Đan Mạch sẽ là quốc gia đầu tiên với 100% nông nghiệp sinh học (hữu cơ)

Tác giả: Mioara Stoica | Dịch giả: Kim Xuân

2015_12_01_danemarcab_rsz_crp_crp.jpg

Đan Mạch sẽ là quốc gia đầu tiên với 100% nông nghiệp hữu cơ (ảnh chụp Web)

Chính phủ Đan Mạch tin rằng đất nước đã được chuẩn bị sẵn sàng cho một nền nông nghiệp sinh học 100%, không sử dụng hóa chất. Vì lý do này, chính phủ đã thông qua một loạt các luật và nghị định để sớm dẫn tới một quá trình chuyển đổi trật tự làm cho mô hình nông nghiệp của họ trở nên hoàn toàn sinh học, bền vững và sạch.

Mục tiêu đầu tiên là tăng gấp đôi số lượng của các giống cây trồng sinh học tới trước năm 2020. Để dự án thành công, nhà nước sẽ cung cấp các khoản trợ cấp và hỗ trợ cho các nhà sản xuất sinh thái học; Do vậy, họ tin rằng mục tiêu sẽ đạt được năm năm sớm hơn so với kế hoạch.

Đầu tư ban đầu của chính phủ Đan Mạch để thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ sẽ là 35 triệu euro. Số tiền này, cũng như những khoản đã được đầu tư cho mục đích nêu trên, sẽ được sử dụng vừa để cung cấp ưu đãi cho người sản xuất, những người chuyển đổi đất trồng từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hữu cơ hoặc nông nghiệp sinh học năng động, vừa để phát triển các công nghệ mới nhằm thúc đẩy lĩnh vực phát triển bền vững.

Tất nhiên, để điều này có thể được thực hiện và để cho Đan Mạch có thể hoàn thành giấc mơ này – một nền nông nghiệp hoàn toàn hữu cơ – thì cần thiết phải có một sự gia tăng nhận thức dần dần về các vấn đề môi trường, sinh thái và các cam kết của người dân.

Ở Đan Mạch, các nhà sản xuất hữu cơ đã có mặt từ 25 năm nay, canh tác hữu cơ đã có thành công càng ngày càng lớn. Ngoài ra, trong ba thập kỷ qua, Đan Mạch đã thông qua một loạt các đạo luật để bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ nguồn nước, về sử dụng thuốc trừ sâu và các sản phẩm khác.

Người dân Đan Mạch đã cam kết tham gia vào chuyển đổi này với tất cả khả năng của họ. Theo các nghiên cứu, 97% công dân Đan Mạch biết ý nghĩa và tầm quan trọng của thiên nhiên cũng như các luật được thiết kế để bảo vệ thiên nhiên.

Một sáng kiến khác của chính phủ Đan Mạch đấy là khởi động một gói kích thích kinh tế cho người tiêu dùng để họ có thể lựa chọn các sản phẩm hữu cơ; Trong thực tế, sẽ kết hợp thông tin với các khuyến khích tài chính cần thiết để đảm bảo rằng các sản phẩm này phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng.

Tại các địa phương, đã ra đời một dự án khác, đang được tiến hành, đấy là cho phép mỗi xã sử dụng đất không có chủ sở hữu để thực hiện những khu vườn hữu cơ. Khi dự án bắt đầu phát triển, mục tiêu đầu tiên sẽ là cung cấp cho trường học, căng tin và cho bệnh viện đến 60% các sản phẩm hữu cơ thu hoạch được.

Ngoài ra còn có một cuộc cải cách của hệ thống giáo dục nhằm đưa các chương trình chuyên đề về dinh dưỡng, ăn uống lành mạnh và nông nghiệp tự nhiên vào trường học.

Đan Mạch là một ví dụ và chứng minh một sự chuyển hướng tới một thế giới bền vững hơn và lành mạnh hơn là có thể, và điều này có thể được thực hiện thông qua sự hợp tác giữa nhà nước với người dân của mình.
Nguồn: http://vietdaikynguyen.com/
 


Việt Nam thiếu gì ảnh chụp đẹp hơn thế này?
Chẳng thấy cái gì hữu cơ hay tiên tiến ở
trong ảnh này cả. Còn có vẻ lạc hậu hơn cả
vùng lạc hậu ở Việt Nam nữa.


