Hỏi đáp xin hỏi về gà lai chọi

  • Thread starter phungnguyendiep
  • Ngày gửi
Cháu ( em ) đang muốn nhân giống ít gà lai chọi (nòi). Hiện ở nhà đang có mái ta,mái lương phượng lai ta,trống chọi thuần. Muốn ra con giống có mào,lông,chân cao giống gà chọi bố thì phải cho lai như thế nào ạ? Mong mọi người tư vấn giúp,cảm ơn mọi người nhiều ạ. À quên con lai nuôi hướng thịt ạ
 


f1: bố chọi x mẹ lương phượng lai. chọn con giống có gen trội cho lai. f2:bố chọi x mẹ là con lai f1 gen trội. lấy con lai này nuôi hướng thịt.
 
f1: bố chọi x mẹ lương phượng lai. chọn con giống có gen trội cho lai. f2:bố chọi x mẹ là con lai f1 gen trội. lấy con lai này nuôi hướng thịt.
Cảm ơn anh,gen trội mà anh nói là con to khỏe hay có dáng giống dabgs gà chọi vậy ạ?con mà anh nói để nuôi hướng thịt có nhiều lông giống gà lai nòi bến tre ko ạ?nhìn gà bến tre mà thích hehe
 
Cháu ( em ) đang muốn nhân giống ít gà lai chọi (nòi). Hiện ở nhà đang có mái ta,mái lương phượng lai ta,trống chọi thuần. Muốn ra con giống có mào,lông,chân cao giống gà chọi bố thì phải cho lai như thế nào ạ? Mong mọi người tư vấn giúp,cảm ơn mọi người nhiều ạ. À quên con lai nuôi hướng thịt ạ
tôi thấy anh nên dùng mái nòi lai với trống lương phg vì mẹ nòi sẽ có những yêu cầu trên cộng thêm gà lớn nhanh do di truyền từ cha chỉ cần f1 là được ,nhưng bạn cần tuyển chọn gà mái nuôi con giỏi (thường gà nòi nuôi con hơi dở) chúc bạn thành công
 
Cảm ơn mọi người,thật sự là phân vân quá,ko biết là theo ai đây,hix
 
các bác hiểu chưa hết về lai giống rồi.
về lý thyết thì theo định luật Menden khi lai hai giống thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng thì thế hệ f1 chỉ biểu hiện một tính trạng trội. đúng là như vậy cả trong phòng thí nghiệm và thực tế. nhưng vấn đề là một con vật thì có cả một"bộ gen" và nên có thể gen này trội và gen kia lặn. hơn nữa "thuần chủng" thì hơi khó. Như vậy một con bố với một đàn mẹ thì có thể con mẹ này so với con bố là " trội" còn con khác là "lặn"...cơ bản rất nhiều vấn đề nên để cho mấy ông khoa học.
cũng từ định luật này nên khẳng định các cụ nói "chó giống cha, gà giống mẹ thì không đúng"
nếu áp dụng lai lấy con cần to cao thì bạn cứ cho trống nòi cao to lai với gà mái hướng thịt mà bạn thích nghĩa là chọn mái càng cao to càng tốt.
 
Bạn dainguyen nói đúng.

Như vậy có nghĩa là không có cách nào lai được
ra con như mình muốn. Trong thực nghiệm hàng
trăm con lai, may ra mới có con được một vài
tính trội mình mong muốn.

Trong thực tế đời sống, ngựa đua và bồ câu đua
tốt rất đắt, trị giá hàng triệu đôla. Thế nhưng
các con của chúng, hàng trăm coi, mới có một
con được vô địch. Những con vô địch khác, lại
là con cháu mấy đời. Mà các con vô địch, thì
chỉ vô địch ở kết quả đua, chứ không vì bề ngoài
thân thể có di truyền của con vô địch.

Các giống trên thế giới như Gà, Bò, Cừu, Chó,
thì đều trải qua lai tạo nhiều đời và nhiều cá
thể. Chỉ có một chủ có một đàn gà, thì không thể
nào tạo được giống mới, nếu bạn không để dành ra
vài tỷ, kiên trì lai mấy chục đời gà, lúc nào cũng
luôn luôn giữ lại mấy chục đôi làm giống.

