Xin học nghề nấu rượu gạo và rượu nếp

  • Thread starter cloud.trieu
  • Ngày gửi
Như tiêu đề . Em thật sự rất muốn học cách nấu rượu gạo và rượu nếp.
Bác nào dạy thì cho em theo học với ak. Em ở Hà Nội ak. EM có thể đi sang Bắc Ninh Bằng XE Bus ak
SỐ của em đây 0968882458. Hoặc liên hệ với em theo topic này hoặc email qgtxxl@gmail.com
Em cảm ơn các Bác đã đọc tin ạ.
 


bạn qua bắc ninh mình giúp.
đừng trả học phí bằng rượu là được.
cái này dễ thôi mà.
dainguyen.nhn@gmail
 
Mình lên miền núi thấy họ nói .... nấu 1,1-12 kg cơm ... mới được 1 lít rượu ... Ngô thì cao hơn ( 20 thì phải)...bán trên đó chỉ được 12000/lít 32 độ ... hầu như lãi ít ... coi như lấy phụ phẩm nuôi lợn ...Còn dưới xuôi mình nhiều nơi trộn sắn để nấu ... sắn lát phơi khô đem ủ rồi nấu ... giá sắn rẻ hơn giá gạo ... Rồi pha rượu gạo để lấy tí mùi ...

Có nơi sát gạo rồi mới nấu rượu ... như có nơi để nguyên cả vỏ trấu nấu chín,ủ,rồi nấu ... theo mình hiểu ... nấu rượu ko sát,có vỏ dễ bị ngộ độc ... vì rượu nấu từ nguyên liệu lên men nhiều xen lu lô khi ủ,chưng ,cất sẽ có formol,andehyt ... mấy cái này gây ngộ độc

Bản thân mình cũng từng dính ngộ độc rượu một lần ... Khi đó mấy anh em làm con lợn mường trên quê vợ ... có khoảng 20 người ăn ... mình uống ít nhất vì tửu kém ... khoảng 2 tiếng sau thấy đau đầu kinh khủng,nôn nao,choáng ... tưởng mình trình kém ... hóa ra có đến 7 -8 người kêu đau đầu ... ông lái xe taxi ..hôm sau về xuôi mệt đến nỗi ... vào quán ăn phở ko thèm ăn... chỉ kêu đau đầu

Cho đến mấy tháng trước vụ ngộ độc rượu 29 ... mình tìm hiểu và có lời khuyên cho bạn nếu đi theo nghề này ... nguyên liệu ủ để nấu... tuyệt đối loại bỏ các chất hữu cơ có nhiều xen lu lô,,,, thêm nữa ... khi chưng rượu đừng tham quá chưng cất lửa vừa phải,,,lửa to được nhiều rượu,nhưng có lẫn nhiều chất độc
 
Last edited by a moderator:
Nguyên liệu càng ngon thì rượu càng ngon.
Nguyện liệu càng dở thì rượu càng độc.
Rượu độc chết người không phải rượu nấu từ
thức ăn, mà là lấy ở nhà máy, làm bằng các
chất không ăn được. Thằng làm rượu này không
hiểu biết mới liều như thế. Ở Trung Quốc, ai
bán rượu uống chết người thì bị xử bắn, nhưng
ở Việt Nam thì chẳng có luật gì. Ai bị chết
vì rượu thì người ấy thiệt, không được đền bù.


Gạo nếp ngon, mới gặt, dù xay giã kỹ hay không
xay giã thì rượu vẫn tốt. Chỉ có khác là không
xay giã thì trong rượu có mùi cám rất ớn chứ
uống không độc.


Rượu uống bị nhức đầu, có thể là chất độc của
sắn. Rượu Ngô uống không ngon, nhưng cũng không
đến nỗi nhức đầu. Ngoài ra, có thể người nấu
rượu cho thuốc sâu vào để có cảm giác hắc hơn,
độ mạnh hơn. Rượu này uống vào có thể chết.


