Kịch bản chiến tranh Việt-Trung

  • Thread starter Gia Mẫn
  • Ngày gửi
Cập nhật: 12:31 GMT - thứ năm, 22 tháng 5, 2014
140511090421_cn_vietnam_china_paracel_standoff_624x351_reuters.jpg

Ông Carl Thayer cho rằng các cuộc đối đầu liên tiếp trên biển có thể gây ra thiệt hại về nhân mạng


Giáo sư Carl Thayer, từ Học viện Quốc phòng Úc, cho rằng một cuộc xung đột vũ trang giữa Việt Nam và Trung Quốc, nếu xảy ra, sẽ khác với cuộc chiến biên giới năm 1979.


Trả lời phỏng vấn BBC ngày 22/5, ông cho rằng cuộc chiến sẽ 'kết thúc rất nhanh', với nhiều bất lợi nghiêng về phía Việt Nam.

BBC: Theo ông thì căng thẳng hiện nay có leo thang thành một cuộc xung đột vũ trang hay không, và nếu điều đó xảy ra, hai bên sẽ triển khai những lực lượng gì cho cuộc chiến?

Giáo sư Carl Thayer: Hiện nay chúng ta đang chứng kiến một cuộc đối đầu trên biển được cả hai phía tính toán rất kỹ.

Trung Quốc sẽ tiếp tục ngăn chặn tàu của Việt Nam tiếp cận giàn khoan, trong lúc Việt Nam tiếp tục duy trì sự hiện diện và tuyên truyền bằng nhiều ngôn ngữ để yêu cầu Trung Quốc rút lui.

Các chuyên gia mà tôi gặp gần đây cho rằng những cuộc đối đầu liên trên biển hiện nay có thể dẫn đến thiệt hại về nhân mạng hoặc khiến tàu của một bên nào đó bị chìm.

Một cuộc giao tranh theo tôi là khó xảy ra, nhưng nếu có, thì cuộc chiến đó sẽ không chỉ diễn ra trên một mặt trận như 1979.

"Khó có khả năng Nga sẽ đứng ra để tiếp tế vũ khí và phụ tùng cho Việt Nam vì không muốn gây hấn với Trung Quốc"

Năm 1979, Trung Quốc đã chủ trương không sử dụng không quân vì e ngại trước hệ thống phòng không rất mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, một cuộc giao tranh trong năm 2014 sẽ diễn ra trên nhiều mặt trận, với sự tham gia của không quân, hải quân, bộ binh cho đến tàu ngầm và sẽ kết thúc rất nhanh.

Hải quân Việt Nam chủ yếu tập trung ở Nha Trang và Đà Nẵng.

Trung Quốc có thể tấn công các cứ điểm này rất nhanh chóng bằng thủy lôi, bằng không quân hoặc tên lửa hành trình từ chiến hạm và tiêu diệt hoàn toàn các hạm đội cũng như các cơ sở hậu cần của Việt Nam.

Đây là một yếu tố rất quan trọng. Vì nếu bị hư hại, tàu của Việt Nam có thể lui về cảng, thế nhưng nếu mất cảng, các chiến hạm sẽ không thể được tiếp nhiên liệu và sẽ trở thành vô giá trị.

Bên cạnh đó, một cuộc chiến kéo dài cũng khiến Việt Nam phải đứng trước câu hỏi là lấy nguồn tiếp tế vũ khí ở đâu? Việt Nam hiện có bao nhiêu nước sẵn sàng cung cấp những khí tài hiện đại cho họ?

Khó có khả năng Nga sẽ đứng ra để tiếp tế vũ khí và phụ tùng cho Việt Nam vì không muốn gây hấn với Trung Quốc. Thậm chí nếu Nga muốn giúp thì cũng đã quá trễ.

140522115306_1_624x351_ap.jpg

Việc Trung Quốc tăng ngân sách quân sự khiến nhiều nước trong khu vực lo ngại



BBC: Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ phản ứng thế nào nếu một cuộc chiến xảy ra, thưa ông?

Giáo sư Carl Thayer: Việt Nam đang sở hữu hệ thống tên lửa hành trình rất mạnh, có thể bắn đến tận đảo Hải Nam hoặc đảo Phú Lâm.

Nếu một cuộc giao tranh xảy ra, trên lý thuyết, các nước có thể lập một phòng tuyến nhằm cô lập đường hàng hải của Trung Quốc với mục tiêu ngăn Trung Quốc tiếp tục tấn công.

Trừ khi Trung Quốc muốn phải đối đầu với cả hải quân của Nhật và Hoa Kỳ, các đường cung cấp dầu khí trên biển của họ sẽ bị chặn. Và đây là điểm yếu mà các học giả Trung Quốc gọi là "thế tiến thoái lưỡng nan ở Malacca". Không chỉ riêng eo biển Malacca mà cả eo biển Hormuz cũng là một điểm yếu của Trung Quốc.

Tuy nhiên để duy trì một vùng cách ly như vậy sẽ rất khó khăn và cần đến sự tham gia của hải quân từ nhiều nước.

Nhật Bản cũng có thể sử dụng hải quân để khống chế không cho các hạm đội của Trung Quốc tiếp tục tấn công Việt Nam.

Tất nhiên, đây chỉ hoàn toàn là giả thiết vì đến nay hải quân Nhật Bản vẫn chỉ được sử dụng cho mục đích tự vệ. Tôi vẫn cho rằng Nhật Bản sẽ rất thận trọng trước các động thái gây hấn của Trung Quốc.

140522115631_1_624x351_reuters.jpg

Giáo sư Carl Thayer cho rằng giàn khoan của Trung Quốc không phải để thăm dò dầu khí



BBC: Hiện Trung Quốc đang phải chi rất nhiều tiền để giữ cho giàn khoan hoạt động ở vị trí hiện nay, một số tin nói là hàng trăm nghìn đôla một ngày, có tin nói là cả triệu đôla một ngày. Nhưng Việt Nam nói những hoạt động thăm dò trước đây của họ cho thấy không có dầu ở đó. Bên cạnh đó, Trung Quốc và Nga vừa ký với nhau một thỏa thuận khí đốt. Theo ông vì sao Trung Quốc lại chọn đặt giàn khoan ở vị trí hiện nay?

Giáo sư Carl Thayer: Trước hết thỏa thuận khí đốt Nga-Trung là vấn đề dài hạn. Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng thiếu nhiên liệu ngày một nghiêm trọng.

Khi có mặt ở Hà Nội vào thời điểm tranh chấp xung quanh giàn khoan mới bắt đầu, tôi đã nói chuyện với một số nhà ngoại giao nước ngoài và họ nói rằng các đồng nghiệp của họ ở Bắc Kinh cho biết Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) ban đầu được yêu cầu tiến vào khu vực lô 142 - 143 và CNOOC đã từ chối với lý do quá tốn kém.

Tuy nhiên cuối cùng họ vẫn nhận được lệnh phải tiến vào đó và được cho biết nhiệm vụ thăm dò dầu khí không phải là vấn đề ưu tiên.

Trung Quốc đã dự phòng phương án tháo gỡ căng thẳng bằng cách tuyên bố sẽ chỉ đặt giàn khoan ở vị trí này từ ngày 2/5 đến ngày 15/8.

Tuy nhiên điều mà chúng ta chưa nghĩ đến là khi giàn khoan này thôi hoạt động và rời đi, Trung Quốc có thể đưa một giàn khác nhỏ hơn để thế chỗ dưới sự canh gác chặt chẽ.

"Có thể nói rằng hành động đưa giàn khoan vào Biển Đông là để đánh dấu chủ quyền."

Bên cạnh đó, thời điểm mà Trung Quốc tuyên bố sẽ rút lui giàn khoan vào tháng Tám có thể chỉ đơn thuần là do để tránh mùa bão thường xảy ra từ tháng Chín - Mười trong khu vực.

