Xin tư vấn cách dùng sỉ than làm phân bón

  • Thread starter tranthai222
  • Ngày gửi
Có bạn nào dùng sỉ than tổ ong làm phân bón cho mình học hỏi kinh nghiệm nhé. Xin cảm ơn.
Mình thấy xỉ than tổ ong ở các quán ăn bỏ ra là khá nhiều. Nó giữ nước tốt, nếu đập nhỏ ra thì cũng khá tơi xốp. Mình tìm được bài này. Mình định thay Phân của Agrodream bằng phân Đầu trâu 20-20-15-TE.
Bài viết như sau: (link http://uocmonhanong.com/view_product.aspx?pid=8)
Ước mơ nhà nông dạng rắn
phanbondangran1.JPG

Phân bón Ước mơ nhà nông - AGRODREAM dạng rắn được chế biến từ AGRODREAM “M” lỏng kết hợp với xỉ than và cám gạo


Phương pháp chế biến phân bón dạng rắn


Nguyên liệu

- Phân bón Ước mơ nhà nông “M”: 2 lít.

- Cám gạo: 2 kg.

- Chất mang :

+ Đối với các loại cây trồng : xỉ than đã nghiền nhỏ: 6 kg hoặc 12 viên xỉ than bếp than tổ ong (trong trường hợp không có xỉ than, có thể thay thế bằng các vật liệu khác như đất bột/mùn, trấu hun nguyên vỏ, tro bếp, vỏ cà phê v.v... các nguyên liệu này cần được khử trùng, nên bổ sung canxi đối với các nguyên liệu có pH thấp).

+ Đối với lúa : tro bếp (với lượng vừa đủ ngấm 2 lít phân bón)


Phương pháp chế biến

- Rót phân bón Ước mơ nhà nông “M” vào xỉ than (hoặc các vật liệu thay thế nêu trên) đã nghiền sau đó cho cám gạo vào trộn đều.

- Ủ 6 – 8 giờ trước khi sử dụng.

- Hỗn hợp thu được là 10 kg, đóng vào bao và mang đi sử dụng.


Sử dụng

- Sử dụng để bón vào đất thay cho 250 kg phân chuồng.

- Tùy theo độ màu mỡ của đất mà xác định như đối với phân chuồng, tối thiểu sử dụng 10 kg cho 1 sào
 
Xỉ than và than củi là 2 vật liệu khác hẳn nhau.

Than củi là than và chất hữu cơ còn lại chưa cháy hết.
Chất hữu cơ này rất ít, nên lâu phân hủy cho than trong
đó rã ra. Các tác dụng hóa học tốt của nó như bạn nói
là rất ít. Hầu như nó có tác dụng làm xốp đất là chính.
Có thể trộn mùn cưa vào đất, thì còn tốt hơn trộn than
củi vào đất, vì mùn cưa dần dần phân hủy ra than củi.

Xỉ than là than chưa cháy hết và chất vô cơ. Chất vô cơ
này hầu hết là đất nung, như gạch vỡ đâp vụn. Nó có tác
dụng như cát, làm đất rời, không kết dính, nếu đất đó là
đất sét hay tỷ lệ sét cao. Nếu đất cát, tỷ lệ sét thấp,
thì xỉ than làm cho đất đó ra bãi sa mạc, không giữ được
nước và phân bón.

Các bạn chỉ nói một chiều, gây ấn tượng sai lạc. Bón phân
và cải tạo đất là một việc cần suy nghĩ đầy đủ mọi mặt
hơn. Hai thứ trên không thể gọi là phân bón, mà chỉ là
vật liệu cải tạo kiến trúc thành phần vô cơ của đất thôi.
 
