Xin hỏi gà con nằm thế này có bình thường không ?

  • Thread starter Vietna
  • Ngày gửi
Tình hình là em đang tập nuôi gà. Vì chưa đủ điều kiện thực hiện kế hoạch chăn nuôi nên em mới mua về 20 con gà con để chăm với mục đích: Tập quan sát (Nhờ trời chúng lớn lên khỏe mạnh, mập mạp thì có để tẩm bổ). Hỏi thì người bán bảo là đàn gà này đã gần 1 tuần tuổi, không biết có đúng không, nhờ mọi người xem ảnh chỉ giúp. Mới đưa về, em đang để chúng trong thùng cac tông. Em cho nước chúng không uống, đem cơm vào chúng cũng không ngó luôn, chắc chúng chưa nhận biết được, mấy ngày trước chúng ăn cám cò thì phải. Chúng vẫn chạy nhảy và bới trấu rất khỏe, vừa bới loạc xoạc vừa kêu chíp chíp nghe vui tai lắm. Chỉ có điều, lúc nào chúng không làm ồn, quan sát thì thấy chúng nằm xấu như thế này, không biết là chúng có bị gì không ? Em mới tập nuôi, chưa biết gì, phiền các bác xem ảnh rồi chỉ bảo giúp. Cảm ơn mọi người nhiều !
Agriviet.Com-DSCF9694.JPG


Agriviet.Com-DSCF9696.JPG
 


em đã tìm hiểu loại cây này rồi nó chỉ có thể trữa bệnh cho người nhưng chưa thấy nó có thể giúp được ngành thú y dưới đây là thông tin em đã tìm hiểu được về cây này
[h=1]thầu dầu (đu đủ tía)[/h]Thầu dầu có tên khác là đu đủ dầu hay đu đủ tía thuộc họ Thầu dầu,cây nhỏ,thân mềm cao 3-4m vỏ thân xanh hoạc tía.Lá giống lá đu đủ,cuống lá dài,thường có màu tía.Hoa mọc ở ngọn thân hay nách lá.Quả kiểu 3 mảnh vỏ,vỏ quả già cứng nhiều gai sắc,khi quả chín sẽ tự nứt ra thành 3 ngăn,mỗi ngăn chứa 1 hạt.Hạt trông giống con ve chó,đầu hạt có 1 mồng,trong hạt chứa nội nhũ dầu,dầu có vị nhàn nhạt,buồn nôn.
Hạt của cây còn gọi là bí ma tử rất độc(ăn 10 hạt có thể gây chết người).
Dầu thầu dầu ép nguội không độc nhưng bã sau khi ép dầu rất độc.
dầu thầu dầu làm thuốc nhuận trường của trẻ em,phụ nữ có thai,bệnh nhân hậu phẫu và sản phụ.
 


em đã tìm hiểu loại cây này rồi nó chỉ có thể trữa bệnh cho người nhưng chưa thấy nó có thể giúp được ngành thú y dưới đây là thông tin em đã tìm hiểu được về cây này
Miêu tả thìa thấy khá giống cây nhà em trồng đó bác.Bác có hình không?Nếu có up lên đi bác.Em xem thử đúng không?
Nếu đúng thì nó không có tác dụng tăng đề kháng cho gà sao?2con gà "lão bà bà" nhà em chắc trùng hợp vậy thôi?????
" Hạt của cây còn gọi là bí ma tử rất độc(ăn 10 hạt có thể gây chết người).
Dầu thầu dầu ép nguội không độc nhưng bã sau khi ép dầu rất độc." <== gà nhà em hồi đó có ăn không mà sao không chết nhỉ:)
 
những thứ ở trên là em tìm trên mạng thì chưa thấy có tác dụng trong chăn nuôi
hôm nay em đi tìm cây này rất mệt nhưng chỉ thấy cây này em sẽ úp lên cho bác xem có phải không nhưng hình như cây này không phải hay xao á
Agriviet.Com-0106_064344.jpg

các bác ơi em up mấy lần nhưng không được không hiều tại xao

em đi hỏi khắp nhưng không ai biết về cây đu đủ tía mà người ta chỉ biết cây thầu dầu mà ngày xưa dùng để ép lấy dầu thắp cây này hình dáng rất giống cây đu đủ chứ khôn phải là đu đủ
 
