xin tư vấn của anh em

  • Thread starter Nguyễn Thành Nhơn
  • Ngày gửi
Nhà em trồng khoảng 600 gốc nhãn Edor. Quê em ở Bình Thuận. Cho em hỏi chăm sóc nhãn Edor có khác gì chăm sóc nhãn thường không anh em? Em nghe nói từ khi ra hoa đến đậu trái gấp gần gấp rưỡi các loại nhãn thường phải ko? Em trồng được gần 2 tháng rồi, thấy cây chậm lớn quá.
Cảm ơn anh em.
 


Tôi vốn lớn lên trong xứ Nhãn lồng Hưng Yên.
Thuở ấy kỹ thuật lạc hậu lắm, khỏi nói ra, mang
tiếng là chê nhiều. Tôi đã từng về thăm lại Hưng
Yên, và lờ mờ biết vài chuyện về Nhãn. Về Kỹ
thuật, đã có vài bước tiến lớn. Về kinh doanh,
nhãn Hưng Yên đã tràn lan khắp miền Bắc, và đã
có thời bị khủng hoảng thừa. Không biết bây giờ
ra sao. Chỉ thấy khủng hoảng thừa trái vải thôi.

Theo tin vừa tìm kiếm, có câu này làm tôi suy nghĩ:

http://fsiu.mard.gov.vn/News.asp?ac...4&LinksFrom=http://fsiu.mard.gov.vn/News.aspx

Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp, giống nhãn Edor đang được các nhà vườn trong tỉnh chú ý nhân rộng, thay thế dần các giống nhãn trước đây do hiệu quả kinh tế thấp. Nhãn Edor trên 7 năm tuổi, cho năng suất ổn định có thể đạt bình quân 16 tấn/ha (khoảng 40 kg/cây), giá bán 20.000 đồng/kg, sẽ thu được 320 triệu đồng/ha và lợi nhuận khoảng 250 triệu đồng/ha. So với thời điểm hiện tại, khó có cây trồng nào trên đất Đồng Tháp đạt hiệu quả cao như vậy. Được biết, hiện nay giá trị cây nhãn này có thể trên 40.000 đ/kg, nhưng do nhà vườn chưa xây dựng được nhãn hiệu hàng hóa và tạo được thương hiệu cho mình nên bị các thương lái ép giá. Nếu bán được giá trị thật thì hiệu quả còn cao hơn nhiều.

1- Bà con Đồng Tháp thu hoạch được quá thấp.
2- Không phải ai ép giá đâu, mà thực tế là vậy.
Đã từ lâu, "người buôn ép giá" là một suy nghĩ
sai lầm mọi mặt. Nên xóa bỏ lối nghĩ này đi.
Trồng Nhãn mà không nghĩ đến chợ còn nhiều trái
khác nữa cũng ngon và rẻ sao?

Trở lại bàn về Kỹ Thuật trồng cây ăn trái, tôi nêu
ra 2 ý nghĩ sau:

1- Nhãn Hưng Yên đã bỏ lối ươm hạt rồi, mà chiết cành.
2- Kỹ thuật nước Mỹ thì không gieo hạt, cũng không
chiết, mà là ghép. Có nghĩa gieo hạt để lấy gốc, rồi
tiếp ghép chồi từ cây đã có trái tốt (to, ngon, nhiều)
lên gốc đó, thì từ khi gieo hạt đến khi tiếp ghép là
1 năm, và từ khi tiếp ghép đến lúc bói là thêm 2 năm
nữa. Tuy vậy, cây có trái nhiều là tùy theo tán nó có
cao và to (nhiều cành la hay không.

Bạn gieo hạt, là kỹ thuật rất cổ xưa rồi. Người miền
Bắc ngày xưa nói: Nhãn Hưng Yên rất ngon, nhưng đem
đi nơi khác trồng thì dở. Đó là một sự thật về trồng
cây ăn trái bằng cách trồng từ hạt. Ngày nay Nhãn Bắc
đều chiết cành. Tuy vậy, cách tiếp ghép mới là cách
tốt nhất. Bạn nên tiếp ghép nhãn của bạn, thì mới
chóng có trái, trái to, ngon, và nhiều.
 
Nhà em trồng khoảng 600 gốc nhãn Edor. Quê em ở Bình Thuận. Cho em hỏi chăm sóc nhãn Edor có khác gì chăm sóc nhãn thường không anh em? Em nghe nói từ khi ra hoa đến đậu trái gấp gần gấp rưỡi các loại nhãn thường phải ko? Em trồng được gần 2 tháng rồi, thấy cây chậm lớn quá.
Cảm ơn anh em.
Mình cũng không biết nhiều về cây nhãn , chỉ nói bạn là nên cẩn thận bệnh " chỗi rồng" trên các loại cây nhãn do con nhện đỏ gây ra, dính vào nó là mệt mỏi cho 1 mùa nhãn đất.Chúc bạn trồng thành công.
 
