40ha rau má hàng hóa, Quảng Thọ thu trên 16 tỷ đồng/năm

Với quy hoạch trên 40ha rau má hàng hóa, người dân xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) thu trên 16 tỷ đồng/năm, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. HTX sản xuất trà với thương hiệu Trà rau má Quảng Thọ gồm 2 sản phẩm chính là trà túi lọc và trà sao khô.

Cây rau má được người dân xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) trồng tự phát từ 10 năm nay. Năm 2012, với việc triển khai mô hình trồng rau má theo hướng VietGAP, UBND xã Quảng Thọ đã quy hoạch trên 40ha rau má hàng hóa. Nhờ đó, nông dân thu trên 16 tỷ đồng/năm, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.

06-50-02_trong-ru-m-hieu-qu-gp-5-ln-trong-lu.jpg

Trồng rau má hiệu quả cao
Ông Cao Quảng Hạ tại thôn Phước Yên cho biết, gia đình ông đã trồng rau má hàng hóa từ 10 năm qua. Hiện ông có 9 sào rau má (4.500m2), bình quân, mỗi tháng cắt được trên 2 tấn rau má tươi. Với giá bán hiện nay, ông thu về khoảng 13 - 15 triệu đồng/tháng. Tính ra, mỗi năm với 10 lượt cắt, ông thu gần 150 triệu đồng. Trên cánh đồng này trước đây trồng lúa, năng suất bình quân đạt 10 tấn/ha/năm, trồng rau má năng suất đạt gần 50 tấn/ha/năm. Tính ra, hiệu quả kinh tế của cây rau má gấp 4 - 5 lần cây lúa.

“Với 9 sào rau má, 2 lao động trong gia đình có việc làm thường xuyên. Đầu ra cho cây rau má hiện nay cũng đang rộng mở và ổn định. Một phần bán cho HTXNN Quảng Thọ 2, một phần được tư thương đến tận ruộng thu mua, đem ra chợ đầu mối, xuất đi các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc. Trồng rau má không khó, ít sâu bệnh lại có thu nhập cao hơn nhiều lần so với trồng lúa”, ông Hạ cho hay.

06-50-02_thuong-hieu-tr-ru-m-qung-tho.jpg

Thương hiệu trà rau má Quảng Thọ
Theo ông Hạ, rau má là cây trồng thích ứng rộng và khá dễ trồng, dễ chăm sóc. Sau khi làm đất, tùy từng chân ruộng có thể bón khoảng 30kg vôi/sào; phân chuồng 3 tại/sào, 50kg phân vi sinh rồi lên luống. Rau má được bứng dảnh trồng với khoảng cách từ 15 - 20cm. Sau 1 tháng thì rau má bén rễ, bón thêm 10kg NPK/sào và 3 tháng sau sẽ phủ lấp kín mặt đất là có thể thu hoạch. Bình quân mỗi tháng cắt rau má 1 lần, sau khi cắt 4 - 6 ngày bón thêm 10 - 15kg phân NPK và phân vi sinh/sào. Nếu thời tiết thuận lợi, chăm sóc tốt, mỗi năm có thể thu hoạch 12 lứa, bình quân 2,5 - 3 tạ/sào/lứa (5 - 6 tấn/ha/lứa).

Ông Hoàng Công Phong, Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ cho biết, diện tích trồng rau má tại Quảng Thọ tăng khá nhanh. Theo quy hoạch, diện tích rau má toàn xã là 40ha nhưng thực tế là gần 50ha, đa phần bà con chuyển đổi đất lúa, màu kém hiệu quả sang trồng rau má.

06-50-02_thu-hoch-ru-m-ti-qung-tho.jpg

Thu hoạch rau má tại xã Quảng Thọ
“Chúng tôi định hướng sẽ tiếp tục chuyển 10ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau má. Hiện đầu ra cây rau má đang ổn định. Sắp tới, khi sản phẩm trà rau má của HTXNN Quảng Thọ 2 được tiêu thụ mạnh trên thị trường thì người trồng rau má càng có thêm cơ hội tăng thu nhập”.