Trung Quốc rõ ràng là đang phải chi rất nhiều, không chỉ cho giàn khoan đắt tiền của họ, mà còn cho cả hơn một trăm tàu đang hoạt động quanh đó - quy mô chưa từng thấy từ sau Đệ nhị Thế chiến.

Điều này cho thấy đây không chỉ đơn thuần là hoạt động thăm dò dầu khí.

Một nhà phân tích nói với tôi rằng dầu khí tập trung chủ yếu ở phía nam của Biển Đông. Tuy nhiên với nhu cầu hiện nay của Trung Quốc, những mỏ này sẽ cạn rất nhanh.

Trung Quốc đã phải trải qua bao nhiêu phiền phức như hiện nay, chỉ để khai thác những nguồn nhiên liệu rất có hạn như thế, rõ ràng không phải là một cách huy động vốn hiệu quả. Từ đó có thể thấy điều này là nhằm một mục đích khác.

Tôi nghĩ là chúng ta đã không thấy hết được tính nghiêm trọng của việc thành lập Thành phố Tam Sa và đồn trú quân ở đó, cũng như ban hành luật đánh bắt trên các vùng biển quanh đảo Hoàng Sa và Phú Lâm.

Trung Quốc đang muốn có một điểm tựa vững chắc ở phía bắc Biển Đông để từ đó tiếp tục tiến về phía nam. Trong thời gian tới, chúng ta có thể sẽ thấy Bắc Kinh thiết lập một vùng nhận dạng phòng không xung quanh quần đảo Hoàng Sa và Hải Nam.

Có thể nói rằng hành động đưa giàn khoan vào Biển Đông là để đánh dấu chủ quyền.

140522115756_1_624x351_ap_nocredit.jpg

Căng thẳng sẽ hạ nhiệt sau khi Việt Nam bồi thường cho Trung Quốc và gửi phái đoàn ngoại giao sang Bắc Kinh?



BBC:Trung Quốc nói sẽ chấm dứt hoạt động thăm dò dầu khí vào tháng Tám. Tuy nhiên ông có cho rằng Bắc Kinh sẽ thay đổi kế hoạch vì ngại Việt Nam sẽ nhân đó để tuyên bố chiến thắng trong tranh chấp lần này không?

Giáo sư Carl Thayer: Hiện chúng ta đang chứng kiến một sự đối đầu được tính toán rất kỹ lưỡng. Trung Quốc vẫn khẳng định chủ quyền của mình và Việt Nam vẫn kiên quyết phản đối.

Từ khi tranh chấp xung quanh vấn đề giàn khoan xảy ra, Việt Nam đã đề nghị thiết lập một đường dây nóng với Trung Quốc và bị Bắc Kinh từ chối.

Phía Việt Nam cũng đã hai lần đề nghị Bắc Kinh cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc, nhưng cũng bị từ chối.

Các cuộc bạo động nhằm vào Trung Quốc lại càng làm cho vấn đề thêm rắc rối.

Tuy nhiên tôi nghĩ rằng sau khi Việt Nam đã giải quyết xong hậu quả của các cuộc bạo động, bồi thường cho Trung Quốc và giúp các doanh nghiệp Trung Quốc quay trở lại sản xuất, Bắc Kinh sẽ sớm đón tiếp các phái đoàn cấp cao của Việt Nam.

"Từ khi tranh chấp xung quanh vấn đề giàn khoan xảy ra, Việt Nam đã đề nghị thiết lập một đường dây nóng với Trung Quốc và bị Bắc Kinh từ chối"

Trong 4 năm qua, đã có hai phái đoàn đặc biệt như vậy được cử sang Trung Quốc để giải quyết xung đột trên Biển Đông và mỗi lần như vậy, căng thẳng đều được tháo ngòi.

Có thể là ngày 15/8 tới đây, Trung Quốc sẽ rút giàn khoan, tuyên bố là đã hoàn tất mục tiêu, trong khi Việt Nam tuyên bố đã giữ vững lập trường chống đối của mình.

Tuy nhiên câu hỏi ở đây là Trung Quốc có mang một giàn khoan nhỏ hơn tới để thay thế cho giàn khoan hiện nay hay không? Nếu điều đó xảy ra, Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì sự hiện diện của mình, và Việt Nam sẽ khó thay đổi điều đó vì mỗi lần họ tìm cách tiếp cận, tàu của Trung Quốc sẽ quay trở lại.

Thế nhưng quan hệ giữa hai nước đã rất tốt và việc tìm một lối ra cho căng thẳng hiện nay sẽ phục vụ cho lợi ích của cả hai bên.

Trung Quốc đang muốn xây dựng đường nối miền nam nước này với các nước ASEAN, và tuyến đường đó sé đi xuyên qua Việt Nam. Đó là chưa kể những quan hệ hợp tác của hai nước trong nhiều lĩnh vực khác.

Trung Quốc cũng sẽ không muốn đẩy Việt Nam về phía Hoa Kỳ hoặc tăng cường sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Philippines và ảnh hưởng đến lợi ích của Trung Quốc ở đó.

140522113720_1_624x351_ap.jpg

Liệu Việt Nam có thể lấy Philippines làm trung gian để thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ?


BBC: Ông nghĩ như thế nào về chuyến đi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Philippines vừa qua? Ông có nghĩ là Việt Nam đang muốn sử dụng các đồng minh của Hoa Kỳ làm trung gian để thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ hay không?

Giáo sư Carl Thayer: Đó là một câu hỏi thú vị. Trước chuyến thăm của ông Dũng thì quan hệ Việt Nam - Philippines vẫn đang tiến triển khá tốt. Tuy nhiên cả hai nước, đặc biệt là Philippines, đều là những nước yếu trong khu vực.

Cả hai đã lên kế hoạch cho hải quân diễn tập chung, nhưng kế hoạch này đã bị hủy bỏ trước sự phản đối của Trung Quốc.

Tuy nhiên bây giờ cả hai đang đối mặt với cuộc chơi hoàn toàn khác. Hành động của Trung Quốc hiện nay là chưa có tiền lệ và rất đáng lo ngại.

Việt Nam đã làm việc với ASEAN và việc tăng cường quan hệ với Philippines giữa lúc nước này đang thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ có thể sẽ giúp cả hai nước củng cố về an ninh.

Việt Nam có thể khuyến khích Hoa Kỳ tăng cường hiện diện và sử dụng Philippines làm trung gian với Hoa Kỳ nếu cảm thấy một mối quan hệ trực tiếp là quá khó.

"Hành động của Trung Quốc hiện nay là chưa có tiền lệ và rất đáng lo ngại"

Chính sách của Việt Nam có ba không, đó là không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự, không tham gia liên minh quân sự và không cùng với một nước chống lại nước thứ ba. Chính sách đó vẫn không thay đổi.

Vấn đề ở đây là không có tàu nào của Hoa Kỳ, dù mạnh đến đâu, có thể đẩy lùi giàn khoan của Trung Quốc và vì vậy, để bảo vệ lợi ích của mình, Việt Nam cần cùng với Philippines mở ra một mặt trận mới để Philippines có thể cùng Hoa Kỳ có hành động chống lại Trung Quốc.

Hiện cũng có tin nói rằng Việt Nam có thể áp dụng hành động pháp lý với Trung Quốc, theo như thông tin mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra, dù không rõ chi tiết. Điều này có thể sẽ củng cố cho lập trường pháp lý của Philippines hiện nay trong đơn kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế.

Nếu Trung Quốc thua kiện thì đường chín đoạn của họ sẽ bị tuyên là bất hợp pháp. Luật pháp quốc tế quy định phán quyết của tòa phải được thi hành ngay lập tức, không được kháng lại.

Trung Quốc có thể sẽ phản đối nhưng điều đó đồng nghĩa với việc họ bị cô lập vì đó là một quyết định của quốc tế.

Một quyết định như vậy cũng sẽ giúp các bên có yêu sách khẳng định chủ quyền của mình trên biển, ở những nơi mà Trung Quốc tuyên bố thuộc chủ quyền của họ, nhưng luật pháp quốc tế lại không xem như vậy.

