50 bệnh ở gà : tài liệu tham khảo

50 bệnh thường gặp ở gà


Bệnh do virus gây ra


1. Bệnh cúm trên gia cầm
NGUYÊN NHÂN : Mầm bệnh do một loại virus có tên Avian influenza virus, thuộc họ Orthomyxoviridae,influenza virus type A, thuộc nhóm ARN, có vỏ bọc bằng lipid
TRIỆU CHỨNG:
- Thời gian nung bệnh thường biến đổi tùy theo liều và độc lực virus, đường xâm nhập, loài gia cầm mắc phải và môi trường nuôi dưỡng.
- Có 3 thể lâm sàng phổ biến:
a.Cúm có tính sinh bệnh cao:
- Tử số cao có thể 100%.
- Với những triệu chứng: suy hô hấp, mắt sưng phù, chảy nhiều nước mắt, viêm xoang mũi, thủy thủng ở đầu. Mồng, mào, tích tím bầm. Tiêu chảy phân xanh.
- Sau 3 ngày mắc bệnh, một số con còn sống sẽ có các biểu hiện: vẹo cổ, liệt chân, xệ cánh hoặc đi xoay vòng.
- Trên những loài gia cầm non cái chết xẩy ra thình lình mà không có triệu chứng gì trước đó.
b. Cúm có tính sinh bệnh ôn hòa:
- Bệnh số cao, tử số có thể 50-70%.
- Xáo trộn hô hấp, viêm túi khí, giảm đẻ nghiêm trọng hay ngừng đẻ, suy nhược.
c. Cúm có tính sinh bệnh thấp:
- Sự cảm nhiễm thầm lặng, xáo trộn hô hấp nhẹ, giảm đẻ.
- Xù lông, giảm ăn, giảm uống.
BỆNH TÍCH:
- Tím bầm và thủy thủng ở đầu.
- Có bọng nước và lở loét ở mào gà.
- Phù thủng quanh hốc mắt. Thủy thủng bàn chân gà.
- Mào, tích bị tụ máu có màu xanh tím.
- Máu xuất hiện quanh lổ huyệt.
- Dạ dày cơ, dạ dày tuyến, cơ tim, cơ ngực, túi Fabricius, ruột non xuất huyết.
- Túi khí, xoang phúc mạc, ống dẫn trứng chứa nhiều dịch xuất có sợi huyết. Trên vịt và gà tây thường thấy viêm xoang mũi.
- Phổi xung huyết, một vài nơi có xuất huyết.
- Da, mào, gan, thận, lách, phổi có những ổ hoại tử nhỏ

BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CÚM GIA CẦM:
a.Ở các vùng, trại có dịch:
- Tiêu diệt toàn bộ gia cầm, thủy cầm bằng cách giết chết sau đó chôn hoặc đốt. Dọn sạch phân, chất độn chuồng.
- Không giết gia cầm cũng như sử dụng sản phẩm gia cầm mắc bệnh.
- Khi tham gia chống dịch nên trang bị đầy đủ các dụng cụ như mũ, áo, quần, ủng, kính che mắt, găng tay, khẩu trang…
- Không tự ý nuôi gia cầm, thủy cầm trở lại khi chưa có sự cho phép của các cơ quan chức năng.
- Sát trùng nơi chôn gia cầm, dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại, phương tiện vận chuyển, quần áo lao động bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB.
b.Ở vùng, trại chưa có dịch:
-Tiêm vaccin phòng bệnh cúm gia cầm.
- Không tiếp xúc hoặc mua giống cũng như các sản phẩm của gia cầm, thủy cầm từ các vùng có dịch.
- Hạn chế sự thăm viếng của khách vào trại.
- Hạn chế chim hoang xâm nhập vào trại bằng cách dùng lưới vây xung quanh chuồng trại.
-Thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại (3 ngày/1 lần), dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB.
-Tăng cường sức đề kháng bằng các vitamin nhất là vitamin C và các chất điện giải có tron VITAMIN C-SOL: 1g/2 lít nước uống hoặc ELECTROLYTE-C: 1g/1 lít nước uống