Last edited:
Tôi chẳng thấy cây thầu dầu giống cây đu đủ ở chỗ nào cả.
*
200px-Ricinus_communis2.jpg

*
Nếu cây đu đủ còn non, thì thấp, và gà có thể ăn lá nó,
nhưng cây thầu dầu non có thấp đến đâu, gà cũng không ăn
lá đâu, vì hôi lắm.
*
Thầu dầu có cây còn xanh hơn cây này nữa, nhưng khi trồng
làm cảnh, thì người ta chỉ lấy giống cây có màu đỏ hay tím.
*
Ricinus_communis3.jpg

*
Ngãy xưa ở miền Bắc, cây thầu dầu mọc hoang, nhưng mấy chục
năm nay thì tuyệt giống, vì không có đất hoang nữa.
*
 
Tình hình là em đang tập nuôi gà. Vì chưa đủ điều kiện thực hiện kế hoạch chăn nuôi nên em mới mua về 20 con gà con để chăm với mục đích: Tập quan sát (Nhờ trời chúng lớn lên khỏe mạnh, mập mạp thì có để tẩm bổ). Hỏi thì người bán bảo là đàn gà này đã gần 1 tuần tuổi, không biết có đúng không, nhờ mọi người xem ảnh chỉ giúp. Mới đưa về, em đang để chúng trong thùng cac tông. Em cho nước chúng không uống, đem cơm vào chúng cũng không ngó luôn, chắc chúng chưa nhận biết được, mấy ngày trước chúng ăn cám cò thì phải. Chúng vẫn chạy nhảy và bới trấu rất khỏe, vừa bới loạc xoạc vừa kêu chíp chíp nghe vui tai lắm. Chỉ có điều, lúc nào chúng không làm ồn, quan sát thì thấy chúng nằm xấu như thế này, không biết là chúng có bị gì không ? Em mới tập nuôi, chưa biết gì, phiền các bác xem ảnh rồi chỉ bảo giúp. Cảm ơn mọi người nhiều !
Agriviet.Com-DSCF9694.JPG


Agriviet.Com-DSCF9696.JPG

Như vầy bác nhé. Làm ngay cho đàn gà 1 quây úm đi. đàn gà lạnh rồi đấy. Lấy thùng mì ăn liền khoảng chục cái gì đó. Bung ra hết rồi dùng nẹp tre nẹp lại thành vòng tròn. phía trên lấy manh bao che lại để bảo đảm nhiệt độ của bóng đèn tròn (loại 75w) ko bị tỏa ra xung quanh đi mất. Bác úm thêm như vậy khoảng 1 tuần nữa thì thả gà ra ngoài ko cần mở bóng đèn úm nữa. Mua 1 ít thức ăn nuôi gà công nghiệp về cho ăn giai đoạn này đi. khi gà được 1 tháng tuổi hãy cho ăn thức ăn "tận dụng".
Chúc bác dzui dze với đàn gà nhe!
 
Như vầy bác nhé. Làm ngay cho đàn gà 1 quây úm đi. đàn gà lạnh rồi đấy. Lấy thùng mì ăn liền khoảng chục cái gì đó. Bung ra hết rồi dùng nẹp tre nẹp lại thành vòng tròn. phía trên lấy manh bao che lại để bảo đảm nhiệt độ của bóng đèn tròn (loại 75w) ko bị tỏa ra xung quanh đi mất. Bác úm thêm như vậy khoảng 1 tuần nữa thì thả gà ra ngoài ko cần mở bóng đèn úm nữa. Mua 1 ít thức ăn nuôi gà công nghiệp về cho ăn giai đoạn này đi. khi gà được 1 tháng tuổi hãy cho ăn thức ăn "tận dụng".
Chúc bác dzui dze với đàn gà nhe!
Cảm ơn bác nhiều nhé !

