xin hỏi cách bứng cây núi về trông

  • Thread starter thaidesign
  • Ngày gửi
em muốn đào cây chổi trện(chổi xương) ở trên núi về trồng không biết có được không a,Nghe nói loại này rất khó sống.nếu được thì đào lúc nào và đào như thế nào.jup em với bởi vì em thấy mấy cây thuộc loại cổ thụ mà dáng bonsai tự nhiên rất đẹp.em chân thành cảm ơn trước
 


Hỏi Thăm

Anh ở khu vực nào vậy ? Núi nào mà có bonsai tự nhiên hay vậy anh:mad:
 
Bứng cây không khó...nếu bạn biết qui trình sinh thái của cây.. nói chung là bứng khi toàn bộ khối lá đã rất già, cũng là lúc cây chuẩn bị ra khối lá mới. giai đoạn này các thợ chuyên bứng cây gọi là thời kì cây đang ngủ..nếu bạn đang ở miền nam thì hầu như tất cả các cây bứng an toàn nhất là tháng 4 âm lịch tức là đầu mùa mưa...bứng không khó nhưng chăm sóc sau khi bứng để cây tái sinh khoẻ mạnh mới thật là khó đấy...
Bạn hãy nge lời tâm sự của một chuyên gia chuyên săn lùng và bứng Mai vàng trên núi : " ngay cả các thợ bứng mai giỏi nhất thì cứ 10 cây là có 2 cây chết ngay tại chỗ. 2 cây khác sống sìu sìu như người cao huyế áp..sau đó vài tháng cũng...chết...chỉ còn lại 6 cây là khỏe mạnh thôi ..."
 
the pác TH.THU co biết hay tưng thấy loại cây ni chưa,em nhin mà sướng lắm,em cung đưa được 2 cây về rùi nhưng biết la không sống nên chơi cây khô để bỏ bên cạnh non bộ,pác tìm hiểu giùm em về cây này va biết tên khoa hoc hay tên trên sách vở la gì để em tim hiểu xem.loại này chẳng thấy ai chơi ca,trông cung giống thông,tùng,phi lao ma.đôi lúc còn đẹp hơn nhiều.thank
 
tên của cây và hoa đều có tính địa phương..nên thực sự tôi không biết cây bạn đang đề cập tới là cây gì ! thì làm sao truy lùng thông tin về nó được!!
 

pac TH THU

thế pác cũng từng biết cây chổi xương (chổi trện) quét sân chứ.chính là cây mà mình đề cập đó.cây bây giờ mình đưa về đẫ tiêu rùi.đành chơi cây khô làm non bộ thôi.may mà trên đó còn có phong lan và rêu mọc nên cung đỡ tủi thân.thế ai biết nguôn gốc tên cho em biết với.thank
 
Có phải là cây này không ?
http://www.nguyenkynam.com/duoclieu/choiduc.htm

nếu đúng thì đó là một cây thuốc:

Bộ phận dùng: Toàn cây, trừ rễ - Herba Baeckeae.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc rất nhiều trên các đồi khô miền Trung Du, từ Hà Bắc, Quảng Ninh, Bắc Thái, Vĩnh Phú đến Thừa Thiên - Huế, Quang Nam - Ðà Nẵng, Phú Yên, thường mọc chung với Sim, Mua, Tràm, có khi mọc thành rừng. Thu hái cây lúc đang có hoa, phơi hoặc sấy khô. Có thể cắt lấy tinh dầu mà dùng.
Thành phần hoá học: Toàn cây chứa tinh dầu màu vàng nhạt, thơm gần như dầu khuynh diệp với tỷ lệ 0,5-0,7%. Ở nước ta, tinh dầu Chổi chứa 35% a- thuyon và a- pinen, 4% limonen, 15% cineol, 11% ylangen. Tuỳ xuất xứ mà thành phần có thể khác nhau.
Tính vị, tác dụng: Chổi có vị hơi cay, đắng, mùi thơm, tính ẩm; có tác dụng tán phong hàn, khai khiếu, giúp tiêu hoá, thông huyết mạch, sát khuẩn. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta thường dùng cây đốt xông khói hoặc nấu nước xông chữa cảm cúm, nhức đầu, đau bụng, vàng da, sởi. Còn dùng chữa chảy máu cam, lở ngứa, kém tiêu, ỉa ra máu, kinh nguyệt không đều. Liều dùng 8-16g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài sát trùng, chữa mụn nhọt, lở ngứa. Rượu Chổi dùng xoa bóp chữa thấp khớp. Hoa Chổi dùng làm thuốc điều kinh, ăn uống kém tiêu.
Ðơn thuốc:
1. Chữa phong thấp đau xương, đau bụng lạnh dạ, nôn, ỉa, dùng cành và hoa lá Chổi 20-40g sắc uống. Ngoài dùng dầu Chổi xoa bóp hoặc dùng cành lá Chổi để đốt xông hơi.
2. Chữa chân thũng sưng hay lở ngứa; nấu nước cây Chổi để ngâm rửa.
3. Chữa kinh bế hay chậm thấy kinh, dùng hoa Chổi, lá Móng tay, mỗi vị 40g; Nghệ đen; Ngải máu, mỗi vị 10-20g sắc uống. Cấm dùng cho người có thai.

trích từ google search
 
Last edited by a moderator:
ôi trời!!! thank pác TH.THU

đúng rồi bác a.biet được nguồn gốc mình sẽ chăm sóc được .em sẽ làm 1 bộ sưu tập.ai có biết cây này thì trao đổi kinh nghiệm với nha.vây. có lẽ đầu mùa mưa se đi bứng về trồng được nhỉ.nhưng không biết có sống được không mới là quan trọng.
 


Back
Top