[QUO
Cái này nó là cả một hướng mới mà các nước nông nghiệp tiên tiến họ đã áp dụng từ lâu. Đó là dùng than củi đập nhỏ làm môi trường chứa phân và bón vào đất sẽ có những tác dụng chính sau :

1. Giảm rửa trôi và bốc hơi phân vô cơ
2. Tăng độ tơi xốp của đất
và vài tác dụng nhỏ nữa

Ngoài ra theo giải thích của tụi nước ngoài thì khi những gỗ tạp, gỗ nhỏ, vụn dăm bào khi đốt sẽ thải ra CO2 vào không khí, nhưng khi đốt yếm khí để thành than thì nó giữ lượng CO2 này trong than và đặc biệt là than rất bền, bón vào đất cả 6 - 7 năm sau nó chưa phân hủy, có thể bể vụn ra nhỏ hơn nhưng phân hủy hoàn toàn để giải phóng CO2 là rất rất lâu. Và tụi nó quảng cáo đây cũng là một hướng phát triển theo dạng nông nghiệp bền vững với tiêu chí : TIẾT KIỆM (phân bón), GIẢM PHÁT THẢI CO2 = > BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (mà thời buổi ô nhiễm này cái quái gì mang tiếng bảo vệ môi trường là được ủng hộ rầm rầm và nguồn tiền đổ về cũng ào ào, he he).

Tại sao lại nói là tiết kiệm phân bón là bởi vì trong than và xỉ than có rất nhiều khoang trống nhỏ (chính vì điều này mà độ thẩm thấu và lọc của than là cực tốt). Các nguyên tố phân sẽ được hút vào và giữ ở các khoang nhỏ này. Chính vì điều này mà sẽ hạn chế rửa trôi và bốc hơi.

Kế đó thì đặc điểm của rễ cây là hút dinh dưỡng qua quá trình thẩm thấu do chênh lệch áp suất giữa môi trường ngoài và bên trong rễ, mà sự chênh lệch này là rất nhỏ. Thế nên lượng phân cần tan ra và phân chia ra rất nhỏ để rễ cây dễ hút và không làm phỏng các mô mềm (các lông tơ) của rễ. Cả hai tiêu chí này thì đều được đáp ứng thông qua quá trình phân tan ra và được thẩm thấu vào các lỗ trống của khối than. Và khi rễ tiếp cận môi trường này thì nó sẽ hút được phân rất tốt và lượng phân dư thừa sẽ được giữ trong than mà không mất đi đâu. = > TIẾT KIỆM - HIỆU QUẢ.
Vấn đề lớn nhất của nó khi áp dụng rộng chính là giá thành và lượng than đủ lớn để sử dụng (chắc phải đốt trụi gần hết rừng trên trái đất mất, he he). Thế nên nó chỉ được áp dụng ở quy mô khá nhỏ ở trong các trang trại mẫu hoặc các trang trại trồng rau quả giá trị cao thôi.

Bác có thể tìm hiểu thêm trên youtube có rất nhiều clip nói rõ về cái này, tiếc là nó bằng tiếng nước ngoài mà em thì chỉ biết tiếng "nước trong" nên chịu chết. Nếu bác có điều kiện thì dịch ra cho mọi người cùng tham khảo một hướng mới này và cũng là để box thêm phong phú nhá.

Hy vọng chút giải thích nhỏ này có ích cho bác, chúc bác thành công
Bạn cho mình vài từ khóa tiếng anh để search trên youtube đi. Mình search từ coal + fertilizer rồi mà không được. Tiêng Anh mình cũng ít thôi nhưng mình có thể đoán được qua hình ảnh.
 
Sỉ than làm hổn hợp phân bón cũng được nhưng chỉ trong diện tích nhỏ và thường là dùng trong chậu hay thùng cây trong thành phố chung cư hay trồng .
Nói chung sỉ than làm phân trên diện tích nhỏ thì hiệu quả , còn với diện tích 1000 m thì hiệu quả giảm đi do nhiều yếu tố thời tiết ..v .v với lại làm với diện tích lớn thì sỉ than không đủ ... nên lấy tính đến trú trấu làm phân tốt hơn .
Sỉ than chỉ phù hợp với vườn rau biệt thự mà thôi !
 
Mình đã trồng rau bằng xỉ than như sau:
- 1 bao xỉ than, 1 bao xơ dừa, 1 bao tro trấu, một ít phân gà có lẫn trấu trộn đều tất cả lại.
- Lấy bạt nhựa trải ra đất, lấy cây tấn 4 góc sao cho nước không thoát ra được.
- Đổ hỗn hợp trên vào và bắt luống rộng 0.8-1m, giữa 2 luống là một rãnh 15-20cm, rãnh này nhìn thấy đáy bạt.
- Rải hạt giống rau lên và rắc thên tro trấu lấp hạt.
- Tưới nước vào rãnh dâng cao khoảng 2-3cm để nước thấm ngược lên trên.
cách này trồng rất tốt, ít tốn công tưới, phân không trôi mất, rau không bị dập.