140522114313_1_624x351_reuters.jpg

Washington đã thỏa hiệp với Hà Nội về nhân quyền?



BBC: Lập trường của Washington là Hà Nội cần có một quan điểm chính trị cởi mở hơn và tôn trọng nhân quyền. Thế nhưng đối với Hoa Kỳ, căng thẳng hiện nay cũng là mối đe dọa đến ổn định trong khu vực và tự do hàng hải. Liệu Washington có chủ động thỏa hiệp hay không? Hay họ sẽ đợi sự thỏa hiệp từ Hà Nội?

Giáo sư Carl Thayer: Hoa Kỳ không chỉ là một, mà chúng ta có chính quyền Obama và Quốc hội. Và theo ý kiến của tôi, chính quyền Obama đã thỏa hiệp với Hà Nội rồi.

Chúng ta còn nhớ trước khi Chủ tịch Trương Tấn Sang sang thăm Hoa Kỳ, các chính trị gia cao cấp của Hoa Kỳ đã đề nghị Hà Nội phải có tiến triển về nhân quyền.

Bất chấp những lời kêu gọi này, Việt Nam lại thực hiện thêm nhiều vụ bắt giữ khác.

Ông Sang sau đó vẫn sang Hoa Kỳ và mang về hiệp định đối tác toàn diện.

"Tôi cho rằng cuối cùng thì những lợi ích mang tính chiến lược vẫn sẽ được đặt lên trên nhân quyền"

Các báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về nhân quyền, mặc dù nhận định rằng nhân quyền tại Việt Nam vẫn đang tiến triển một cách không đồng đều, nhưng cũng ghi nhận ngày càng có nhiều nhà thờ được phép hoạt động hơn.

Các nhà ngoại giao tôi gặp ở Hà Nội cũng cho rằng nhân quyền tại Việt Nam vẫn tiến triển và Hà Nội đang từng bước đáp ứng các chỉ tiêu do Hoa Kỳ đề ra.

Như vậy, chúng ta thấy là chính quyền Obama thì cho rằng Việt Nam đang đáp ứng yêu cầu của Hoa Kỳ, trong khi Quốc hội lại dựa trên hàng loạt vụ bắt bớ các blogger và nhà bất đồng chính kiến gần đây để bác bỏ điều đó.

Tuy nhiên tôi cho rằng cuối cùng thì những lợi ích mang tính chiến lược vẫn sẽ được đặt lên trên nhân quyền.

Hành động của Trung Quốc, mặc dù ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, nhưng cũng đe dọa đến sự ổn định trong khu vực.

Điều này buộc Hoa Kỳ phải lựa chọn và tôi nghĩ rằng nhân quyền sẽ bị xem là phụ.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/05/140522_carlthayer_vn_china_conflict.shtml
 


Có thể sẽ có chiến tranh, nhưng không phải bây giờ vì tq tuyên bố sẽ rút sau tháng 8
Mà chiến tranh sẽ xảy ra ở đợt xâm lăng thứ 2
Chuyện “xâm lăng có tuyên bố thời hạn” bây giờ xảy ra là tq đang “nắn gân” VN xem sẽ phản ứng thế nào ! và phản ứng của các nước Nam Á , Đông Á và của cả thế giới nữa

Khó khăn nhất là các năm về sau này…áp lực xâm lăng rồi xâm lăng trắng trợn sẽ ngày càng gia tăng
Trong khi VN không có đồng minh. Vũ khí thì chỉ có hạn chế. Chỉ có lòng quyết chiến, quyết tử, sẽ không cứu vãn được gì , mà chỉ đưa đất nước thành tang thương thôi ( chiến tranh vài tháng mình sẽ không còn đạn..không còn phi đạn mà không có nước nào cung cấp tiếp tế cho)

Đợt xâm lăng thứ 2 mới đáng sợ nhưng chưa xảy ra
Vẫn còn có thời gian để tìm cách đoàn kết với các nước bạn cũng như tìm đồng minh để dựa thế..chỉ cần 1 cường quốc nào đó cũng cấp cho vũ khí khi chiến tranh xảy ra…thì tq sẽ không dám đụng tới mình đâu

Vẫn còn thời gian.. tôi ơi đừng thất vọng
 
Có thể nói hiện nay sự bành trướng của Trung quốc đã thể hiện rõ rệt ở các bước đi mà họ đã dự tính từ trước. Mong rằng đảng và nhà nước sẽ có bước đi hợp lý để xử lý tình huống này
 
Việt nam vẫn kiên định 3 không là:

Không liên minh quân sự với nước nào
Không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự
Không liên minh với nước nào để chống lại nước thứ 3.

Nếu vậy thì chắc trong kho vũ khí của ta có vũ khí hủy diệt để mà bao quát hết Trung quốc chăng?
Chắc là không rồi vì nếu có thì phái đoàn ngoại giao của ta hơn nữa tháng nay không phải chạy đôn chạy đáo để kêu gọi tiếng nói ủng hộ Việt nam vụ giàn khoan.

Trật tự thế giới luôn thay đổi,nếu tư duy của ta mà cứ '' BA KHÔNG'' thì máu xương của bao người chắc chắn trong tương lai sẽ đổ xuống.
 
Clip: Tự thiêu trước Dinh Thống Nhất để phản đối Trung Quốc

23/05/2014 16:30

Sáng nay 23.5, một phụ nữ mang xăng, biểu ngữ phản đối Trung Quốc tới trước cổng Dinh Thống Nhất (TP.HCM) tự thiêu. Đoạn clip ghi lại cảnh tượng này nhanh chóng được đưa lên mạng YouTube.
Tại hiện trường, công an thu giữ một cái can loại 5 lít, một quẹt ga và một bịch đồ chứa 7 biểu biểu ngữ viết tay phản đối Trung Quốc.

Nạn nhân được xác định là bà Lê Thị Tuyết Mai (67 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM).

Chiều nay, ông Lê Trương Hải Hiếu, Phó chủ tịch UBND Q.1 (TP.HCM) đã thông tin về vụ việc này.


Nguồn clip: YouTube (*)

(*) Thanh Niên Online tải clip từ YouTube và đăng tải phục vụ bạn đọc. Rất mong tác giả đoạn clip liên hệ với Thanh Niên Onlineđể chúng tôi gửi nhuận bút.

http://www.thanhnien.com.vn/pages/2...c-dinh-thong-nhat-de-phan-doi-trung-quoc.aspx
 
Last edited by a moderator:
Hiện cũng có tin nói rằng Việt Nam có thể áp dụng hành động pháp lý với Trung Quốc, theo như thông tin mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra, dù không rõ chi tiết. Điều này có thể sẽ củng cố cho lập trường pháp lý của Philippines hiện nay trong đơn kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế.

Nếu Trung Quốc thua kiện thì đường chín đoạn của họ sẽ bị tuyên là bất hợp pháp. Luật pháp quốc tế quy định phán quyết của tòa phải được thi hành ngay lập tức, không được kháng lại.

Trung Quốc có thể sẽ phản đối nhưng điều đó đồng nghĩa với việc họ bị cô lập vì đó là một quyết định của quốc tế.

Một quyết định như vậy cũng sẽ giúp các bên có yêu sách khẳng định chủ quyền của mình trên biển, ở những nơi mà Trung Quốc tuyên bố thuộc chủ quyền của họ, nhưng luật pháp quốc tế lại không xem như vậy.
--------

* Theo MT thì cuộc chiến của ta có lẽ sẽ đi theo hướng này .
Vấn đề bây giờ không chỉ là Trường Sa , Hoàng Sa của VN mà là cùng nhau ngăn chặn âm mưu Bá quyền, bành trướng của TQ trên Biển Đông . Trước là ta sau sẽ đến người .
Đây không còn là thời điểm tranh chấp lẻ tẻ mà chính là thời điểm thích hợp để các nước đưa đơn xác định rõ ràng chủ quyền của mình .
Vì vậy , đây không chỉ là cuộc chiến của riêng ta .mà có liên can tới toàn khu vực .

