Xin hỏi về ong mật

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> Vừa rồi, có 1 đàn ong mật không biết vì sao bay vào nhà tôi.

Tôi chưa biết tí gì về ong cả, chỉ biết nó hiền và có thể vạch đàn ra để tìm ong chúa. Tôi cũng chưa bao giờ thấy con ong chúa thế nào, nghe bảo nó to hơn, và bụng màu đen nhánh.

Tôi thử liều mạng xem, mang bảo hiểm cẩn thận rồi vào bươi tìm, nhưng chỉ thấy mấy con đen, to, chắc là ong đực. Loay hoay 1 hồi không thể tìm được ong chúa, đành chịu.

Sẵn có cái thùng gỗ trong nhà, tôi khoan mấy lỗ rồi mang đến vốc từng vốc thả vào thùng, được tầm 2/3 thì đóng nắp thùng lại, thấy số đang bay loạn xạ có xu hướng tìm vào thùng.

Tôi nghĩ là đã có ong chua trong đó, nên mang thùng ra vườn đặt trên chiếc ghế, dưới gốc cây. Một lúc thì số ong trong nhà và số bay theo đều vào hết trong thùng.

Tôi pha 1 thìa mật để vào cái dĩa, đặt ngay trước lỗ cửa thùng, thấy có 1 số con bay ra ăn.


Đến nay đã nữa tháng, chúng vẫn ở đó.

Hàng ngày tôi đều pha mật (mía) cho ăn.


Giờ tôi muốn hỏi anh chị nào biết về ong, nhờ hướng dẫn kỹ cho tôi cách nuôi ong, làm cái thùng ong sao cho hợp lý.

Tôi muốn làm cái mới to hơn, cái đang dùng nhỏ quá.

Vỏ hộp thùng thì đã tìm xem trên mạng.

Cái cầu ong lại không thấy rõ, thấy 4 thanh gỗ đóng lại thành khuôn hình chữ nhật, không thấy rõ ở giữa có tấm ván hay không? Nếu chỉ là 1 thanh gỗ để ong bám vào làm tổ thì sao lại phải đóng thành khuôn?

Sau khi làm xong thùng mới thì làm sao để đưa bầy ong sang?


Chỗ tôi ở rất ít hoa, liệu chúng có ở không? Vì có nghe bảo là phải chọc thủng cánh ong chúa để nó không bay được, nhưng tôi lại không tìm ra ong chúa, hay lại phải 1 lần nữa bới tìm?

Nếu cứ cho nó ăn đường mãi liệu có tốn lắm không? Vì tôi muốn nuôi chơi cho biết, ngoài ra nếu thành công thì cũng có mật dùng trong gia đình.

Tất nhiên lượng mật thu được ít ra thì cũng bằng 1 nữa tiền mua đường cho chúng ăn. Vì như vậy mình sẽ có mật thật, chất lượng không bằng chúng hút nhị hoa tự nhiên nhưng còn hơn mua phải mật giả.


Tôi đã mua 4 chai mật ong nay thành mật mía, và giờ đang cho ong ăn.

Diễn đàn mình sao không thấy ai nói gì đến chuyện con ong cả vậy?

Một lần nữa rất mong anh chị em ai biết giúp tôi với, xin cảm ơn.
 


Kĩ thuật nuôi ong thì mình ko dõ lắm nhưng mình biết cách làm cho gía mật ong 1t/1 lít Đó là bạn tìm hoa Anh Túc hay Thuốc Phiện Đặt tổ ong gần đấy cho nó hút mật Và mật này dc bán trao tay nhau chứ ko chôi nổi trên thị trường ! Hihi Mình bên nuôi rắn ! Đây chỉ là điều mình biết Và mình muốn nói
 


Tôi còn tưởng tượng hay hơn:
*
Mua Heroin rồi pha vào mật ong, bán giá 2t/1 lít.
*

Sao? hết khôn dồn đến dại à anhmytran.có muốn chết không mà heroin với ma tuý ở đây hả

hôm trước thày VANQUY dạy về thiết bị tự động hoá và bảo đảm an toàn điện ở chủ đề máy ấp trứng chưa thuộc,mà đã đòi học đến cái mạch điều khiển hay sao?
có biết tiếp điểm NC là gì không hả? là normal close dịch ra tiếng việt là tiếp điểm thường đóng đó hiểu chưa?
khi khởi động từ thứ nhất từ làm việc thì nó bị tác động bởi lò xo kéo ra cắt mạch điện không cho dòng điện chạy đến cái khởi động từ thứ hai
như vây nó mới bảo đảm an toàn ,không gây chập điện cháy nhà chết người đó đồ ngu.
 