Như ở trên mình post. 10kg xỉ than (6kg xỉ+2kg cám gạo+2 lít Ước Mơ Nhà Nông "M") thay cho 250kg phân chuồng thì trồng nhiều bẳng xỉ than rất đỡ công và lượng xỉ than cũng dễ xin đủ mà.
 
Last edited by a moderator:
Mình đã trồng rau bằng xỉ than như sau:
- 1 bao xỉ than, 1 bao xơ dừa, 1 bao tro trấu, một ít phân gà có lẫn trấu trộn đều tất cả lại.
- Lấy bạt nhựa trải ra đất, lấy cây tấn 4 góc sao cho nước không thoát ra được.
- Đổ hỗn hợp trên vào và bắt luống rộng 0.8-1m, giữa 2 luống là một rãnh 15-20cm, rãnh này nhìn thất đáy bạt.
- Rải hạt giống rau lên và rắc thên tro trấu lấp hạt.
- Tưới nước vào rãnh dâng cao khoảng 2-3cm để nước thấm ngược lên trên.
cách này trồng rất tốt, ít tốn công tưới, phân không trôi mất, rau không bị dập.

Như ở trên mình post. 10kg xỉ than (6kg xỉ+2kg cám gạo+2 lít Ước Mơ Nhà Nông "M") thay cho 250kg phân chuồng thì trồng nhiều bẳng xỉ than rất đỡ công và lượng xỉ than cũng dễ xin đủ mà.
Sao không thêm một ít phân rồi một ít men rượu ít cám rồi trộn lại ủ thành phân bô ca xi có tốt hơn không ?
 
Sao không thêm một ít phân rồi một ít men rượu ít cám rồi trộn lại ủ thành phân bô ca xi có tốt hơn không ?
Tại sao là men rượu hả bạn?
Mình định dùng xỉ than, NPK 20-20-15-TE + cám gạo để bón lót trồng chuối!!! xỉ than có nhiều canxi và vi lượng. Sau này bón phân Hóa học thì nó rút vào xỉ than tránh thất thoát.
 
Thì mình thấy hổn hợp đó giống cách trộn phân vi sinh !
3 phân 3 sơ( trú trấu rơm..) 1 cám 2 chất đệm ( sỉ than .. v..v.) 1 men rượu thêm ít nước rồi ủ có thể thành phân vi sinh bô ca sià phân hóa học trộn với sỉ than à , mình cứ tưởng là phân chuồng cơ chứ .
Có ai làm kiểu này chưa nhỉ ?
hổn hợp 1 : 5 kg trấu ( trú )+ 5 kg sỉ than + 5 kg cám gạo hay bột sắn + 500 gam men rượu .
Hổn hợp này được lên men 5 - 7 ngày thì ta đem trộn với phân chuồng ... rồi đem ủ có đậy bạc che mưa gió ... sau 25 - 30 ngày ta được phân vi sinh rất tốt cho cây trồng ( lúc này phân không còn mùi hôi nữa )
Bạn nào đã làm phân này xin chia sẽ chút kinh nghiệm nào ?
 
Mình làm như sau:
- 1 bao xơ dừa, 1 bao tro trấu, 1 bao xỉ than, 5kg cám (mình nghĩ là thay phân gà) + nấm tricoderma(rắc đại không biết là bao nhiêu chắc khoàng 200g) , 2kg phân NPK 20-20-15 trộn đều, cho vào bao để dành ( ủ theo kiểu "lười")
- Khoảng 1 tuần trở lên thì mang ra vườn. Đổ 1 bao trấu tươi xuống đất trải đều cao 4-5cm, đổ bao phân ở trên lên cũng 4-5cm, dùng cuốc xới lẫn vào đất.
- trồng rau lên, rất tốt, nếu không tốt thì hòa thêm phân để tưới thêm, phân sẽ ngấm vào đó sẽ thất thoát rất ít..
Mình nghĩ ra cách này vì mình không có phân chuồng.
Mình đang tìm cách làm phân chuồng "nhân tạo" giá rẻ.
 