Năm 2012, quy trình sản xuất rau má VietGAP chính thức được áp dụng tại Quảng Thọ. Các hộ tham gia được tập huấn quy trình trồng và chăm sóc nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cho sản phẩm. Người trồng rau má phải có sổ theo dõi, ghi chép quá trình sản xuất để đảm bảo độ an toàn khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Đến nay, toàn xã có gần 300 hộ trồng và áp dụng quy trình sản xuất rau má theo hướng an toàn.

06-50-02_so-che-ru-m-ti-htx-nn-qung-tho-2.jpg

Sơ chế rau má tại HTXNN Quảng Thọ 2
Ông Hoàng Minh Tài, Phó Giám đốc HTXNN Quảng Thọ 2 cho biết: “HTX ký hợp đồng thu mua cho người dân khoảng 30% sản lượng rau má toàn xã, tương đương khoảng 700 tấn. Trong số này có khoảng 70 tấn HTX sản xuất trà với thương hiệu Trà rau má Quảng Thọ gồm 2 sản phẩm chính là trà túi lọc và trà sao khô đóng gói hút chân không. Sản phẩm hiện đã xuất hiện tại một số tỉnh, thành trên cả nước. Xưởng chế biến trà rau má của HTX tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 10 lao động với mức thu nhập trên 3 triệu đồng/người/tháng. Phần lớn sản phẩm được thương lái thu mua tận ruộng, giá tương đối ổn định, dao động từ 6,5 - 7 nghìn đồng/kg”.
Cuối năm 2014, HTXNN Quảng Thọ 2 đã đầu tư hệ thống máy móc để sản xuất trà rau má. Sản phẩm Trà rau má Quảng Thọ hiện đã được đăng ký nhãn hiệu thương mại. Để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng, ngoài 2ha do HTX tự trồng, chăm sóc, với diện tích nằm trong diện ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, HTXNN Quảng Thọ 2 thường xuyên lấy mẫu xét nghiệm. Người trồng rau má Quảng Thọ được tập huấn quy trình sản xuất rau má theo hướng an toàn.
Văn Dũng
Theo: NNVN
 
Với quy hoạch trên 40ha rau má hàng hóa, người dân xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) thu trên 16 tỷ đồng/năm, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. HTX sản xuất trà với thương hiệu Trà rau má Quảng Thọ gồm 2 sản phẩm chính là trà túi lọc và trà sao khô.

Cây rau má được người dân xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) trồng tự phát từ 10 năm nay. Năm 2012, với việc triển khai mô hình trồng rau má theo hướng VietGAP, UBND xã Quảng Thọ đã quy hoạch trên 40ha rau má hàng hóa. Nhờ đó, nông dân thu trên 16 tỷ đồng/năm, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.

06-50-02_trong-ru-m-hieu-qu-gp-5-ln-trong-lu.jpg

Trồng rau má hiệu quả cao
Ông Cao Quảng Hạ tại thôn Phước Yên cho biết, gia đình ông đã trồng rau má hàng hóa từ 10 năm qua. Hiện ông có 9 sào rau má (4.500m2), bình quân, mỗi tháng cắt được trên 2 tấn rau má tươi. Với giá bán hiện nay, ông thu về khoảng 13 - 15 triệu đồng/tháng. Tính ra, mỗi năm với 10 lượt cắt, ông thu gần 150 triệu đồng. Trên cánh đồng này trước đây trồng lúa, năng suất bình quân đạt 10 tấn/ha/năm, trồng rau má năng suất đạt gần 50 tấn/ha/năm. Tính ra, hiệu quả kinh tế của cây rau má gấp 4 - 5 lần cây lúa.