Last edited by a moderator:
Sao? hết khôn dồn đến dại à anhmytran.có muốn chết không mà heroin với ma tuý ở đây hả

hôm trước thày VANQUY dạy về thiết bị tự động hoá và bảo đảm an toàn điện ở chủ đề máy ấp trứng chưa thuộc,mà đã đòi học đến cái mạch điều khiển hay sao?
có biết tiếp điểm NC là gì không hả? là normal close dịch ra tiếng việt là tiếp điểm thường đóng đó hiểu chưa?
khi khởi động từ thứ nhất từ làm việc thì nó bị tác động bởi lò xo kéo ra cắt mạch điện không cho dòng điện chạy đến cái khởi động từ thứ hai
như vây nó mới bảo đảm an toàn ,không gây chập điện cháy nhà chết người đó đồ ngu.

Bác này cay cú, chuyện nọ xỏ chuyện kia rồi?
 
Lỗ khoan cho ông chui ra vào không nhỏ hơn ong chúa để tránh ong bốc bay như MrHailua viết đâu. Nếu không thu hoạch phấn thì thường cửa ra vào của ong bố trí dạng hình chữ nhật có chiều cao khoảng 7mm (đối với ong nội địa) và nên bố trí ở đáy thùng để ong làm vệ sinh tốt đến đáy thùng (hạn chế bệnh cho ong). Nếu thu hoạch phấn thì ô lưới ra vào của ong có kích thước sao cho chỉ cho phép ong vào còn phần phấn hai bên chân được giữ lại (lớn hơn kích thước ong một chút). Để tránh bốc bay do thiếu nguồn mật (ong đói) người ta cho uống đường hoặc chuyển đồng. Còn tránh bốc bay do tách đàn tự nhiên thì chúng ta có nhiều cách khác: thu hoạch mật, cắt cánh ong chúa, chia đàn trước khi chúng tách tự nhiên,...
 
1- Cầu ong: dài (ngang) chắc khoảng 5-6 mươi cm, rộng (cao) chắc tầm 3-4 mươi cm. Vậy còn 2 sợi dây kéo ngang (song song với mặt đất) hay dọc (vuông góc với mặt đất)? Và tại sao lại 2 sợi mà không phải là 3 hay 4 sợi?
Theo anh HaiLuaCanTho nói: “căng 2 sợi dây chì loại nhỏ cách khung ngang 8 cm,và dây cách dây 8 cm” thì có phải chiều rộng của cầu là 24 cm, và dây được giăng ngang song song mặt đất không ạ? Rồi đáy cầu cách đáy thùng bao nhiêu? Cầu cách cầu bao nhiêu?

2- Cái lỗ khoan cho ong chui ra vào có đường kinh bao nhiêu là vừa, ở phía trên hay gần đáy thùng? ảnh tôi thấy người ta khoét 1 đường dài gần đáy.

3- Muốn mở nắp thùng để quan sát thì nên mở vào giờ nào trong ngày, vài ngày mở 1 lần có ảnh hưởng gì không? Vì mới nuôi nên tò mò.

4- Khi nhấc cầu ong ra để xem (hoặc lấy mật), nếu lúc đó con chúa đang bám trên cầu thì nó có bay đi không? Con chúa thường nằm vị trí nào trong thùng, vị trí đó có đặc điểm gì để nhận biết?

5- Tôi vốc 1 nắm ong đưa đi xa tầm 1 km để thả ra, giới thiệu điểm có nhiều hoa, liệu nó có biết đường về? Nhân thể huấn luyện bồ câu luôn.

6- Bây giờ coi như ong của tôi đã quen tổ, buổi tối khi đàn ong về đủ, tôi xách cả thùng đi xa 1 km (chổ có hoa), sáng mai chuyện gì sẽ xẩy ra?

Biết là tôi hỏi quá nhiều, nhưng vì tìm trên mạng, họ chỉ nói đến kỹ thuật cho người đã nuôi ong rồi, chứ không có mấy thứ tôi cần như trên, nên tôi rất mong được anh chị em giúp đõ, tôi rất cám ơn.

Với một chút kinh nghiệm ít ỏi, mình xin được chia sẻ với bạn như sau

1. Bạn nuôi "nghiệp dư" thì bạn có thể tự làm cầu ong như sau : đóng 1 cái khung hình chữ nhật như hình trên, chiều ngang vừa để gác lên 2 bên thành thùng, chiều sâu sao cho gác lên thì cách đáy khoảng 3 -> 5 cm. Ở 2 thanh đứng bạn khoan mỗi thanh 2 cái lỗ để chia chiều cao của cầu thành 3 phần, dùng 1 sợi dây kẽm dài, để xỏ qua 2 cặp lỗ này tạo thành 2 sợi song song, căn sao cho vừa đủ căng (nếu chùng quá thì khi ong xây tổ sẽ không chắc, nếu căng quá sẽ kéo làm biến dạng cầu ong). Nếu ong của bạn là ong ngoại thì có thể đi nhờ trại ong nào đó bán cho 5 -> 7 cầu ong "cán nền" sẵn, nếu là ong nội thì cứ để nó tự xây (theo mình đoán thì ong vào nhà bạn là ong ngoại rồi, chứ ong nội nó hung hăng lắm). Bạn nhìn kĩ cái hình đầu tiên sẽ thấy có 2 cầu ong nằm về 1 phía của thùng, để ong xây cầu nào ra cầu nấy, thì mỗi lần bạn cho ong xây 1 cầu thôi, những cầu còn lại có thể để về phía bên kia của thùng, cách các cầu đang có ong ít nhất 15 cm. Bao giờ thấy xây ổn, cầm cầu ong lên nhìn kĩ trong các lỗ ong (gọi là ô lăng) có trứng thì hãy cho cầu mới vào.

