thuật, kinh nghiệm nên nhiều hộ thành trắng tay vì cá chết. Việc nuôi cá chiên lồng bắt đầu từ hình thức đánh bắt cá tự nhiên ở sông. Đánh bắt được cá chiên, các hộ ven sông làm lồng, đóng bè nuôi, thay cho việc dùng vào bữa ăn hay mang ra chợ bán. Hơn 20 năm lênh đênh trên sông nước, những hộ dân ở ven sông thuộc lòng từng khe lạch, chỗ nào nước nông, sâu, chỗ nước chảy xiết, chỗ nhiều ghềnh đá... Ông Quang là người đầu tiên đóng lồng, bè đưa cá chiên đánh bắt được ở sông vào nuôi. Cho đến nay trong thôn, hộ nào nằm ven sông Lô đều nuôi cá chiên.

Đi lên từ cá chiên

Trưởng thôn Trần Văn Chiến nói với tôi: “Trước kia làm nghề chài lưới, chúng tôi chỉ biết ngày ngày quăng lưới, thả câu. Đánh bắt được hay không phần nhiều do may rủi nên đời sống bà con cũng lênh đênh như những chiếc thuyền bè của họ”. Tôi bảo: “Bây giờ những ngôi nhà xây ở thôn anh có thua gì biệt thự trên thành phố!”. Anh vui vẻ: “Lát nữa đến khu của người nuôi cá chiên lồng mới nhiều nhà xây cao tầng”. Quả là vậy, những người dân nuôi cá chiên lồng ở đây đã làm cho bộ mặt của vùng quê heo hút rạng rỡ bởi những ngôi nhà xây mái bằng, cao tầng khang trang.

Nghề nuôi cá chiên lồng ở Xạ Hương mang lại lợi nhuận cao và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Theo ông Quang tính toán: “Nếu bắt được cá chiên mang vào nuôi trong lồng, khi bán ra được 450.000 đồng/1kg mà chi phí cho thức ăn chỉ mất 120.000 đồng. Nếu phải mua cá chiên giống với giá 150.000 đồng/con thì chúng tôi cũng vẫn có lời”. Ông Quang không nhớ mình đã xuất bán bao nhiêu lứa cá. Vì nuôi gối vụ nên quanh năm nhà ông có cá chiên xuất bán. Ông tự hào: “Bốn người con của tôi trưởng thành, trong đó có 2 đứa đi dạy học, một anh công tác trong quân đội cũng nhờ dòng sông này, nhờ những con cá chiên đấy cô ạ!”. Người con trai thứ tư của ông mới lấy vợ ít hôm đã được bàn giao ngay một lồng cá chiên để lập nghiệp.

Trong số các hộ làm nghề nuôi cá chiên lồng trên sông ở Xạ Hương thì hiện nay chỉ còn một hộ sống trên sông, còn lại đều đã có nhà xây. Ngôi nhà của vợ chồng anh Nguyễn Văn Tiến vừa là nơi ăn, ở của 4 nhân khẩu vừa là nơi phát triển nghề nuôi cá chiên lồng. Cũng như nhiều hộ khác ven sông, sau khi tay trắng vì cá trắm chết, vợ chồng anh đã coi con cá chiên là “đầu cơ nghiệp”. Mùa nước sông lên, vợ chồng anh lại thả câu đánh bắt cá chiên vì đó mới là mùa cá chiên về nhiều. Kinh nghiệm của nghề ngư là “sông trong nước lạnh” thì hiếm gặp được cá chiên.

Không có ruộng nên nghề nuôi cá chiên đã trở thành nghề chính giải quyết việc làm cho vợ chồng anh. Từ những chuyến tần tảo thả câu đêm, đến nay vợ chồng anh đã có gần 200 con cá chiên. Nghề nuôi cá chiên lồng trên sông đã giúp vợ chồng anh trang trải việc học hành của các con, thực hiện mơ ước có một ngôi nhà xây trên bờ. Thật mừng bởi trước khi đến nhà anh, chúng tôi được trưởng thôn cho biết, vợ chồng anh mới mua được một mảnh đất khá rộng. Âu cũng là kết quả của sự cần cù, chịu thương chịu khó của những người làm nghề nuôi cá chiên lồng như anh và cũng là tín hiệu khả quan về nghề nuôi cá chiên lồng với quy mô nhiều ở Xạ Hương.