“Với 9 sào rau má, 2 lao động trong gia đình có việc làm thường xuyên. Đầu ra cho cây rau má hiện nay cũng đang rộng mở và ổn định. Một phần bán cho HTXNN Quảng Thọ 2, một phần được tư thương đến tận ruộng thu mua, đem ra chợ đầu mối, xuất đi các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc. Trồng rau má không khó, ít sâu bệnh lại có thu nhập cao hơn nhiều lần so với trồng lúa”, ông Hạ cho hay.

06-50-02_thuong-hieu-tr-ru-m-qung-tho.jpg

Thương hiệu trà rau má Quảng Thọ
Theo ông Hạ, rau má là cây trồng thích ứng rộng và khá dễ trồng, dễ chăm sóc. Sau khi làm đất, tùy từng chân ruộng có thể bón khoảng 30kg vôi/sào; phân chuồng 3 tại/sào, 50kg phân vi sinh rồi lên luống. Rau má được bứng dảnh trồng với khoảng cách từ 15 - 20cm. Sau 1 tháng thì rau má bén rễ, bón thêm 10kg NPK/sào và 3 tháng sau sẽ phủ lấp kín mặt đất là có thể thu hoạch. Bình quân mỗi tháng cắt rau má 1 lần, sau khi cắt 4 - 6 ngày bón thêm 10 - 15kg phân NPK và phân vi sinh/sào. Nếu thời tiết thuận lợi, chăm sóc tốt, mỗi năm có thể thu hoạch 12 lứa, bình quân 2,5 - 3 tạ/sào/lứa (5 - 6 tấn/ha/lứa).

Ông Hoàng Công Phong, Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ cho biết, diện tích trồng rau má tại Quảng Thọ tăng khá nhanh. Theo quy hoạch, diện tích rau má toàn xã là 40ha nhưng thực tế là gần 50ha, đa phần bà con chuyển đổi đất lúa, màu kém hiệu quả sang trồng rau má.

06-50-02_thu-hoch-ru-m-ti-qung-tho.jpg

Thu hoạch rau má tại xã Quảng Thọ
“Chúng tôi định hướng sẽ tiếp tục chuyển 10ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau má. Hiện đầu ra cây rau má đang ổn định. Sắp tới, khi sản phẩm trà rau má của HTXNN Quảng Thọ 2 được tiêu thụ mạnh trên thị trường thì người trồng rau má càng có thêm cơ hội tăng thu nhập”.

Năm 2012, quy trình sản xuất rau má VietGAP chính thức được áp dụng tại Quảng Thọ. Các hộ tham gia được tập huấn quy trình trồng và chăm sóc nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cho sản phẩm. Người trồng rau má phải có sổ theo dõi, ghi chép quá trình sản xuất để đảm bảo độ an toàn khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Đến nay, toàn xã có gần 300 hộ trồng và áp dụng quy trình sản xuất rau má theo hướng an toàn.

06-50-02_so-che-ru-m-ti-htx-nn-qung-tho-2.jpg

Sơ chế rau má tại HTXNN Quảng Thọ 2
Ông Hoàng Minh Tài, Phó Giám đốc HTXNN Quảng Thọ 2 cho biết: “HTX ký hợp đồng thu mua cho người dân khoảng 30% sản lượng rau má toàn xã, tương đương khoảng 700 tấn. Trong số này có khoảng 70 tấn HTX sản xuất trà với thương hiệu Trà rau má Quảng Thọ gồm 2 sản phẩm chính là trà túi lọc và trà sao khô đóng gói hút chân không. Sản phẩm hiện đã xuất hiện tại một số tỉnh, thành trên cả nước. Xưởng chế biến trà rau má của HTX tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 10 lao động với mức thu nhập trên 3 triệu đồng/người/tháng. Phần lớn sản phẩm được thương lái thu mua tận ruộng, giá tương đối ổn định, dao động từ 6,5 - 7 nghìn đồng/kg”.