Việt Nam ta có vua chim công. Báo chí nói cậu ta
tạo ra được giống công ngũ sắc thì chỉ là một câu
nói liều, thể hiện sự kém hiểu biết. Con công ngũ
sắc là một con công bình thường, cũng như gà hoa
mơ, gà cánh tiên, gà lông đỏ, gà ô, gà nhạn. Công
hoang ở Mỹ (do người mang từ Ấn Độ, Trung Quốc vào
nuôi rồi thả hoang) có vài ba chục màu lông khác
nhau, chẳng ai lai tạo cả. Cũng như người Việt,
có người mũi cao, mũi tẹt, tóc đen, tóc nâu, da
trắng nõn, da ngăm đen, đều là người Việt thuần
từ bao đời nay. Mua công Mỹ về chục cặp mà nuôi,
sẽ đẻ ra mấy chục bộ màu lông khác nhau.
 

Cảm ơn anh,gen trội mà anh nói là con to khỏe hay có dáng giống dabgs gà chọi vậy ạ?con mà anh nói để nuôi hướng thịt có nhiều lông giống gà lai nòi bến tre ko ạ?nhìn gà bến tre mà thích hehe
Muốn ra con giống có mào,lông,chân cao giống gà chọi bố thì phải cho lai như thế nào ạ? bạn đang muốn có con giống gà bố thì phải lấy gen trội của gà bố
 
k hiểu gà chọi bạn nói ở đây là gà chọi đá đòn hay đá cựa tròn miền nam.lấy ví dụ nha ban:1 là gà chọi đá đòn thường cao to chân lớn và thường lông thì thưa thớt nếu bạn lai với gà mái có lông nhiều,đặt lông lông bản nhuyễn thì may ra bạn có được 4/10 con gà giống mẹ cò 6/10 còn lại thì hình thể giống mẹ 60% nhưng về hình lông thì giống cha đến 70%,đang là thế hệ f1 nếu bạn tiếp tục lai như vậy thì đời f2,về hình lông sẻ lại giống cha nhiều hơn nửa,đang bàn về gà hướng thịt nên bạn đừng wá chú trọng về hình lông làm gj wan trọng là bạn phải chọn cá thể tốt của f1 cho lai tiếp với cá thể f3 nếu thế hệ này cá thể mái đạt trọng lương yêu cầu sau 5tháng nuôi theo hướng bán công nghiệp thì bạn đã thành công rồi đó,còn bạn muốn gà có hình lông đẹp thì chọn gà cựa tròn miền nam mà lai,củng có nhiều ưu điểm nhưng chậm lớn hơn gà lương phượng hay những giống gà bạn nói ở trên,đó là mình nói về ví dụ 2 nếu là gà cựa tròn miền nam.lai tạo k khó mà củng k hề dễ nhiều khi bạn chăm bẵm cho gà trống đạp gà mái trên tay bạn mà chưa chắt đã ra được cá thể vượt trội nếu có cũng chỉ 2 3 cá thể là cùng dù cha mẹ bạn đã chọn lọc,nhưng cũng có trường hợp là cá thể vượt trội hơn cả cha mà hình thể thì cứ như là"con hoang"chẳng giống cha chúc nào.lai tạo hình thể là một chuyện lai tạo bản năng lại là một chuyện khác khoa học hiện đại còn chưa làm được thì nói chi nông dân như mình cứ nói như ông bà xưa nay nói"khôn nhờ dại chịu,cha mẹ sinh con trời sinh tánh"
 
