Xin giúp đỡ trồng rau thủy canh

  • Thread starter tranlonghm1981
  • Ngày gửi
Mình trồng thử nghiệm vài chục chậu rau thủy canh, loại cải ngọt đuôi phụng. Loại này dễ nảy mầm nhưng sao khó trồng quá.
Mình trồng lên đc khoảng 2-3cm thì cây chết : thân cây ốm lại xong ngã ra chết; cây vẫn bình thường nhưng rìa lá chuyển sang màu tím tím cái là vài ngày sau cũng chết .
Xin hỏi nó bị làm sao ? Làm sao khắc phục cái này được ?
Xin cám ơn !
 



Một bồn cá đơn-giản:



Bồn lắng trên, nó hoạt-động như thế nầy:
Hình trên tui vẽ phát-đồ của hình dưới. Mời em xem!
Thân.




Em,
Nước bồn cá sau khi được:
- Lấy cặn trong bồn lắng,
- Đưa lên Lược Cơ-học,
- Rồi kế đó là Lược Sinh-học, thì nước thải nầy là nước chứa Nitrát là điều chúng ta mong, rễ cây hút ngay!
Trong máng của hệ-thống Thủy-canh như hình dưới đây, thì dung-dịch để rễ cây "ăn" cũng tương-tự như chu-trình hóa-đạm trong thiên-nhiên, thức ăn luôn có sẵn cho cây, nên chúng tăng-trưởng rất mạnh, và đồng-loạt! Nên, có thể nói:
- Hệ-thống Lược Cơ-học và Sinh-học chính là "Trái Tim" của toàn hệ-thống Aquaponics.
Vậy, khi chúng ta cần Cân Bằng hai hệ-thống Thủy-sản = Thủy-canh. Hì hì, nói là vậy, tui lại nghiêng về phần Thủy-sản, để được an-toàn.
Thân.
 


Con chào Bác Thủy Canh
Bác cho con hỏi Bác trồng thủy canh ở đây là thủy canh nước sâu phải không ạ?


Rồi đưa lên máng thủy-canh.
Tui cũng định nuôi bằng "Vèo" và hệ-thống thủy-canh trên bờ, theo tỷ-lệ 1 diện-tích bồn cá = 6 diện-tích cây thủy-canh.

Một bồn cá đơn-giản:


Hì hì, hệ-thống Aquaponics (Thủy-sản + Thủy-canh) của tui. Mời em xem:

Bồn lắng:

Đây là một kiểu bồn lắng, tui đã dùng qua:


Bồn lắng trên, nó hoạt-động như thế nầy:

Hệ-thống lọc Cơ-học và Sinh-học tui làm đơn-giản hơn. Dưới đây là hệ-thống lọc của Tây:
Bác Thủy Canh ơi, khi trồng quy mô lớn có thể dùng bể lắng kiểu này để lắng cặn cũng như làm trong nước mà không cần qua bể lọc sinh học ạ.
26087049531_b6a996fdb0_o.jpg
 
Last edited by a moderator:
Con chào Bác Thủy Canh
Bác cho con hỏi Bác trồng thủy canh ở đây là thủy canh nước sâu phải không ạ?


Bác Thủy Canh ơi, khi trồng quy mô lớn có thể dùng bể lắng kiểu này để lắng cặn cũng như làm trong nước mà không cần qua bể lọc sinh học ạ.
26087049531_b6a996fdb0_o.jpg
Hình nầy hay quá! Nhưng xin em nói thêm: Bể lắng nầy dùng cho hệ-thống Thủy-canh hay là Aquaponics? Tui cần biết lắm! Vậy xin em cho biết thêm. Tui cám ơn em nhiều lắm!
Hình dưới đây là tui trồng Cà và Dưa. Em xem, vì tui dùng phương-pháp Màng Dung-Dịch NFT, nên dung-dịch chỉ tráng dưới đáy máng mà thôi. Mời em xem:

Mỗi hàng Liếp bên Trái và Phải đều chảy vào một máng Thu-hồi. Mời em xem, nước rất ít khi chảy vào Bồn Thu-hồi, để được bơm lên Bồn Chánh ở trên cao:

Cuối Liếp, tức là cuối máng, nước rơi vào Máng Thu-hồi. Em xem, nước rất ít.


Rau đang cắt.