Nguyên liệu nấu rượu có xenlulô cũng không sao,
vì xenlulô không bị biến chất trong quá trình
làm rượu từ khâu lên men cho đến khâu cất rượu.
Không tin, bạn mua một lạng bông trong tiệm bán
thuốc hay của bác sỹ mà bỏ vào lên men, rồi nấu
rượu. Cuối cùng bạn lấy ra, rửa sạch, rồi cân lại
xem có bị hao hụt không? Theo môn hoá học dạy ở
trường phổ thông tôi học cách đây 50 năm, thì
xenlulô không hề hấn gì. Nếu chỉ còn 90 grams
thì có thể nó đã bị lên men 10 phần trăm rồi.


Rượu gạo tẻ bình thường thì 1 ký gạo nấu được 1
lít rượu 35 độ và một chai rượu loãng 1/5 lít.
Rượu nếp thì được 1 lít rượu ngon gần 40 độ.
Bạn cứ thế mà tính coi có lời không thì hãy học
nghề. Ngày xưa tôi nấu rượu thì không có lời,
mà chỉ được bỗng rượu nuôi lợn thôi. Bây giờ gạo
rẻ, rượu đắt, thì có thể có lời chăng?
*
 
bác Anhmytran nói quá chuẩn.
Khi nấu rượu mỗi mẻ nên bỏ 200-300ml rượu đầu vì nước rượu đầu tuy nặng và rất thơm nhưng rất nhiều độc tố axeton,phenon....
 
Những cách chế sau đây làm cho lượng methanol trong rượu tăng cao:
- Dùng nguyên liệu có lẫn bã (gỗ): Thường rượu được chưng cất từ gạo (tẻ, nếp) hoặc từ đường mía (dạng mật mía). Nếu tận dụng bã này hay dùng mật mía cặn chứa nhiều bã vụn (nhiều xenlulo) chế rượu thì hàm lượng sẽ rất cao.


- Chế từ loại cồn etylic kém chất lượng. Loại cồn có chất lượng kém này vốn có hàm lượng metanol aldehyt, aceton cao vượt tiêu chuẩn (ngửi thấy mùi khó chịu), nên khi pha ra rượu sẽ có nhiều metanol, aldehyt, aceton).

Nguồn: http://www.baobacgiang.com.vn/304/122687.bgo

Nguyên liệu nấu rượu có xenlulô cũng không sao,
vì xenlulô không bị biến chất trong quá trình
làm rượu từ khâu lên men cho đến khâu cất rượu.
Không tin, bạn mua một lạng bông trong tiệm bán
thuốc hay của bác sỹ mà bỏ vào lên men, rồi nấu
rượu. Cuối cùng bạn lấy ra, rửa sạch, rồi cân lại
xem có bị hao hụt không? Theo môn hoá học dạy ở
trường phổ thông tôi học cách đây 50 năm, thì
xenlulô không hề hấn gì. Nếu chỉ còn 90 grams
thì có thể nó đã bị lên men 10 phần trăm rồi.

Vậy cồn công nghiệp ... các loại xăng sinh học được điều chế từ rơm rạ,mùn cưa mà các nước trên thế giới đang khuyên dùng để thay thế xăng pha chì là gì vậy bác
 
Cồn công nghiệp xưa kia chưng cất gỗ mà ra. Cồn này chỉ
để đốt thôi, không thể uống được, vì rất độc. Cồn này cũng
không thể xài trong nhà thương, bôi lên da sát trùng được,
vì độc lắm. Nó chỉ để pha vào xăng để chạy máy xe.

Bây giờ người ta trồng ngô (bắp) rồi lên men làm cồn cũng
để chạy thay xăng, vì xăng dầu ngày càng lên giá. Cồn này
không làm để uống, nên cũng không bảo đảm uống vào thì
không bị độc mà chết.