Thông báo với mọi người hiện tại đàn gà của em đã có nhà mới rộng và ấm hơn, chúng khỏe mạnh và đang lớn lên thấy rõ. Em vẫn đang cho chúng ăn cám công nghiệp, một thời gian nữa sẽ tập cho chúng ăn thức ăn tận dụng và rau xanh.
Em có hỏi thêm một vài nhà người quen thì thấy họ cũng cho gà uống nước tỏi, ai cũng cho rằng kinh nghiệm này rất hay.
Ngoài ra em còn được chỉ cho cách đốt quả bồ kết và vỏ-mu con sam (là con vật sống thành từng cặp ở biển, con trưởng thành to bằng cái mũ bảo hiểm người lớn (xem ảnh), cho khói xông xung quanh chồng trại mỗi khi các nhà trong vùng có dịch gia cầm, làm như thế sẽ bảo vệ được đàn gà của mình. Không biết các bác đã ai làm thế chưa, mong mọi người chia sẻ !

Dưới đây là hình ảnh con sam
Agriviet.Com-ngư_dân_cầm_hai_con_sam.jpg


*

Agriviet.Com-sam.jpg
 
Last edited by a moderator:
Cảm ơn bác nhiều nhé !

Thông báo với mọi người hiện tại đàn gà của em đã có nhà mới rộng và ấm hơn, chúng khỏe mạnh và đang lớn lên thấy rõ. Em vẫn đang cho chúng ăn cám công nghiệp, một thời gian nữa sẽ tập cho chúng ăn thức ăn tận dụng và rau xanh.
Em có hỏi thêm một vài nhà người quen thì thấy họ cũng cho gà uống nước tỏi, ai cũng cho rằng kinh nghiệm này rất hay.
Ngoài ra em còn được chỉ cho cách đốt quả bồ kết và vỏ-mu con sam (là con vật sống thành từng cặp ở biển, con trưởng thành to bằng cái mũ bảo hiểm người lớn (xem ảnh), cho khói xông xung quanh chồng trại mỗi khi các nhà trong vùng có dịch gia cầm, làm như thế sẽ bảo vệ được đàn gà của mình. Không biết các bác đã ai làm thế chưa, mong mọi người chia sẻ !

Dưới đây là hình ảnh con sam
Agriviet.Com-ng%C6%B0_d%C3%A2n_c%E1%BA%A7m_hai_con_sam.jpg


*

Agriviet.Com-sam.jpg
đúng ra dùng tỏi và đốt quả bồ kết để phòng chống bệnh cúm là đúng vì người cũng dùng tỏi để chống cảm cúm và tác dụng của khói bồ kết là làm cho con gà rể thở phòng bệnh đường hô hấp rất tốt cái này em cũng đã đọc trên một tài liệu khác nó cách này rất hay đấy
 

những thứ ở trên là em tìm trên mạng thì chưa thấy có tác dụng trong chăn nuôi
hôm nay em đi tìm cây này rất mệt nhưng chỉ thấy cây này em sẽ úp lên cho bác xem có phải không nhưng hình như cây này không phải hay xao á
Agriviet.Com-0106_064344.jpg

các bác ơi em up mấy lần nhưng không được không hiều tại xao

em đi hỏi khắp nhưng không ai biết về cây đu đủ tía mà người ta chỉ biết cây thầu dầu mà ngày xưa dùng để ép lấy dầu thắp cây này hình dáng rất giống cây đu đủ chứ khôn phải là đu đủ

Hình như là nó đấy bác àh.lá giống.Bác xem no có gai trên thân không?Nếu có thì chính xác nó.
 
con gà thế nào rùi bác

con gà thế nào rùi bác? em thấy đàn gà đó đẹp, giống tốt, theo em được biết gà mà ngủ thẳng cổ ra như thế là gà khỏe mạnh.
 
Hình như là nó đấy bác àh.lá giống.Bác xem no có gai trên thân không?Nếu có thì chính xác nó.
Nếu đúng là cây này thì cũng không khó kiếm lắm, thường gặp ở các bờ rào, bãi bụi. Cây này thì chắc chắn không phải cây thầu dầu như hình bác anhmytran cung cấp (vì hình bác anhmytran đưa lên chắc chắn là hình cây thầu dầu rồi, rất khác với hình cây của dilenlamgiau). Để kiểm chứng xem có đúng nó giúp gà tránh bệnh hay không em sẽ tìm cây "đu đủ tía" này về trồng và cho gà ăn xem sao.
*
To ong thợ: Cảm ơn bác quan tâm, đàn gà hiện rất khỏe mạnh, lớn nhanh thấy rõ, chúng ăn uống rào rào và bới sàn cả ngày.
 