2. Lỗ cho ong chui ra chui vào thì bạn nên làm cái ô hình chữ nhật, chiều cao 2 cm, chiều rộng 15 -> 20 cm, nếu ong của bạn đang phải cho ăn, số lượng cầu <7 cầu thì để phấn cho ong ăn, chứ lấy hết phấn thì ong lấy gì mà ăn để phát triển đàn?

3. Muốn mở nắp thùng thì thích mở lúc nào cũng được, nhưng tránh lúc trưa nắng gắt, lúc bạn có hơi rượu, nước hoa hoặc mùi dầu chuối. Tuy nhiên thao tác mở thùng ong thì nên đi tham khảo ở những trại ong, vì nó đòi hỏi nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, và phải bình tĩnh khi có con ong nào đó .... hun bạn, cũng như tránh làm chết ong khi đóng nắp thùng. Còn để nghiên cứu thì cứ trời tối hẳn, nhờ ai cầm đèn pin ra soi mà làm, ong có bay lên thì tắt đèn là nó ... kg biết đường chích. Bao giờ quen tay thì mở ban ngày.

4. Để lấy mật, bạn mua 1 cái chổi lông ngựa giống như cái bàn chải đánh răng, nhưng sợi lông của bàn chải dài khoảng 15 cm, cầm cầu lên, xem có mật hay không, nếu có thì chải cho ong rớt xuống, rồi cầm cái cầu kg còn ong ra (còn khoảng 3 con thôi). Bạn chỉ có một thùng, thì cầm ra, lấy dao mỏng, cắt phần đáy cầu chỗ có màu vàng ươm (đó là phần mật; còn phần bên trên thường là phần của nhộng ong thì đừng đụng vào). Mật bạn cắt ra sau đó dùng tay mà bóp, vắt rồi dùng vải màn mà lọc, ruôn vào chai sạch mà dùng dần. Nếu có 7 cầu mật, thì bạn chỉ khai thác tối đa 5 cầu thôi, hoặc khai thác cả 7 cầu, nhưng cắt cũng phải chừa cho các em nó một chút.(Thường thì đầu mùa khai thác lượng cầu trong thùng phải lên tới 9 cầu->12 cầu).

5. Ong dư sức bay hơn 1km để tìm hoa, nên việc bạn làm là vô ích, chưa kể có hại. Ong sở dĩ định vị được tổ là do khi bay ra khỏi tổ, nó thường bay đảo 1 vòng, rồi mới theo đường .... ong bay đến điểm lấy hoa. Vì thế nếu bạn vốc ong mang đi, thì ong sẽ không thể về lại tổ cũ.

6. Để mang thùng ong đi, thì bạn chờ trời tối hẳn rồi dùng 1 thanh gỗ đậy cửa thùng lại, có thể dùng dây kẽm hoặc đinh chỉ để đóng vào cho chắc, sau đó mới mang đi, nhưng như mình nói ở câu trên, những chú ong được mang đi theo thùng, sẽ lượn một vòng để định vị, rồi đi làm bình thường. Nhưng ở chỗ cũ bạn mới thấy thương loài ong là có một số ong hôm trước đi lấy mật, đêm không kịp về, sáng về lại tổ thì hỡi ơi. Vì thế nếu muốn mang đi, bạn nên để vào đúng vị trí cũ 1 cái thùng, trong đó có 1 cầu ong (cầu đã được xây tổ sẵn) để những chú ong làm ca đêm có chỗ mà về, rồi cho những chú ong này gia nhập đàn vào buổi tối. Nhưng mình đã nói ở câu trên, nếu điểm có mật cách nhà bạn >20km thì mới nên chuyển ong đi. Vì phạm vi hoạt động của ong là khá lớn.