Văn Dũng
Theo: NNVN
Tình hình là rất tình hình. Những báo cáo dạng như thế này là khá điển hình khi nói về một mô hình trồng cây gì, nuôi con gì. Theo đó, có thể dẫn đến hai khả năng sau: Thứ nhất: Thông tin đúng và chính xác, nếu vậy sẽ tạo dư luận tốt, người dân đua nhau chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương. Người dân mà, khi nghe thấy mô hình hiệu quả được chính quyền địa phương tiếp tay quảng bá thì còn nghi ngờ gì nữa mà không làm. Hệ lụy kéo theo là gì??? khỏi phải nói cũng biết. Thứ hai: Thông tin không đúng, không chính xác, có sự uốn nắn và định hướng của người đưa tin. Hệ quả kéo theo cũng giống như trường hợp trên, dân cũng sẽ đổ xô đi trồng. Và cái gì đến sẽ đến thôi.

Rất tiếc một điều rằng khi nói về các mô hình thử nghiệm trong nông nghiệp thường người ta chỉ nhấn mạnh đến cái mặt phải (lợi ích), ít khi và thậm chí không nói đến mặt trái (mặt hại) của nó. Người dân khi nghe theo thường ngộ nhận và vì muốn kiếm tiền nên chạy theo, tạo hiệu ứng số đông.

Theo truyền thống, chúng ta thường tiếp cận vấn đề theo chiều xuôi dòng có nghĩa là tạo ra sản phẩm rồi mới tìm đầu ra. Đi theo hướng này rủi ro cao. Thực tế đã chứng minh cho điều đó. Ngược lại, khi tham khảo và tìm hiểu các mô hình của các nước tiên tiến thì họ đi theo chiều ngược lại. Có nghĩa là xác định thị trường, đầu ra cho sản phẩm trước khi bắt tay vào tạo ra sản phẩm.

Nhiều bài học rút ra từ thực tiễn của mô hình chạy theo chiều xuôi dẫn đến khủng hoảng dư thừa, phải đổ bỏ, gây thiệt hại đáng kể cho nông dân đã được các báo đài đưa tin nhiều.

Tôi kể một câu chuyện về một người bạn được phân công tham gia vào đề án phát triển trồng cây mắc ca tại Lâm Đồng.Tham vọng biến nơi đây thành thủ phủ của cây mắc ca không chỉ của Việt Nam mà của cả thế giới. Vì thế giới chỉ mới có khoảng 80 ngàn ha trồng, trong khi dự án đưa ra tới 200 ngàn ha. Thật kinh khủng. Trong khi đó, cây mắc ca là gì còn khá xa lạ với đa số người dân và người tiêu dùng trong nước. Điều lạ hơn nữa đó là hỏi cây mắc ca trồng để làm gì? Trả lời lấy quả, lấy quả để làm gì? Để ăn...vậy thôi sao? Ai ăn? Trong khi giá khá đắc, bán nội địa là không ổn rồi. Vậy nên cần hải tiến tới xuất khẩu. Vậy cần phải có nhà máy chế biến, mà chế biến ra sản phẩm gì?...với những câu hỏi có vẻ ngu ngơ nhưng rất chất nông dân của tôi làm anh bạn phải tĩnh lặng trong giây lát và suy nghĩ nhiều hơn về việc anh ta đang dự định làm.

Quay lại câu chuyện rau má ở trên, hiện nay mới chỉ ký hợp đồng tiêu thụ được 30% sản lượng tương đương 700 tấn, trong đó chỉ có 10% (70 tấn) sản xuất ra sản phẩm trà túi lọc. Còn lại phần lớn làm gì? Rau má là cây dễ bị hư hỏng sau thu hoạch do hàm lượng nước cao, cấu trúc tế bào lỏng lẻo dễ bị tổn thương cơ học. Khi rau đến giai đoạn thu hoạch phải thu ngay nếu không sẽ bị già và giảm giá trị sử dụng. Nếu thử nhẩm tính toán thử chúng ta sẽ thấy với qui mô hiện tại đã tạo ra tầm 2333,3 tấn rau má chưa có hợp đồng tiêu thụ. Với lượng khủng này liệu nông dân có giải quyết được không? Ra chợ bán ư? Liệu có khả thi không? Nếu tiếp tục tăng diện tích lên nữa thì sao?...