Em xem kỹ, ở đầu trên có 2 vòi nước nhỏ. Đó là vòi cung-cấp dung-dịch. Mời em xem:

Em xem: Kế bàn tay tui là có một cái vòi nhỏ, đó là vòi dung-dịch. Mời em xem:

Trên liếp, không bao giờ thiếu nước.

Nhìn kỹ mới thấy nước trên máng.

Liếp nầy đang cắt, liếp sau đang chờ.

Em xem kỹ thì thấy vòi tưới nhỏ xíu.

Rễ trên máng.

Nước trên liếp.

Nước trên liếp.

Rễ trên liếp. Em thấy, đây là lý-do cây trồng trên liếp không có đất, mà cây không bao giờ ngả nghiêng. Mời em xem! Thân.
 
Last edited:
Con chào bác Thủy Canh!

Bể lắng trên có thể áp dụng được cho mô hình aquaponic vì nước thải chứa nhiều thức ăn dư thừa cũng như phân cá ở dạng lơ lửng. Đây là mô hình lắng đứng được sử dụng trong xử lý nước thải ạ ở giai đoạn cuối để mục đích làm trong nước.
Trong đó, D là đường kính ống, Ống lắng có đường kính 0,25xD, chiều cao ống lắng là 2/3xD ạ.
Để lắng tốt thì thể tích bể lắng có thể lưu nước được trong 2 - 3 tiếng là nước trong vắt Bác ơi

26068799972_4e04e79025_o.jpg


Hiện tại con cũng đang trồng thử nghiệm thủy canh NFT trên ống bác ơi. hihi. Phương pháp của bác nhìn hiệu quả quá nè.
 
Last edited by a moderator:
Con chào bác Thủy Canh!

Bể lắng trên có thể áp dụng được cho mô hình aquaponic vì nước thải chứa nhiều thức ăn dư thừa cũng như phân cá ở dạng lơ lửng. Đây là mô hình lắng đứng được sử dụng trong xử lý nước thải ạ ở giai đoạn cuối để mục đích làm trong nước.
Trong đó, D là đường kính ống, Ống lắng có đường kính 0,25xD, chiều cao ống lắng là 2/3xD ạ.
Để lắng tốt thì thể tích bể lắng có thể lưu nước được trong 2 - 3 tiếng là nước trong vắt Bác ơi

26068799972_4e04e79025_o.jpg


Hiện tại con cũng đang trồng thử nghiệm thủy canh NFT trên ống bác ơi. hihi. Phương pháp của bác nhìn hiệu quả quá nè.
Em,
Bể lắng nầy là dùng lược cho thủy-canh. Khi dùng cho Aquaponics thì vẫn phải có thêm Lược Cơ-học và Lược Sinh-học đó em!
Thân.
 
Dạ con chào Bác
Em,
Bể lắng nầy là dùng lược cho thủy-canh. Khi dùng cho Aquaponics thì vẫn phải có thêm Lược Cơ-học và Lược Sinh-học đó em!
Thân.
Dạ con hiểu ý bác Thủy canh ạ.
Quá trình chuyển hóa Nitrat có thể diễn ra trong bể cá luôn bác mà kg cần áp dụng lọc sinh học ạ
 
Dạ con cũng mong bác giải đáp dùm con lý do thất bại được kg ạ.
Xong con sẽ giải thích ý con để bác hiểu ạ
Trong hệ-thống Aquaponics, thì "Trái Tim" của hệ-thống là sự thanh-lọc Nitrít ra khỏi bể cá. Vậy mà em coi thường khâu nầy. Tui nhắm mắt mà cũng có thể nói ngay, là em sẽ thất-bại!
Hì hì, nói cho vui! Vậy xin em xem lại.
Thân.
 
Em sẽ thất-bại!
Thân.

