xin tư vấn cách xử lý nước thải chuồng heo

  • Thread starter HTX VƯỜN XANH
  • Ngày gửi
xin chào tất cả các bác!

em vừa xuống giống 2 héc cây ăn trái. cây chưa bén rễ.
cạnh vườn em có 1 trại heo lớn,nguồn nước thải chứa trong bể nước thải của trại này thoải mái. em muốn hút tưới vườn bao nhiêu tùy thích. em biết nước này rất tốt,giầu đạm,hữu cơ... nhưng ko biết cách xử lý thế nào cho an toàn.(chỉ có thể xử lý khi đã tưới vào đất,bể quá lớn nên em ko thể xử lý cả bể được) chỉ sợ tưới vớ vẩn lại đi tong cả vườn thì...em tay bị tay gậy.:2cat:


các bác có kinh nghiệm trong việc xử lý phân chuồng cho em ý kiến với.

em xin cảm ơn nhiều ạ!
 


Bạn có thể làm bể Biogas, nhưng cũng có thể làm bể tiêu độc.
Bề tiêu độc thì dễ làm, và không tốn tiền như bể Biogas, vì
nó không thu khí đốt, mà để khí đó bay mất vào trong gió.
Phần cái và nước còn lại, thì cũng như đã qua bể Biogas thôi.


Nói một cách đơn giản hơn, thì bạn cần có một cái hố to, hay
một cái ao nhỏ để chứa nước và phân thải ở chuồng heo ra. Tùy
theo số lượng heo nhiều hay ít, thì cứt thải ra cũng nhiều hay
ít. Bạn cần cho thêm rơm rạ băm nhỏ, hay cỏ các loại trộn thêm
vào nước cứt đó, và cần khuấy lên. Khuấy nhiều thì tốt, nhưng
tốn công. Vì vậy thỉnh thoảng khấy thôi. Cái bể hay cái ao này
cần chiều dài. Một đầu nước phân ở chuồng heo chảy vào, và đầu
kia là nơi bạn lấy nước ra tưới vườn. Nói chung, cái bể này càng
dài thì càng tốt, có nghĩa là nước chảy ra ít độc hại hơn. Cứt
heo ở đầu vào thì còn nhiều thức ăn chưa tiêu hóa hết, và có
chất ở gan mật và ruột heo tiết ra tiêu hóa, nhưng càng về cuối
thì các chất này và thức ăn bị vi khuẩn ăn hết và chỉ cón chất
vô cơ không độc đối với cây trồng nữa. Để làm cho chiều dài này
được nhiều, bạn không nên làm nó to bề ngang cho khỏi tốn đất,
mà đào một cái rãnh sâu và thật dài, dài hai ba chục mét thì tốt
lắm. Ví dụ đào rãnh đi ngang qua vườn bạn chẳng hạn. Hay rãnh
chạy vòng quanh vườn. Chỉ có nguy hiểm trẻ con rớt xuống rãnh
thì bị chết đuối chẳng hạn, mặc dầu rãnh chỉ ngập tới rốn bạn thôi.
 
Cách làm của bác amytran không thể coi việc sử lý nước thải giống như bể bioga đc vì bioga là phân đc phân hủy trong môi trường yếm khí(k có oxi) đa số các vi sinh vật sẽ bị tiêu diệt trong môi trường này chỉ có sv yếm khí mới sống đc và chúng phân hủy các chất hữu cơ còn dư thừa trong phân, nếu bể xây tốt thì nước thải ra sẽ rất sạch có thể dùng tưới cây nhưng vì thành phần trong nước này khá phức tạp nên chỉ dùng cho cây ngắn ngày còn cây lâu năm thì không nên dùng , có người bạn rát có kinh nghiệm trong trồng trọt đã khuyên mình như vậy
Còn cách làm như bác amytran thì không nên làm vì làm như vậy các víinh vật có lợi hay có hại đều không bị tiêu diệt vì thế nó không những ảnh hưởng tới cây trồng mà còn ảnh hưởng cả tới vật nuôi và con người nữa
 
mình ngu kiến 3 ý sau :
1 - cây chưa bén rễ thì ko tưới nước này được
2 - Tưới trực tiếp số lượng nhiều => tay bị tay gậy
3 - Cứ theo truyền thống cổ xưa mà làm - xây cái hồ nông nhưng rộng ( có mái tránh mưa )- cho lượng nước thảy vào - rải phân hột vào hồ - ngưng tụ tự nhiên - khi bào hạt phân tan hết - múc tưới mổi cây 1 gáo - cách nhau ít nhất 3 ngày - tưới hết nước - cho nước thảy vào - ngưng tụ tiếp.