Ấy vậy mà khi người ta công bố thông tin, không phân tích một cách công tâm và khách quan để người dân biết đường mà làm theo, tránh gây thiệt hại lớn cho dân sau này. Mỗi khi nghe ở đâu đó có đề tài, dự án gì gì đó triển khai mô hình gì đó mang lại hiệu quả kinh tế cao là mình ớn lạnh, muốn bị cảm luôn !?

Những phân tích và nhận định trên đây chỉ là nét chấm phá của bản thân dựa trên những trãi nghiệm bản thân. Nên có thể chưa hoàn toàn mang tính phổ quát. Mạo muội đưa ra để ACE mổ xẻ vấn đề và cái đích cuối cùng là giúp nông dân mình khi tiếp nhận thông tin cần phải có cái nhìn đa chiều tránh ngộ nhận mà gây thiệt hại kinh tế sau này.
 
Last edited by a moderator:
Tình hình là rất tình hình. Những báo cáo dạng như thế này là khá điển hình khi nói về một mô hình trồng cây gì, nuôi con gì. Theo đó, có thể dẫn đến hai khả năng sau: Thứ nhất: Thông tin đúng và chính xác, nếu vậy sẽ tạo dư luận tốt, người dân đua nhau chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương. Người dân mà, khi nghe thấy mô hình hiệu quả được chính quyền địa phương tiếp tay quảng bá thì còn nghi ngờ gì nữa mà không làm. Hệ lụy kéo theo là gì??? khỏi phải nói cũng biết. Thứ hai: Thông tin không đúng, không chính xác, có sự uốn nắn và định hướng của người đưa tin. Hệ quả kéo theo cũng giống như trường hợp trên, dân cũng sẽ đổ xô đi trồng. Và cái gì đến sẽ đến thôi.

Rất tiếc một điều rằng khi nói về các mô hình thử nghiệm trong nông nghiệp thường người ta chỉ nhấn mạnh đến cái mặt phải (lợi ích), ít khi và thậm chí không nói đến mặt trái (mặt hại) của nó. Người dân khi nghe theo thường ngộ nhận và vì muốn kiếm tiền nên chạy theo, tạo hiệu ứng số đông.

Theo truyền thống, chúng ta thường tiếp cận vấn đề theo chiều xuôi dòng có nghĩa là tạo ra sản phẩm rồi mới tìm đầu ra. Đi theo hướng này rủi ro cao. Thực tế đã chứng minh cho điều đó. Ngược lại, khi tham khảo và tìm hiểu các mô hình của các nước tiên tiến thì họ đi theo chiều ngược lại. Có nghĩa là xác định thị trường, đầu ra cho sản phẩm trước khi bắt tay vào tạo ra sản phẩm.

Nhiều bài học rút ra từ thực tiễn của mô hình chạy theo chiều xuôi dẫn đến khủng hoảng dư thừa, phải đổ bỏ, gây thiệt hại đáng kể cho nông dân đã được các báo đài đưa tin nhiều.

Tôi kể một câu chuyện về một người bạn được phân công tham gia vào đề án phát triển trồng cây mắc ca tại Lâm Đồng.Tham vọng biến nơi đây thành thủ phủ của cây mắc ca không chỉ của Việt Nam mà của cả thế giới. Vì thế giới chỉ mới có khoảng 80 ngàn ha trồng, trong khi dự án đưa ra tới 200 ngàn ha. Thật kinh khủng. Trong khi đó, cây mắc ca là gì còn khá xa lạ với đa số người dân và người tiêu dùng trong nước. Điều lạ hơn nữa đó là hỏi cây mắc ca trồng để làm gì? Trả lời lấy quả, lấy quả để làm gì? Để ăn...vậy thôi sao? Ai ăn? Trong khi giá khá đắc, bán nội địa là không ổn rồi. Vậy nên cần hải tiến tới xuất khẩu. Vậy cần phải có nhà máy chế biến, mà chế biến ra sản phẩm gì?...với những câu hỏi có vẻ ngu ngơ nhưng rất chất nông dân của tôi làm anh bạn phải tĩnh lặng trong giây lát và suy nghĩ nhiều hơn về việc anh ta đang dự định làm.