Thương hiệu “Cá chiên Xạ Hương”

Sông Lô chảy qua địa phận xã Đông Thọ có chiều dài 4 km lại không có tàu khai thác cát, sỏi nên rất thuận lợi cho nghề nuôi cá lồng. Đồng chí Âu Văn Việt, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Thọ nói: “Tôi đã nhiều lần được giới thiệu về cá chiên ở Xạ Hương cho khách quý ở xa về đây. Nhiều người dân ở đây so sánh “gỗ nghiến dù không nằm trong bộ “tứ thiết” nhưng cũng quý không khác gì “đinh, lim, sến, táu” và cá chiên cũng vậy”. Ông Nguyễn Văn Quang, một người nuôi cá chiên, cho biết: “Hiện giờ những người nuôi cá chiên lồng chưa lo lắm về nguồn giống, còn có thể đánh bắt được và mua lại của những người chài lưới”. Tôi hỏi: “Vậy nếu mai kia, nguồn cá chiên tự nhiên không còn thì lấy gì nuôi?”. Ông Quang trầm tư, im lặng. Một thực tế là nguồn cá tự nhiên ngày một sụt giảm nghiêm trọng do đánh bắt tận diệt, do môi trường ô nhiễm. Ngay như nguồn thức ăn cho cá chiên chủ yếu là những loài cá vụn cũng ngày một ít đi, đắt lên. Theo anh Tiến, trước đây chỉ cần bỏ ra từ 10.000 đến 15.000 đồng là có 1 kg cá vụn các loại, nhưng giờ lên tới 25.000 đồng/kg. Cá giống và thức ăn nuôi cá chiên trở thành vấn đề mà người làm nghề nuôi cá lồng ở đây lo lắng.

Đồng chí Lý Kim Võ, Chủ tịch UBND xã Đông Thọ cho biết, hiện nay thôn Xạ Hương có 13 hộ nuôi cá chiên lồng trên sông Lô. Hộ nào cũng có từ 2 đến 3 lồng cá, mỗi lồng nuôi từ 80 đến 100 con. Mỗi lồng bình quân một năm cho thu từ 120 kg đến 150 kg cá. Cá chiên nuôi ở đây được rất nhiều chủ nhà hàng ăn uống ở xa đến mua làm món ăn đặc sản, người nuôi không phải lo đầu ra. Nghề nuôi cá chiên trên sông Lô, đã giải quyết được nhiều việc làm và giúp xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ. Để thương hiệu “Cá chiên Xạ Hương” có mặt nhiều hơn trong các nhà hàng trong và ngoài tỉnh, xã có chủ trương động viên, khuyến khích và tạo các điều kiện thuận lợi cho những hộ đầu tư nuôi cá. Cũng rất mong các cơ quan chức năng, nhất là ngành thủy sản chú ý cung cấp cho người dân nguồn cá giống ổn định, chất lượng để người nuôi cá không phải phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên, vốn đang cạn kiệt và không chắc chắn.

Cúc Phương

http://www.vietlinh.com.vn/lobby/aquaculture_news_show.asp?ID=12915
 
Không rõ cá chiên Tuyên Quang có khác thế nào, nhưng cá chiên
Sông Hồng có thể cũng cùng loại, vì Sông Lô cũng chảy nước vào
sông Hồng. Sau đây là hình cá chiên ở Hà Giang, chắc cùng loại:
*
URL]