Last edited by a moderator:
Phân chuồng '' nhân tạo '' là sao nhỉ ... thành phần ban đầu là gì vậy ?
 
Phân chuồng '' nhân tạo '' là sao nhỉ ... thành phần ban đầu là gì vậy ?
Hì hì, thì là cách mình đang nói đó.
Thay vì trồng bằng phân chuồng thì mình trộn như trên để thay cho phân chuồng. nên mình gọi là phân chuồng "nhân tạo" (Cách gọi này xem ra chưa đúng rồi).

Mình muốn nó rẻ hơn phân chuồng nhưng có tác dụng giống như phân chuồng:
1. Tăng độ tơi xốp của đất và có vi sinh hữu ích
2. Chứa hàm lượng NPK, Trung vi lượng tương đương hoặc hơn phân chuồng
3.Giảm rửa trôi và bốc hơi phân vô cơ.
ngoài ra còn có cái lợi là :
- Nhanh, ko phải chờ ủ lâu
- Không có hạt cỏ dại
- Không có nấm hại
(Nếu phân chuồng ủ không chuẩn thì cứ lăn tăn cái vụ cỏ dại và nấm hại này )

cách phối trộn như trên mình vẫn còn thấy tốn kém, có lẽ mình sẽ thử như sau:
1 bao trấu+ 1 bao xỉ than +5 kg cám gạo+1kg phân vi sinh+1kg NPK TE+100g nấm trico (nấm trico tự ủ thì sẽ cho vào nhiều hơn).
 
Nếu thây trấu bằng mùn cưa được không nhỉ ?
à bạn cho mình hỏi cái này nha !
trong nếu mình lấy 100 kg lục bình thái nhỏ ủ với 20 kg phân bò tươi mới thải còn nhiều vi sinh vật có lợi + 5 kg vôi - tất cả đem nén chặt vào bao ủ . vậy cách này theo bạn thì có hiệu quả không nhỉ ?
Mình đang tìm hiểu nấm trico trên google .
 
về việc thay trấu bằng mùn cưa: thì cũng tùy loại mùn cưa đó từ cây gì ra. Có loại được có loại không được.
Về câu hỏi của bạn, minh đang tìm lại bài viết ủ phân xanh kết hợp với phân chuồng để tăng khối lượng. Mình nói sẽ không rõ bằng bài viết của KS.
Nấm trico rất hay. Bạn nên tìm hiểu. Nấm này có thể tự nhân lên 1kg thành 7kg và lại nhân tiếp lần 2.
Nếu thây trấu bằng mùn cưa được không nhỉ ?
à bạn cho mình hỏi cái này nha !
trong nếu mình lấy 100 kg lục bình thái nhỏ ủ với 20 kg phân bò tươi mới thải còn nhiều vi sinh vật có lợi + 5 kg vôi - tất cả đem nén chặt vào bao ủ . vậy cách này theo bạn thì có hiệu quả không nhỉ ?
Mình đang tìm hiểu nấm trico trên google .
Cách ủ này theo mình là được, nhưng thời gian ủ lâu.
Mình đã từng ủ ruột cá, xương cá bằng trico rất mau phân hủy (10-15 ngày) nếu cần mình sẽ nói sau. Trico làm phân rất mau phân hủy. Cách sau đây mình chưa làm nhưng theo mình là rất tốt.
Cách ủ
Các loại xác bả thực vật, phân chuồng, than bùn, rác… được gọi chung là chất ủ.

-Khuấy kỹ 1 kg Tricho vô phuy 200 lít nước, nếu được thì khuấy thêm vào 1 chai aminô 0,5 lít để bổ sung thức ăn cho men. Phuy men này vừa đủ để ủ cho khoảng 4 khối chất ủ. Có thể trộn thêm phân chuồng vào xác bả thực vật để ủ chung một lần. Khuấy đảo đều nước men trong phuy trước khi múc tưới lên chất ủ.