Dạ con giải thích ý con luôn để Bác hiểu ạ. Nếu có gì sai con nhờ bác góp ý dùm con luôn nghe Bác. Con cũng mong qua trao đổi để hiểu và học hỏi kinh nghiệm từ Bác

Quy trình chuyển hóa Amonia:
Cá thải amonia(NH4+)->Nitrosomonas,Nitrobacteries -> NO3- -> Cây hấp thụ
Trong mô hình lọc sinh học Bác vẽ ở trên thì có vật liệu lọc:
+ mút lọc dùng để lọc cặn
+ Trúc đập dập: giá thể bám dính để vi sinh bám vào.
+ Sục khí O2
Đây chính là quá trình xử lý hiếu khí để chuyển hóa Amonia thành NO3-
Trong bể cá mình cũng thực hiện được quá trình chuyển hóa này, miễn là có O2 và các vi khuẩn chuyển hóa.
Quy trình chuyển hóa Amonia thành Nitrat
1.Chuyển hóa Nitơ Amôniắc thành Nitrite dưới tác dụng của vi khuẩn Nitrosomonas
Nitơ Amôniắc + 1.5 O2 -> Nitrite + H2O + giảm độ kiềm
2. Chuyển hóa Nitrite thành Nitrate dưới tác dụng của vi khuẩn Nitrobacter
Nitrite + 0.5 O2 -> Nitrate
Trong hệ-thống Aquaponics, thì "Trái Tim" của hệ-thống là sự thanh-lọc Nitrít ra khỏi bể cá. Vậy mà em coi thường khâu nầy. Tui nhắm mắt mà cũng có thể nói ngay, là em sẽ thất-bại!
Hì hì, nói cho vui! Vậy xin em xem lại.
Thân.

Dạ con không dám coi thường quá trình chuyển hóa này ạ. Có lẽ con nói vắn tắt quá nên Bác chưa hiểu hết ý con. hihi
Trong hệ-thống Aquaponics, thì "Trái Tim" của hệ-thống là sự thanh-lọc Nitrít ra khỏi bể cá. Vậy mà em coi thường khâu nầy. Tui nhắm mắt mà cũng có thể nói ngay, là em sẽ thất-bại!
Hì hì, nói cho vui! Vậy xin em xem lại.
Thân.
Thêm vào đó, khi sử dụng mô hình lắng và lọc sinh học mình có thể cải tiến lại mô hình này theo phương pháp dòng chảy ngược khi đó mình vừa chuyển hóa được NH4+ -> NO3- vừa lọc trong nước luôn ạ.
 
Hì hì, vậy là em gan hơi tui! Tui nhát, nên tui làm như sau:
Tui phân ra 2 thứ nước trong bể:
1- Nước phần trên, gồm các thứ lơ-lửng, khiến nước không trong, tui cho chảy vô hệ-thống lọc Cơ-học và Sinh-học ngay.
2- Phần dưới đáy bể, gồm thức ăn còn nguyên và phân. Các thứ nầy được qua bể lắng rồi được chuyển lên hệ-thống lọc (ở phần 1). Tức là Cơ học lược các chất lợn-cợn rồi qua lọc Sinh-học.
Như vậy chuyện chuyển-hóa Nitrít, Nitrát xảy ra với sự hiện-diện hùng-hậu của ốc-xy trong bộ lọc nầy. Như vậy, cuối hệ-thống lọc (Cơ học và Sinh học) nầy sẽ cho ra Nitrít, chảy qua rễ của thủy-canh, rễ cây "ăn" ngay.
Còn em, em cho quá-trình đạm nầy xảy ra ngay trong bể. Em đi đường tắt phải không? Vậy xin em xét lại.
Thân.
 
Cháu chào Bác Thuy Canh!
Cháu đang muốn học tập trồng rau sạch bền vững. Hiện tại cháu chưa có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này. Cháu mạn phép xin ý kiến Bác có thể cho Cháu tham quan trang trại của Bác được không Bác? Mong tin Bác!
 
Hì hì, vậy là em gan hơi tui! Tui nhát, nên tui làm như sau:
Tui phân ra 2 thứ nước trong bể:
1- Nước phần trên, gồm các thứ lơ-lửng, khiến nước không trong, tui cho chảy vô hệ-thống lọc Cơ-học và Sinh-học ngay.
2- Phần dưới đáy bể, gồm thức ăn còn nguyên và phân. Các thứ nầy được qua bể lắng rồi được chuyển lên hệ-thống lọc (ở phần 1). Tức là Cơ học lược các chất lợn-cợn rồi qua lọc Sinh-học.
Như vậy chuyện chuyển-hóa Nitrít, Nitrát xảy ra với sự hiện-diện hùng-hậu của ốc-xy trong bộ lọc nầy. Như vậy, cuối hệ-thống lọc (Cơ học và Sinh học) nầy sẽ cho ra Nitrít, chảy qua rễ của thủy-canh, rễ cây "ăn" ngay.
Còn em, em cho quá-trình đạm nầy xảy ra ngay trong bể. Em đi đường tắt phải không? Vậy xin em xét lại.
Thân.