Ngày trước tui còn phải đái vào hủ ngâm phân hột - để tưới cho rau - nữa đấy !
( cái này là tui chỉ thật - chứ ko phải đùa vui đâu nhé )
 
Last edited by a moderator:
Bạn có thể làm bể Biogas, nhưng cũng có thể làm bể tiêu độc.
Bề tiêu độc thì dễ làm, và không tốn tiền như bể Biogas, vì
nó không thu khí đốt, mà để khí đó bay mất vào trong gió.
Phần cái và nước còn lại, thì cũng như đã qua bể Biogas thôi.


Nói một cách đơn giản hơn, thì bạn cần có một cái hố to, hay
một cái ao nhỏ để chứa nước và phân thải ở chuồng heo ra. Tùy
theo số lượng heo nhiều hay ít, thì cứt thải ra cũng nhiều hay
ít. Bạn cần cho thêm rơm rạ băm nhỏ, hay cỏ các loại trộn thêm
vào nước cứt đó, và cần khuấy lên. Khuấy nhiều thì tốt, nhưng
tốn công. Vì vậy thỉnh thoảng khấy thôi. Cái bể hay cái ao này
cần chiều dài. Một đầu nước phân ở chuồng heo chảy vào, và đầu
kia là nơi bạn lấy nước ra tưới vườn. Nói chung, cái bể này càng
dài thì càng tốt, có nghĩa là nước chảy ra ít độc hại hơn. Cứt
heo ở đầu vào thì còn nhiều thức ăn chưa tiêu hóa hết, và có
chất ở gan mật và ruột heo tiết ra tiêu hóa, nhưng càng về cuối
thì các chất này và thức ăn bị vi khuẩn ăn hết và chỉ cón chất
vô cơ không độc đối với cây trồng nữa. Để làm cho chiều dài này
được nhiều, bạn không nên làm nó to bề ngang cho khỏi tốn đất,
mà đào một cái rãnh sâu và thật dài, dài hai ba chục mét thì tốt
lắm. Ví dụ đào rãnh đi ngang qua vườn bạn chẳng hạn. Hay rãnh
chạy vòng quanh vườn. Chỉ có nguy hiểm trẻ con rớt xuống rãnh
thì bị chết đuối chẳng hạn, mặc dầu rãnh chỉ ngập tới rốn bạn thôi.

thành thật cảm ơn bác!

nghe bác hướng dẫn cách làm này that là hay. vì hiện tại trong vườn của cháu có sẵn 1 con mương sâu khoảng 1 mét,dài hơn 100m. chỉ cần lót bạt chống thấm là có thể áp dung được.

nhưng bác có thể hướng dẫn cháu cụ thể hơn ko ạ? chẳng hạn như thời gian bơm nước vào đến lúc tưới là bao lâu? cần cho thêm gì vào hố nước đó ko? thời gian đảo nước bao lâu 1 lần.

cháu cảm ơn và chúc bác sức khỏe!
 

Cách làm của bác amytran không thể coi việc sử lý nước thải giống như bể bioga đc vì bioga là phân đc phân hủy trong môi trường yếm khí(k có oxi) đa số các vi sinh vật sẽ bị tiêu diệt trong môi trường này chỉ có sv yếm khí mới sống đc và chúng phân hủy các chất hữu cơ còn dư thừa trong phân, nếu bể xây tốt thì nước thải ra sẽ rất sạch có thể dùng tưới cây nhưng vì thành phần trong nước này khá phức tạp nên chỉ dùng cho cây ngắn ngày còn cây lâu năm thì không nên dùng , có người bạn rát có kinh nghiệm trong trồng trọt đã khuyên mình như vậy
Còn cách làm như bác amytran thì không nên làm vì làm như vậy các víinh vật có lợi hay có hại đều không bị tiêu diệt vì thế nó không những ảnh hưởng tới cây trồng mà còn ảnh hưởng cả tới vật nuôi và con người nữa
vậy có cách nào có thể xử lý để tận dung được nguồn nước này ko hả bác?
 
mình ngu kiến 3 ý sau :
1 - cây chưa bén rễ thì ko tưới nước này được
2 - Tưới trực tiếp số lượng nhiều => tay bị tay gậy
3 - Cứ theo truyền thống cổ xưa mà làm - xây cái hồ nông nhưng rộng ( có mái tránh mưa )- cho lượng nước thảy vào - rải phân hột vào hồ - ngưng tụ tự nhiên - khi bào hạt phân tan hết - múc tưới mổi cây 1 gáo - cách nhau ít nhất 3 ngày - tưới hết nước - cho nước thảy vào - ngưng tụ tiếp.