*
Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/72/45/69/2178/Nuoi-thu-nghiem-ca-chien-long-o-Ha-Giang.aspx
*
Nửa thế kỷ trước tôi ở Sông Hồng. Mùa nước lũ về, là mùa săn bắt cá
Chiên. Đồ nghề chỉ là 1 cái nơm thôi. Nơi đánh bắt là cửa sông con chảy
ra sông cái. Chỗ này chỉ rộng bằng bể bơi thi thế vận hội thôi, tức là
chiều rộng vài ba chục mét, chiều dài chừng 5 chục mét. Cửa ra sông
cái thì lớn, đầu từ sông con ra có thể chỉ dăm bảy mét thôi. Độ sâu
chừng cạp quần. Cả mấy chục tay nơm đua nhau chụp nơm xuống nước.
Cá Chiên rất sẵn. Lâu lâu có người ngừng nơm, cúi mình thò tay vào khoắng
rồi lôi lên một con cá Chiên có thể mươi, mười lăm ký, màu xanh rêu nhợt,
có chỗ vàng như ở mang và hậu môn. Thịt nó nạc và ngon, giá bán khá mắc
và bán rất chạy. Cứ chụp mấy chục nhát nơm một giờ, và ngâm mình mấy
giờ dưới nước mà được 4 ký lô thì cũng gấp đôi đi làm công cả ngày rồi.
*
Trong sông còn có cá Bò cá Trê nữa, nhưng nhỏ hơn nhiều. Ngoài cửa biển
và ngoài biển thì có cá Thủ hay Sủ tuỳ theo giọng địa phương, thì cá Sủ
lớn hơn nhiều, nhưng thịt cũng rất ngon, bán cũng rất chạy. Nếu tôi không
lầm thì cá Chiên có thể lớn tới vài chục ký.
*
Trong bài báo, thì vấn đề gay go là con giống. Nước ta, chính phủ chưa bỏ
tiền ra làm phúc lợi nuôi giống cá và đặt luật cấm săn bắt cá chưa đủ vài ký
như ở Mỹ, nên có thể cá bị tuyệt diệt.
*
Xem thêm:
*
URL]

*
Nguồn: http://my.opera.com/dodoanhoang/blog/le-hoi-dua-ca-o-mau-due
*
Có tin nuôi được giống cá chiên Sông Hồng ở Yên Bái:
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/v...-xuat-thanh-cong-giong-nhan-tao-ca-chien.aspx
*
URL]

*

--------

IMG code đang on mà chẳng thấy hình đâu?
 
Last edited:
Không rõ cá chiên Tuyên Quang có khác thế nào, nhưng cá chiên
Sông Hồng có thể cũng cùng loại, vì Sông Lô cũng chảy nước vào
sông Hồng. Sau đây là hình cá chiên ở Hà Giang, chắc cùng loại:
*
URL]

*
Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/72/45/69/2178/Nuoi-thu-nghiem-ca-chien-long-o-Ha-Giang.aspx
*
Nửa thế kỷ trước tôi ở Sông Hồng. Mùa nước lũ về, là mùa săn bắt cá
Chiên. Đồ nghề chỉ là 1 cái nơm thôi. Nơi đánh bắt là cửa sông con chảy
ra sông cái. Chỗ này chỉ rộng bằng bể bơi thi thế vận hội thôi, tức là
chiều rộng vài ba chục mét, chiều dài chừng 5 chục mét. Cửa ra sông
cái thì lớn, đầu từ sông con ra có thể chỉ dăm bảy mét thôi. Độ sâu
chừng cạp quần. Cả mấy chục tay nơm đua nhau chụp nơm xuống nước.
Cá Chiên rất sẵn. Lâu lâu có người ngừng nơm, cúi mình thò tay vào khoắng
rồi lôi lên một con cá Chiên có thể mươi, mười lăm ký, màu xanh rêu nhợt,
có chỗ vàng như ở mang và hậu môn. Thịt nó nạc và ngon, giá bán khá mắc
và bán rất chạy. Cứ chụp mấy chục nhát nơm một giờ, và ngâm mình mấy
giờ dưới nước mà được 4 ký lô thì cũng gấp đôi đi làm công cả ngày rồi.
*
Trong sông còn có cá Bò cá Trê nữa, nhưng nhỏ hơn nhiều. Ngoài cửa biển
và ngoài biển thì có cá Thủ hay Sủ tuỳ theo giọng địa phương, thì cá Sủ
lớn hơn nhiều, nhưng thịt cũng rất ngon, bán cũng rất chạy. Nếu tôi không
lầm thì cá Chiên có thể lớn tới vài chục ký.
*
Trong bài báo, thì vấn đề gay go là con giống. Nước ta, chính phủ chưa bỏ
tiền ra làm phúc lợi nuôi giống cá và đặt luật cấm săn bắt cá chưa đủ vài ký
như ở Mỹ, nên có thể cá bị tuyệt diệt.
*
Xem thêm:
*
URL]