Dạ thưa bác Thủy Canh!

- Nếu xử lý Amonia trong bể cá, quá trình nuôi cấy vi sinh và khi vi sinh phát triển những bông bùn sẽ được hình thành và nó lơ lửng sau đó thì cũng phải lắng trong bằng bể lắng phía sau. Nếu không có bể lắng thì vi sinh sẽ trôi đi hết ạ. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là phải sục khí cho toàn bộ hồ cá, mà hồ cá lớn quá thì tốn năng lượng nhìu.
- Xử lý theo nguyên tắc Bác đưa: không phải là bác nhát đâu nè, hihi. Đúng hết trơn mà Bác. hì
- Đối với phương pháp dòng chảy ngược (kết hợp 2 trong 1 tiết kiệm diện tích và năng lượng):
+Nước thải đưa vào đỉnh bể xuống đáy, ở đáy vi sinh chuyển hóa amonia được cấy và khí O2 sẽ được sục để chuyển hóa Amonia thành NO3.
+Khi nước thải đi lên, sẽ gặp 1 lớp vật liệu lọc để giữ vi sinh và cặn ở lại. Nước qua lớp lọc này sẽ trong và tưới cho cây. Lâu lâu mình xả bùn ở đáy bể này, bùn này có thể đem bón cho cây trồng thổ canh.Mô hình này áp dụng cho quy mô nhỏ và công nghiệp đều được ạ!
Kính gởi bác Thủy Canh!
Bác ơi, bác cho con xin email được không ạ. nhiều khi con mún hỏi ý kiến hay nhờ bác tư vấn thì con gởi mail nhờ bác giúp sẽ tiện hơn
Con cảm ơn bác
 
Dạ thưa bác Thủy Canh!

- Nếu xử lý Amonia trong bể cá, quá trình nuôi cấy vi sinh và khi vi sinh phát triển những bông bùn sẽ được hình thành và nó lơ lửng sau đó thì cũng phải lắng trong bằng bể lắng phía sau. Nếu không có bể lắng thì vi sinh sẽ trôi đi hết ạ. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là phải sục khí cho toàn bộ hồ cá, mà hồ cá lớn quá thì tốn năng lượng nhìu.
- Xử lý theo nguyên tắc Bác đưa: không phải là bác nhát đâu nè, hihi. Đúng hết trơn mà Bác. hì
- Đối với phương pháp dòng chảy ngược (kết hợp 2 trong 1 tiết kiệm diện tích và năng lượng):
+Nước thải đưa vào đỉnh bể xuống đáy, ở đáy vi sinh chuyển hóa amonia được cấy và khí O2 sẽ được sục để chuyển hóa Amonia thành NO3.
+Khi nước thải đi lên, sẽ gặp 1 lớp vật liệu lọc để giữ vi sinh và cặn ở lại. Nước qua lớp lọc này sẽ trong và tưới cho cây. Lâu lâu mình xả bùn ở đáy bể này, bùn này có thể đem bón cho cây trồng thổ canh.Mô hình này áp dụng cho quy mô nhỏ và công nghiệp đều được ạ!
Tui đồng ý, là bất cứ chỗ nào trong hệ-thống Aquaponics cũng có thể là nơi vi-sinh bám vô: từ vòi ống, plastic làm liếp, bơm, thành bể... kể cả rễ đều được vi-sình bám vô, nhưng điều mà chúng ta cần là, sau khi cá bài-tiết ra Amonia, thì tui đã có kinh-nghiệm là, Ammonia và Nitrít cao quá, không đủ ốc-xy thì cá nổi đầu và nổ mắt luôn! Bởi không có lược và không được sục khí!
Vậy, tui kết-luận: Mục-tiêu chúng ta là làm sao nước lấy ra khỏi bể để lược, lọc các thứ, rồi cho rễ ăn Nitrát, sau đó trả lại bể cá sẽ là nước trong lành như ở như sông, ở suối. Nếu không làm được như vậy, thì mình biết chuyện gì liền. Phải không nào?
Thân.
 