Muốn ra con giống có mào,lông,chân cao giống gà chọi bố thì phải cho lai như thế nào ạ? bạn đang muốn có con giống gà bố thì phải lấy gen trội của gà bố
Cái này dễ mà, ở nhà giờ đã có giống gà mái mẹ rồi, tìm con gà trống nòi tía chân vàng mồng dâu cao to, đẹp trai về cản với 1 đám gà mái ở nhà(1 trống 4 mái là đạt, nhiều mái quá không đạt).Xem đời f1 con mái nào ra con ít bệnh, tỉ lên nở con và nuôi con đạt hiệu quả, gà con lớn nhanh thì để lại, con mái nào không đạt yêu cầu của mình thì thịt hết, cứ thế mà lựa dần mái.Sau vài lần lựa thì mình sẽ có một đàn gà mái chuẩn để cản với gà trống cho ra con theo ý muốn rồi.Còn phương pháp lai cận huyết thì không áp dụng đuợc trong trường hợp này vì nó sẽ ra nhiều con f1với nhiều kiểu gen mà mình không kiểm soát được. vì trường hợp này là muốn gà con mang cả gen của bố lẫn mẹ chứ không phải là giống thuần chủng, hãy tìm giống gà lai phượng thuần chủng và cản với bất cứ con gà nòi nào là nó sẽ ra theo yêu cầu của mình thôi.
 
với gà thỉ tỷ lệ trống mái trong điều kiện bình thường là một trống phục vụ 8 đến 12 mái nhé. cái này thì cả khoa học và thực tế đã chứng minh các trại đều nuôi theo tỷ lệ này.
khi nuôi gà nếu không có trống đi xin trống thì ba hay năm ngày vác mái đi một lần gà vẫn ấp nở bình thường. các bạn cứ thử mà xem. nếu ít mái quá gà trống xung sẽ làm mái đẻ ít và tốn thức ăn.
 
với gà thỉ tỷ lệ trống mái trong điều kiện bình thường là một trống phục vụ 8 đến 12 mái nhé. cái này thì cả khoa học và thực tế đã chứng minh các trại đều nuôi theo tỷ lệ này.
khi nuôi gà nếu không có trống đi xin trống thì ba hay năm ngày vác mái đi một lần gà vẫn ấp nở bình thường. các bạn cứ thử mà xem. nếu ít mái quá gà trống xung sẽ làm mái đẻ ít và tốn thức ăn.
 
Cảm ơn chú và các anh rất nhiều,e sẽ thử và báo kết quả,sở dĩ muốn con lai hướng thịt cao to giống bố vì khu vực em gà như thế bán mới dc giá,đã làm nông dân thì ko phải làm gì cũng thành công ngay dc,nhưng em rất ham vì đi làm văn phòng mãi rồi ko giàu dc chỉ nhàn nhã thôi hihi
 
"Chó giống cha, gà giống mẹ."
Câu này ý nói các giống thú thì đẻ con
giống bố, các giống chim có con giống mẹ.

Đương nhiên câu đó đúng sai cũng như câu:
"Chó liền da, gà liền xương."

Dù sao, bà con ta ở đây thì lại tin rằng
gà 30% giống mẹ, 70% giống bố. Khoa học
thì nói rằng 25% giống mẹ, 25% giống bố,
và 50% thì chẳng giống ai cả.

Về chuyện cận huyết, thì có 2 phe trái chiều
tranh cãi nhau kịch liệt, và đều có lý cả.
Lý như sau:

X- con cận huyết thì bộ gien dễ bị thiếu gien,
dẫn đến yếu sinh học, dẫn đến kém năng suất.

Y- Con cận huyết thì bộ gien mang gien mong
muốn, ít gien không mong muốn, dễ thành công
trong việc gây giống mới.

Phe thứ ba, thì tôi theo: cho lai cận huyết
nhưng xa xa một chút. Có điều là xa chừng nào,
và cụ thể lập sơ đồ kế hoạch thế nào, thì chỉ
nghe nói, chứ chưa thấy ai thành công. Những
người thành công thì không bao giờ nói ra. Dù
sao, trong sách sinh vật và kỹ thuật nông nghiệp
của Bộ Giáo Dục xuất bản năm 1974 cũng nói là
cho các con F3 giao phối với nhau, thì đó cũng
là cận huyết, mặc dàu các con F3 này không được
lấy ở cùng bố cùng mẹ. Vạch được kế hoạch để
có các con F3 không có họ gần với nhau là một
việc khó về lý thuyết, tốn tiền về thực hành.
 