*
Nguồn: http://my.opera.com/dodoanhoang/blog/le-hoi-dua-ca-o-mau-due
*
Có tin nuôi được giống cá chiên Sông Hồng ở Yên Bái:
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/v...-xuat-thanh-cong-giong-nhan-tao-ca-chien.aspx
*
URL]

*

--------

IMG code đang on mà chẳng thấy hình đâu?
----------------
Cám ơn Bác anhmytran, em là người yb và cũng có biết đến việc nuôi được cá chiên tại đây nhưng chưa có điều kiện để tham quan và cũng như tìm hiểu kỹ hơn. Em muốn tìm hiểu trước 1 số thông tin về loài cá này, lục trong Agriviet mà cũng không thấy có bài nào nói rõ cả. Rất mong các bậc tiền bối đi trước có tài liệu hay kinh nghiệm thì chia sẻ cho em biết với, thank mọi người!!
 
Nuôi cá chiên trên sông Hồng


YBĐT - Những năm qua, nguồn lợi thuỷ sản đặc biệt là các loài cá quý hiếm đang có nguy cơ cạn kiệt, suy giảm nghiêm trọng, trong đó có loài cá chiên chủ yếu sinh sống tại khu vực sông Hồng.
70618_nuoi-ca.jpg
Anh Nguyễn Văn Tuấn giới thiệu sản phẩm cá chiên của gia đình.​