Tui đồng ý, là bất cứ chỗ nào trong hệ-thống Aquaponics cũng có thể là nơi vi-sinh bám vô: từ vòi ống, plastic làm liếp, bơm, thành bể... kể cả rễ đều được vi-sình bám vô, nhưng điều mà chúng ta cần là, sau khi cá bài-tiết ra Amonia, thì tui đã có kinh-nghiệm là, Ammonia và Nitrít cao quá, không đủ ốc-xy thì cá nổi đầu và nổ mắt luôn! Bởi không có lược và không được sục khí!
Vậy, tui kết-luận: Mục-tiêu chúng ta là làm sao nước lấy ra khỏi bể để lược, lọc các thứ, rồi cho rễ ăn Nitrát, sau đó trả lại bể cá sẽ là nước trong lành như ở như sông, ở suối. Nếu không làm được như vậy, thì mình biết chuyện gì liền. Phải không nào?
Thân.
Dạ Bác Thủy Canh nói chính xác trăm phần trăm. Hi
 
Cháu chào Bác Thuy Canh!
Cháu đang muốn học tập trồng rau sạch bền vững. Hiện tại cháu chưa có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này. Cháu mạn phép xin ý kiến Bác có thể cho Cháu tham quan trang trại của Bác được không Bác? Mong tin Bác!
Bác Thuy Canh ở Úc mà phải ko bác ?
 
Tại ở VN, có nhiều bạn trồng vài trăm mét vuông rất thành-công!
Nhiều bạn trồng thủy-canh trong nhà kính ở ĐàLạt thành-công vô cùng. Nhưng hầu hết quý vị trồng thủy-canh trong nhà kính ở Miền Nam thì số thành-công rất ít, còn lại thì đã bỏ cuộc!
Vậy, sau hơn 20 năm tui đi đó đi đây ở VN, xem bà con trồng rau trong nhà kính, tui xin tự-tin kết-luận:
- Bà con nào trồng thủy-canh trong nhà kính mà giải-quyết được vấn-nạn "nhiệt-độ", thì thành-công!
Thân.

Con chào Bác
Con đã đọc nhiều bài của bác viết và hiểu ra nhiều về trồng rau thủy canh. Hôm nay đọc được câu này của bác con thấy đây là câu mà con suy nghĩ nhiều. Bác cho con hỏi là nếu làm nhà kính thì nhiệt độ có thể tùy thuộc vào từng loại cây trồng hay là nó có nhiệt độ chuẩn, và nếu nhiệt độ chuẩn trong nhà kính thì là bao nhiêu và độ ẩm trong nhà kính là bao nhiêu thì là môi trường tốt cho cây trồng thủy canh.
Con cám ơn bác Thuy-canh
 
Chú Trung,
Cháu thấy trong hình dưới, đoạn cuối liếp là tấm lưới cước thì phải, chú dùng lưới cước ở đó có tác dụng gì vậy?

26149593746_0a7b030fcd_o.jpg
 
Dạ Bác Thủy Canh nói chính xác trăm phần trăm. Hi
Tui rất khó tham-gia chia sẻ. Mỗi ngày tui chỉ được phép post lên vài bài thôi! Nên tui sẽ cố-gắng vài bữa nữa rồi tui sẽ chào tạm-biệt bà con. Xin bà con thông-cảm! Chúng ta sẽ trao đổi bằng Email vậy!
Xin bà con gởi cho tui trungthuycanh@mail.com
Thân.
Tui lại bị khóa! Chỉ gởi được bài nầy thôi!
Xin bà con thông-cảm!
*
Em,
Tui bị BQT khóa, nên tui không trả lời em được. Sau đó, tui có gởi cho em hhminh87@gmail.com nhưng không có hồi-âm.
Em, tui đã giải-quyết được vấn-nạn hiệu-ứng trong nhà kính và tui sẽ thực-hiện sớm tại VN khi thuận-tiện. Vì tui chỉ muốn chính tay tui làm, nên thời-gian bắt đầu tùy-thuộc vào sự phối-hợp ăn khớp với bạn-bè ở VN. Nhưng cũng không lâu đâu!
Em, vì tui sẽ rời Agriviet một thời-gian, nên chúng ta sẽ trao đổi bằng Email, em nhé! Email của tui là trungthuycanh@mail.com
Thân.
 
Last edited:


Back
Top