-Trải chất ủ lên nền xi măng hoặc lên bạt nhựa thanh lớp dày 20 cm, lấy nước men trong phuy tưới đều lên bề mặt chất ủ. Sau đó trải chồng tiếp 20 cm chất ủ lên lớp đầu tiên rồi tưới men. Làm tương tự như vậy cho đến khi hết khối chất ủ.

-Cào banh đống ủ ra, đảo trộn lại cho đều, tưới thêm nước sao cho khi nắm vắt chất ủ thấy nước rịn qua kẻ tay là vừa (đạt độ ẩm khoảng 60%). Sau đó vun chất ủ lại thành đống (như hình vẽ), tủ bạt để giữ ẩm.

-Khoảng 7 – 10 ngày sau, cào banh đống ủ ra, đảo trộn, tưới thêm nước như lần trước rồi vun thành đống, tủ bạt kín lại. Khoảng 20 – 25 ngày sau khi thấy chất ủ đã tơi rã thì có thể đưa đi bón cho cây.

*Chi phí cho một khối chất ủ.

-Nếu không pha thêm aminô: khoảng 15.000 đồng/khối.

-Nếu có pha thêm 0,5 lít aminô: khoảng 25.000 đồng/khối.

ban-ve-dong-u-phan-vi-sinh-600x332.png
link gốc là http://www.giatieu.com/u-xac-ba-thuc-vat-phan-chuong-bang-che-pham-trichoderma/3792/
 
về việc thay trấu bằng mùn cưa: thì cũng tùy loại mùn cưa đó từ cây gì ra. Có loại được có loại không được.
Về câu hỏi của bạn, minh đang tìm lại bài viết ủ phân xanh kết hợp với phân chuồng để tăng khối lượng. Mình nói sẽ không rõ bằng bài viết của KS.
Nấm trico rất hay. Bạn nên tìm hiểu. Nấm này có thể tự nhân lên 1kg thành 7kg và lại nhân tiếp lần 2.
Cách ủ này theo mình là được, nhưng thời gian ủ lâu.
Mình đã từng ủ ruột cá, xương cá bằng trico rất mau phân hủy (10-15 ngày) nếu cần mình sẽ nói sau. Trico làm phân rất mau phân hủy. Cách sau đây mình chưa làm nhưng theo mình là rất tốt.
Cách ủ
Các loại xác bả thực vật, phân chuồng, than bùn, rác… được gọi chung là chất ủ.

-Khuấy kỹ 1 kg Tricho vô phuy 200 lít nước, nếu được thì khuấy thêm vào 1 chai aminô 0,5 lít để bổ sung thức ăn cho men. Phuy men này vừa đủ để ủ cho khoảng 4 khối chất ủ. Có thể trộn thêm phân chuồng vào xác bả thực vật để ủ chung một lần. Khuấy đảo đều nước men trong phuy trước khi múc tưới lên chất ủ.

-Trải chất ủ lên nền xi măng hoặc lên bạt nhựa thanh lớp dày 20 cm, lấy nước men trong phuy tưới đều lên bề mặt chất ủ. Sau đó trải chồng tiếp 20 cm chất ủ lên lớp đầu tiên rồi tưới men. Làm tương tự như vậy cho đến khi hết khối chất ủ.

-Cào banh đống ủ ra, đảo trộn lại cho đều, tưới thêm nước sao cho khi nắm vắt chất ủ thấy nước rịn qua kẻ tay là vừa (đạt độ ẩm khoảng 60%). Sau đó vun chất ủ lại thành đống (như hình vẽ), tủ bạt để giữ ẩm.

-Khoảng 7 – 10 ngày sau, cào banh đống ủ ra, đảo trộn, tưới thêm nước như lần trước rồi vun thành đống, tủ bạt kín lại. Khoảng 20 – 25 ngày sau khi thấy chất ủ đã tơi rã thì có thể đưa đi bón cho cây.

*Chi phí cho một khối chất ủ.

-Nếu không pha thêm aminô: khoảng 15.000 đồng/khối.