Nếu đúng là cây này thì cũng không khó kiếm lắm, thường gặp ở các bờ rào, bãi bụi. Cây này thì chắc chắn không phải cây thầu dầu như hình bác anhmytran cung cấp (vì hình bác anhmytran đưa lên chắc chắn là hình cây thầu dầu rồi, rất khác với hình cây của dilenlamgiau). Để kiểm chứng xem có đúng nó giúp gà tránh bệnh hay không em sẽ tìm cây "đu đủ tía" này về trồng và cho gà ăn xem sao.
*
To ong thợ: Cảm ơn bác quan tâm, đàn gà hiện rất khỏe mạnh, lớn nhanh thấy rõ, chúng ăn uống rào rào và bới sàn cả ngày.
khi nào bác tìm thấy thì hãy up hình cây đó lên lên cho mọi người biết rõ hơn về cây này như thế em cũng dễ tìm
 
Em chưa có thời gian đi tìm cây đó nhưng lang thang trên mạng thì tìm được bài này, đoán rằng cũng có tác dụng với gà và giống giống cây mọi người đang nói đến, cop dán lên đây để mọi người cho ý kiến.


Thầu dầu tía, cây thuốc của mọi nhà
25.02.2010 08:11

Thầu dầu tía trở thành cay thuốc thân thuộc với mọi nhà

<tbody>
</tbody>
Đi vào những thôn/bản ở Hữu Lũng, ai cũng dễ dàng bắt gặp một loại cây tuy không nhiều, không trồng đại trà nhưng hầu như nhà nào cũng có một vài cây trồng đâu đó ở bờ rào, trước cổng, đầu hồi nhà... hỏi ra mới biết đó là cây Slùng đeng (tiếng Nùng), tiếng phổ thông là cây thầu dầu tía (có nơi còn gọi là cây đu đủ tía, hay mạ puông sí - tiếng Dao).

Đây là loại cây nhỏ, cao 1 - 5m, thân rỗng, lá mọc so le, có cuống dài, chia 5 - 7 thùy, mép khía răng, quả nang có gai mềm chứa 3 hạt hình trứng hơi dẹt, màu nâu, bóng, có vân. Cây thầu dầu có loại trắng và loại tía, trong đó thầu dầu tía dùng có tính dược mạnh hơn.
Cây thuốc truyền đời cho sản phụ...
Theo lời người già kể lại, cây thuốc này được truyền từ đời này qua đời khác và dùng phổ biến trong nhiều gia đình ở vùng cao, nó trở nên quá đỗi quen thuộc, đến nỗi dù chưa một lần dùng làm thuốc nhưng cũng thấy nó xuất hiện cạnh nhà các gia đình vùng cao, thân thuộc như cây lúa, cây khoai, cây sắn vậy.
Theo kinh nghiệm truyền lại, sản phụ bị sót rau, rau không ra được lấy quả thầu dầu giã ra đắp vào gan bàn chân, ra được rồi thì phải đắp lại lên đầu để kéo lên. Đắp khoảng 15- 20 phút là rau ra. Khi đắp phải theo dõi thường xuyên và cẩn thận, thấy ra rồi phải bỏ ra ngay và lau rửa sạch gan bàn chân, nếu không có thể sẽ kéo ra cả ruột. Lưu ý là sau khi đắp vào gan bàn chân kéo rau ra thì phải đắp lại trên đỉnh đầu để kéo lại cho cơ thể được trở lại bình thường. Theo kinh nghiệm của bà Lương Thị Nga (dân tộc Nùng, thôn Phì Phà, xã Hoà Thắng, Hữu Lũng, Lạng Sơn)- một bà đỡ và làm thuốc nam tại nhà thì rất dễ để nhận biết sản phụ bị sót rau: “Sản phụ sinh xong thì sờ bụng dưới (dưới rốn) hoặc xem hai bên bẹn, thấy có quầng đỏ, tái xám thì có nghĩa là bị sót rau. Khi đó, nếu sản phụ đẻ con gái thì dùng 9 hạt, đẻ con trai dùng 7 hạt giã, chia đều đắp vào hai gan bàn chân sẽ kéo hết được rau sót ra”.