2 . Bệnh Newcastle (bệnh dịc tả gà giả)
NGUYÊN NHÂN Gây ra bởi virus Paramyxovirus serotype 1 thuộc họ Paramyxoviridae.
TRIỆU CHỨNG:
-Thời gian nung bệnh từ 3-4 ngày trong điều kiện thí nghiệm, 5-7 ngày có khi đến vài tuần trong điều kiện tự nhiên.
a.Thể quá cấp tính: chết trong 24-48 giờ với những triệu chứng chung: suy sụp, bỏ ăn, xù lông, gục đầu…
b.Thể cấp tính:
- Giai đoạn xâm lấn: ủ rủ, bỏ ăn, ăn ít, thích uống nước, xã cánh đứng rù, tím da, xuất huyết hay thủy thủng mồng và tích gà.
- Giai đoạn phát triển: có nhiều dịch nhờn chảy ra từ mũi và mỏ, gà thở khò khè, thở khó và càng nặng hơn khi tích tụ dịch viêm trên đường hô hấp-gà khịt mũi, tiêu chảy phân lẫn máu, màu phân trắng xám mùi tanh, co giật, liệt nhẹ cổ, cánh hay ngón chân….Đối với gà đẻ thì giảm đẻ, trứng nhỏ, màu trắng nhợt.
- Giai đoạn cuối cùng: gà chết trong vài ngày hay phát triển dần hướng đến khỏi bệnh sau một thời kỳ hồi phục dài để lại hậu chứng thần kinh (vẹo cổ, liệt…) (hình 1) và sự bất thường về đẻ trứng.
c.Thể bán cấp tính và mãn tính: diễn biến trong thời gian dài và những biểu hiện chung biến mất hay thầm lặng, biểu hiện xáo trộn hô hấp: viêm cata mắt, mũi (hình 2). Có thể liệt nhẹ nhưng không có triệu chứng về tiêu hóa.
BỆNH TÍCH:
- Viêm túi khí, viêm màng kết hợp mắt và viêm phế quản.
- Khí quản bị viêm và xuất huyết. Viêm túi khí dày đục chứa casein.
- Ruột có những vùng xuất huyết hay hoại tử định vị chủ yếu ở nơi tạo lympho thường ở hạch amydale manh tràng.
-Thực quản, dạ dày tuyến, dạ dày cơ xuất huyết trên bề mặt
BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG:
- Đây là bệnh do virus nên không có thuốc đặc trị hữu hiệu. Phòng bệnh là biện pháp tốt nhất để dịch bệnh không xảy ra.
- Chủng ngừa vaccin Newcastle theo đúng liệu trình.
- Không mua gà bệnh từ nơi khác về để tránh lây lan.
- Vệ sinh chuồng trại định kỳ bằng 1 trong 2 chế phẩm ANTIVIRUS-FMB hoặc PIVIDINE
-Thường xuyên bổ sung vitamin ADE.B.Complex-C: 1 g/1lít nước uống nhằm tăng cường sức đề kháng, chống stress.

3. Bệnh Gumboro
NGUYÊN NHÂN: Do virus thuộc họ Birnaviridae, serotype 1 gây ra trên hầu hết các dòng gà, thường gặp trên gà Leghorn. Gà đẻ thường nhạy cảm hơn gà thịt, gà địa phương ít bị bệnh hoặc bệnh không nặng như gà công nghiệp
TRIỆU CHỨNG:

- Thời gian nung bệnh ngắn từ 2-3 ngày.
- Bệnh xuất hiện một cách thình lình và mãnh liệt với triệu chứng đầu tiên là gà suy nhược, lờ đờ, gà mổ vào hậu môn của nhau, những lông xung quanh hậu môn bị nhiễm bẩn với những phân lỏng màu trắng đục có khi lẫn máu, gà suy sụp, liệt cùng với mất nước, xù lông.
- Bệnh số cao có thể 50 đến 100%, gà chết vào ngày thứ 3 sau khi cảm nhiễm, tử số trung bình 5-20%

BỆNH TÍCH:

- Xác chết khô, cơ ngực sậm màu, ống dẫn tiểu nhiều urat.
- Xuất huyết trên cơ ngực, cơ đùi, lông xơ xác, chân khô.
- Thận bị hư hại dưới nhiều dạng khác nhau.
- Lách lúc bắt đầu bệnh thì triển dưỡng, sau đó thì bất dưỡng.
- Ở ngày thứ ba sau khi nhiễm, túi Fabricius bị thủy thủng, xung huyết, gia tăng kích thước và trọng lượng. Ơ ngày thứ tư, bệnh tích tăng lên, túi Fabricius tăng gấp 2-3 lần thể tích bình thường. Ơ ngày thứ năm, những bệnh tích viêm giảm dần, túi Fabricius giảm kích thước rồi bắt đầu bất dưỡng. Từ ngày thứ tám, trọng lượng túi Fabricius giảm từ 1/3-1/6 trọng lượng túi Fabricius bình thường

BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG:
- Chủ yếu phòng bệnh bằng vaccin theo đúng lịch, định kỳ vệ sinh sát trùng chuồng trại bằng PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB với liều 2-3ml/1 lít nước.
- Thường xuyên bổ sung ANTI-GUMBO: 2g/1 lít nước uống để tăng sức kháng bệnh.
- Bệnh do virus không có thuốc đặc trị. Khi bệnh đã nổ ra cần thực hiện các biện pháp sau đây để hạn chế tỉ lệ chết:
+ Cách ly gia cầm bệnh và gia cầm khỏe mạnh.
+ Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôI bằng PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB
+Bổ sung ANTI-GUMBO: 2g/1 lít nước uống giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa stress, mất nước, mất chất điện giải


4 . Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)
Căn bệnh
- Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB) là bệnh đường hô hấp cấp tính, lây lan mạnh, tỷ lệ chết cao ở gà con dưới 1 tháng tuổi, và giảm đẻ mạnh ở gà mái đẻ.
- Bệnh do một loại virus thuộc nhóm Myxovirus gây nên.

Triệu chứng
Gà dưới một tháng tuổi:
- Bệnh xảy ra rất nhanh trong toàn đàn với các triệu chứng: sốt, ủ rũ, xù lông, kém ăn, thở khó, thở khò khè, thở bằng miệng và luôn kèm theo tiếng rít, chảy nước mũi, nước mắt.
- Gà con tiêu chảy nặng, phân loãng trắng.
- Gà thường tụm lại thành từng đám quanh đèn sưởi, tỷ lệ chết cao ở những đàn không có kháng thể mẹ truyền.
Gà trên 1 tháng tuổi và gà đẻ trứng:
- Gà chảy nước mắt, nước mũi, khó thở, gà há mỏ thở.
- Viêm thận, tiêu chảy phân có nhiều nước.
- Tỷ lệ đẻ giảm đột ngột, giảm tới 70% và kéo dài hàng tháng.
- Trứng dễ vỡ, vỏ trứng mỏng, sần sùi, méo mó
- Trong một vài trường hợp bệnh kéo dài sau 1- 2tuần đàn gà tự khỏi

Bệnh tích
- Bệnh tích tập chung chủ yếu ở đường hô hấp: phế quản, khí quản xuất huyết thành từng vệt dài hoặc xuất huyết điểm, có nhiều chất nhầy bên trong khí quản.
- Túi khí viêm dày đục, xuất huyết hoặc có bã đậu, bệnh thường ghép với CRD nên rất khó phân biệt.
- Thận viêm sưng, phù, hai ống dẫn nước tiểu chứa đầy urat trắng.
- Đối với gà đẻ, bệnh tích trên đường hô hấp không đặc trưng nhưng buồng trứng bị biến dạng hoặc xuất huyết, tỷ lệ đẻ giảm mạnh.
- Thận sưng to hoặc xuất huyết, hoại tử, thận chứa đầy Urate rất đặc trưng.

Phòng bệnh

Bước 1
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, che bạt ngược để đảm bảo độ thoáng chuồng nuôi
- Rắc SAFE GUARD lên nền trấu, 100gr/1m[SUP]2[/SUP] chuồng nuôi
- Định kỳ phun sát trùng bằng ANTISEP liều 3ml/1lít nước, 2 lít nước pha phun cho 100m[SUP]2[/SUP] chuồng nuôi.

Bước 2
Vaccin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.

Dùng vaccin theo lịch sau:




Bước 3
- UNILYTE VIT-C liều 2-3g/1lít nước uống, bổ sung vitamin, điện giải.
- DOXYCIP 20% liều100gr/ 2tấnTT/ngày, liên tục 3ngày.
- ALL- ZYM pha nước uống liều 1gr/1lít nước, cho uống 3h/ngày, dùng liên tục.

