xin ý kiến về nuôi cá lồng bè sử dụng phân heo

  • Thread starter cu tèo
  • Ngày gửi
e thấy nuôi cá rô phi, cá chép... trong ao hồ sử dụng phân heo, cá lớn tốt, vậy nếu nuôi trong lồng bè mà sử dụng như vậy có ổn không? Ngu ý của em, xin các tiền bối cho ý kiến nhé? mong mọi người sớm góp ý, e cảm ơn trước ạ..
 


Hệ thống nuôi kết hợp cá - heo chỉ thích hợp cho vùng khí hậu ấm trên thế giới. Trong ao nuôi, cá ăn trực tiếp phân chuồng hoặc ăn gián tiếp thông qua nguồn thức ăn tự nhiên được phát triển nhờ nguồn phân heo. Bản thân phân chuồng là thức ăn nghèo dinh dưỡng cho cá, nó chứa tối đa là 25% chất đạm thô nhưng hơn phân nửa là dạng đạm cá không tiêu hoá được. Phân chuồng cung cấp ít năng lượng cho cá hơn các loại thức ăn khác. Vì thế nếu nuôi cá chỉ sử dụng duy nhất phân chuồng thì năng suất sẽ thấp. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của nguồn chất thải từ heo sẽ tăng cao nếu tính cả thức ăn rơi, thừa của heo.

Phân hữu cơ ngoài việc cung cấp đạm, lân ít ỏi cho cá thì đa phần là cung cấp dinh dưỡng cho tảo phát triển, nó còn tạo nguồn thức ăn trực tiếp cho các động vật phù du và động vật đáy cũng như mùn bã hữu cơ. Do đó thành phân thức ăn tự nhiên trong ao hồ sử dụng phân hữu cơ phong phú.

Ngoài ra phân cần phải ủ để loại mầm bệnh. Khi ủ thì lại giảm %Đạm. Không ủ thì cá ăn sinh bệnh.

Vậy lượng đạm cho cá là 50%*25%=12,5%. Có nên cho cá ăn hay ko thì do bác quyết định.

tài lệu tham khảo tại:
https://websrv1.ctu.edu.vn/coursewares/thuysan/hethongnuoithuysan/Chuong 2 Mo hinh ca heo.htm
http://huougiong.com/ky-thuat-nuoi-thuy-san/tai-sao-phai-bon-phan-cho-ao-ho-nuoi-ca/
Còn đây là 1 tài liệu khác rất khả thi:

Dùng phế thải trong chăn nuôi để nuôi cá

Trong nghề nuôi cá, việc xử lý và tận dụng phân hữu cơ là một hướng có nhiều ưu điểm: giảm chi phí thức ăn cho cá đồng thời bảo vệ được môi trường khỏi bị ô nhiễm.

Nuôi cá bằng phế thải chăn nuôi được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước, nhất là các nước Đông Nam á, trong đó có ấn Độ là nước đi đầu. Nơi chăn nuôi của các cơ sở sản xuất bố trí trên các kệ gỗ nằm trên các ao. Phân chuồng (lợn, trâu, bò)... phân chim, gà, vịt... cũng như các thức ăn thừa rơi vãi xuống nước sẽ được cá sử dụng. ở Mỹ trong các cơ sở chăn nuôi ở bang ILinois, dùng phân lợn đổ trực tiếp ra ao để nuôi cá. Sau 170 ngày có nơi đạt năng suất 38 tạ/ha. ở một cơ sở khác, sau 179 ngày đạt 46 tạ/ha. Từ các thí nghiệm về cách dùng phế thải chăn nuôi để nuôi cá, các chuyên gia kết luận: khi nuôi cá chép thì số lượng phân của 30-45 con lợn đủ cho diện tích 1ha mặt ao nuôi; nuôi cá rô phi cần 50-100 con cho 1ha mặt ao. Số phân tối đa có thể dùng cho các ao nuôi cá không được vượt quá 20 tạ/ha mặt nước trong một ngày đêm, để tránh sự quá tải dẫn đến ô nhiễm làm cá chết. Người ta cũng đã nghiên cứu khả năng nuôi tôm nước ngọt ghép với cá mè trắng, mè hoa và trắm cỏ. Phân lợn tươi được trực tiếp đưa vào từ các trại chăn nuôi đã làm tăng sản lượng cá, đạt năng suất 25-60 tạ/ha, tôm cũng đạt kết quả khá. ở Mỹ cũng tiến hành nuôi cá rô phi thí nghiệm cùng với một vài loài cá chép bằng phân trâu, bò. Mức phân bón 15 tạ/ha/ngày. Nuôi cá rô phi lai trong vòng 103 ngày, bón hết 53 tạ/ha, năng suất đạt 16,5 tạ/ha. Kinh nghiệm của trại bò sữa Alabang (Philipin) là một ví dụ về việc sử dụng tổng hợp phế thải chăn nuôi, ở đây, phân bò sau khi khử độc được dùng để nuôi tảo Chlorella trong ao rồi vớt tảo làm thức ăn cho cá. Sau 6 tháng nuôi, trọng lượng cá rô phi đạt 150-350g/con, cá chép đạt 300-400 g/con. Kinh nghiệm của Nga, Séc, Ba Lan cho thấy, kết hợp nuôi vịt và cá làm tăng cường độ sử dụng của mặt nước về năng suất sinh học. Nuôi vịt cũng tăng trọng nhanh, chất lượng thịt tốt, mật độ nuôi vịt 200-250 con/ha, cá chép 2.500-3.000 con/ha; mè trắng 1.500-1.800 con/ha; mè hoa 500-700 con/ha. Vùng ngoại ô Matxcơva, khi kết hợp nuôi cá và vịt ở nước thải, sau 55 ngày vịt đạt khối lượng 2,2-2,4 kg/con. Hàng năm, ở nơi đây nuôi 60-70 ngàn con vịt trong khi đó thức ăn cho cá giảm 25-30%. Theo số liệu của FAO, khi dùng phế thải chăn nuôi để nuôi cá cho phép thu được sản lượng cá như sau: Trong vòng 1 năm dùng phế thải của 1 con bò sữa để nuôi cá sẽ thu được 100-200kg cá tùy theo cách chăm sóc; của 1 con trâu hay con bò thịt sẽ được 90-160kg cá; của 1 con cừu là 10-17kg cá, của 1 con lợn là 15-40kg cá; của 1 con gà đẻ là 6-8kg cá và của 1 con gà tây là 7-8kg cá.
Tuy nhiên, cần chú ý là sau mỗi vụ thu hoạch cá, cần tẩy sạch đáy ao, phơi khô, diệt trùng để đảm bảo thắng lợi cho vụ nuôi tiếp theo. áp dụng mô hình VAC chính là mô hình tận dụng vật thải một cách tối đa.

Nguồn: http://www.tuyenquangkhcn.org.vn/Ph...Dung-phe-thai-trong-chan-nuoi-de-nuoi-ca.aspx

Có thể bác nên chọc lọc, cho ăn xen kẽ sẽ đạt hiệu quả.
Nếu bác có thử thành công thì vui lòng ghi lại thông tin cho bà con hưởng ứng với nhé!
 


Back
Top