Đúng vậy, nhãn Idor có thời gian từ lúc ra hoa đến lúc thu hoach khoảng 5,5 tháng so với 4 tháng đối với nhãn tiêu quế. Vấn đề của giống nhãn này là làm cho cây ra hoa. Nếu để tự nhiên thì đến mùa vụ cây ra hoa rất ít hoặc không ra hoa mà chỉ ra đọt non thôi. Nhiều nông dân ở ĐBSCL cũng phải tìm hiểu và nghiên cứu quy trình xử lý ra hoa cho cây nhãn này, làm cho cây ra hoa đồng loạt thì năng suất mới cao. Giống này có ưu điểm là đậu trái rất say, không bị rụng khi chín, cơm dày, thịt giòn và vị khá ngọt. Theo một số nông dân thì quy trình cắt tỉa cành, bón phân là quan trọng nhất, công thêm tưới gốc bằng các chất như paclobutrazol hoặc kali nitrat thì cây mới ra hoa. Chưa có thông tin giống nhãn này bị bệnh chổi rồng và hiện nay cây nhãn tiêu quế và cây chôm chôm đang bị dịch bệnh chổi rồng hoành hành ở miền Nam.
 
Đúng vậy, thời gian từ khi ra hoa đến khi thu hoạch nhãn Idor khoảng 5.5 tháng so với 4 tháng đối với nhãn tiêu huế. Vấn đề của cây nhãn này là rất khó ra hoa, cây để tự nhiên thì đến mùa vụ mới ra hoa rất ít hoặc chỉ ra đọt non mà thôi. Muốn cây ra hoa đồng loạt phải cắt tỉa cành, bón phân đúng cách, tưới thêm hóa chất kích thích tạo mầm hoa (pacloputrazol hoặc kali nitrate), kỹ thuật này nên hỏi những người có kinh nghiệm rồi áp dụng cho vườn cây nhà mình mới thành công. Giống nhãn này có ưu điểm trái say, ít rụng khi chín, cơm dày nên người tiêu dùng rất ưa thích.
 
Đúng vậy, thời gian từ khi ra hoa đến khi thu hoạch nhãn Idor khoảng 5.5 tháng so với 4 tháng đối với nhãn tiêu huế. Vấn đề của cây nhãn này là rất khó ra hoa, cây để tự nhiên thì đến mùa vụ mới ra hoa rất ít hoặc chỉ ra đọt non mà thôi. Muốn cây ra hoa đồng loạt phải cắt tỉa cành, bón phân đúng cách, tưới thêm hóa chất kích thích tạo mầm hoa (pacloputrazol hoặc kali nitrate), kỹ thuật này nên hỏi những người có kinh nghiệm rồi áp dụng cho vườn cây nhà mình mới thành công. Giống nhãn này có ưu điểm trái say, ít rụng khi chín, cơm dày nên người tiêu dùng rất ưa thích.
Cảm ơn anh nhé!
 
Tôi vốn lớn lên trong xứ Nhãn lồng Hưng Yên.
Thuở ấy kỹ thuật lạc hậu lắm, khỏi nói ra, mang
tiếng là chê nhiều. Tôi đã từng về thăm lại Hưng
Yên, và lờ mờ biết vài chuyện về Nhãn. Về Kỹ
thuật, đã có vài bước tiến lớn. Về kinh doanh,
nhãn Hưng Yên đã tràn lan khắp miền Bắc, và đã
có thời bị khủng hoảng thừa. Không biết bây giờ
ra sao. Chỉ thấy khủng hoảng thừa trái vải thôi.

Theo tin vừa tìm kiếm, có câu này làm tôi suy nghĩ:



1- Bà con Đồng Tháp thu hoạch được quá thấp.
2- Không phải ai ép giá đâu, mà thực tế là vậy.
Đã từ lâu, "người buôn ép giá" là một suy nghĩ
sai lầm mọi mặt. Nên xóa bỏ lối nghĩ này đi.
Trồng Nhãn mà không nghĩ đến chợ còn nhiều trái
khác nữa cũng ngon và rẻ sao?

Trở lại bàn về Kỹ Thuật trồng cây ăn trái, tôi nêu
ra 2 ý nghĩ sau:

1- Nhãn Hưng Yên đã bỏ lối ươm hạt rồi, mà chiết cành.
2- Kỹ thuật nước Mỹ thì không gieo hạt, cũng không
chiết, mà là ghép. Có nghĩa gieo hạt để lấy gốc, rồi
tiếp ghép chồi từ cây đã có trái tốt (to, ngon, nhiều)
lên gốc đó, thì từ khi gieo hạt đến khi tiếp ghép là
1 năm, và từ khi tiếp ghép đến lúc bói là thêm 2 năm
nữa. Tuy vậy, cây có trái nhiều là tùy theo tán nó có
cao và to (nhiều cành la hay không.

Bạn gieo hạt, là kỹ thuật rất cổ xưa rồi. Người miền
Bắc ngày xưa nói: Nhãn Hưng Yên rất ngon, nhưng đem
đi nơi khác trồng thì dở. Đó là một sự thật về trồng
cây ăn trái bằng cách trồng từ hạt. Ngày nay Nhãn Bắc
đều chiết cành. Tuy vậy, cách tiếp ghép mới là cách
tốt nhất. Bạn nên tiếp ghép nhãn của bạn, thì mới
chóng có trái, trái to, ngon, và nhiều.

Đọc bài của bác viết có 1 câu nói quá hay. Ko phải tư thương ép giá. Mà là do cung vượt quá cầu. Ko phải do tư thương,nông dân cũng chẳng ai dại để bị ép giá. Tôi cũng là người đi buôn. Bà con nên nhìn nhận lại vấn đề này.
 



Back
Top