Xin hỏi vể cây Thiên Lý ?

Xin chào tất cả mọi người trong diễn đàn. qua diễn đàn và qua tìm hiểu tôi thấy trồng cây thiên lý lấy hoa rất có khả quan, cũng đã có những người thành công từ cây này. nhưng thực sự cũng chưa hiểu biết nhiều về loại cây này. hiện tại tôi đang ở khu vực nắng, gió nhiều và đất cát rất ít chất (Ninh Thuận). Nếu ai có kinh nghiệm về loại cây này có thể cho tôi biết rõ hơn được không, cây này phù hợp với khu vực này không. nếu như tôi đào hố rồi thay đất tốt vào trồng thì có khả thi không. xin mọi người tư vấn giúp.
 


Ôi giàn Thiên lý đã xa!
Thân chào bạn! Tôi rất thích cái nắng, cái gió, biển, cát, hải sản tươi ngon mà rẻ ở quê bạn và thích hoa Thiên lý nữa!
Thiên lý là cây ưa ẩm, ưa sáng, chịu rét kém, thích nơi nhiều nắng, gió. (sao mà ưa với thích nhiều thế o biết?!)

Trồng ngoài đồng, bãi:

Chọn đất pha cát, nơi dễ tưới, tiêu nước. Xung quanh không có cây to, núi cao che khuất. Lên luống cao 40cm, mặt rộng 40cm. Cách 3 mét bổ 1 hốc 20 x 30cm; cho phân chuồng hoai mục lót dưới. Khi cây ươm đã leo cao khoảng 50 - 60cm đem ra trồng. Mỗi gốc Thiên lý cần có diện tích giàn khoảng 10 - 12m2 (giàn hơi nghiêng kiểu nhà 2 mái, trục nóc Bắc Nam).

Trồng trong gia đình :

- Nơi hiếm đất, nhà ở đô thị, tối thiểu phải xây bồn cao 30cm, trong lòng rộng 30cm, dài 100cm. Đào sâu xuống đất 50cm, bốc đất lên, xếp xuống đáy 1 lớp vỏ Dừa (đã lấy nước uống), cứ 1 lớp xơ Dừa lấp 1 lớp đất 10cm (để dễ thoát nước và tạo phân bón cây sau này) rồi trồng bầu Thiên lý đã phát triển thành cây (dây Thiên lý dài 50cm), lấp đất kín bầu (vừa bằng mặt đất, cách thành bồn 30cm).
...
Sâu bệnh hại và cách diệt trừ:
Rệp là nguy hiểm nhất. Nếu không tiêu diệt kịp thời, không bao giờ được ăn hoa Thiên lý. Phải kiểm tra hàng ngày từ lúc bắt đầu có lá, giết ngay bằng tay, nếu nhiều phải dùng chổi lông (chổi cạo râu hoặc chổi quét sơn tốt) quét rệp vào tờ bìa cứng rồi đốt cháy rệp. Khi có nụ phải kiểm tra xem rệp có chui vào kẽ chùm nụ hay không, nếu có thì dùng tăm nhọn đẩy rệp ra giết.

Nấm đen (họ bạch phấn) như muội nồi nên thường gọi là muội, phát triển trên lá và dây; chỗ có nhiều lớp lá thường có nấm đen. Nó làm cho cây chảy nhựa và suy yếu (thường phát triển vào mùa hoa, từ tháng 7 trở đi), diệt bằng cách không để lá dày nhiều lớp, hái bớt lá non để ăn, lá già để làm phân. Nếu thấy muội đen, hái toàn bộ lá có muội rắc vôi bột vào đem chôn. Pha nước vôi quét vào dây có muội.
...

Từ những điều trên tôi tự cho rằng đất quê bạn có thể trồng được Thiên lý nhưng sẽ gặp những thuận lợi và khó khăn sau
Thuận lợi:
- Có cái nắng, có cái gió ...
- Có thể trồng được trên cát (trồng như cách trồng trong gia đình...)
Khó khăn:
- Rất vất vả khi ổn định độ ẩm ở mức yêu cầu vì KKhí ở đó rất khô.
- Địch hại chính là con Rệp, đây là đối tượng địch hại rất đáng sợ vì rất khó trị (trừ khi bạn có đủ tgian và kiên nhẫn để mò mẫm bắt từng con trên cái giàn vài trăm M2 nhé)
Xin nhắn đôi điều ngắn gọn đế bạn cân nhắc nhé, thân chào!
 
Cảm ơn bạn banmatchodat đã chia sẻ kinh nghiệm của mình, cũng như tình cảm của bạn với cây thiên lý. mình sẽ cố gắng tìm hiểu thêm về loài cây này, bước đầu có lẽ nên tìm giống và trồng thử xem thế nào. nếu được thì có thể sẽ nhân rộng ra. cảm ơn bạn đã tiếp thêm động lực để tôi tiếp tục cái điều mà tôi muốn. chúc bạn, gia đình sức khỏe và hạnh phúc.
 
Thuân lợi và khó khăn thì mấy bác trên đã nói rồi em cũng chưa có kinh nghiệm j nhiều về cây này
Chỉ biết là nhà nào mà trồng thiên lý thì sáng tối sướng thôi rồi, làn gió nhẹ thổi qua đưa hương hoa thiên lý vào nhà thì sảng khoái hết cả con người.
Thiết nghĩ nếu trồng để kinh doanh hàng hóa làm giàu từ nó thì hơi khó nhưng nếu trồng vừa vừa khoảng 10-20m2 cho ông bà or bố mẹ trung tuổi ở nhà chăm sóc vừa ăn, thừa thì đi bán tại chợ quê cho có công có việc lại có thêm thu nhập cũng hay hay. Vì hoa thiên lý thuộc hàng rau cao cấp ý chứ nhỉ? :lol:
Đôi điều chia sẻ!
 
rônói chung là bạn đào hố rồi bỏ 1 lớp phân chuồng ủ oai ròi cho cây xuống, làm giàn cho nó leo lên nó thân dây mà, sau đó cứ tới mùa nó có bông thì cứ bón phân thôi, mà nhớ bón phân thì đào ngay gốc bón xuống nha.
 


Back
Top