-Nếu có pha thêm 0,5 lít aminô: khoảng 25.000 đồng/khối.

ban-ve-dong-u-phan-vi-sinh-600x332.png
link gốc là http://www.giatieu.com/u-xac-ba-thuc-vat-phan-chuong-bang-che-pham-trichoderma/3792/
Bạn rất giỏi ... lúc nào rãnh cố dành thời gian viết bài để cho mọi người và mình học hỏi !
Rất cám ơn bạn , nhờ bạn mà mình biết đến Trico .
 
Để đạt kết quả hơn nữa, bạn tham khảo những phản hồi trong link gốc trước khi làm nhé. Hay lắm bạn ạ.
Vì nấm trico mắc mà chưa biết chất lượng thực sự ra sao nên khi dùng nhiều thì nhân sinh khối lên để tiết kiệm và an tâm về chất lượng. cách nhân sinh khối bào tử có ở đây bạn ạ:
http://www.giatieu.com/cach-nhan-sinh-khoi-bao-tu-nam/2429/
 
Phân bón lá Agrodream và sỉ than .
Có thể ai đó chưa biết - thân chào !
 
Chúng ta thường hay chuộng của lạ. Đó là vì tính tò mò.
Tò mò thử cho biết, cho dù có thể nguy hiểm phải chết.
Ví dụ như lớn lên thì thử hút thuốc lá, uống rượu, chích
xì ke.

Phân bón bằng xỉ than, đương nhiên là vô lý, vì học sinh
vật chỉ có Đạm, Lân, và Gio, tức là N, P và K. Ngoài ra,
còn một số chất khoáng nữa. Chất khoáng rất quan trọng,
nhưng thường có sẵn trong đất rồi. Không có kiến thức, thì
kinh nghiệm nơi nào trồng cây gì tốt thì trồng cây ấy, chứ
nguyên do là đất ấy có đủ khoáng phù hợp với cây ấy, không
phù hợp với cây khác. Ngày nay khoa học nông nghiệp tiến
bộ hơn, có thể phân tích hóa học mẫu đất để biết có thể trồng
những cây gì tốt, và nếu trồng cây khác thì phải cho thêm chất
khoáng gì, như Magie, Sắt, chẳng hạn.

Xỉ than thì có gì? Đương nhiên không có N, P và K, mà chỉ
có chất khoáng thôi. Bón chất khoáng mù quáng chỉ làm hại đất,
có thể chết cây nếu chất khoáng đó quá nhiều mà không phù hợp,
nhưng chủ yếu chỉ làm cây kém năng suất đi thôi.

Điều dễ hiểu nhất mà ai cũng có thể thấy là xỉ than là đất
nung thành gạch, không thể mềm trở lại như trước khi nung.
Mỗi lần bón xỉ than, trong đất tốt của ta như đất phù sa,
đất ba zan có thêm những hạt gạch nhỏ trộn lẫn thêm vào.
Cứ mỗi mét vuông bón xỉ than 1 ký, thì sau 1 nghìn lần bón
đất sẽ có 1 tấn gạch vụn. 1 tấn đất thường nặng gần 2 tấn,
mà 1 nửa là phù sa hay ba zan, còn nửa kia là gạch vụn, thì
cây trồng sẽ ra sao?
 
Mình đã trồng rau bằng xỉ than như sau:
- 1 bao xỉ than, 1 bao xơ dừa, 1 bao tro trấu, một ít phân gà có lẫn trấu trộn đều tất cả lại.
- Lấy bạt nhựa trải ra đất, lấy cây tấn 4 góc sao cho nước không thoát ra được.
- Đổ hỗn hợp trên vào và bắt luống rộng 0.8-1m, giữa 2 luống là một rãnh 15-20cm, rãnh này nhìn thấy đáy bạt.
- Rải hạt giống rau lên và rắc thên tro trấu
Hì hì, thì là cách mình đang nói đó.
Thay vì trồng bằng phân chuồng thì mình trộn như trên để thay cho phân chuồng. nên mình gọi là phân chuồng "nhân tạo" (Cách gọi này xem ra chưa đúng rồi).