Quay lại câu chuyện rau má ở trên, hiện nay mới chỉ ký hợp đồng tiêu thụ được 30% sản lượng tương đương 700 tấn, trong đó chỉ có 10% (70 tấn) sản xuất ra sản phẩm trà túi lọc. Còn lại phần lớn làm gì? Rau má là cây dễ bị hư hỏng sau thu hoạch do hàm lượng nước cao, cấu trúc tế bào lỏng lẻo dễ bị tổn thương cơ học. Khi rau đến giai đoạn thu hoạch phải thu ngay nếu không sẽ bị già và giảm giá trị sử dụng. Nếu thử nhẩm tính toán thử chúng ta sẽ thấy với qui mô hiện tại đã tạo ra tầm 2333,3 tấn rau má chưa có hợp đồng tiêu thụ. Với lượng khủng này liệu nông dân có giải quyết được không? Ra chợ bán ư? Liệu có khả thi không? Nếu tiếp tục tăng diện tích lên nữa thì sao?...

Ấy vậy mà khi người ta công bố thông tin, không phân tích một cách công tâm và khách quan để người dân biết đường mà làm theo, tránh gây thiệt hại lớn cho dân sau này. Mỗi khi nghe ở đâu đó có đề tài, dự án gì gì đó triển khai mô hình gì đó mang lại hiệu quả kinh tế cao là mình ớn lạnh, muốn bị cảm luôn !?

Những phân tích và nhận định trên đây chỉ là nét chấm phá của bản thân dựa trên những trãi nghiệm bản thân. Nên có thể chưa hoàn toàn mang tính phổ quát. Mạo muội đưa ra để ACE mổ xẻ vấn đề và cái đích cuối cùng là giúp nông dân mình khi tiếp nhận thông tin cần phải có cái nhìn đa chiều tránh ngộ nhận mà gây thiệt hại kinh tế sau này.
Trước tiên cảm ơn anh vì chịu ngồi viết những điều mình nghĩ và những nhận định thông qua những trãi nghiệm. Anh viết hoàn toàn đúng cho tất cả các dòng nông sản của Việt Nam. Loan cũng trãi qua 5 năm với Agriviet mới dám nói điều này.
Còn đối với thông tin này chỉ là thông tin :):):), Loan tin là người đi tìm thông tin đã đủ "thông minh" hơn nhiều khi sàn và lọc thông tin trên cả mặt báo lẫn đi thực tế
Bài này nếu...xuất hiện 5 năm trước thì có khi sau 2 tháng ( lại thấy khắp đồng ruộng là rau má đầy bờ). đó là trước đây, còn bây giờ thì... hạ hồi phân giải.
Là người có thời gian tìm hiểu về rau má cũng khá là "lâu" Loan tin sản phẩm này sẽ đi xa hơn :Kem::Kem::Kem:.
Vẫn nợ anh 1 cuộc điện thoại ^^
P/s: Cơ mà bên thủy sản nhưng hiểu về trồng trọt cũng ghê chớ o_Oo_Oo_O
 
