xử dụng mạch nước ngầm

  • Thread starter maquemau
  • Ngày gửi
thưa cùng bà con :
-vì điều kiện đất nằm trong khu vực không thuận tiện để lấy từ nước sông (không khoan ngan mặt lộ được) tôi định khoan lấy mạch nước ngầm để lấy nước nuôi thủy sản.nhưng đang do dự:
-nước ngầm những hộ lân cận tôi lấy đưa thử vào bể cá cảnh chỉ ngày sau cá chết hết...
-đưa thử vào bể nuôi cá rô phi tuy không chết nhưng cá không phát triển,nhìn cá sinh hoạt có vẻ đờ đẩn
-bà con nào có xử dụng mạch nước ngầm để nuôi thủy sản ?truyền cho chút kinh nghiệm...
tuy mạch nước ngầm mổi vùng mổi khác nhưng mặt bằng chung chứa gồm những chất gì ?và hướng khắc phục,(vì diện tích nhỏ hẹp nên không thể làm ao lắng)
cảm ơn
 


thưa cùng bà con :
-vì điều kiện đất nằm trong khu vực không thuận tiện để lấy từ nước sông (không khoan ngan mặt lộ được) tôi định khoan lấy mạch nước ngầm để lấy nước nuôi thủy sản.nhưng đang do dự:
-nước ngầm những hộ lân cận tôi lấy đưa thử vào bể cá cảnh chỉ ngày sau cá chết hết...
-đưa thử vào bể nuôi cá rô phi tuy không chết nhưng cá không phát triển,nhìn cá sinh hoạt có vẻ đờ đẩn
-bà con nào có xử dụng mạch nước ngầm để nuôi thủy sản ?truyền cho chút kinh nghiệm...
tuy mạch nước ngầm mổi vùng mổi khác nhưng mặt bằng chung chứa gồm những chất gì ?và hướng khắc phục,(vì diện tích nhỏ hẹp nên không thể làm ao lắng)
cảm ơn

Không biết chỗ bác sao chứ có lần mình ghé thăm thằng bạn ở Tân Trụ (Long An) .Thấy chỗ nó người ta khoan giếng lấy nước nuôi tôm sú ầm ầm ấy chứ.Thừong nước ngầm hàm lượng oxy thấp, và có thể chứa khí độc. Những hóa chất hòa tan trong nước ngầm có nhiều hay ít phụ thược vào địa lý khu vực quanh nguồn nước ngầm.

Không biết nước ngầm chỗ bác là lợ hay ngọt .Đặc tính chung của nước ngọt là ít thành phần muối Na+ ,Cl-,SO42- nhiều thành phần muối Ca2+, HCO3-, CO32-
 
Không biết chỗ bác có bị nhiễm mặn không, nếu không nhiễm mặn thì có thể bị ô nhiễm nguồn nước. Bác nên mang mẫu nước lên Viện Pasteur TP HCM xét nghiệm mới biết chắc được, từ đó mới có hướng xử lý.
 
Không biết chỗ bác có bị nhiễm mặn không, nếu không nhiễm mặn thì có thể bị ô nhiễm nguồn nước. Bác nên mang mẫu nước lên Viện Pasteur TP HCM xét nghiệm mới biết chắc được, từ đó mới có hướng xử lý.

nguồn nước không nhiểm mặn bác tranvi ơi ! lúc trước bà con vẩn thường hay uống,nhưng xử dụng lâu ngày thấy đóng "váng" màu đen đen trên tô ,chén nên không dám uống nữa.nhiều người cho rằng nguồn nước bị nhiểm "sắt"(nói nhỏ nghe ngay cả nguồn nước máy do nhà máy nước đìa phương cung cấp cũng không ngoại lệ)
hic..hic..lấy mẩu nước lên viện pasteurTP HCM . ôi ! xa xỉ quá
 