Mình muốn nó rẻ hơn phân chuồng nhưng có tác dụng giống như phân chuồng:
1. Tăng độ tơi xốp của đất và có vi sinh hữu ích
2. Chứa hàm lượng NPK, Trung vi lượng tương đương hoặc hơn phân chuồng
3.Giảm rửa trôi và bốc hơi phân vô cơ.
ngoài ra còn có cái lợi là :
- Nhanh, ko phải chờ ủ lâu
- Không có hạt cỏ dại
- Không có nấm hại
(Nếu phân chuồng ủ không chuẩn thì cứ lăn tăn cái vụ cỏ dại và nấm hại này )

cách phối trộn như trên mình vẫn còn thấy tốn kém, có lẽ mình sẽ thử như sau:
1 bao trấu+ 1 bao xỉ than +5 kg cám gạo+1kg phân vi sinh+1kg NPK TE+100g nấm trico (nấm trico tự ủ thì sẽ cho vào nhiều hơn).
-với cách làm của bạn chỉ là vẽ thêm 1 chuyện, tốn thêm công sức, trên thực tế 3 loại trấu, mùn dừa, xỉ than trên thực tế không hề có tí dinh dưỡng nào (chỉ có khi trấu và mùn dừa hoai mục) chỉ có chức năng làm cho đất xốp và giữ nước, riêng xỉ than nhiều người họ không đập nát nhuyễn ra như bạn mà chỉ đập sao cho có cục to, nhỏ để lót ở dứoi đáy với mục đích tạo sự thông thoáng ở lớp đáy và làm bấc thấm ngược lên trên (xỉ than gần giống như viên đất nung vậy).
- việc bạn nói chất dinh dưỡng giảm bị rữa trôi là đúng đó là do ta không tưới trực tiếp lên luống, chỉ tứoi vào rảnh nước và các chất dinh dưỡng sẽ được bạt giữ lại và ngấm vào giá thể mùn dừa... từ đó cây sử dụng. tuy nhiên cách làm này chỉ áp dụng được trong mùa khô hay trong nhà kín nếu không khi trời mưa sẽ động nước gây ngập úng và làm trôi giá thể. thực tế hiện nay nhiều nơi họ đã áp dụng trồng rau, cà chua, dưa lưới.... trên giá thể mùn dừa, đất nung với phương pháp sử dụng dung dịch thuỷ canh tưới nhỏ giọt.
- về việc bạn cho là làm theo cách của bạn là không có nấm hại là không đúng mà khả năng sẽ bị nấm rất cao vì môi trường trong luống luôn ẩm (vì bat giữ nước). dù là bạn trồng ngoài đất, thuỷ canh, hay sử dụng bất kỳ giá thể nào cũng đều có khả năng bị nấm hại, nấm khuẩn nó tồn tại xung quanh ta, có trong đất, nước không khí... khi gặp điều kiện thuận lợi nó sẽ phát triển thế thôi. có thể thời gian đầu bạn trồng cảm thấy rau lên khá tốt đó là do giá thể ban đầu còn sạch, tuy nhiên đến vụ thứ 2-3... nếu không xử lý giá thể kỹ bạn sẽ gặp rắc rối to
- cái bạn gọi là phân chuồng nhân tạo nghe nó sao sao ấy, thực tế là bạn sử dụng phân hoá học npk và cái loại phân ước mơ nhà nông gì đó (sorry vì không biết loại phân này) hoà với nước tưới vào luống cho cây sử dụng, nếu làm vậy bạn nên tham khảo và tự điều chế dung dịch thuỷ canh để tưới cho cây sẽ có giá rẻ hơn. còn nếu muốn rẻ hơn nữa để có phân hữu cơ ngoài việc tốn tiền để mua phân chuồng bạn có thể tự ủ phân xanh từ các loại rác thải nhà bếp hay đơn giản hơn từ việc dọn cỏ, lá cây trộn chung với đất là ta sẽ có loại phân hữu có khá tốt dung cho rau, bạn đừng phải lo việc trong đất có mầm cỏ sẽ mọc um tùm, thực tế cỏ chỉ mọc um tùm khi đất không sử dụng thôi còn khi đã trồng rau, rau mọc lên xanh tốt che phủ mặt đất ở phía dưới cỏ làm sao mà mọc đươc
 
Back
Top