Mình cũng đọc từ đầu bài viết, thấy một kiến thức mọi người chia sẻ chưa được đúng lắm nên mình cũng nói lại như sau:
Chu trình 1 năm nuôi ong được chia thành 2 mùa, đó là mùa có mật và mùa không có mật. Bắt đầu là từ mùa không có mật, lúc này lượng ong trong đàn được giảm xuống ít nhất (khoảng 10 thùng), nên người ta phải cho ong ăn để phát triển đàn, khi đàn ong đạt khoảng 5 cầu, thì người ta tách thành 2 đàn : đàn cũ giữ 3 cầu, đàn mới 2 cầu và dĩ nhiên phải có ong chúa cho đàn mới (phương pháp tạo ong chúa thì lúc nào rảnh mình sẽ nói rõ). Sau khoảng 1 tháng thì lại tách lần nữa. Mùa này tuy không có mật, nhưng ở những cây hoa màu đã có phấn, nên người nuôi thường đưa ong đến chỗ trồng hoa màu để đỡ chi phí cho ong ăn. Cho đến khi cách mùa quay mật khoảng 1, 5 tháng thì số lượng thùng ong đã đạt tới số mong muốn (từ 10 thùng thì giờ đây đã có khoảng 120 -> 150 thùng), mỗi thùng có khoảng 7 cầu ong. Và đến đầu mùa mật thì các thùng đã có khoảng 9 -> 12 cầu ong. Sau mỗi lần quay thì lượng ong giảm đi khá nhiều, lúc này người nuôi lại dồn ong lại, từ 3 thùng diệt đi 1 ong chúa để dồn lại thành 2 thùng, cứ như thế cho đến cuối mùa mật thì số ong giảm xuống mức tối thiểu. Nhờ vậy mà người nuôi mới có lời (lúc mình nuôi nó thì nó ít, lúc nó nuôi mình thì nó nhiều, và nếu một người nuôi chân chính, thì mật khai thác được sẽ là mật ong 100%, vì đường ta cho ong ăn, nó đã thành phân ong từ lâu rồi, cũng như khi thiên nhiên đã có mật, cho ong ăn đường nó cũng ... ứ thèm.
Tiếp theo là phần cắt cánh ong chúa, khi có ong chúa thì đàn ong thường sẽ bu theo, nhưng khi chúng muốn bay, mà ong chúa kg bay được thì .... đàn cũng cứ bay. Nên việc cắt cánh ong chúa kg có ý nghĩa gì đâu.
Để chuyển ong, thì bạn cứ đóng thùng mới, chú ý phơi cho hết mùi sơn, rồi nhấc từng cầu ong ở thùng cũ, đặt sang thùng mới là được.
Chân thùng ong bạn nên kiếm mấy miếng dẻ, tẩm ít nhớt xả rồi cột vào, để tránh kiến .... leo lên thùng tấn công ong.
Kiến thức mình ít, nên biết sao nói thế, có chỗ nào sai mong các bạn chỉ dạy thêm.
 

