Xu hướng thủy sản an toàn

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
G

Guest

Guest
Thị trường xuất khẩu thủy sản của VN ngày càng khó tính hơn. Làm thế nào để có thể đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe này? Vấn đề trên đã được thảo luận tại cuộc hội thảo "Thủy sản VN tiềm năng - phát triển và hội nhập" tổ chức ngày 25.4 ở TP Cần Thơ, trong khuôn khổ Festival Thủy sản VN 2010.
ông Nguyễn Xuân Khôi, Giám đốc chứng nhận Công ty Intertek VN, cho rằng, trong số 4,1 tỉ USD giá trị xuất khẩu thủy sản (XKTS) của VN trong năm 2009 thì giá trị xuất khẩu sang EU chiếm gần 26%. Tuy nhiên, EU lại là một thị trường rất khó tính với rất nhiều quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm. Khách hàng EU không chỉ tìm hiểu kỹ điều kiện của cơ sở chế biến, kinh doanh thủy hải sản mà họ còn muốn biết tường tận nguồn gốc của sản phẩm như: đã được đánh bắt hay nuôi từ vùng nào, sử dụng những loại thuốc gì, thức ăn ra sao, cách thức chăm sóc, các vấn đề về môi trường trong quá trình nuôi...
Những yêu cầu nói trên đã được EU cụ thể hóa bằng quy định IUU (illegal unreported and unregulated fishing) đối với mặt hàng hải sản khai thác. Quy định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.1.2010. Đối với thủy hải sản nuôi trồng, việc áp dụng theo tiêu chuẩn Global GAP tại các vùng nuôi đang được khuyến khích áp dụng trong những năm trước đây thì nay đã trở thành một trong những điều kiện tiên quyết của khách hàng EU. Theo ông Khôi, đến thời điểm này, VN chỉ mới có một vùng nuôi tôm và 4 vùng nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn Global GAP.
Để có được chứng nhận Global GAP, thực sự không phải là điều dễ dàng đối với các vùng nuôi. Hạn chế lớn nhất đối với những vùng nuôi thủy sản ở ĐBSCL là quy mô nhỏ lẻ, dẫn đến khó khăn về nguồn nước, dịch bệnh...
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lương Lê Phương cho rằng: "Nông dân của ta lâu nay đã quen với kiểu làm ăn nhỏ lẻ, thiếu liên doanh liên kết và điều này thật sự là một khó khăn. Ngành nông nghiệp luôn khuyến khích người dân phát triển theo hình thức liên doanh liên kết giữa nông dân với nhau và ký kết những hợp đồng nguyên tắc về bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp chế biến. Đây được xem là hướng phát triển bền vững của ngành nông nghiệp nói chung".
Theo tiến sĩ Flavio Corsin, Giám đốc Trung tâm Quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), phát triển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường thì sẽ mang nhiều lợi ích kinh tế hơn cho người nuôi. Xu hướng của người tiêu dùng hiện nay là sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để có được những sản phẩm an toàn, đây là xu hướng chung của cả thế giới.
Chí Nhân
Theo bao Thanh Nien Online 25/04/2010
 


Last edited:


Back
Top