Ngày trước tui còn phải đái vào hủ ngâm phân hột - để tưới cho rau - nữa đấy !
( cái này là tui chỉ thật - chứ ko phải đùa vui đâu nhé )
phân hột tức là phân j hả bác? làm cách của bác thì mất bao lâu mới có thể dùng nc này tưới cây đc ạ?
 
phân hột tức là phân j hả bác? làm cách của bác thì mất bao lâu mới có thể dùng nc này tưới cây đc ạ?
phân hột là phân DAP hay NPK ngày xưa - tùy loại đất tùy loại cây - mà bác cần sử dụng loại nào
Ngâm chắc 7 đến 15 ngày ( tùy theo mình ngâm nhiều hay ít phân mà thôi - bỏ vài hạt vào thì nó tan trong 1 buổi ) - lâu rùi tui ko nhớ - thì rải vào hồ lấy cái gì đó vít đáy hồ coi phân rả hết chưa - ko rã hết cũng chẳng sao - tại vì mình dùng hết nước phân mình lại cho ngưng tụ tiếp - chứ có bỏ đi đâu mà sợ.

Bao lâu thì tùy bạn - muốn nó cô đặc đến mức độ nào - để mình khỏi tốn công đi tưới - tưới liền cũng được có sao đâu - mổi lần cách nhau 3 ngày là tui đả trừ hao cho bạn ngâm ở mức độ đâm đặc rồi

Bạn đừng có hỏi tui như vậy - vấn đề là bạn phải biết mục đích của mình làm

Phân hột khi bón xuống đất thì rể cây lâu hấp thụ hơn là mình ngâm cho rã thành nước - tưới thì nó hấp thụ liền - mà còn ko bị rữa trôi
Mình ngâm với nước tiểu để tận dụng độ đạm trong nước tiểu đồng thời tăng nồng độ phân

Bạn phải tự suy nghĩ - chứ ai cầm tay chỉ việc cho bạn nữa.

Wed là con dao 2 lưởi đấy - suy nghĩ nhiều hơn những gì người ta nói - chiu khó bạn à !
 
Last edited by a moderator:
phân hột là phân DAP hay NPK ngày xưa - tùy loại đất tùy loại cây - mà bác cần sử dụng loại nào
Ngâm chắc 7 đến 15 ngày ( tùy theo mình ngâm nhiều hay ít phân mà thôi - bỏ vài hạt vào thì nó tan trong 1 buổi ) - lâu rùi tui ko nhớ - thì rải vào hồ lấy cái gì đó vít đáy hồ coi phân rả hết chưa - ko rã hết cũng chẳng sao - tại vì mình dùng hết nước phân mình lại cho ngưng tụ tiếp - chứ có bỏ đi đâu mà sợ.

Bao lâu thì tùy bạn - muốn nó cô đặc đến mức độ nào - để mình khỏi tốn công đi tưới - tưới liền cũng được có sao đâu - mổi lần cách nhau 3 ngày là tui đả trừ hao cho bạn ngâm ở mức độ đâm đặc rồi

Bạn đừng có hỏi tui như vậy - vấn đề là bạn phải biết mục đích của mình làm

Phân hột khi bón xuống đất thì rể cây lâu hấp thụ hơn là mình ngâm cho rã thành nước - tưới thì nó hấp thụ liền - mà còn ko bị rữa trôi
Mình ngâm với nước tiểu để tận dụng độ đạm trong nước tiểu đồng thời tăng nồng độ phân

Bạn phải tự suy nghĩ - chứ ai cầm tay chỉ việc cho bạn nữa.

Wed là con dao 2 lưởi đấy - suy nghĩ nhiều hơn những gì người ta nói - chiu khó bạn à !
Cảm ơn lời khuyên của bác!
Hỏi,đọc là phạm trù khác với làm mà bác.
Cách của bác tốt với cây ngắn ngày. Em sợ tưới vào cây lâu năm sẽ bị ủ nấm. Bác có cách nào diệt nấm trong môi trường hiếu khí thì chỉ em với ạ!
 
Cảm ơn lời khuyên của bác!
Hỏi,đọc là phạm trù khác với làm mà bác.
Cách của bác tốt với cây ngắn ngày. Em sợ tưới vào cây lâu năm sẽ bị ủ nấm. Bác có cách nào diệt nấm trong môi trường hiếu khí thì chỉ em với ạ!
ví vụ cụ thể ???
 