Last edited by a moderator:
Ở Hưng Yên xưa, người ta nuôi ong, đến mùa Xuân, bắt đầu có mật,
cho đến hết mùa Thu, bắt đầu ít mật. Lúc có nhiều mật nhất, mỗi
tuần quay mật một lần. Vậy cả mùa mật mỗi tổ quay cả chục lần.
Không phải mỗi lần quay mật thi số ong ít đi đâu. Số ong ít dần
đi vào mùa Thu cho đến mùa Đông thì số ong ít nhất. Đó là vì ong
già chết đi nhiều hơn số ong non mới ra. Khi chưa có người nuôi,
Trời đã sinh ra giống ong như vậy rồi. Nói tóm lại, số ong tuỳ
theo số hoa nở và số mật chúng kiếm được, chứ khong phải vì quay
mật mà ít đi. Tổ to nhiều ong thì mỗi lần quay được 3-4 lít mật.
Tổ nhỏ mỗi lần quay được 2 lít mật. Mỗi lít nặng 1,2 tới 1,3 ký lô.
*
Người Hưng Yên nuôi ong mật, điều khiển ong cầm cự mùa Đông, và
mùa Xuân thì thêm số ong mới để làm mật nhiều. Mùa Thu Đông là
mùa ít hoa nở nhất, thì cho ăn đường, loại đường tinh khiết nhất
đắt tiền nhất, cánh (hạt) lớn nhất. Tôi nhớ lúc đó một ký đường
đắt có giá 4-5 dồng, bằng công trả cho thợ Mộc, thợ Xây một ngày.
Thợ học việc, hay đàn bà, một ngày chỉ được 3 đồng thôi. Đường đỏ
loại tốt bằng mật mía giá 2 đồng rưỡi là nhâp từ Cuba. Đường đỏ
nội địa giá gần 2 đồng, nhưng mua buôn giá chui chỉ 1 đồng 1 ký.
Đường mía này cho ong ăn thì nó bị đi ỉa. Phải chịu chi, thì số
ong mới nhiều, và đến mùa Xuân mới có nhiều ong làm mật.
*
Người nuôi ong Hưng Yên làm tổ bằng gỗ Xoan, không sơn. Khi nào
gỗ nâu xỉn, tức là quá cũ, thì thay tổ, hay thay cầu. Gỗ Xoan mới
thì có màu đỏ nhạt. Gỗ này rất phổ biến, mua quanh nhà, không phải
đi đâu xa. Các tổ, cầu, vân vân đều làm trong làng, theo tiêu chuẩn,
ai cũng mua mang về lắp vào vừa khít ở nhà mình, và cầu cũng vừa
khít vào máy quay mật. Cả làng cho nhau mượn máy quay mật, nên có
nhà không có máy. Những nhà nuôi nhiều tổ, bao giờ cũng có máy,
và có đủ mọi thứ, sẵn sàng cho mượn cho thuê. Anh em cũng bảo tôi
nuôi ong, họ sẽ giúp mọi thứ, nhưng tôi lười, lại thấy có người
nuôi ong chết ong, ong bay đi, vân vân, nên không nuôi. Anh em
nuôi ong rất giàu. Họ chỉ ở nhà, không phải đi xa làm thuê, mà
trong nhà phải mua Chum cỡ lớn để chứa mật. Mật đổ vào chum, mỗi
lần xe tải đến chở mật, mới đổ ra thùng nhựa chở đi. Đến nhà anh
em chơi, họ mang mật ong ra cho uống đến chán thì thôi. Tôi uống
khá giỏi, được nửa chén ăn cơm. Người thường chỉ uống được 1 thìa.
*
Người nuôi ong Hưng Yên không cắt cánh ong chúa, cũng không bao
giờ xe dịch tổ. Các tổ đều trong vườn đất của họ. Có nhà có 30
tổ. Có nhà có 20 tổ. Nếu có vài tổ, thì không đáng làm ăn. Họ luôn
luôn mua tổ ong mới ở trên Việt Bắc hay Ba Vì, Tam Đảo. Không hiểu
sao họ không mua ong ở Tây Bắc? Hay Tây Bắc ít người nuôi ong?
Có lẽ ong nhà bị chết, hay già yếu, nên họ luôn luôn đi mua tổ
mới vào mùa Xuân. Giá một tổ ong cũng chỉ 10 đồng đến 30 đồng (tổ
thật lớn). Bình thường chỉ chưa tới 20 đồng. Ong mua về chỉ mấy
ngày là quen, và bắt đầu làm ra mật, nhưng phải 2 tháng thì mới
có thu hoạch, vì chúng phải xây tổ và đẻ nhiều ong thợ. Nói chung
công việc mua tổ mới, và xây dựng tổ mới cho to, cho nhiều con, là
công việc quan trọng mà người nuôi ong Hưng Yên phải làm. Việc thu
hoạch thì quá dễ dàng, không đáng cho bà con nuôi ong quan tâm.
*
 
Bác tham khảo các Video sau nhé. sẽ có ích nhiều đấy
Em nuôi mãi rồi, thấy nó cũng đỡ buồn và có ít mật để
ăn tuy nhiên nuôi nhiều cũng mệt lắm. như có thêm
mấy đứa trẻ ấy. nuôi ít còn sợ nó bỏ đi, nhều rồi thì
kệ nó. bỏ đi lại san đàn khác phải trông non suốt.
lúc nó vui luc nó buồn. lúc no lúc đói lại có lúc ốm đau
... rồi lại mấy ông trộm nữa ...

Nuôi ít đàn - Ong nội -> thì không di chuyển
Nuôi mấy trăm đàn thì phải chia vùng hoặc đi hoa
vùng Đăk lắc ... nuôi ong ngoại thường xe to đi trước,
xe nhỏ chở đường theo sau

Bác cho ăn nhiều ong lười đi kiếm mật, nên cho ăn khi
không có hoa, mua bão, ... có cuốn giáo trình của Đại
học Nông nghiệp I: tiêu đề Dâu tằm Ong mật nữa.
Bác có thể tim hiểu thêm.

1. Thùng ong: có hai loại.
- Thùng ong cải tiến và thùng nuôi truyền thống.
- Nếu dùng thùng cải tiến thì dễ quản lý và chăm sóc
hơn: mua mới tại công ty CP Ong mật TW: 150k/cái
cầu: 10k/cái Thùng nuôi truyền thống: bằng bất
cứ thứ gì kiếm được, miễn không có mùi khó chịu
(mình cảm nhận), không độc khoan lỗ cho chui ra
vào: khoan to lớn hơn kích thươc con ong nhà bác
một chút. địch hại sẽ không chui và phá được em
đã từng trát phân bò vào cái gùi bằng tre đã cũ
của người sán chỉ -> để khô và phơi sương ít bữa
cho bay hết mùi -> dùng thay thùng nuôi ong

2. Khoan lỗ tổ: sát đáy thùng đầu hồi thùng
nuôi

3. Nuôi ong nên quan sát nhiều bên ngoài, mở càng
ít càng tốt Bác nên mở sau khi suơng tan, và trước
9h sáng. muộn quá thì ong hay cáu, hay đốt v..vv...