Chúng ta chỉ nghe đồn láng máng, mà không biết rõ "cồn"
cụ thể là gì. Không biết nó ngoài chất Ethanol là chất rượu
ra còn có những chất gì khác nữa. Rượu chúng ta uống cũng
có chất rượu, nhưng còn rất nhiều chất khác thơm ngon, vì
chúng ở thức ăn ngon mà ra. Cồn công nghiệp người ta làm
cốt để lấy chất cháy, cho dù lẫn chất độc, nhưng cháy tốt
thì được rồi. Ai bảo mình cứ liều mà uống?

Nếu cứ nói cồn là cồn, thì rượu ngon rượu dở, rượu rẻ tiền,
rượu đắt tiền cho đại gia uống đều như nhau sao?

Dở cuốn Hoá Học Hữu Cơ trong trường phổ thông ra,
chương đầu tiên học về Mê Tan. Đó là chất hơi đốt do chất
xơ lên men mà ra. Đó cũng là nguyên lý làm hơi đốt bằng
cứt nguời và động vật. Cồn Methylen là chất này mà ra.
Nó chỉ có một gốc Carbon thôi.

Chương thứ hai thì học về Ethylen. Khác với Mê tan, thì
Êtan có 2 gốc Carbon. Chất này có ở đất đèn. Cồn của
Êtan thì là Ethylen, là rượu ta uống cho say.

Tôi học Hoá trường phổ thông năm 1965, chỉ nhớ được
có thế. Các bạn trẻ hơn, phải nhớ hơn tôi mới phải chứ?
Nếu không, các bạn cũng có thể đến trường học gần nhà
mà hỏi học sinh hay thày giáo. Tôi ở Mỹ thì làm sao đi hỏi
được thày, giở được sách?
*
i v
 

Tôi uống rượu Ngô vùng núi Việt Bắc rồi, nhưng Cồn nấu từ Ngô
để chạy xăng thì không được uống, vì không ai bán cả. Rượu gạo
của Trung Quốc cũng bán nhiều ở Mỹ, giá rẻ, trong các cửa tiệm
Tàu hay Việt, nhưng có chú thích "không để uống."

Phong tục mỗi nơi một khác. Ví dụ ở ta ăn tiết canh, nhưng ở Âu
Mỹ thì người ta ghê tởm, coi là ổ vi trùng truyền nhiễm. Bà con ta
nấu rượu Ngô để uống, nhưng Âu Mỹ nấu cồn từ Ngô chỉ để chạy
xe xăng thôi. Vì họ làm công nghiệp, có cho những chất gì vào để
năng suất cao, nhưng độc hại, thì không thể uống được.
*
 
Thánh chém chẳng biết đếch gì.
Cồn công nghiệp xưa kia chưng cất gỗ mà ra. Cồn này chỉ
để đốt thôi, không thể uống được, vì rất độc. Cồn này cũng
không thể xài trong nhà thương, bôi lên da sát trùng được,
vì độc lắm. Nó chỉ để pha vào xăng để chạy máy xe.

Bây giờ người ta trồng ngô (bắp) rồi lên men làm cồn cũng
để chạy thay xăng, vì xăng dầu ngày càng lên giá. Cồn này
không làm để uống, nên cũng không bảo đảm uống vào thì
không bị độc mà chết.

Chúng ta chỉ nghe đồn láng máng, mà không biết rõ "cồn"
cụ thể là gì. Không biết nó ngoài chất Ethanol là chất rượu
ra còn có những chất gì khác nữa. Rượu chúng ta uống cũng
có chất rượu, nhưng còn rất nhiều chất khác thơm ngon, vì
chúng ở thức ăn ngon mà ra. Cồn công nghiệp người ta làm
cốt để lấy chất cháy, cho dù lẫn chất độc, nhưng cháy tốt
thì được rồi. Ai bảo mình cứ liều mà uống?

Nếu cứ nói cồn là cồn, thì rượu ngon rượu dở, rượu rẻ tiền,
rượu đắt tiền cho đại gia uống đều như nhau sao?