Nước nhiễm sắt thì nhà tôi ở Hưng Yên ngày xưa cũng có .
Uống nó có mùi sắt tanh ngòm, chẳng độc hại gì cả, nhưng
giặt quần áo thì tốn xà bông gấp 3 lần so với nước sông .
Nước để lâu, hay đánh phèn thì lắng cặn màu vàng sẫm, là
màu gỉ sắt. Bạn cắt buồng chuối hay nải chuối, để rỏ nhựa
lên da tay cho khô đi, rồi nhúng tay xuống nước có gỉ sắt
thì vết nhựa sẽ đen lại . Nếu viết chữ hay vẽ hoa lên da
tay bằng nhựa chuối, mặc dù không nhìn thấy, nhưng nhúng
xuống nước, thì chữ và hoa sẽ nổi hình lên rất rõ ràng .
Nước có sắt thì bổ máu, không bao giờ bị thiếu máu cả.
*
Mạch nước ngầm trong khu dân cư thì thường có nhiều chất
độc và vi khuẩn bệnh, có mùi thối, và nước thường trong
hơi đen. Đó là nước mưa ngấm xuống những cống rãnh, và
nước rửa, nước thải nhà tắm, nhà cầu, nhà bếp. Chỉ cần
biết mạch nước ngầm là ở vùng núi đá thì mới xài được
thôi. Khỏi cần xét nghiệm cũng có thể đoán ra được .
*
Nếu mạch nước ngầm ở vùng núi đá vôi, thì có nhiều canxi .
Ăn uống nước mạch này thì răng và xương rất tốt . Giặt
quần áo cũng tốn nhiều xà bông lắm, vì cho ít xà bông thì
không sủi bọt . Uống nước pha trà cũng rất ngang. Ấm nước
nấu lâu ngày, thì can xi đóng mảng rất dày vào thành ấm
thỉnh thoảng vỡ ra, rơi lả tả trong đáy nước. Nước mạch
đá vôi không độc hại chi cả.
*
 
đã xem những đóng góp của bà con,những gì anhmytran nói hình như ..cũng có,vì là vùng sâu,xa không có đủ điều kiện,bà con chỉ nhận xét theo cảm quan,chỉ biết nhờ các bác hướng dẩn thử theo kiểu dân gian thôi.tôi sẻ thử theo anmytran và mong bà con chỉ bảo cách khắc phục.
thân
(luôn tiện cũng nhờ anh em hướng dẩn cách xử lý như thế nào ?cho nước để uống)thay mặt bà con tôi xin cảm ơn
 
Không biết ở dưới Cần Thơ có hay không

Nếu ở TP HCM muốn xử lý nước bằng qui trình công nghệ để cho ra nước đảm
bảo theo yêu cầu của mình thì liên hệ mấy chổ chuyên xử lý nước họ sẽ lấy mẫu
tự xét nghiệm ( có hay không thì không biết ) và tư vấn lắp đặt ( trọn gói) cho mình
bộ lọc phù hợp với nước đầu vào của mình.
( chi phí hơi đắc ,nhưng chất lượng nước đảm bảo theo nhu cầu của mình).!!!
 

Không biết ở dưới Cần Thơ có hay không

Nếu ở TP HCM muốn xử lý nước bằng qui trình công nghệ để cho ra nước đảm
bảo theo yêu cầu của mình thì liên hệ mấy chổ chuyên xử lý nước họ sẽ lấy mẫu
tự xét nghiệm ( có hay không thì không biết ) và tư vấn lắp đặt ( trọn gói) cho mình
bộ lọc phù hợp với nước đầu vào của mình.
( chi phí hơi đắc ,nhưng chất lượng nước đảm bảo theo nhu cầu của mình).!!!

ôi thôi chaungocthuan ôi ! cũng vì bởi chính ngay nơi cung cấp nước địa phương(nhà máy cung cấp nước) nước chỉ dám dùng cho sinh hoạt tắm rửa thôi,chứ chưa dám dùng cho nấu ăn nữa,cho nên thôi hảy tìm cách tự cứu lấy mình.
-nhờ các bạn hướng dẩn chi tiết cách xử lý nước,như:cát sỏi ,than...(...chửa cháy)
-và cách khắc phục cho nuôi thủy sản
 
nhiễm sắt uống mà ko độc hại gì...
sợ thật.
nói chung chung vậy cũng ko hiểu nước đó nhiễm gì.nếu đã bị như thế thì nên nghĩ đến phương pháp khác
có thể chuyển qua trồng trọt hay chăn nuôi , chứ thủy sản thấy ko ổn rồi đó
 
Last edited by a moderator:
nguồn nước không nhiểm mặn bác tranvi ơi ! lúc trước bà con vẩn thường hay uống,nhưng xử dụng lâu ngày thấy đóng "váng" màu đen đen trên tô ,chén nên không dám uống nữa.nhiều người cho rằng nguồn nước bị nhiểm "sắt"(nói nhỏ nghe ngay cả nguồn nước máy do nhà máy nước đìa phương cung cấp cũng không ngoại lệ)
hic..hic..lấy mẩu nước lên viện pasteurTP HCM . ôi ! xa xỉ quá
Tùy chất lượng mạch nước ngầm mà giếng khoan sử dụng vài năm cần phải thuê dịch vụ khoan giếng người ta thổi rửa một lần từ đáy giếng lên bác ơi, thổi đến khi nước ra như lúc ban đầu mình khoan vậy (nếu không bị ô nhiễm nguồn nước trong quá trình sử dụng). Nước giếng khoan bị nhiểm sắt, thường lọc qua 2 lần mới sử dụng được. Lọc lần 1 bằng cách bơm lên cao cho qua giàn nước chảy xuống như phun mưa để lọc qua không khí xuống bể và lọc lần 2 qua các lớp cát, than, sỏi, đá...
 
lọc nước.