-------

Việt nam vẫn kiên định 3 không là:

Không liên minh quân sự với nước nào
Không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự
Không liên minh với nước nào để chống lại nước thứ 3.

Nếu vậy thì chắc trong kho vũ khí của ta có vũ khí hủy diệt để mà bao quát hết Trung quốc chăng?
Chắc là không rồi vì nếu có thì phái đoàn ngoại giao của ta hơn nữa tháng nay không phải chạy đôn chạy đáo để kêu gọi tiếng nói ủng hộ Việt nam vụ giàn khoan.

Trật tự thế giới luôn thay đổi,nếu tư duy của ta mà cứ '' BA KHÔNG'' thì máu xương của bao người chắc chắn trong tương lai sẽ đổ xuống.
-----------

* " Trong thực có hư , trong hư có thực "

Theo ngu ý của MT thì VN tuyên bố kiên định 3 không như trên . Nhưng điều đó không có nghĩa là VN sẽ không tham gia vào đội quân gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc .

Một khi Tòa án Quốc tế ra phán quyết , TQ thua mà không chấp hành , vẫn ngang ngược xâm phạm các nước thì trong đội quân tham gia gìn giữ hòa bình của LHQ chắc chắn có VN vì VN là một nước thành viên .
 
Hi Vọng... thì Mĩ sẽ bán 1 số vũ khí cho Việt Nam mình. những loại phòng không và tàu chiến để ko bị tq bắt bài... Vụ tàu ngầm kilo thì thua rồi... lộ tẩy hết trên mặt báo, than ôi sự ngu ngơ của nhà báo post ảnh...
--------

* " Trong thực có hư , trong hư có thực "

Theo ngu ý của MT thì VN tuyên bố kiên định 3 không như trên . Nhưng điều đó không có nghĩa là VN sẽ không tham gia vào đội quân gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc .

Một khi Tòa án Quốc tế ra phán quyết , TQ thua mà không chấp hành , vẫn ngang ngược xâm phạm các nước thì trong đội quân tham gia gìn giữ hòa bình của LHQ chắc chắn có VN vì VN là một nước thành viên .

Em ko phải suy nghĩ bi quan, nhưng nếu thật sự thằng tq nó ko lấy giàn khoan ra thì ta có chiến tranh đi chăng nữa thì LHQ cũng ko gửi quân giúp mình đánh đâu... chỉ có thể chuyển vũ khí để VN mình đánh trả, vì nếu LHQ mà đem quân vào thì có nguy cơ thật sự sẽ trở thành thế chiến thứ 3.

nó bành chuớng và ngạo mạn ko phải vì đất nuớc nó đông mà do kinh tế và bom nguyên tử, 1 khi LHQ mà đem quân vào thì mọi chuyện đều có thể xảy ra, mà bom nguyên tử cũng ko ngoại lệ, 1 khi mà sử dụng thì kết quả ko biết thế nào nhưng chiến thanh thế giới lần thứ 4 sẽ bằng gậy gộc và giáo mác...
 

Last edited by a moderator:
Hi Vọng... thì Mĩ sẽ bán 1 số vũ khí cho Việt Nam mình. những loại phòng không và tàu chiến để ko bị tq bắt bài... Vụ tàu ngầm kilo thì thua rồi... lộ tẩy hết trên mặt báo, than ôi sự ngu ngơ của nhà báo post ảnh...

Em ko phải suy nghĩ bi quan, nhưng nếu thật sự thằng tq nó ko lấy giàn khoan ra thì ta có chiến tranh đi chăng nữa thì LHQ cũng ko gửi quân giúp mình đánh đâu... chỉ có thể chuyển vũ khí để VN mình đánh trả, vì nếu LHQ mà đem quân vào thì có nguy cơ thật sự sẽ trở thành thế chiến thứ 3.

nó bành chuớng và ngạo mạn ko phải vì đất nuớc nó đông mà do kinh tế và bom nguyên tử, 1 khi LHQ mà đem quân vào thì mọi chuyện đều có thể xảy ra, mà bom nguyên tử cũng ko ngoại lệ, 1 khi mà sử dụng thì kết quả ko biết thế nào nhưng chiến thanh thế giới lần thứ 4 sẽ bằng gậy gộc và giáo mác...
---------------
* Cũng là do MT viết viết vắn tắt quá nên vincent không nắm rõ ý MT .

- VN có lẽ sẽ chẳng chọn chiến tranh mà sẽ chọn con đường pháp lý .Đây là một thời cơ không nên bỏ lỡ . Nếu nó trôi qua rồi chắc sẽ chẳng có lần thứ 2 . ( Giải thích điều này rất dài dòng .Dạo này viết bài lại hơi khó . Có dịp MT sẽ trở lại vấn đề này sau )

- Vì vậy, cái ta cần hiện nay không phải là vũ khí mà là những lá phiếu ủng hộ khi ta đưa đơn khởi kiện . Và vấn đề giải quyết ở đây không phải là tranh chấp mà là xác định và công nhận chủ quyền .

* Nếu như ... Lần này ta chỉ hô hào suông mà không làm triệt để thì ... sẽ chẳng có chiến tranh xảy ra . Nhưng mà ... Như MT đã nói ... Hãy quên ... đi vì cơ hội khó có 2 lần . Nếu có ... MT tui chắc cũng không còn được chứng kiến ...
 
Last edited:
---------------
* Cũng là do MT viết viết vắn tắt quá nên vincent không nắm rõ ý MT .

- VN có lẽ sẽ chẳng chọn chiến tranh mà sẽ chọn con đường pháp lý .Đây là một thời cơ không nên bỏ lỡ . Nếu nó trôi qua rồi chắc sẽ chẳng có lần thứ 2 . ( Giải thích điều này rất dài dòng .Dạo này viết bài lại hơi khó . Có dịp MT sẽ trở lại vấn đề này sau )

- Vì vậy, cái ta cần hiện nay không phải là vũ khí mà là những lá phiếu ủng hộ khi ta đưa đơn khởi kiện . Và vấn đề giải quyết ở đây không phải là tranh chấp mà là xác định và công nhận chủ quyền .

* Nếu như ... Lần này ta chỉ hô hào suông mà không làm triệt để thì ... sẽ chẳng có chiến tranh xảy ra . Nhưng mà ... Như MT đã nói ... Hãy quên ... đi vì cơ hội khó có 2 lần . Nếu có ... MT tui chắc cũng không còn được chứng kiến ...


Em hiểu ý bác MT, ý của em là nếu thật sự nó ngang tàng và dù chúng ta có thắng kiện và đc ủng hộ nhưng nó vẫn cuơng quyết ko lấy giàn khoan ra thì LHQ cũng ko làm gì đc khi vn mình đáp trả để giành lại chủ quyền, cấm vận kinh tế hầu như ko thể, lại ko thể hâm he đc... cũng mong mà nó biết sợ để mà lấy giàn khoan ra... và để nuớc mình có thêm nhiều thời gian để mua sắm thêm, vì sau lần này thì chắc chắn sẽ còn lần khác...

Dù chỉ là Giấc Mơ Hảo Huyền nhưng cũng mong VN mình có khoảng 5 trái bao nguyên tử thôi là đủ, đảm bảo thằng tq ko dám ho he nuớc mình nữa...
 
Last edited by a moderator:
- Hi .... Với bản chất bá quyền . TQ sẽ chẳng dễ dàng nhả ra đâu . Thôi thì "hồi sau sẽ rõ".
- Nếu VN kiên quyết đi theo con đường Pháp lý thì ở thời điểm này khả năng thắng là rất cao .
Có khi sẽ thành phản ứng dây chuyền cũng hổng chừng ...

*****************************************
 

Kẻ thù trước mắt và truyền kiếp là tq
nhưng kẻ thù sâu xa và khủng khiếp nhất chính là mỹ

Ai tiếp tay cho Trung Quốc độc chiếm Biển Đông?