2015_12_01_danemarcab_rsz_crp_crp.jpg


Đan Mạch sẽ là quốc gia đầu tiên với 100% nông nghiệp hữu cơ
(ảnh chụp Web)
 
có thể ý của bác ấy là phải chụp nguyên 1 đóng phân bò mới gọi là hữu cơ ????
 
Ai đã từng đi qua vùng Xibiri mênh mông của Nga chắc dễ có ấn tượng về rừng bạch dương và những cánh đồng lúa mì bát ngát. Đất trồng lúa mì ở đây có màu sắc đen xì,cực kì phì nhiêu.Điều này có liên quan đến đăc điểm vùng khí hậu. Ở vùng nhiệt đới đất trồng trọt thuờng bạc màu do bị xói mòn bởi mưa nhiệt đới. Vùng ôn đới ít mưa to nên ít bị xói mòn hơn, đất màu mỡ hơn . Vùng hàn đới hầu như không có mưa mà chỉ có tuyết rơi nên đất không bị xói mòn, nên nó có hàm lượng mùn hữu cơ rất cao. Nước ta ở vùng nhiệt đới nên đất bị xói mòn hàng năm, bị bạc màu là dễ hiểu. Từ đặc điểm này mà nông nghiệp nước ta phải đi theo hướng hữu cơ, dùng phân bón hữu cơ để bổ sung chất mùn cho đất, phục hồi sức khỏe cho đất. Hy vọng rằng nông nghiệp Việt Nam sẽ sớm chuyển biến tích cực theo xu hướng này.
 
Dân vn ý thức kém quá. Muốn có nông sản sach phải nhờ nhà nước trước tiên là cấm các loại thuốc bvtc độc hại cho moi trường chứ nông dân thì cái gì phun sâu mau chết là dùng. (Ý kiến ca nhân)
 
Dân vn ý thức kém quá. Muốn có nông sản sach phải nhờ nhà nước trước tiên là cấm các loại thuốc bvtc độc hại cho moi trường chứ nông dân thì cái gì phun sâu mau chết là dùng. (Ý kiến ca nhân)
Không phải ý thức dân vn kém đâu bạn boole nhé, nói vậy cũng hơi mích lòng cho "chúng ta" quá. Thực ra, tất cả chúng ta đều có ý thức đấy chứ, nhưng vì kế sinh nhai thôi. Sâu bọ, bệnh tật đang cắn phá hoa màu dữ quá nên nếu không diệt nó thì mình "đói" nên...mới phải ra tay. Mà một khi đã ra tay rồi phải chơi cho nó mạnh tay, dùng liều thuốc cực độc cho chúng tiêu đời luôn. Có vậy nhà mình, con cái mình, dân mình mới có cái mà ăn, sống qua ngày. Mình phải tự cứu mình thôi chứ trông chờ vào ai nữa. Bởi vậy, việc các bác nông dân ở đâu đó đã, đang và sẽ tiếp tục sử dụng thuốc BVTV là điều khó thay đổi trong ngày một ngày hai.

Ở Đan Mạch, cả đất nước người ta từ trên xuống dưới cùng đồng lòng, dồn tâm sức để thực hiện cuộc cách mạng vì một nền nông nghiệp sinh thái cho sự phát triển dài lâu của dân họ, cho các thế hệ mai sau. Đời cha ông xây dựng để lại cho đời con cháu sau này. Ngẫm chuyện người ta mà buồn cho chuyện nhà mình. Chừng nào bốn ông (Bốn nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học) chưa chịu nghồi lại với nhau thì "vấn đề sẽ vẫn mãi là vấn đề" và "luôn luôn là vấn đề".
 
Chuẩn, mình thích bạn,
Thật ra người nông dân cũng ko thích dùng thuốc BVTV đâu
Thứ nhất là tốn chi phí, thứ 2 là ảnh hưởng đến sức khỏe của người phun thuốc
 


Back
Top