Theo một số tài liệu nghiên cứu, thầu dầu tên khoa học là Ricinus Communis, hạt thầu dầu chứa dầu béo gồm các glycerid như stearin, palmitin; một glycerid đặc biệt là ricinolein thủy phân cho acid ricinoleic; chất protein độc là ricin và alcaloid ricinin. Dầu ép từ hạt thầu dầu dùng để nhuận tràng, dùng liều 2 - 5ml, để tẩy liều 20 - 30ml. Hạt giã đắp vào bên bị liệt chữa méo miệng, xếch mắt.

<tbody>
</tbody>



Theo già Hoàng Văn Tài- (thầy thuốc nam uy tín tại xã Hoà Thắng, Hữu Lũng, Lạng Sơn), trước đây cách trở giao thông đi lại, các sản phụ đẻ ngay tại nhà chứ làm gì có trạm y tế hay bệnh viện. Chính vì thế cây thầu dầu không thể thiếu trong mỗi gia đình phòng khi cần tới, hạt thầu dầu tía là thứ cũng luôn được các bà đỡ mang theo. Đối với sản phụ, hạt thầu dầu tía không chỉ chữa những người bị sót rau, nó còn được dùng để chữa những ca khó đẻ, những trường hợp phụ nữ bị sa dạ con. Bài thuốc cho những sản phụ đẻ khó, hay những trường hợp phụ nữ bị sa dạ con rất đơn giản: “Dùng 15 hạt thầu dầu tía giã nhỏ (tốt nhất giã cùng vài lá thầu dầu), dùng giẻ buộc thuốc đã giã nhỏ vào hai bên gan bàn chân sản phụ sẽ đẻ dễ hơn, con ra dễ dàng hơn. Trong trường hợp bị sa dạ con, đắp thuốc này vào bụng dưới, dưới rốn dạ con sẽ dễ dàng được kéo trở lên vị trí cũ”.
Mặc dù giờ đây khi sinh nở các sản phụ thường được đưa tới trạm y tế, tới bệnh viện nhưng cây thầu dầu tía vẫn sống đời kề bên những ngôi nhà gỗ, nhà đất hay nhà xây của người miền núi và kinh nghiệm sử dụng cây thầu dầu tía để chữa sót rau, khó đẻ, sa tử cung cho phụ nữ luôn được truyền lại cho con cháu đời này qua đời khác.
Cây thuốc quý cần cho mọi nhà…



DSC04460%20(Medium).JPG


Thầu dầu tía xuất hiện cạnh nhà các gia đình vùng cao, thân thuộc như cây lúa, cây khoai, cây sắn vậy.

Chị Lương Thị Hằng khi sinh nở đứa con thứ hai bị sót rau, người tím tái và đã được cứu sống thần kỳ chỉ nhờ 9 quả thầu dầu tía giã nhỏ đắp vào gan bàn chân, bà Lương Thị Nga (dân tộc Nùng)- một bà đỡ và làm thuốc nam tại nhà nhớ lại trường hợp bà dì của mình đã được cứu sống bằng cây thuốc rất đỗi thân thuộc với bất cứ nhà nào ở vùng rừng núi này: cây thầu dầu tía.
Theo kinh nghiệm dân gian, không chỉ hạt thầu dầu dùng chữa trị cho sản phụ mà hạt, lá và rễ thầu dầu đều có thể sử dụng làm thuốc chữa nhiều bệnh thường gặp như: cảm, đau đầu do trúng gió; một số bệnh ngoài da như mẩn ngứa, ung nhọt, da viêm mủ, eczema..; gai, dằm đâm vào thịt; phong thấp, đau nhức khớp, đòn ngã sưng đau; động kinh, tâm thần phân liệt…




Về dược học, hạt thầu dầu được ép thành dầu để làm thuốc có tác dụng tẩy nhẹ, làm nhuận trường, thông tiện, trong các chứng táo bón của trẻ em hay phụ nữ có thai, bệnh nhân mổ và sản phụ. Theo một số tài liệu của GS. Đỗ Tất Lợi thì dầu thầu dầu không gây hiện tượng xót trong ruột, chỉ làm ruột non và ruột già co bóp nhiều hơn, mà không gây ảnh hưởng đến tiểu khung, bởi vậy được sử dụng cho phụ nữ đang mang thai là rất tốt để chống táo bón mà không gây ra nguy hiểm gì.