14:56 | 14/05/20140 Ý kiến phản hồi
(PetroTimes) - Trước năm 1974, Trung Quốc không có “mảnh đất cắm dùi” ở Biển Đông thì nay họ lại đòi chủ quyền đến 80% diện tích sau khi cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Ai đã tiếp tay cho Trung Quốc làm điều này?



Tàu Trung Quốc bắn vòi rồng về phía tàu Việt Nam (ảnh chụp từ tàu Trung Quốc)

Nếu xâu chuỗi những dự kiện lịch sử, liệu chúng ta có thể thấy được vai trò gì của Mỹ trong việc này?

Hẳn chúng ta còn nhớ năm 1972, Trung Quốc đã bán đứng Việt Nam cho Mỹ bằng Thông cáo Thượng Hải ra ngày 27/2/1972, tức là 10 ngày sau khi Tổng thống R. Nixon rời Mỹ đến Bắc Kinh.

Với bản Thông cáo này, Trung Quốc buộc Mỹ chấp nhận chính sách “một Trung Quốc”, mở đường cho việc đẩy Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc, để nhường chỗ cho Trung Quốc lục địa. Đổi lại Mỹ cần Trung Quốc giúp giải quyết chiến tranh Việt Nam. Và Trung Quốc đáp ứng.

Sau khi được Trung Quốc “bật đèn xanh”, từ ngày 18/12 đến ngày 30/12/1972, Mỹ trở mặt và cho mở chiến dịch Linebacker II, mà ta gọi là Trận Điện Biên Phủ trên không, bằng cách dùng máy bay ném bom B-52 rải thảm suốt 12 ngày đêm nhằm huỷ diệt Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và các mục tiêu khác.

Kết quả, Mỹ thất bại ê chề và buộc phải nối lại đàm phán tại Paris, dẫn đến ký kết Hiệp định Paris năm 1973.

Trong thời kỳ này, Báo Nhân dân đã có bài xã luận "Thắng lợi của xu thế cách mạng", qua đó tỏ rõ quan điểm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam là "thời kỳ của các nước lớn tập trung lại để đè bẹp các nước nhỏ đã vĩnh viễn qua rồi". Đồng thời qua bài xã luận này, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn thể hiện thái độ của mình với cuộc gặp giữa Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai với Tổng thống Richard Nixon tại Thượng Hải, Trung Quốc.



Tổng thống Nixon (phải) bắt tay Chủ tịch Mao Trạch Đông ngày 29/2/1972

Chỉ hai năm sau vụ Trung Quốc bán đứng Việt Nam cho Mỹ, năm 1974, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục câu kết để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.

Từ ngày 17 đến 20/1/1974, diễn ra cuộc hải chiến giữa lực lượng hải quân Việt Nam Cộng hòa và các lực lượng vũ trang của Trung Quốc tại Hoàng Sa. Trung Quốc đưa quân đánh chiếm các đảo thuộc nhóm đảo phía tây của quần đảo Hoàng Sa do quân đội Việt Nam Cộng hòa kiểm soát. Trong giai đoạn này, Mỹ thực hiện chính sách “mơ hồ” đối với vấn đề chủ quyền Biển Đông, thực chất là làm ngơ trước việc Trung Quốc từng bước lấn chiếm Biển Đông.

Ngày 20/1/1974, vào lúc xảy ra hải chiến Hoàng Sa, Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hòa Vương Văn Bắc đã thông báo tình hình chiến sự cho Đại sứ Mỹ Martin và yêu cầu Mỹ cho biết có dành cho Việt Nam Cộng hòa sự ủng hộ nào về vật chất, chính trị với tư cách là nước đồng minh, cũng như với tư cách là quốc gia đã ký kết và bảo đảm cho Hiệp định Paris 1973 không? Nhưng không nhận được trả lời của Hoa Kỳ.

Ngày 22/1/1974, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu đã gửi thư cho Tổng thống Mỹ Richard Nixon về biến cố Hoàng Sa.

Một số tư liệu giải mật gần đây của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết rõ hơn về thái độ “thấy chết mà không cứu” của Mỹ trong vụ Trung Quốc đánh chiếm khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa do quân đội Việt Nam Cộng hòa kiểm soát năm 1974. Hồ sơ chính thức về hoạt động ngoại giao của Chính phủ Mỹ giới thiệu biên bản cuộc họp ngày 25/1/1974, một tuần sau trận hải chiến Hoàng Sa, tường thuật cuộc họp về Đông Dương do Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger chủ trì, có đoạn:

- Đô đốc Thomas H. Moorer, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân, báo cáo: “Chúng ta đã tránh xa vấn đề”.

- Ngoại trưởng Kissinger hỏi lại: “Chúng ta chưa bao giờ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của họ (chính quyền Nam Việt Nam) phải không?”.

- Đô đốc Moorer trả lời: “Toàn vùng đó là cả vấn đề. Trường Sa và các đảo khác có cùng vấn đề - đó là lãnh thổ đang tranh chấp. Chúng tôi đã ra lệnh tránh khỏi vùng đó”.

- Ngoại trưởng Kissinger hỏi: “Ai khởi đầu trận chiến ở Hoàng Sa?”.

- Đô đốc Thomas H. Moorer mô tả: “Một đội tuần tra của Nam Việt Nam trong khu vực phát hiện một số tàu Trung Quốc tiến về các đảo và đưa khoảng 75 người lên đảo Duncan (Quang Hòa). Đó là một trong các đảo phía nam của nhóm Nguyệt Thiềm”.

Và kết quả của những cuộc thảo luận trong giới chóp bu Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ về cuộc hải chiến Hoàng Sa đã dẫn tới chủ trương được ghi rõ trong biên bản cuộc họp, có đoạn: “Chúng ta chỉ thị cho Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn khuyên Chính phủ Việt Nam cộng hòa thực thi những hành động tối thiểu để tự vệ và cứu công dân của họ (và sĩ quan Mỹ), nhưng cần làm bất cứ điều gì có thể để tránh đụng độ trực tiếp với lực lượng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Điều cuối cùng mà Chính phủ Việt Nam Cộng hòa hoặc chúng ta cần lúc này là làm sao cho cuộc đụng độ giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Chính phủ Việt Nam Cộng hòa về các đảo ít tác động tiêu cực tới vai trò của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong cuộc xung đột tại Việt Nam”.

Thế rồi, Nhà Trắng đã ra thông cáo báo chí có đoạn: “Chính phủ Hoa Kỳ không đứng về phe nào trong các cuộc tranh chấp xung đột về quần đảo Hoàng Sa, song mạnh mẽ mong muốn giải quyết tranh chấp một cách hòa bình... Lực lượng quân sự Mỹ không dính líu vào vụ này”.

Cũng cần nhắc lại, trong cuộc gặp ngày 23/1/1974 với Hán Tự, quyền Trưởng Phái đoàn liên lạc của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Washington, Ngoại trưởng Kissinger nói: “Mỹ không có lập trường trong việc ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Nam Việt Nam tại các đảo này”.

Vậy thì Mỹ có dính dáng gì đến vụ Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông ngày 2/5/2014 hay không?

Quan hệ Mỹ-Trung giờ đây đã chuyển sang một giai đoạn vừa là đối tác vừa là đối thủ chiến lược. Một mặt, chính quyền Mỹ nói việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông sẽ làm ảnh hưởng tới tự do hàng hải. Tuy nhiên, đây là lý do rất mù mờ. Chả ai đem tàu chiến ra chặn thương thuyền bao giờ. Mỹ nói chuyển trục sang châu Á để bao vây Trung Quốc, nhưng từ mấy năm nay, kế hoạch này trục trặc đủ đường, chưa đi đến đâu cả.

Mặt khác, Mỹ tuyên bố sẽ không đánh đổi quan hệ kinh tế, thương mại với Trung Quốc chỉ để bảo vệ các đồng minh, vốn chẳng đem lại nhiều lợi lộc gì cho Washington, tại châu Á.

