Resource icon

Đánh giá sinh trưởng của cây keo lai 2014-03-04

Bạn phải đăng nhập để có quyền Download
Về mặt bảo tồn đa dạng sinh học, các nhà khoa học luôn khuyến cáo không nên đưa những loại cây ngoại lai vào trồng trên đất rừng bản địa. Cây keo lai chính là một loại cây ngoại lai nên về quan điểm đa dạng sinh học thì các nhà khoa học không ai đồng tình với việc đưa cây keo lai trồng trên đất rừng tràm U Minh Hạ. Việc đưa cây keo lai vào trồng trên đất rừng tràm sẽ phá vỡ đa dạng sinh học bởi không ai biết liệu cây keo lai có giữ được hệ sinh thái từng tràm đa dạng như lâu nay ( dưới tán rừng có cá, các loài động vật quý, chim muông, ong…) ?Đó là chưa kể đến việc cây tràm có tác dụng làm tăng độ màu mỡ của đất trong khi cây keo lai có nhiều khả năng sẽ hút hết độ phì nhiêu, gây bạc màu đất như trường hợp cây bạch đàn trước đây. Cho nên nếu viện lý do trồng keo lai trên đất rừng kinh tế cũng không ổn bỡi lẽ phát triển và khai thác rừng phải có tính bền vững, nếu vì món lợi trước mắt mà sau đó gây bạc màu đất, phá hoại môi trường sinh thái bền vững lâu nay thì đó chính là điều “ lợi bất cập hại”. Nói về hệ sinh thái rừng thì phải chú trọng hai giá trị: giá trị kinh tế có thể cân đong đo đếm tính toán được; giá trị thứ hai là giá trị sinh thái, giá trị vô hình, mà giá trị này phải được đánh giá chính xác bởi các nhà khoa học chuyên ngành. Trong bất cứ dự án trồng rừng nào cũng cần phải xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật, việc chưa có luận chứng kinh tế kỹ thuật mà đào xới đất rừng như hiện nay sẽ làm cho đất rừng U Minh lâm vào tình trạng bị phèn hóa, tác động xấu đến cả một vùng rộng lớn.


Back
Top