4. Ong đã chịu ở rồi thì rất ít khi bỏ đi. trừ trường hợp bị
quấy phá nhiều, thời tiết khắc nghiệt hoặc bản tính
hoang dã quá lớn (tự di cư tho mùa). Ong chúa không
đứng yên một chỗ, nó bò rất nhanh. mới nuôi hoạc thuần
dưỡng thì người ta hay cắt cánh ong chúa còn que rồi thì
tự biết tại sao không nên cắt Bác search hình ảnh ong
chúa để dễ phân biệt. tuy nhiên: nếu thấy có nhiều lỗ
tổ có trứng mới đẻ (một trứng/lỗ còn dựng đứng) thì
ong chúa vẫn còn, khỏi mất công tìm

5. Với khoảng cách 1-2 km, Bác không cần đưa ong đi.
tự nó biết đường tìm thôi

6. Sáng mai: nó sẽ bay túm tụm một lúc để xác định vị
trí tổ mới sau đó đi làm. tại vị trí cũ sẽ có mọt số con lạc
về - nhứng con này sẽ chết sớm thôi nếu Bác cần thêm
thông tin gì em sẽ cung cấp tiếp :D


mà tiện thể bác luyện bồ câu hay nuôi công nghiệp nữa?
Có loại nào to, mau lớn chỉ em chỗ nào uy tín tham khảo
với. dạo trước em có mua hai đôi bồ câu Pháp của một
bác (cư trú tại forum) về cho ông bà ngoại nuôi thấy chỉ
như bồ câu thường em không quen loại này nên chán
không nuôi nữa giờ chuyên tâm hơn về nấm và mộ số l
oại cây dược liệu thôi


http://www.youtube.com/results?search_query=nuôi+ong+mật&oq=nuôi+ong&gs_l=youtube-reduced.1.1.0l2.2557.6343.0.8251.10.8.0.2.2.2.492.2247.0j3j2j1j2.8.0...0.0...1ac.1.oiF2W5zHKbw


--------

nếu Bác cần, em xin tặng bác thùng nuôi (cỡ 7 cầu -> nuôi tối đa được 6 cầu).
Bác ở Quảng Ninh thì qua nhà lấy nhé
 
Last edited:
Cũng vấn đề hỏi của binh26, tôi xin trao đổi về kinh nghiệm nuôi ong nội như sau:
1. Kích thước cầu ong theo chuẩn phổ biến dài 42cm, sâu 21cm và bề ngang rộng khoảng 2cm, chiều dày của gỗ 1cm. Dây kẽm 3 đường căng ngang (song song với mặt đất) khoảng cách đến mép dưới thanh ngang theo thứ tự từ trên xuống dưới là 60mm, 115mm, 170mm. Việc bố trí bao nhiêu dây phục thuộc vào kích thước cầu ong để đảm bảo không bị vỡ cầu khi quay mật. Đáy cầu cách đáy thùng không nên lớn hơn 2 cm (thùng càng rộng thì không mà ong làm vệ sinh càng lớn và vì vậy sẽ tiêu tốn năng lượng nhiều hơn). Khoảng cách giữa các cầu phải vừa đảm bảo không gian hoạt động của ong vừa đảm bảo ong không có không gian để thêm tàng ở giữa. Đối với cầu có có bề ngang 2cm thì khoảng cách này đủ để cho ong thợ lên xuống là được.
2. Đối với ong nội địa do không thu phấn (rất khó lấy phấn ong nội và sản lượng thấp) nên cửa chui ra vào là một rãnh ở đáy thùng có chiều cao khoảng 7mm (lớn hơn kích thước ong) và chiều rộng khoảng 70mm. Bố trí rãnh ở đáy thùng để bắt buộc ong đi xuống đáy khi đi hút mật và làm vệ sinh thật sạch khu vực này (hạn chế mầm bệnh). Bọ cánh cứng và một số côn trùng khác sẽ vào tổ để ăn ong, nhộng, sáp… khi lỗ chui ra vào quá rộng.
3. Mỗi lần mở thùng đều làm ong xáo động nhưng không ảnh hưởng lớn đến đàn ong. Vài ngày mở một lần thì không có vấn đề gì. Bạn có thể mở bất cứ thời điểm nào trong ngày khi nhiệt độ bên ngoài trên 23 độ C. Tuy nhiên, vào buổi sáng thì ong ít hung hăng hơn do số ong trong tổ ít (do đi lấy mật) và không bị nóng do nhiệt độ bên ngoài. Và vì vậy bạn cũng ít bị ong đốt hơn. Khi bị ong đốt bạn phải dùng nước để rửa sạch mùi hôi của nọc ong trước khi tiếp tục chăm sóc ong (vì ong sẽ cảm nhận mùi này và đốt bạn tới tấp).
4. Trong tổ, ong chúa là con năng động nhất, nó liên tục thay đổi vị trí. Ong chúa chỉ bay ra khỏi cầu hoặc tổ khi tập bay, giao phối, chia đàn và quá hoảng loạn. Do đó, việc nhấc cầu ong lên có ong chúa chẳng sao cả.
5. Ong cảm nhận rất nhạy với nguồn mật nên trong phạm vi 1 km bạn không cần phải giới thiệu. Việc đem một nắm ong đi xã như bạn nêu tôi chưa thực hiện, tuy nhiên tôi nghĩ rằng rất khó có con ong nào về được để thông báo nguồn mật với tổ.
6. Thông thường đem thùng ong đi xa từ 1 km trở lên thì thì số ong trở về vị trí cũ không đáng kể. Trong khoảng 2 ngày đầu ở vị trí mới ong hoạt đông theo kiểu thăm dò và sau đó bình thường. Năng suất mật ong phụ thuộc rất lớn vào khoảng cách đến nguồn mật. Khoảng cách càng gần thì số lần đi lấy mật trong ngày của ong càng tăng lên đồng thời năng lượng tiêu tốn trong một lần đi lấy mật cũng ít hơn nên năng suất mật sẽ tăng lên. Bán kính hoạt động hiệu quả của ong khoảng 1 km. Theo một chương trình được phát sóng trên VTV2 đầu năm 2012 thì ong sẽ tiêu tốn 70% lượng mặt thu được khi nguồn mật ở xa đến 3km. Do đó, chúng ta cần phải di chuyển đàn ong đến nguồn mật khi khoảng cách không tối ưu.
 