Câu hỏi đặt ra là Mỹ được gì từ việc để Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam và xa hơn nữa là độc chiếm Biển Đông? Đây là câu hỏi khó có lời giải đáp rõ ràng. Có thể giữa Mỹ và Trung Quốc không có màn đi đêm trong vụ Trung Quốc kéo giàn khoan vào vùng chủ quyền của Việt Nam, nhưng cũng có thể Mỹ biết mà làm lơ để từ đó buộc Việt Nam phải từ bỏ chính sách độc lập tự chủ, ngả hẳn theo Mỹ. Việc có được đồng minh như Việt Nam với 3.260 km bờ biển, lại tiếp giáp phía nam của Trung Quốc, là điều “mơ ước” của nước Mỹ trong việc ngăn chặn sự lớn mạnh của Trung Quốc.

Những phản ứng của Mỹ sau khi Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam cũng chỉ dừng ở những phát biểu ngoại giao. Đây được đánh giá là phản ứng quá nhẹ đối với hành động xâm lược của Trung Quốc.

Cũng có thể, sự làm lơ của Mỹ trong vụ này sẽ được Trung Quốc đền đáp bằng một thứ gì khác, hoặc về kinh tế hoặc về ngoại giao, nhất là khi Mỹ đang rất cần Trung Quốc trong cuộc đối đầu với Nga tại Ukraina. Có lẽ thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời cụ thể.

H.Phan (tổng hợp)

http://petrotimes.vn/news/vn/bien-dong/ai-tiep-tay-cho-trung-quoc-doc-chiem-bien-dong.html
 
* Hi ... Lão Đại nặng lòng làm gì . Các nước lớn có bao giờ là bạn của các nước nhỏ ? ( chẳng qua chỉ là danh xưng ngoài miệng mà thôi ).Có thể nói rằng cả Nga , Trung , Mỹ đều là bạn và cũng là ...kẻ thù . Chỉ là tùy theo từng giai đoạn mà là bạn hay là thù . Ngay cả các nước lớn với nhau cũng vậy thôi .

-Thế.giới ngày nay có phần nào giống thời Tam Quốc . Mỹ - Nga - Trung vừa thỏa thuận phân chia quyền lực vừa ngấm ngầm chờ cơ hội để triệt hạ nhau .

Bảo rằng Nga đang bắt tay với TQ ư ? Điều này cũng chưa hẳn . Nga ủng hộ TQ để kềm chế sự ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực này .

Nếu TQ thắng lợi thì Nga cũng có lợi . Ngược lại , nếu TQ sa lầy ở Biển Đông kẻ cười hể hả nhất ... Lại chính là Nga . PuTin quả là một Thống soái tài ba , không cần dùng đến quân mà cũng khiến được quân cờ di động . Thật là tài tình .

- Vậy thì ta đặt nặng vấn đề bạn hay thù mà làm gì phải hôn lão ? . Ta chỉ xét theo thời thế mà ứng biến thôi . Lúc là bạn thì ta chơi , lúc hết bạn thì ... nghỉ chơi ( Người ta không xem mình là bạn thì có muốn chơi họ cũng chả thèm . )
Cái quan trọng nhất là phải tỉnh táo , đừng nghe lời mật ngọt của ai để rồi bị mất nước là được .
Thậm chí nếu bắt tay với kẻ thù mà người được lợi , ta được lợi , cũng chẳng hề chi. Miễn là đừng đánh đổi bằng " Non sông gấm vóc".

* Theo tình hình hiện nay : Trung Quốc ngày càng ngang ngược , Nga - Trung bắt tay nhau , Mỹ thì có phần do dự , lúng túng . Cũng chưa phải là thảm họa .

MT chỉ sợ TQ bắt tay với Tr - T . Khi ấy ... mới thật là Đại họa .
 
Last edited:
Chính Trị cũng như thuơng truờng, ko ai vĩnh viễn là bạn, cũng ko ai tuyệt đối là thù...
 
* Hi ........
MT chỉ sợ TQ bắt tay với Tr - T . Khi ấy ... mới thật là Đại họa .

Triều tiên là con đẻ của trung quốc mà,nhưng là 1 thằng con… mất dạy
Nếu thằng con “trời đánh” này có hồi đầu ,hiếu thảo trở lại…thì nó cũng chỉ là con …cọp giấy thôi
Chuyện 2 bố con nó, tự giải quyết được dễ èo…tại tụi nó chưa thích thôi

Cái đáng ngại nhất là mỹ và tq bắt tay nhau…thì tất cả sẽ bị bán đứng hết

Bây giờ, mỹ đang ra sức bảo kê cho 1 số nước…để mặc cả “bên kia” trả giá nào? cho mỹ không bảo kê ?

Cái lí luận của mỹ nge thật buồn cười khi VN muốn mua các phụ tùng thay thế, các thiết bị để sửa chữa phục hồi các loại vũ khí mà Việt Nam công hòa đã để lại:
Nhân quyền..phải giải quyết dược vấn đề nhân quyền thì mới bán các thiết bị này được
Còn các vũ khí tối tân VN muốn mua thì mỹ lí luận rằng e rằng VN sẽ bán lại cho tq để nó tháo ra bắt chước chế tạo

Túm lại mỹ không bán cái gì cho VN cả . mà cái mỹ muốn nhất là cho mỹ mướn Cam ranh
Chà… cái này mới gọi cú khôn tuyệt chiêu của chú “sam” nhe

Vì khi nắm được Cam Ranh mỹ sẽ ra giá tuyệt cao với tq..để tq phải trả giá rất lớn cho mỹ rút đi

Lúc đó mỹ lời hơn nhiều là bán vũ khí cho VN

Mỹ là thằng …bảo kê, khắp thế giới, mà người phải trả giá rất cao không phải là chủ nhà mà là….bên kia
 
Last edited by a moderator:
Triều tiên là con đẻ của trung quốc mà,nhưng là 1 thằng con… mất dạy
Nếu thằng con “trời đánh” này có hồi đầu ,hiếu thảo trở lại…thì nó cũng chỉ là con …cọp giấy thôi
Chuyện 2 bố con nó, tự giải quyết được dễ èo…tại tụi nó chưa thích thôi

Cái đáng ngại nhất là mỹ và tq bắt tay nhau…thì tất cả sẽ bị bán đứng hết

Bây giờ, mỹ đang ra sức bảo kê cho 1 số nước…để mặc cả “bên kia” trả giá nào? cho mỹ không bảo kê ?

Cái lí luận của mỹ nge thật buồn cười khi VN muốn mua các phụ tùng thay thế, các thiết bị để sửa chữa phục hồi các loại vũ khí mà Việt Nam công hòa đã để lại:
Nhân quyền..phải giải quyết dược vấn đề nhân quyền thì mới bán các thiết bị này được
Còn các vũ khí tối tân VN muốn mua thì mỹ lí luận rằng e rằng VN sẽ bán lại cho tq để nó tháo ra bắt chước chế tạo

Túm lại mỹ không bán cái gì cho VN cả . mà cái mỹ muốn nhất là cho mỹ mướn Cam ranh
Chà… cái này mới gọi cú khôn tuyệt chiêu của chú “sam” nhe

Vì khi nắm được Cam Ranh mỹ sẽ ra giá tuyệt cao với tq..để tq phải trả giá rất lớn cho mỹ rút đi

Lúc đó mỹ lời hơn nhiều là bán vũ khí cho VN

Mỹ là thằng …bảo kê, khắp thế giới, mà người phải trả giá rất cao không phải là chủ nhà mà là….bên kia

Xin bác Mục nói rõ ý đồ mà Mỹ thèm khát Cam ranh mình được không ạ?
Kiềm chế Trung quốc hay Nga?
Và nếu Việt nam phải đánh đổi bằng tài nguyên và '' nhân quyền'' thì ta sẽ được lợi gì?
Tài nguyên dầu lửa của ta thật sự đang bị Nga hút cạn kiệt từng ngày rồi. Vậy Mỹ sẽ đòi hỏi gì ở giới lãnh đạo Việt nam hiện nay khi can thiệp vào Biển đông?
 