Nếu con mương rộng 1 mét, mức phân nửa mét, dài 100 mét
thì rất tốt, chẳng cần lót bạt chi hết. Cứ việc giội rửa
chuồng heo thả giàn. Số nước thấm xuống, các cây quanh đó
vẫn mạnh khỏe như thường. Nếu là cây Dừa, thì tốt lắm và
nhiều trái gấp đôi các cây ở xa mương cứt này. Số nước
chảy ra ở đầu kia, thì tha hồ tưới cây gì cũng được. Ở chỗ
này, bạn đặt một cái chum bể vỡ miệng rồi, hay quây liếp
đan tre (có thể bền 1 năm) để chặn bùn cứt trôi vào, chỉ
cho nước trong thôi. Bạn lấy nước này mà tưới. Ngay chỗ
quây liếp, cũng là nơi xúc phân đi cho khỏi đầy. Phân mới
ở dạng bùn nhão dẻo, cũng từ từ dồn về đây vào lúc chúng
đã là phân cũ bị phân hủy rồi. Không cần băm trộn thêm
rơm rác hay phân gì cả. Cứ để nguyên chất cứt heo thôi.
Phân cũ xúc ra, cứ thả giàn đổ lên vườn. Không ảnh hưởng
sức khỏe chi hết nếu bạn không ăn nước giếng đào trong
vườn. Nếu chịu khó theo dõi, nước rửa chuồng có thể 1 ngày
là ra đến chỗ lấy nước, nhưng cứt phải mất 1 tháng mới đi
được 100 mét dài này.

Quanh rãnh này, bạn có thể trồng cây khoai Sọ, khoai Môn,
hay cây Rọc Mùng (có người gọi là Bạc Hà). Mấy cây này có
nhiều nước phân, có thể cao to 2 mét, lá rộng như cái dù
che mưa. Rọc của nó có thể to như bắp chân, dài hơn 1 mét.
Một cái rọc có thể nấu một nồi canh cá 4-5 người ăn.

Doc-mung-bac-ha.jpg


Lại nói về cây lâu năm và cây ngắn ngày, thì ý kiến của
tôi hoàn toàn trái ngược. Nước thải ra vốn có rất nhiều
vi trùng các loại, nhưng sau khi qua bể ủ và lên men phân
hủy này, thì chất hữu cơ hết đi, vi trùng cũng bị phân
hủy ra chất vô cơ, chẳng khác gì người chết chôn vậy. Vi
trùng cũng là con vật sống chứ bộ! Nó không bị chất độc
làm chết sao? Vì thế, nước càng để phân hủy lâu, thì càng
có đủ thêm tiêu chuẩn sạch để bón cho rau mình ăn. Nước
càng ít thời gian phân hủy, thì càng bẩn (nhiều vi trùng
gây bệnh), chỉ có thể tưới cho cây lâu năm, cây mọc cao,
rau trái mọc cách xa mặt đất thôi Mướp, bầu bí leo giàn
chẳng hạn).

Làm đúng thế này, bạn sẽ có một nguồn giun chỉ để bán cho
các cửa hàng cá cảnh nữa. Muốn nhanh, bạn đi cửa hàng cá
cảnh mua một mớ giun chỉ thả xuống rãnh, rồi tùy theo hoàn
cảnh mà một hay vài tháng sau, bạn có một rãnh đầy giun chỉ,
hàng tuần lễ lại xúc lên gột bùn đi, bán một vài ký giun.
Nhớ khi thả, nên thả từng cụm, đừng thả từng con riêng rẽ,
và khi thu hoạch, cũng xúc từng cụm, đừng lấy cả mảng.

Bạn cứ mạnh dạn làm thử. Làm xong, nhớ lập một thảo luận
và đưa các hình ảnh như thết kế và vận hành lên chia sẻ với
bà con nhé. Nhớ cả hình ảnh giun chỉ, cây Dừa, Mướp, Dọc
Mùng nữa nhé.
 
làm 1 hầm bioga là an toàn nhất,cây cực kì tốt mà ko sợ chết,em sử dụng rồi,nhưng không trồng nhiều như bác
 
Cảm ơn lời khuyên của bác!
Hỏi,đọc là phạm trù khác với làm mà bác.
Cách của bác tốt với cây ngắn ngày. Em sợ tưới vào cây lâu năm sẽ bị ủ nấm. Bác có cách nào diệt nấm trong môi trường hiếu khí thì chỉ em với ạ!
bạn google seach nấm tricoderma xác định được cách tiêu diệt nấm
nhà mình ủ phân gà toàn phun nấm tricoderma
 
bạn google seach nấm tricoderma xác định được cách tiêu diệt nấm
nhà mình ủ phân gà toàn phun nấm tricoderma
dạ bác!
trichoderma ủ thì tốt,em chỉ sợ trong môi trường tự nhiên nấm ko phát huy dc tác dụng tối đa bác ạ.
 


Back
Top