Last edited:
Mình vừa xem clip dùng thùng xôp hoa quả làm thùng nuôi ong . Rất hay ...
 
nếu Bác cần, em xin tặng bác thùng nuôi (cỡ 7 cầu -> nuôi tối đa được 6 cầu).
Bác ở Quảng Ninh thì qua nhà lấy nhé

Cảm ơn bạn, nhưng mình ở Quảng Bình.
Cái video mà bạn nói nó ở đâu vậy?

--------

Mình vừa xem clip dùng thùng xôp hoa quả làm thùng nuôi ong . Rất hay ...

Cho mình xin cái link đó đi bạn.

Vừa rồi lại có 1 đàn nữa bay về, lần này không có cái thùng gỗ nào nên mình cũng lấy thùng xốp, làm tạm 1 cái cầu rồi dùi lỗ... Đợi trời tối, nó ngủ ngon 1 chỗ thế là mình vốc gọn vào thùng. Hý hửng tưởng vậy là được, đưa ra đặt cạnh cái thùng ong trước đây. Sáng ra kiểm tra xem thì không còn 1 mống !!!

Mình nghĩ là tại cái thùng xốp, nhưng như vậy thì có thể lý do khác.
 
Last edited:
Bác là bác hơi lười đấy ... chả chịu gõ tìm kiếm gì hết

[video=youtube;FVpszGyjTqM]http://www.youtube.com/watch?v=FVpszGyjTqM&noredirect=1[/video]
 
Nếu nuôi ong nội thì chúng ta có thể dùng bất kỳ loại gỗ tạp nào (quao, xoài, me tây...) để đóng. Một thùng ong bằng quao ở Tân Phú Đông giá bán 60 ngàn đồng có thể dùng để nuôi ong đến 8 năm.
Việc nuôi ong bằng thùng xốp tuy rẻ tiền và dễ chế tạo nhưng tồn tại các nhược điểm sau:
- Khả năng chịu tải theo phương đứng của thùng thấp nên sẽ mất ổn định khi số cầu trong thùng lớn (nhất là khi lượng mật lớn) và không thể vận chuyển đi xa khi nuôi số lượng lớn (không thể xếp tầng các thùng lên phương tiện vận chuyển).
- Thùng ong rất nhẹ nên mất ổn định (bị lật) đối với đàn ong ban đầu (chỉ có một cầu) nhất là đối với vùng thường xuyên có gió mạnh.
- Ong sẽ cắn mất thùng khi số lượng đông.
 