<tbody>
</tbody>

Để chữa đau đầu do trúng gió (cảm), lấy lá tươi cây thầu dầu tía giã đắp lên trán và 2 bên thái dương. Theo bà Lương Thị Nga, để chữa đau đầu do cảm một cách tốt nhất thì giã lá non thầu dầu tía và hoa đu đủ đực, xào lên trộn với nước tiểu đồng hoặc rượu đắp hai bên thái dương và trán sẽ khỏi đau. Nếu bị mẩn ngứa (ma mần ma tịt) thì lấy lá đun nước tắm là xuống.
Theo ông Hoàng Văn Việt- một thầy thuốc nam xã Hoà Thắng, ông đã dùng hạt thầu dầu tía chữa thành công nhiều ca méo mồm, méo miệng do trúng gió, liệt thần kinh mặt. Bài thuốc khá đơn giản: dùng khoảng 9 hạt thầu dầu tía, giã nát, đắp vào phía bên mặt đối diện với bên bị méo miệng khoảng 15- 20 phút, nhẹ thì dùng một lần, nặng thì dùng một vài lần sẽ khỏi.
Ngoài ra, nhiều thầy thuốc nam còn dùng rễ thầu dầu tía là vị thuốc chính trong bài thuốc chữa phong thấp đau nhức khớp, đòn ngã sưng đau, động kinh, tâm thần phân liệt… Những bài thuốc này cần được sử dụng bởi những thầy thuốc có kinh nghiệm.
Thầu dầu tía có thể dùng cả cho người, cả cho trâu, bò. Chữa sa tử cung và trực tràng ở trâu bò thì lấy hạt thầu dầu tía giã nát sau lấy đắp lên đầu. Theo kinh nghiệm của già Hoàng Văn Tài, con trâu, con bò khi đắp vào đỉnh đầu cho kéo lên phải lùa tay vào cửa mình, đè hai quả chèn ra thì mới kéo vào được. Hạt thầu dầu tía giã nhỏ theo một liều lượng nhất định có thể diệt dòi, giết bọ gậy.
Rõ ràng, khi mà cây thuốc nam đang hiếm hoi dần trên rừng ở Hữu Lũng và nhiều người đồng bào ở miền núi trọng dụng thuốc Tây thay vì cây thuốc nam thì việc lưu giữ và truyền lại những cây thuốc quý như cây thầu dầu tía rất có ý nghĩa.


CIRUM (Theo CIRUM)

<tbody>
</tbody>
http://cirum.org/modules.php?name=News&op=viewst&sid=154

<tbody>
</tbody>
 
cây mà bác nói có phải cây này không cây này thì rất khó tìm em tìm hoài nhưng không có lếu 10 năm trước thì nhiều nhà có như bây giờ thì mò kim đáy bể
 
Lúc trước mẹ em nuôi cũng cho gà uống tỏi như vậy.
Còn một điều này nữa.Đó là cây đu đủ tía.Hồi trước mẹ em bảo gà ăn lá+hoa+hạt của cây này thì khả năng miễn dịch rất cao.Lúc trước nhà em có trồng 2 cây trong khu vực thả gà,những con gà đó ăn cũng ít khi thấy bệnh.Sau khi bán đàn gà mẹ để lại 2 con mái để nuôi lấy trứng sau đó nuôi lúa gà khác thì cây đu đủ tía không hiểu sao chết và các đàn gà sau này nuôi đều bị dịch chết hết chỉ còn lại 2 con gà mái để lại đó(nghe kể lại là cũng 2-3 trận dịch chết sạch).2con đó còn sống đến bây giờ các bác ah.Thành lão bà bà hết rồi :))
Không biết cây đu đủ tía có công dụng như vậy thật không?Đã có tài liệu khoa học nào nói về nó chưa?
bác ạ cách đây trên dưới một tháng bố em tìm được cây thầu dầu và hái được rất nhiều hạt nhưng có một điều là em cho 5 con gà ăn hạt thầu dầu nhưng các mấy tiếng gà chết hết cả 5 con
em cũng không biết cây này có sức mạnh thần kì đó không
à lếu cho gà ăn là có gì tiến triển không hy vong có được tin mừng từ cây thầu đầu tía
 
1gr chất Ricin chiết xuất từ hạt thầu dầu có thể giết chết 36 nguời .
 


Back
Top