Nghiên cứu sỏi-cát -than cho sinh hoạt thôi Bác ạ! nếu có điều kiện thì nên làm xét nghiệm,khoãng <1.000.000 đồng.(lấy mẫu bằng chai nước khoáng 1.5 lít gửi Pasteur HCM).
***Nước nhiễm Fe => bổ máu, Nước cứng nhiều Ca => bổ xương !!! để xài luôn, lọc đi nó phí của giời!
 
Last edited by a moderator:
Chuyện lọc nước để uống thì được, chứ lọc nước để tắm giặt
hay để chăn nuôi thuỷ sản, thì tiền vay ngân hàng cho việc
lọc nước cũng phá sản bán cả nhà đi trừ nợ .
*
Cứ làm một con tính thì biết: ví dụ nước sông Hồng có phù
sa, mỗi mét khối (1 nghìn lít, nặng 1 tấn) thì có đến 1
lạng phù sa. Một gia đình có 1 bà già, 2 vợ chồng, và 2
đứa con, mỗi ngày tắm giặt 1 mét khối (quá ít) thì phải
lọc 1 lạng đất bùn, tính ra 10 ngày có 1 ký đất bùn cần
phải xử trí . Vậy muốn xài nước sông Hồng thì mỗi tháng
sau khi lắng trong, phải xử trí 3 ký bùn đất.
*
Nếu không xài nước sông Hồng, mà lấy nước mạch, theo cách
lọc cổ truyền, cho rỉ qua nhiều lớp đá và cát có độ thô
(đường kính hòn) khác nhau, thì dần dần sẽ có một lớp bùn
đóng trên mặt làm chậm tốc độ lọc nước xuống, rồi đến mức
phải thay các lớp đá và cát lọc đi. Tuy vậy, bộ lọc cát
chỉ lọc đến trong nước thôi, chứ không lọc được chất độc
và vi khuẩn trong nước.
*
Thực tế ở miền Bắc, những năm 1960, nhà nước cũng dấy lên
phong trào xây bể lọc, nhưng phong trào chỉ được vài tháng,
vài nhà trong làng bỏ tiền ra xây bể lọc, đã thể hiện
không thể tiếp tục lọc được nước nữa, thì những nhà chưa
kịp xây bể lọc thấy thế cũng bỏ luôn kế hoạch xây bể lọc,
và cuối cùng thì cả làng lại ăn uống tắm rửa nước ao hồ
giếng tự nhiên như xưa .
*
Nói tóm lại, nước xài với khối lượng lớn, thì không thể
lọc được, vì chi phí công và của quá lớn.
*
 
Nước ngầm, nhất là nước ngầm đồng bằng sông cửu long nhiều sét..nhiễm phèn rất nặng.