gà chọi to thì gà của khu vực Nghệ an là nổi tiếng trạng to hơn cả.
nói thật mình cũng đang bức xúc về gà. chả là hôm qua sang nhà anh bạn ngó con gà gửi ông ấy trông hộ vì dạo này bận. gà cựa nhật nguyệt tất cả đều ổn, độ thì nhập cựa phải mỗi cái sắp khô lông rồi mà hàng vẩy độ vẫn lép chứ không căng lên. mấy ông bạn chơi gà bảo thế là đạt lắm rồi, chẳng mấy khi đúc được con gà như thế nhưng nghĩ vẫn "cay" chỉ một tý nữa thôi là...
câu chuyện thật nhưng nói ra cũng là để bạn hiểu tỷ lệ thành công như ý trong lai tạo khó hơn.... lên giời
về lai tạo làm rồi để ý cũng thấy nhiều cái hay . mình có con mái chọi đẻ lứa đầu chỉ 1kg bay như chim đến nay đã là lứa thứ 4 cũng chỉ nặng 1,3kg nhưng ra con bốn lứa liên tục hễ trống thì khô lông nhỏ cũng 2,8kg còn mái đẻ lứa đầu vẫn chỉ có 1 đến 1,2kg. chẳng khác mẹ tý nào nhưng nếu nhìn gà trống con rồi chỉ gà mẹ thì chẳng ông chơi gà nào tin trừ một số anh em thân và hàng xóm
bác Anhmytran ạ , các cụ nhà Trần cận huyết chẳng nhiều anh tài để tiếng "vang" nhất cho người việt ta !.....
f3 với f3 mà không họ hàng gần thì không gọi là f3 bác ạ hơn nữa. không thể vạch được kế hoạch để f3 "không có họ hàng gần với nhau" điều này là phi lý và phi thực tế, không thể làm được.
hai con bố mẹ có bộ gen giống hệt nhau (sinh đôi cùng chứng) khi cho giao phối thì con f1 vẫn khác nhau chứ chưa nói f1 thường với f1 thường hay f3 với f3.
 
Vấn đề F3 là kỹ thuật căn bản của nghề lai tạo
giống rồi. Lý thuyết là vậy, còn làm được hay
không lại là chuyện khác. Mấu chốt là ở chỗ phải
có thật nhiều F1, càng nhiều F2, thì mới có F3
không quá gần máu.

Ví dụ mẫu ít con vật nhất là 8 con giống ban đầu:
2 con đực giòng X, và 2 con cái giòng X, và
2 con đực giòng Y, và 2 con cái giòng Y, gọi là:
XD1 XD2, XC1 XC2, YD1 YD2, YC1 YC2

2 con đực X nhảy 2 con cái Y thì các con là
XD1-YC1, XD1-YC2, và XD2-YC1, XD2-YC2
2 con đực Y nhảy 2 con cái X thì các con là
YD1-YC1, YD1-YC2, và YD2-ÝC, YD2-YC2
Con Đực thì thêm chữ D, con cái thêm chữ C
thì chọn ra 16 con giống cho đời F1

Từ 16 con F1 này thì ra cả trăm con F2, và đến
F3 thì cả nghìn con. Tôi bị rối trong suy nghĩ,
chưa tính được ra là bao nhiêu. Vậy thì đời chắt
lấy nhau, máu cũng khá xa rồi, không mấy ảnh hưởng
đời chút nữa. Nếu 16 con giống ban đầu thì đàn
chắt có tới hàng chục ngàn con, thực sự đã thành
giống mới, tha hồ ghép, khỏi phải lo cận huyết.
Măc dàu chúng khác nhau, bộ gien đã ở trong khuôn
phép. Vậy thì càng khác thì càng tốt, và các con
cháu cũng vẫn ở trong khuôn phép đó, không phải
giống khác.
 
Vấn đề F3 là kỹ thuật căn bản của nghề lai tạo
giống rồi. Lý thuyết là vậy, còn làm được hay
không lại là chuyện khác. Mấu chốt là ở chỗ phải
có thật nhiều F1, càng nhiều F2, thì mới có F3
không quá gần máu.