Xin cảmơn tất cả các ace đãnhiệt tình giúp đỡ. Giờ tôi đã biết sơ bộ rồi.
Không phải là có ý nuôi ong chuyên nghiệp, chỉ là đàn ong vô tình bay đến, bắt được, thấy thích nên nuôi chơi thôi.
Giờ nó đã ở rồi, không biết có bay đi không? Cái thùng ong tôi làm trước đây sai trầm trọng. Cái cầu ong vì nhìn ảnh trên mạng không rõ nên tôi lại làm 1 tấm ván thay vì là 1 khung chữ nhật.
Tấm ván đó lại treo sát nắp. Bây giờ ong nó làm được 4 cầu vuông góc với tấm ván, nối từ tấm ván ra thành sau của thùng, cái cầu nó tự làm lại dính luôn với nắp đậy phía trên nên khi mở nắp thì sứt 1 tý phía trên và khi đóng nắp thì dù cố đến mấy cũng bị kẹt chết khá nhiều ong, giờ không dám mở nữa.
Nay tôi muốn thay cái thùng khác, mọi người đã hướng dẫn cách làm cầu và thùng rồi, tôi nghĩ làn này tôi sẽ làm tốt hơn.
Tuy vậy lại con 1 việc đang rất lo lắng đó là làm sao để chuyển đàn ong sang tổ mới đây? Đang yên lành, nhỡ ra chuyển rồi nó bay đi thì sao?
Một lần nữa xin được ace hướng dẫn cụ thể cho.
Và nếu được, chỉ cho cách làm sao để có thể tách đàn, vì khi có 2 đàn, nó bay mất 1 thì vẫn còn 1 để chơi, như vậy chắc ăn hơn.
Rất mong được giúp đỡ nhiệt tình, xin cảm ơn.
 
Đàn ong chẳng khi nào bay khi trong tổ có nhiều mật hoặc nhiều ấu trùng và nhộng trừ trường hợp bị cưỡng bức (quá nóng, phun thuốc trừ sâu quá gần tổ, bị kiến vàng tấn công,...) hoặc là chia đàn tự nhiên.
Khi số lượng ong trong tổ lớn và có đủ nguồn thức ăn (mật và phấn hoa) thì ong sẽ tách đàn tự nhiên với các biểu hiện: xuất hiện các mũ tướng ở phía đáy của cầu ong (thường từ 4 đến 10 cái), ong chúa đẻ ít dần và số ong thợ đi lấy mật cũng ít hơn. Thời gian từ lúc trứng nở thành ấu trùng đến khi ong chúa nở là 12 ngày. Trước khi ong chúa con nở thì chúa mẹ cùng với 60% ong thợ sẽ ra đi để lại tổ cho chúa con. Khi chúa con đầu tiên nở thì chúng có thể tiếp tục lấy 60% của 40% còn lại đi (nếu quân số này là đông) hoặc cắn chết tất cả các ong chúa còn lại (nếu quân số ong còn ít). Do đó, khi mũ tướng được khoảng 8 ngày tuổi (mũ tướng trám nắp được 3 đến 4 ngày) chúng ta phải tách đàn. Tách đàn có 2 cách là tách tại chỗ và tách đi xa. Đối với bạn tách tại chỗ sẽ thuận lợi hơn và việc thực hiện như sau: Để thùng ong hiện có lệch khỏi vị trí cũ khoảng 0.3m. Để thùng ong mới song song và cách thùng ong cũ khoảng 0.6m (về phía vị trí cũ). Tách phân nửa số cầu và số ong sang thùng mới, để chúa mẹ ở một thùng, lựa một mũ tướng to nhất để ở thùng kia và giết bỏ tất cả các mũ tướng còn lại. Đối với cách chia này nên để chúa mẹ ở thùng cũ và hai thùng phải tương đối giống nhau. Sau đó chúng ta quan sát và điều chỉnh hai thùng qua lại để cho quân số trong hai thùng được cân bằng.
Ngoài việc sử dụng chúa tự nhiên, trong nuôi ong còn có chúa cấp tạo (khi thùng ong bị mất chúa đột ngột thì ong thợ sẽ nuôi các ấu trùng còn nhỏ thành ong chúa mới, ong chúa cấp tạo có chất lượng rất thấp) và phổ biến nhất là dùng chúa nhân tạo (do người nuôi ong chủ động tạo ra để tách đàn hoặc thay chúa hàng loạt).
 
Cảm ơn bạn, nhưng ý tôi muốn hỏi là tôi đang muốn thay thùng, vì thung trước làm sai cầu, (cầu tôi làm là 1 tấm ván ngăn) nên ong đang làm cầu vuông góc với tấm ván và nó rất ngắn. Số lượng ong giờ đang ít, tôi đang muốn chuyển sang thùng ong mới, bỏ thùng cũ đi, chứ không phải lá tách đàn.

Nếu cái cầu ong trước tôi làm đúng giờ đưa nguyên cả cầu sang thì không nói, mà được vậy thì không thay thùng làm gì.

Nay ong đang làm tổ vuông góc với tấm ván ( là cầu ong của tôi làm sai), nối tấm ván với cạnh sau của thùng. giờ có đưa sang thùng mới cũng không được.

Mà vốc các con ong sang thôi thì tôi lại sợ nó bỏ đi.

Trường hợp này nên làm thế nào nhờ bạn hướng dẫn giúp.
 


Back
Top