Triều tiên là con đẻ của trung quốc mà,nhưng là 1 thằng con… mất dạy
Nếu thằng con “trời đánh” này có hồi đầu ,hiếu thảo trở lại…thì nó cũng chỉ là con …cọp giấy thôi
Chuyện 2 bố con nó, tự giải quyết được dễ èo…tại tụi nó chưa thích thôi

Cái đáng ngại nhất là mỹ và tq bắt tay nhau…thì tất cả sẽ bị bán đứng hết

Bây giờ, mỹ đang ra sức bảo kê cho 1 số nước…để mặc cả “bên kia” trả giá nào? cho mỹ không bảo kê ?

Cái lí luận của mỹ nge thật buồn cười khi VN muốn mua các phụ tùng thay thế, các thiết bị để sửa chữa phục hồi các loại vũ khí mà Việt Nam công hòa đã để lại:
Nhân quyền..phải giải quyết dược vấn đề nhân quyền thì mới bán các thiết bị này được
Còn các vũ khí tối tân VN muốn mua thì mỹ lí luận rằng e rằng VN sẽ bán lại cho tq để nó tháo ra bắt chước chế tạo

Túm lại mỹ không bán cái gì cho VN cả . mà cái mỹ muốn nhất là cho mỹ mướn Cam ranh
Chà… cái này mới gọi cú khôn tuyệt chiêu của chú “sam” nhe

Vì khi nắm được Cam Ranh mỹ sẽ ra giá tuyệt cao với tq..để tq phải trả giá rất lớn cho mỹ rút đi

Lúc đó mỹ lời hơn nhiều là bán vũ khí cho VN

Mỹ là thằng …bảo kê, khắp thế giới, mà người phải trả giá rất cao không phải là chủ nhà mà là….bên kia
-------
@ Khi đọc bài phỏng vấn vị Giáo sư người Úc . Lão Đại biết không ? MT tui có phần bất ngờ . Là người Úc nhưng vị Giáo sư này có những nhận xét rất tinh tế còn hơn một số vị Giáo sư của ta . Vd như : "TQ đưa giàn khoan vào là để đánh dấu chủ quyền" ; Trước tình hình hiện nay thì : " Tôi nghĩ rằng Nhân quyền sẽ bị xem là phụ ".v. v ... Rất là chính xác .

Lão Đại nói phải . VN ta đã trải qua bao cuộc chiến tranh , thấm đẫm biết bao là máu và nước mắt . Vì vậy , ta cần phải cẩn trọng và xem xét kỹ càng mọi vấn đề cũng như phải cân nhắc trước mọi lời đề nghị , kẻo "Mật ngọt thì chết ruồi"

MT đồng tình với tuyên bố hiện nay trên nguyên tắc 3 không .
Đặc biệt thích câu cuối :" Không liên minh với nước nào để chống lại nước thứ 3". Rất ư là thú vị ( Từ ngữ VN ... quả là phong phú . hi hi )

* Vấn đề T-T .rất phức tạp . MT không bàn sâu vì không tiện ...
 
Cái thế chân kiềng, 3 ông "táo"...! Nga_Trung_Mĩ
Ông "Trung" ở giữa hay ở 1 bên của 2 ông kia...???
Còn bài học: "Ngư ông thủ lợi" ngàn đời vẫn có giá trị...!
Cả 3 ông cùng ghìm (giằng co) nhau thì "thế" cân bằng, nếu 1 ông nào tự cho mình là số 1...thì chính ông đó sẽ sụp đổ tan nát...!
Chẳng qua là ỷ mạnh TQ hù dọa & lấn dần đường biên (biển) thôi...buột những nước yếu hơn phải co lại, để cho ông lớn làm ăn. Chiến tranh toàn diện không thể xảy ra trong thập niên này đâu.
_ Nếu có thì sẽ xảy ra ở thập niên sau...!
Nội bộ của TQ không giống Mĩ, các khu tự trị của ông này đâu có được bình yên..? Đi gây hấn chiến tranh, chắc chắn TC sẽ có nhiều khu tự trị đứng dậy tuyên bố độc lập riêng..!
Mĩ là Mỹ, còn TQ là trung cuộc..!
Hãy nhớ câu này nghe chưa mấy chú "chệch":
"Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ", nhà mình thì loạn còn đòi đi bình ai..???
Một nền kinh tế mới nổi lên của châu Á chưa mấy bền vững, mấy chú này muốn dân mình cầm cái gậy và bị đi làm cái bang toàn cầu hay sao...!
_ Nếu chiến tranh xảy ra VN đổ nát, nhưng TC cũng tan tành chia 5 xẻ 7...tin chắc sẽ có nhiều nước tuyên bố độc lập trên quê hương của cố chủ tịch Mao...!
* Riêng 2 ông táo kia đứng ở ngoài tha hồ mà bán vũ khí...& xúi bậy...! Trong chiến cuộc sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, biết đâu không thắng nhanh mà bị sa lầy...! thì chính 2 ông táo kia nhảy vào dẫm cho "chủ chiến" nát bét..!!!
_ Những con rồng của châu Á mới ngóc đầu lên, chúng nó có tiền..chứ châu Phi nó nghèo quá, có xúi nó đánh nhau cũng chẳng thu lợi bao nhiêu mà còn phải viện trợ cứu đói..!
Mấy chú chệch nên nhớ câu này: "Môi mà dập thì Răng cũng gãy", lúc đó lấy cái gì mà húp CHÁO..!
 