Ví dụ mẫu ít con vật nhất là 8 con giống ban đầu:
2 con đực giòng X, và 2 con cái giòng X, và
2 con đực giòng Y, và 2 con cái giòng Y, gọi là:
XD1 XD2, XC1 XC2, YD1 YD2, YC1 YC2

2 con đực X nhảy 2 con cái Y thì các con là
XD1-YC1, XD1-YC2, và XD2-YC1, XD2-YC2
2 con đực Y nhảy 2 con cái X thì các con là
YD1-YC1, YD1-YC2, và YD2-ÝC, YD2-YC2
Con Đực thì thêm chữ D, con cái thêm chữ C
thì chọn ra 16 con giống cho đời F1

Từ 16 con F1 này thì ra cả trăm con F2, và đến
F3 thì cả nghìn con. Tôi bị rối trong suy nghĩ,
chưa tính được ra là bao nhiêu. Vậy thì đời chắt
lấy nhau, máu cũng khá xa rồi, không mấy ảnh hưởng
đời chút nữa. Nếu 16 con giống ban đầu thì đàn
chắt có tới hàng chục ngàn con, thực sự đã thành
giống mới, tha hồ ghép, khỏi phải lo cận huyết.
Măc dàu chúng khác nhau, bộ gien đã ở trong khuôn
phép. Vậy thì càng khác thì càng tốt, và các con
cháu cũng vẫn ở trong khuôn phép đó, không phải
giống khác.
Vấn đề F3 là kỹ thuật căn bản của nghề lai tạo
giống rồi. Lý thuyết là vậy, còn làm được hay
không lại là chuyện khác. Mấu chốt là ở chỗ phải
có thật nhiều F1, càng nhiều F2, thì mới có F3
không quá gần máu.

Ví dụ mẫu ít con vật nhất là 8 con giống ban đầu:
2 con đực giòng X, và 2 con cái giòng X, và
2 con đực giòng Y, và 2 con cái giòng Y, gọi là:
XD1 XD2, XC1 XC2, YD1 YD2, YC1 YC2

2 con đực X nhảy 2 con cái Y thì các con là
XD1-YC1, XD1-YC2, và XD2-YC1, XD2-YC2
2 con đực Y nhảy 2 con cái X thì các con là
YD1-YC1, YD1-YC2, và YD2-ÝC, YD2-YC2
Con Đực thì thêm chữ D, con cái thêm chữ C
thì chọn ra 16 con giống cho đời F1

Từ 16 con F1 này thì ra cả trăm con F2, và đến
F3 thì cả nghìn con. Tôi bị rối trong suy nghĩ,
chưa tính được ra là bao nhiêu. Vậy thì đời chắt
lấy nhau, máu cũng khá xa rồi, không mấy ảnh hưởng
đời chút nữa. Nếu 16 con giống ban đầu thì đàn
chắt có tới hàng chục ngàn con, thực sự đã thành
giống mới, tha hồ ghép, khỏi phải lo cận huyết.
Măc dàu chúng khác nhau, bộ gien đã ở trong khuôn
phép. Vậy thì càng khác thì càng tốt, và các con
cháu cũng vẫn ở trong khuôn phép đó, không phải
giống khác.
Lai cận huyết rất phức tạp, nông dân như mình không biết phép lai vào không kiểm soát được về gen, với chủ đề này không cần phải lai cận huyết.Mình chơi môn gà đá đòn, đúc gà thì chỉ 1 trống 4 mái thôi, nhiều quá là gà trống đạp không xuể, gà đòn(gà nòi) thì có khắp mọi miền đất nước chứ không phải chỉ có ở nghệ an đâu.Gà lai ra thịt dai, thơm to kg và ít lông.
 
1. Dùng gà Mái lương phượng - Gà đẻ tốt, giá thành rẻ sẽ nuôi được nhiều. Dùng gà Mái chọi - Gà đẻ kém hơn gà Mái lương phượng
2. Dùng gà trống là gà trọi - nhanh nhẹn phủ mái sẽ tốt - cần số lượng ít 1 trống - 9 mái
==> con là sẽ mang những đặc tính như tăng trọng nhanh, thịt thơm ngon, sưc chống chịu bệnh tật tốt.
 
Dạ cảm ơn mọi người nhiều,nhìn gà lai nòi Bến Tre mà thích quá,không biết họ lai tạo theo hướng như thế nào
 


Back
Top