Trước tiên cảm ơn anh vì chịu ngồi viết những điều mình nghĩ và những nhận định thông qua những trãi nghiệm. Anh viết hoàn toàn đúng cho tất cả các dòng nông sản của Việt Nam. Loan cũng trãi qua 5 năm với Agriviet mới dám nói điều này.
Còn đối với thông tin này chỉ là thông tin :):):), Loan tin là người đi tìm thông tin đã đủ "thông minh" hơn nhiều khi sàn và lọc thông tin trên cả mặt báo lẫn đi thực tế
Bài này nếu...xuất hiện 5 năm trước thì có khi sau 2 tháng ( lại thấy khắp đồng ruộng là rau má đầy bờ). đó là trước đây, còn bây giờ thì... hạ hồi phân giải.
Là người có thời gian tìm hiểu về rau má cũng khá là "lâu" Loan tin sản phẩm này sẽ đi xa hơn :Kem::Kem::Kem:.
Vẫn nợ anh 1 cuộc điện thoại ^^
P/s: Cơ mà bên thủy sản nhưng hiểu về trồng trọt cũng ghê chớ o_Oo_Oo_O
Kakaka...Hai lúa chính hiệu mà. Tìm hiểu nhiều về "rau má" nhưng đừng có ăn em nhé, coi chừng "nói ngược lại xem" hihihi...
 
Món ăn ưa thích, em đầu tư 1 vườn luôn nè. Miền Trung nắng lắm, thấy nông dân sáng tạo hông, lếch
tới đâu có bóng mát đến đó

33788951856_90dc746f68_o.jpg
Tuyệt cú mèo em ơi! Anh cũng thích rau má. Hồi nhỏ hay chế biến ở hai dạng: Tươi xay xinh tố bỏ thêm tí đường, đá lạnh uống tuyệt luôn. Hoặc có thể phơi khô rồi nấu nước uống, cho thêm tí đường phèn uống khi còn hơi nóng nóng cũng very good luôn.
Tuyệt cú mèo em ơi! Anh cũng thích rau má. Hồi nhỏ hay chế biến ở hai dạng: Tươi xay xinh tố bỏ thêm tí đường, đá lạnh uống tuyệt luôn. Hoặc có thể phơi khô rồi nấu nước uống, cho thêm tí đường phèn uống khi còn hơi nóng nóng cũng very good luôn.
Chợt nghĩ nông dân trồng rau má, lấy dù che,...hay nhỉ. Cái dù cũng giống rau má chứ bộ? Thì ra khi trồng rau má phải che cái dù uhm...chí phải. Ôi sao tự nhiêm thèm canh rau má nấu với thịt tôm bầm quá, cuối tuần này phải thực hiện ngay mới được hic.
 
Cảm ơn chị Loan Nguyen đã chia sẽ thông tin. Em đang ở tại nơi sản xuất rau má Quảng Thọ nè. Những thông tin ở bài báo trên như thời điểm trồng rau má, mở rộng mô hình trồng rau má, hay trà rau má thì có thật. Chỉ có điều số liệu về thu nhập chỉ nói về lý thuyết thôi chứ không đúng với thực tế, không phải lúc nào cũng có thu nhập như vậy cả, tùy vào thời điểm giá cả cao hay thấp, tùy vào điều kiện hoàn cảnh thời tiết (vào mùa mưa dầm hay ngập lũ...) có thể thu hoạch được hay không, .....có rất nhiều chuyện để nói ở đây.
P/S: đúng là ở Quảng Thọ có một đồng rau má rất rộng lớn ---> cảnh tự sướng rất đẹp. Kakaka
 
Hoặc có thể phơi khô rồi nấu nước uống, cho thêm tí đường phèn uống khi còn hơi nóng nóng cũng very good luôn
Vụ này em chưa thử, thiếu sót quá, sẽ thử ngay
thèm canh rau má nấu với thịt tôm bầm quá, cuối tuần này phải thực hiện ngay mới được hic.
Về món ăn anh thử bằm thịt chim sẻ, nấu với rau má, đảm bảo sẽ cho anh vị ngọn ngọt khác thường
:Huh::Huh::Huh:

Cảm ơn chị Loan Nguyen đã chia sẽ thông tin. Em đang ở tại nơi sản xuất rau má Quảng Thọ nè. Những thông tin ở bài báo trên như thời điểm trồng rau má, mở rộng mô hình trồng rau má, hay trà rau má thì có thật. Chỉ có điều số liệu về thu nhập chỉ nói về lý thuyết thôi chứ không đúng với thực tế, không phải lúc nào cũng có thu nhập như vậy cả, tùy vào thời điểm giá cả cao hay thấp, tùy vào điều kiện hoàn cảnh thời tiết (vào mùa mưa dầm hay ngập lũ...) có thể thu hoạch được hay không, .....có rất nhiều chuyện để nói ở đây.
P/S: đúng là ở Quảng Thọ có một đồng rau má rất rộng lớn ---> cảnh tự sướng rất đẹp. Kakaka

Woa, bạn gần đó ah, nếu được có dịp đi ngang đó có thể cho Loan 1 số hình ảnh cận cảnh của rau má ko?
Loan đang cần xem bộ rễ, cây rau má tốt, cao ( chổ chăm sóc tốt nhất) và cây thấp nhất ( chổ ko được chăm sóc kỹ).
Chia sẽ agriviet hoặc zalo cho Loan cũng được 0903 07 2202. Cảm ơn nhiều nhiều.

4sFdoh.jpg



sArKI3.jpg


33725044271_a1f1c2cbc4_o.jpg


WoN7QQ.jpg


22.4 Loan cũng đặt vé đi ra đó rồi nhưng có việc đành hẹn 1 ngày gần nhất

EdBjED.png
 
Vụ này em chưa thử, thiếu sót quá, sẽ thử ngay

Về món ăn anh thử bằm thịt chim sẻ, nấu với rau má, đảm bảo sẽ cho anh vị ngọn ngọt khác thường
:Huh::Huh::Huh:



Woa, bạn gần đó ah, nếu được có dịp đi ngang đó có thể cho Loan 1 số hình ảnh cận cảnh của rau má ko?
Loan đang cần xem bộ rễ, cây rau má tốt, cao ( chổ chăm sóc tốt nhất) và cây thấp nhất ( chổ ko được chăm sóc kỹ).
Chia sẽ agriviet hoặc zalo cho Loan cũng được 0903 07 2202. Cảm ơn nhiều nhiều.

4sFdoh.jpg



sArKI3.jpg


33725044271_a1f1c2cbc4_o.jpg


WoN7QQ.jpg


22.4 Loan cũng đặt vé đi ra đó rồi nhưng có việc đành hẹn 1 ngày gần nhất

EdBjED.png
Ok chị Loan. Em sẽ giúp chị nhưng hiện tại em đang học ở tp nên chưa thể ra đồng chụp hình cho chị được. Có gì em sẽ cố gắng giúp chị những thông tin chị cần sớm nhất nhé. Có thể cuối tuần gì đấy. Hihi.
 
Ok chị Loan. Em sẽ giúp chị nhưng hiện tại em đang học ở tp nên chưa thể ra đồng chụp hình cho chị được. Có gì em sẽ cố gắng giúp chị những thông tin chị cần sớm nhất nhé. Có thể cuối tuần gì đấy. Hihi.
Loan thấy bạn đăng nhập là thành viên từ năm 2012, giờ còn học? Bạn nhiêu tuổi thì vào agriviet?
 
Loan thấy bạn đăng nhập là thành viên từ năm 2012, giờ còn học? Bạn nhiêu tuổi thì vào agriviet?
Em đang học văn bằng hai chị Loan ui. Hihi.còn trẻ nên cứ học đã. haha. tất cả cũng vì cuộc sống mưu sinh mà chị Loan
 
Em đang học văn bằng hai chị Loan ui. Hihi.còn trẻ nên cứ học đã. haha. tất cả cũng vì cuộc sống mưu sinh mà chị Loan

Anh thấy nấu với tôm đã rất ok rùi, còn với chim sẽ thì chưa và có lẽ sẽ không vì chim sẽ khoa kiếm với lại anh không thể làm được thịt con gì mà nó còn sống. Ví dụ: Gà, vịt, chim,...
 
Mình quê rau má, nhưng dân mình k ăn loại rau má này mà là loại mọc loằng ngoằng, lá nhỏ
 
Back
Top