<tbody>
</tbody>
[FONT=times new roman, times, serif]Nhận thức rõ về nguồn lợi, cũng như giá trị kinh tế, giá trị môi trường, gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn - chị Nguyễn Thị Tuyết ở tổ 7 - phường Yên Ninh - thành phố Yên Bái tập trung công sức và các nguồn lực để phát triển nâng cao hiệu quả, giá trị kinh tế của loài cá chiên. Từ hiệu quả thực tế, mô hình nuôi cá chiên của anh Tuấn ngày càng phát triển và thu hút nhiều người học tập, làm theo. [/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn - chị Nguyễn Thị Tuyết ở tổ 7 - phường Yên Ninh - thành phố Yên Bái vốn có nhiều đời gắn bó với nghề chài lưới trên sông Hồng. Quá trình khai thác, anh Tuấn nhận thấy nguồn lợi thuỷ sản trên sông Hồng ngày càng cạn kiệt, nhất là những loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Cùng với sự khuyến khích của Nhà nước, gia đình anh Tuấn đã đầu tư nuôi cá lồng trên sông Hồng. Ban đầu, anh Tuấn chủ yếu nuôi thả các loại cá trắm, cá chép, nhưng giá trị kinh tế mang lại không cao. [/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Cùng với đó, anh Tuấn nhận thấy rằng loài cá chiên là đặc sản riêng có, phù hợp với môi trường sinh thái của dòng sông Hồng và cũng có giá trị kinh tế cao. Anh Tuấn tâm sự: "Trước đây, loài cá này rất sẵn trên sông Hồng, nhưng do nhiều người khai thác mà lại không có người nuôi dẫn đến nguồn cá ngày càng khan hiếm. Ngoài ra, cá chiên hiện được thị trường rất ưa chuộng, lượng cung không đủ cầu rất thuận lợi cho người chăn nuôi”. Đến tháng 5/2009, anh Tuấn bàn với gia đình quyết định chuyển hẳn sang chỉ nuôi cá chiên trên sông Hồng. Ban đầu, gia đình anh Tuấn thí điểm nuôi 1 lồng cá chiên với số lượng 80 con. [/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Để có nguồn con giống, anh Tuấn tổ chức thu mua, tuyển lựa từ các thuyền chài đánh bắt ngoài tự nhiên. Khi đã có được nguồn con giống tốt, anh tiến hành phân loại theo kích thước để thả nuôi vào các cỡ lồng phù hợp. Vị trí đặt lồng là những nơi có dòng chảy của sông Hồng lưu thông liên tục và sẵn có nguồn phù du sinh vật, thức ăn của cá chiên là các loại cá nhỏ, tép dầu đánh bắt từ hồ Thác Bà. [/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Sau 1 năm tận tâm chăm sóc, kết quả đã không phụ công người. Lồng cá chiên đầu tiên, gia đình anh Tuấn xuất bán được 85 con, với trọng lượng bình quân 1,8kg/ con, doanh thu đạt trên 61 triệu đồng, cho thu lãi trên 20 triệu đồng. Nhận thấy hiệu quả rõ rệt, gia đình anh Tuấn đã đầu tư, mở rộng quy mô chăn nuôi. Đến nay anh đã phát triển được 11 lồng cá chiên trên sông Hồng, năm 2010 gia đình xuất bán 2 lồng với tổng trọng lượng trên 300 kg. [/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Với thời giá hiện nay, anh Tuấn xuất bán tại nhà 1kg cá chiên có giá 400 nghìn đồng. Như vậy với 2 lồng cá xuất bán trong năm cho doanh thu trên 120 triệu đồng, trừ chi phí gia đình anh Tuấn lãi gần 50 triệu đồng. Tuy nhiên, đây là mô hình thả nuôi loài cá đặc sản, quý hiếm nhưng là tự phát, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm dân gian nên phần nào hạn chế hiệu quả sản xuất. Với hiệu quả kinh tế rõ rệt từ mô hình nuôi cá chiên của gia đình anh Tuấn - chị Tuyết đã động viên, khuyến khích nhiều hộ khác học tập, làm theo. Gia đình anh Tuấn hiện trực tiếp hỗ trợ giúp cho 6 hộ ở thành phố Yên Bái và các huyện Trấn Yên, Văn Yên thả nuôi được 10 lồng cá chiên trên sông Hồng. [/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Hộ ông Nguyễn Đăng Lộc là thương binh hạng 3/4 ở tổ 7, phường Yên Ninh - thành phố Yên Bái cũng là một trong những hộ được gia đình anh Tuấn giúp đỡ để phát triển thả nuôi cá chiên. Hiện gia đình ông Lộc đang thả nuôi 1 lồng cá chiên giống với gần 200 con. Đến tháng 3 năm 2011, gia đình ông Lộc sẽ tiếp tục thả nuôi thêm 1 lồng cá mới. [/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Ông Lộc tâm sự: “Gia đình tôi được sự động viên, giúp đỡ rất nhiều của gia đình anh Tuấn - chị Tuyết trong quá trình nuôi cá chiên trên sông Hồng, từ nguồn giống, kỹ thuật xây dựng lồng nuôi, quá trình chăm sóc. Tôi cũng nhận thấy giá trị kinh tế cao của việc nuôi cá chiên trên sông Hồng nên quyết tâm bám trụ, phát triển nghề này.” [/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Nhận thức rõ, ý nghĩa to lớn của việc bảo tồn, phát triển loài cá chiên trên sông Hồng, thành phố Yên Bái có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ để các hộ dân đầu tư phát triển mô hình sản xuất mới này. Bước đầu, thành phố Yên Bái đã hỗ trợ các hộ tham gia mô hình phát triển nuôi cá lồng với mức 3 triệu đồng chi phí cho đóng mới 1 lồng cá. Được biết, năm 2011 này, gia đình anh Tuấn, chị Tuyết phấn đấu đóng mới, thả nuôi thêm 4 lồng cá, nâng tổng số lồng cá chiên của gia đình lên 15 lồng. [/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Nguyễn Thanh Nghị[/FONT]
 