phèn sắt thì phun mưa để sắt kết tủa, sau đó qua bể lắng..là sắt hết
Nhưng trong nước ngầm có nhiều chất độc…như nhôm, nitrat.. mangan..v.v và nhiều khoáng nữa có trong lòng đất..đã hòa tan trong nước và không thể lọc chất hòa tan được đâu..chỉ có cách dùng hóa chất để trung hòa..phức tạp lắm các bác à..
Nước ngầm của vùng đất được cấu tạo là cát thì dùng được…vì thực ra nước này chính là nước mặt ( nước mưa) thấm xuống..
Ngay cả nhà máy nước Hóa An là nguồn cung cấp nước cho thành Phố Hồ Chí Minh cũng dùng "nước mặt" ( nước sông Đồng Nai) sau đó lắng lọc,,khử trùng..
Nước ngầm đóng rất sâu..trên 200 mét gọi là giếng công ngệ…mà các nhà máy trong khu chế xuất vẫn dùng..thực ra họ chỉ dùng để tẩy rửa thôi, dù chất lượng nước giếng sâu trên 200 mét thường tốt
Nuôi thủy sản cách hay nhất là dùng nước sông vì đó chính là môi trường đúng nhất cho sinh thái của chúng..nếu vị trí không thuận lợi lắm thì bạn dùng máy bơm thả sâu xuống sông.. kéo ống ngầm..nếu cần phải có thêm các trạm bơm nối tiếp..
Khi nước về đến nơi sản xuất nước được cho vào bể lắng…rồi phơi nắng để khử trùng sau đó dùng nuôi thủy sản tốt rồi…
Trong những năm tháng về trước lúc đó nước tại thành phố HCM khan hiếm, cúp liên miên khi có nước lại rất yếu. Để giải quyết nước tưới :.tôi đã đóng giếng sâu 100 mét với ống 60 mn…bơm lên nước trong suốt…nhưng có mùi tanh của sắt..
Cho nước này lên giàn phun mưa để sắt kết tủa…sau đó đưa qua bể lắng để sắt kết tủa lắng xuống đáy.. lấy nước trong này đưa qua bể lọc gồm than hoạt tính và cát tôi thu được 1 loại nước trong suốt..
Tôi thả thử vài con cá phi vào nước này..chỉ 1 giò sau…2 con mắt cá mù luôn ( đục trắng) sau đó chết..
Dùng nước này tưới cây cây èo uột vàng vọt
Nhưng lấy nước này pha chung với nước thủy cục 1 nửa để tưới cây cây rất tốt ( mai vàng trồng chậu cũng tốt)
 
Last edited by a moderator:
thành thật cảm ơn bạn Mục Tử bạn đã nêu ra được những gì tôi đang nghỉ nhưng không biết có đúng hay không ?
dù biết rằng nguồn nước sông phù hợp cho nuôi thủy sản,nước ngầm gặp nhiều trở ngại,nhưng vì nơi tôi nuôi muốn lấy nước sông bị con lộ cắt ngan nên không thể lấy nước được.
tóm lại nếu nguồn nước ngầm đúng như lời bạn Mục Tử nói:mình xử lý bằng cách tạo mưa phun lên giàn sau đó cho vào bể lắng 24 giờ sau xử dụng để nuôi thủy sản có được không ?
 
vì nơi tôi nuôi muốn lấy nước sông bị con lộ cắt ngan nên không thể lấy nước được.
Nếu trở ngại là con lộ thì bạn xin phép sau đó đào lộ lên… đặt ống ngầm để lấy nước sông

tóm lại nếu nguồn nước ngầm đúng như lời bạn Mục Tử nói:mình xử lý bằng cách tạo mưa phun lên giàn sau đó cho vào bể lắng 24 giờ sau xử dụng để nuôi thủy sản có được không ?
Bác đọc kĩ lại đi,
tôi cho rằng nước ngầm vùng đất sét dù đã qua công đoạn phun mưa rồi lắng lọc cũng chỉ giải quyết được sắt thôi.. vẫn còn nhiều khoáng hòa tan trong đó nữa do đó nước này không thể nuôi thủy sản được, nhưng nước ngầm qua xử lý..rồi pha thêm 1 nửa với nước thủy cục dùng để tưới cây được
 
Last edited by a moderator:
...
-vì điều kiện đất nằm trong khu vực không thuận tiện để lấy từ nước sông (không khoan ngan mặt lộ được) ...
Bác có thể liên hệ Công ty Cấp nước hoặc Sở Giao thông Công chánh để xin khoan lắp đặt ống qua lộ. Gần chỗ tui người ta mới khoan (robo cơm) lắp đặt đường ống nước thô 90 (Công ty Cấp nước làm) qua phía dưới lộ không ảnh hưởng đến mặt nhựa bên trên cũng nhanh lắm.
 
Chào bác maquemau. Thông thường nước chăn nuôi và nước sinh hoạt (không uống trực tiếp) thì cần xét nghiệm các chỉ tiêu Hóa Lý. Nước uống trực tiếp thì cần xét nghiệm Vi Sinh. Bác muốn xử lý thế nào thì trước hết cần phải lấy mẫu đi xét nghiệm thì mới biết chính xác cần phải xử lý những gì từ đó mới đưa ra phương pháp xử lý được. Tốt nhất vẫn là mang lên Pasteur, bây giờ ở đó có dịch vụ gửi kết quả qua bưu điện nên cũng tiện.
Không biết vấn đề của bác đã được giải quyết chưa? Nếu chưa hoặc bác có thắc mắc gì về xử lý nước có thể alo cho em. SĐT: 0982. 655. 055
 


Back
Top