Last edited by a moderator:
Nếu cần, sẽ có ‘Điện Biên Phủ trên không"
“Đã có Điện Biên Phủ (trên đất liền) năm 1954 và “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. Cả dân tộc Việt Nam đang chuẩn bị tinh thần và ý chí, nếu cần, đã dành sẵn “Điện Biên Phủ trên biển”, đập tan tham vọng ngông cuồng của giấc mơ bành trướng đại Hán, muốn bá chủ biển Đông”
Trong những ngày biển Đông dậy sóng, nhiều người lo ngại chiến tranh có thể xảy ra. Trung Quốc tiếp tục leo thang phá hoại kinh tế, quấy nhiễu biển Đông, xâm hại tài sản và tính mạng của ngư dân Việt Nam. Viễn cảnh xung đột vũ trang cũng có thể xảy ra
Không ít người tỏ ra lo lắng vì lâu nay Việt Nam quá lệ thuộc vào Trung Quốc. Càng lo lắng hơn bởi chênh lệch về vũ khí, sức người sức của.
Người Việt vẫn đang cố kiềm chế một cách khôn ngoan và kiên quyết để không phải là người rút gươm manh động trước nhưng sẽ là kẻ tra gươm vào vỏ sau cùng.
Gã hàng xóm xấu bụng, lâu nay quen thói bắt nạt, thấy láng giềng nhẫn nhục nên càng lấn tới. Bị dồn tới đường cùng, người láng giềng tưởng ngoan ngoãn lâu nay bỗng can trường đáp trả. Kẻ gây sự quá bất ngờ nên càng nóng mặt hung hăng chứng tỏ.
Những hành đông gây hấn hiện nay của Trung Quốc chỉ là sự kế thừa thói đại Hán của các triều đại phong kiến phương Bắc.
Tôi tin là giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn còn chút tỉnh táo, không dại gì phát động chiến tranh. Và dù niềm tin nhỏ nhoi đó bị dập tắt, chiến tranh xảy ra - điều mà nhân dân Việt Nam và cả Trung Quốc không ai muốn - thì những giá trị lịch sử vẫn nguyên vẹn. Kẻ xâm lược chưa mạnh thật sự bao giờ. Vũ khí dù tối tân và hiện đại đến đâu cũng không thay thế được con người. Càng không thể chiến thắng được cả dân tộc có truyền thống đoàn kết, chống ngoại xâm. Điều này, mỗi người dân Việt, cả trong và ngoài nước đều thấm nhuần và xác tín.
Hơn 60 năm trước, thực dân Pháp đã dồn người Việt tới đường cùng, buộc cả dân tộc phải vùng dậy, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, chấn động cả địa cầu.
Từ một dân tộc thuộc địa, đói ăn, thiếu mặc, chỉ với xe đạp thồ, cuốc xẻng và những vũ khí thô sơ. Tương quan quá sức chênh lệch mà dám đối mặt với nước Pháp hùng mạnh, cứ như “Châu chấu đá voi”. Nhờ hơn hẳn khát vọng độc lập và ý chí quật cường, dân tộc Việt đã làm nên kỳ tích thời đại, đặt dấu chấm hết cho chủ nghĩa thực dân. Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng là nguồn cổ vũ to lớn, mở đầu cao trào giành độc lập cho các dân tộc nhược tiểu khắp thế giới. Điều mà trước đó, không thể tin và chưa ai làm nổi.
Cuối năm 1972, cuộc đàm phán 4 bên ở Paris đi vào bế tắc và chiến tranh vẫn tiếp tục. Chính quyền Mỹ mà đứng đầu là Nixon đã quyết định chơi đòn sinh tử, ném bom hủy diệt miền Bắc Việt Nam bằng tất cả vũ khí tối tân nhất thời đó. Họ huênh hoang tuyên bố: “Sẽ đẩy Bắc Việt Nam vào thời kỳ đồ đá” và chờ đợi sự đầu hàng vô điều kiện. Nhưng Việt Nam không phải là Nhật Bản năm 1945.
Bom đạn chỉ hù dọa được những người yếu bóng vía. Dân tộc Việt Nam, từ cụ già đến em bé, chỉ biết sợ lẽ phải chứ chưa bao giờ khiếp nhược trước kẻ thù. Dù bom rơi, đạn trút, trẻ em vẫn tung tăng đến trường. Cả những loại cỏ cây và côn trùng cũng vô tư đến kinh ngạc. Nhà thơ Trần Đăng Khoa, lúc đó mới 9 tuổi đã nói với bạn bè thế giới: “Chúng tôi đến lớp ngày ngày. Mũ rơm tôi đội, túi đầy thuốc men. Ao trường vẫn nở hoa sen. Bờ tre vẫn chú dế mèn vuốt râu…”.
Dù bị đánh phá cực kỳ ác liệt bởi những siêu pháo đài cỡ B52, những máy bay tàng hình cỡ F111… nhưng địch vẫn thất bại. Nhân dân Việt Nam lại viết tiếp kỳ tích, làm nên một “Điện Biên Phủ trên không” từ 18 - 30.12.1972, buộc đối phương phải nghiêm túc ngồi vào bàn đàm phán hòa bình.
Nhìn bề ngoài, người Việt thiếu hợp tác, hay tư lợi, có vẻ nhẫn nhục nhưng khi đất nước bị xâm lăng thì khác hẳn. Dẹp qua mọi khác biệt, đoàn kết một lòng, kiên cường bảo vệ Tổ quốc. Dù không ai mong muốn chiến tranh xảy ra, nhưng nếu bị dồn đến đường cùng, người Việt sẽ viết tiếp lịch sử giữ nước. Đã có Điện Biên Phủ (trên đất liền) năm 1954 và “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. Cả dân tộc Việt Nam đang chuẩn bị tinh thần và ý chí, nếu cần, đã dành sẵn “Điện Biên Phủ trên biển”, đập tan tham vọng ngông cuồng của giấc mơ bành trướng đại Hán, muốn bá chủ biển Đông.
Đây là thời cơ để mỗi người dân Việt nhìn lại chính mình, sửa sai những thói hư tật xấu, bỏ qua mọi hiềm khích, làm việc nhiều hơn và tốt hơn vì một Tổ quốc Việt Nam cường thịnh.http://bongbvt.blogspot.com/2014/05/neu-can-se-co-ien-bien-phu-tren-bien.html?m=1
 
Last edited by a moderator:
Thanh Niên:

(TNO) Một cuộc xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và các đồng minh châu Á của Mỹ, chẳng hạn như Philippines, là có thể xảy ra, bất chấp quan hệ kinh tế sâu đậm giữa các nước này với Bắc Kinh, một chuyên gia phân tích an ninh người Úc bình luận.
unnamed.jpg

Tàu ngầm và chiếm hạm Trung Quốc tập trận ngoài khơi cảng Thanh Đảo - Ảnh: Reuters

Trung Quốc có thể sẽ sẵn sàng chịu rủi ro về mặt tài chính vì nước này đang cố gắng thống trị vùng biển đang có tranh chấp với các nước láng giềng và thách thức ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực, tờ The Philippines Star dẫn lời Giáo sư Alan Dupont, chuyên gia nghiên cứu an ninh quốc tế thuộc Trường Đại học New South Wales (Úc), bình luận.

“Đừng quên rằng ngay cả quan hệ giao thương chặt chẽ giữa Anh và Đức hồi đầu thế kỷ 20 đã không ngăn được họ đánh nhau vào năm 1914”, Giáo sư Dupont nhận định, hàm ý muốn đề cập đến Thế chiến thứ nhất.

Ông cũng dẫn nghiên cứu mới đây của Georgetown, một trong những trường đại học uy tín nhất nước Mỹ, cho rằng các quốc gia Đông Á như Trung Quốc và Nhật Bản sẽ chấp nhận chịu thiệt hại về kinh tế, chứ không để mất cái họ gọi là chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

“Sẽ là sai lầm nếu cho rằng mức độ sâu đậm của các mối quan hệ thương mại là một sự đảm bảo hay là biểu hiện của hòa bình”, giáo sư Dupont nói.

Chẳng hạn, đối với Philippines, Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của đảo quốc này, lớn thứ 3 sau Mỹ và Nhật, theo ông Dupont. Trung Quốc cũng là nước đứng thứ 9 về nguồn đầu tư nước ngoài và thứ 4 về lượng du khách đến Philippines.

Ông Micah Zenko, một nhà phân tích tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ (CFR), được tạp chí Foreign Policy (Mỹ) trích dẫn nhận định rằng chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không là điều "được tính toán từ trước", nhưng có thể đến từ nhiều căng thẳng chồng chất.

“Mỹ có thể bị lôi kéo vào một cuộc chiến giành chủ quyền lãnh thổ mà Trung Quốc đang góp mặt, đặc biệt là kể từ khi Washington ký hiệp ước phòng thủ song phương với Nhật và Philippines”, chuyên gia này cảnh báo.



7th-fleet-uss-george-washington.jpg

Tàu sân bay USS George Washington của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ đang di chuyển gần đảo Guam - Ảnh: Hải quân Mỹ



Zenko nói các nước liên quan chỉ có thể tránh chiến tranh nếu họ đưa ra được những giải thích về hành động của mình tại các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).

“Tình trạng thiếu hụt tài nguyên là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các hành động quân sự đơn phương của Trung Quốc”, giáo sư Dupoint nói.

“Trong khoảng hơn 2 thập niên qua, Trung Quốc đã biến đổi từ một nước xuất khẩu sang nhập khẩu hơn 55% lượng dầu trong nước. Ngay cả trữ lượng than khổng lồ của Trung Quốc cũng không đáp ứng nổi nhu cầu nội địa”, ông Dupont cho biết thêm.

Hạm đội 7 của Mỹ hiện đang có mặt ở Eo biển Malacca và tại phần lớn khu vực phía tây Thái Bình Dương, cũng là vùng mà Bắc Kinh đang nhòm ngó, theo ông Dupont.

Ông cho rằng tranh chấp giữa Trung Quốc và đồng minh lâu năm Philippines của Mỹ sẽ cho Washington một cơ hội để “tái củng cố mạng lưới đồng minh” trong khu vực.

Hoàng Uy

http://www.thanhnien.com.vn/pages/2...ung-quoc-va-dong-minh-cua-my-o-bien-dong.aspx
 


Back
Top