Em cũng đã tìm được 1 ít về kỹ thuật cơ bản, bác nào cần thì để lại mail em gửi qua cho, em thử đính kèm luôn lên đây cho tiện mà bị lỗi ko có upload file lên được.
Ai biết hay có kinh nghiệm nuôi loài cá này thì đưa lên để mọi người cùng tham khảo....Chúc các bác sức khỏe!
 
Em cũng đã tìm được 1 ít về kỹ thuật cơ bản, bác nào cần thì để lại mail em gửi qua cho, em thử đính kèm luôn lên đây cho tiện mà bị lỗi ko có upload file lên được.
Ai biết hay có kinh nghiệm nuôi loài cá này thì đưa lên để mọi người cùng tham khảo....Chúc các bác sức khỏe!

Bạn gửi cho mình vào địa chỉ này nhé: thanh8118@gmail.com
thanks.
 

Em cũng đã tìm được 1 ít về kỹ thuật cơ bản, bác nào cần thì để lại mail em gửi qua cho, em thử đính kèm luôn lên đây cho tiện mà bị lỗi ko có upload file lên được.
Ai biết hay có kinh nghiệm nuôi loài cá này thì đưa lên để mọi người cùng tham khảo....Chúc các bác sức khỏe!
Cho tôi xin ít tài liệu của bạn mail của tôi: quynhduong74@yahoo.com.vn. Xin cảm ơn
 
Nhà mình nuôi 7 lồng cá chiên khoảng 1000 con trọng lượng 2 đến 3 kg. Nhân bán thường phâm và giống cá liên hệ 01664198454
 
Em đang quan tâm và cần tìm tài liệu về kỹ thuật nuôi cá Chiên hay còn gọi là cá Ké. Ai có hay biết thì giúp em nhé. Em xin cám ơn.
- Đặc điểm về loài cá này.
- Lồng nuôi: chất liệu, kích thước,...
- Con giống.
- Thức ăn.
...
Anh ơi. Anh ở đâu yên bái. Em cũng ở yên bái và đang thích cá chiên. Hy vọng anh em mình có thể hợp tác.
Anh ơi. Anh ở đâu yên bái. Em cũng ở yên bái và đang thích cá chiên. Hy vọng anh em mình có thể hợp tác.
Địa chỉ. 098478484
 
Nhà mình nuôi 7 lồng cá chiên khoảng 1000 con trọng lượng 2 đến 3 kg. Nhân bán thường phâm và giống cá liên hệ 01664198454
Mình chuyển qua sđt 0936754767 ai có nhu cầu liên vào sđt này nhé
Anh ơi. Anh ở đâu yên bái. Em cũng ở yên bái và đang thích cá chiên. Hy vọng anh em mình có thể hợp tác.

Địa chỉ. 098478484
Nhà mình nuôi nhiều cá chiên lắm. Có thể qua học kinh nhiệm nuôi ở tuyên quang bạn nhé. 0936754767
 
Mình có giống cá chiên langchâm trachlâu ai có nhu cầu liên hệ sđt 0936754767 gap sáng
 
Last edited by a moderator:
Em cũng đã tìm được 1 ít về kỹ thuật cơ bản, bác nào cần thì để lại mail em gửi qua cho, em thử đính kèm luôn lên đây cho tiện mà bị lỗi ko có upload file lên được.
Ai biết hay có kinh nghiệm nuôi loài cá này thì đưa lên để mọi người cùng tham khảo....Chúc các bác sức khỏe!
bannibutime@gmail.com. c/o a trước nhé
 


Back
Top