Dở cuốn Hoá Học Hữu Cơ trong trường phổ thông ra,
chương đầu tiên học về Mê Tan. Đó là chất hơi đốt do chất
xơ lên men mà ra. Đó cũng là nguyên lý làm hơi đốt bằng
cứt nguời và động vật. Cồn Methylen là chất này mà ra.
Nó chỉ có một gốc Carbon thôi.

Chương thứ hai thì học về Ethylen. Khác với Mê tan, thì
Êtan có 2 gốc Carbon. Chất này có ở đất đèn. Cồn của
Êtan thì là Ethylen, là rượu ta uống cho say.

Tôi học Hoá trường phổ thông năm 1965, chỉ nhớ được
có thế. Các bạn trẻ hơn, phải nhớ hơn tôi mới phải chứ?
Nếu không, các bạn cũng có thể đến trường học gần nhà
mà hỏi học sinh hay thày giáo. Tôi ở Mỹ thì làm sao đi hỏi
được thày, giở được sách?
*
i v
Mình lên miền núi thấy họ nói .... nấu 1,1-12 kg cơm ... mới được 1 lít rượu ... Ngô thì cao hơn ( 20 thì phải)...bán trên đó chỉ được 12000/lít 32 độ ... hầu như lãi ít ... coi như lấy phụ phẩm nuôi lợn ...Còn dưới xuôi mình nhiều nơi trộn sắn để nấu ... sắn lát phơi khô đem ủ rồi nấu ... giá sắn rẻ hơn giá gạo ... Rồi pha rượu gạo để lấy tí mùi ...

Có nơi sát gạo rồi mới nấu rượu ... như có nơi để nguyên cả vỏ trấu nấu chín,ủ,rồi nấu ... theo mình hiểu ... nấu rượu ko sát,có vỏ dễ bị ngộ độc ... vì rượu nấu từ nguyên liệu lên men nhiều xen lu lô khi ủ,chưng ,cất sẽ có formol,andehyt ... mấy cái này gây ngộ độc

Bản thân mình cũng từng dính ngộ độc rượu một lần ... Khi đó mấy anh em làm con lợn mường trên quê vợ ... có khoảng 20 người ăn ... mình uống ít nhất vì tửu kém ... khoảng 2 tiếng sau thấy đau đầu kinh khủng,nôn nao,choáng ... tưởng mình trình kém ... hóa ra có đến 7 -8 người kêu đau đầu ... ông lái xe taxi ..hôm sau về xuôi mệt đến nỗi ... vào quán ăn phở ko thèm ăn... chỉ kêu đau đầu

Cho đến mấy tháng trước vụ ngộ độc rượu 29 ... mình tìm hiểu và có lời khuyên cho bạn nếu đi theo nghề này ... nguyên liệu ủ để nấu... tuyệt đối loại bỏ các chất hữu cơ có nhiều xen lu lô,,,, thêm nữa ... khi chưng rượu đừng tham quá chưng cất lửa vừa phải,,,lửa to được nhiều rượu,nhưng có lẫn nhiều chất độc
Thánh phán
 
Về lý thuyết thì nấu rượu và cồn như nhau -đều lên men, chưng cất..
Trên thực tế làm khác nhau nhiều - men để ủ hèm nấu rượu khác men nấu cồn.
Chỉ một bát gạo nấu được một bát cơm, một bát cháo và một bát nước chè như chuyện xưa - Qua đó thấy rõ : cùng là gạo mà nước, lửa, nhiệt độ khác nhau sẽ cho ra sản phẩm khác nhau.
Chủ top nên đi học nấu rượu cần hay hơn , trừ phi học nấu rượu để làm thuốc !
 
Mình đang có ý định nấu rượu. Ko biết 100kg gạo thì dc bao nhiêu lít bỗng để mua thùng ủ cho vừa. Và lúc trưng cất có 3 giai đoạn là thế nào ah. 3 loại rượu đấy có hòa lẫn vào nhau dc ko. Cảm ơn mọi người
 
Bài viết có nội dung tương tự


Back
Top