Xử lý khi sảy ra dịch:
Không có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh IB, trong trường hợp xảy ra bệnh dùng các loại thuốc trợ lực bổ sung vitamin, điện giải, và kháng sinh phòng nhiễm khuẩn kế phát.
- UNILYTE VIT-C liều 2-3g/1lít nước uống, bổ sung vitamin, điện giải.
- ALL- ZYM pha nước uống liều 1gr/1lít nước, cho uống 3h/ngày
- HEPATOL liều1ml/1lít nước uống, nhằm giải độc, tăng cường chức năng gan, thận
- MG-200 100gr/1tấn TT/ngày, liên tục 3-5ngày, phòng nhiễm khuẩn kế phát

5. bệnh viêm thanh khí quả truyền nhiễm

căn bệnh
Do Hepes virut gây ra
- Bệnh lây lan nhanh qua đường miệng, hô hấp, dịch bài tiết từ mũi, miệng…
- Trong điều kiện vệ sinh, chăm sóc và quản lý kém bệnh phát ra nhanh và mạnh
- Mọi giống gà đều mắc. Gà ≥ 14 tuần tuổi tỷ lệ mắc nhiễm cao hơn so với gà con

Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh 2-12 ngày

Thể quá cấp tính:
- Gà có biểu hiện thở khó, và ngạt từng cơn.
- Gà rướn cổ cao, há miệng thở kèm theo tiếng rít, mào tím tái. Sau cơn rít gà lắc mỏ, khạc đờm đặc, trong đờm có khi lẫn máu. Sau cơn ngạt gà trở lại bình thường.

Thể cấp:
Gà chảy nước mắt, nước mũi, viêm mí mắt, viêm kết mạc mắt. Nhiều gà bị mù do viêm tuyến lệ.

Thể mãn tính:
- Vạch mỏ gà thấy niêm mạc vùng họng viêm xuất huyết, chứa nhiều đờm dãi
- Tỷ lệ đẻ giảm 10-40% kéo dài

Bệnh tích:
- Bệnh tích tập chung chủ yếu ở thanh, khí quản.
- Thể cấp tính: Niêm mạc thanh quản viêm, xuất huyết, chứa dịch nhầy lẫn máu. Trong trường hợp bệnh nặng có thể thấy cục máu đông bịt kín khí quản, gà chết do ngạt thở.
- Thể mãn tính: niêm mạc vùng thanh quản và khí quản bị phủ một lớp màng giả màu vàng dễ bóc.
Phòng bệnh

Bước 1: Vệ sinh
Sát trùng bằng thuốc sát trùng thường xuyên trong khu đang chăn nuôi gà bằng IOGUARD hoặc BESTAQUAM - S liều 2-4ml/1lít nước. Phun trực tiếp khu chăn nuôi gà, tuần 1 - 2lần. Phun thuốc sát trùng định kỳ bằng ULTRAXIDE liều 4 - 6ml/1lít nước. Phun định kỳ 2 -3lần/tháng toàn bộ khu vực chăn nuôi. Bước 2: Vaccine

Bước 3: Tăng cường sức đề kháng
Dùng các chất trợ sức: Vitamin, điện giải, Acide amin và giải độc. Dùng AMILYTE hoặc VITROLYTE liều 1-2g/lít nước uống. Nhằm tăng lực, bổ sung Vitamin, khoáng vi lượng và điện giải. Dùng SORAMIN liều 1 - 2ml/lít nước uống để tăng cường chức năng Gan - Thận và giải độc. Dùng ZYMEPRO liều 1g/1 lít nước cho uống hoặc PERFECTZYME liều 100g/50kg thức ăn. Để bổ sung men sống giúp tiêu hóa thức ăn. Dùng thường xuyên cho tất cả các giai đoạn phát triển. Điều trị:

Bệnh ILT không có thuốc đặc trị. Nếu bệnh xảy ra dùng các loại thuốc như:
Trợ lực + giải độc + chống xuất huyết + loại trừ bội nhiễm vi khuẩn gây bệnh khác.
Bước 1: Vệ sinh
Sát trùng thường xuyên trong khu vực đang chăn nuôi bằng IOGUARD hoặc BESTAQUAM. Liều 2-4ml/1lít nước. Phun trực tiếp khu đang chăn nuôi gà, 2-3 lần/tuần Sát trùng sung quanh trang trại 2-3lần/tháng bằng ULTRAXIDE liều 4 - 6ml/1lít nước. Bước 2: Dùng Vitamin, điện giải, giải độc và men tiêu hóa
Dùng AMILYTE hoặc VITROLYTE liều 1 - 2g/lít nước uống. Nhằm tăng lực, bổ sung các loại Vitamin, kháng vi lượng, Acide amine và điện giải . Nhưng trong đó phải có Vitamin K, chống xuất huyết, uống liên tục đến khi khỏi bệnh. Dùng SORAMIN liều 1 - 2ml/lít nước uống để tăng cường chức năng Gan - Thận và giải độc. Cho uống liên tục trong suốt quá trình điều trị. Dùng ZYMEPRO liều 1g/1 lít nước cho uống hoặc PERFECTZYME liều 100g/50kg thức ăn, bổ sung men sống giúp tăng quá trình chuyển thức ăn và khống chế phân nước. Phải được dùng liên tục trong khi điều trị, dùng thường xuyên cho các giai đoạn phát triển. Bước 3: Kháng sinh
Kháng sinh phòng tiêu chảy: Dùng NEXYMIX liều 1g/3lít nước, tương đương 1g/15kg thể trọng gà. Hoặc MOXCOLIS liều 1g/2lít nước, tương đương 1g/10kg thể trọng gà. Hoặc SULTRIMIX liều 1g/1-2lít nước, tương đương 1g/5kg thể trọng gà. Kháng sinh phòng hô hấp: Dùng TYLOGUARD liều 1g/2lít nước, tương đương 1g/10kg thể trọng gà. Thời gian dùng kháng sinh: từ 3-5 ngày.





6. Bệnh Marek
NGUYÊN NHÂN: Do virus herpes gây nên thuộc họ Herpesviridae, rất lây truyền chuyên biệt trên gà, bệnh xảy ra chủ yếu trên Gà thịt
TRIỆU CHỨNG:
Thời gian ủ bệnh sau khi nhiễm bệnh 3-4 tuần.
a. Thể cấp tính: chủ yếu trên gà 4-8 tuần tuổi, có thể sớm hơn. Không có triệu chứng điển hình ngoài hiện tượng chết đột ngột.
- Tỉ lệ chết cao có khi tới 20-30%, thường thể hiện triệu chứng ủ rũ, gầy yếu trước khi chết.
- Bỏ ăn, tiêu chảy phân lỏng. Đi lại khó khăn, bại liệt, xả cánh. Uể oải, nhạt màu mồng và tích gà.
- Giảm tỉ lệ đẻ.
b. Thể mãn tính: xảy ra ở gà 4-8 tháng tuổi.
- Đi lại khó khăn, liệt nhẹ rồi dần dần bại liệt hoàn toàn. Đuôi có thể rũ xuống hoặc liệt. Cánh xả xuống một hoặc hai bên. Một số có hiện tượng viêm mắt, viêm mống mắt, dẫn đến rối loạn thị giác có thể mù mắt.
- Gà trống suy giảm khả năng đạp mái, gà mái giảm đẻ

BỆNH TÍCH:

*Thể cấp tính:
- Khối u là bệnh tích chủ yếu, tất cả các cơ quan (buồng trứng, dịch hoàn, gan, thận, da, phổi, cơ, dây thần kinh ngoại biên) đều có thể phát triển khối u.
- Gan, lách sưng to hơn so với bình thường, nhạt màu, bở.
- Trường hợp khối u ở gan làm gan sần sùi với nhiều nốt to nhỏ màu trắng xám.
- Trường hợp khối u ở dạ dày tuyến, thành ruột sẽ làm các tổ chức này dầy lên.
- U ở cơ làm tổ chức cơ dày lên, mặt cắt khối u có màu trắng xám.
*Thể mãn tính:
- Bệnh tích ở dây thần kinh hông, thần kinh cánh: sưng to gấp 4-5 lần so với bình thường, thủy thủng, mất màu vân óng ánh.
- Mắt: biến đổi màu sắc mống mắt, biến dạng con ngươi

BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG:
- Đây là bệnh do virus gây ra, do đó không có thuốc đặc trị. Vì thế cần phát hiện sớm gà bệnh.
- Chôn hoặc đốt gà chết do bệnh, tách riêng gà bệnh và gà khỏe, để trống chuồng ít nhất là 3 tháng trước khi nuôi đợt mới, không nhập gà giống về nuôi trong thời gian xử lý đàn gà bệnh.
- Tiêm dưới da cổ vaccin Marek cho gà giống, gà nuôi lấy trứng vào lúc 1 ngày tuổi để phòng bệnh.
- Hàng ngày quét, nhặt lông và đốt hết lông vì virus tồn tại lâu trong lông.
- Không nuôi lẫn lộn gà lớn và gà con. Nuôi riêng gà con và gà mái đẻ.
- Sát trùng trứng, cơ sở ấp trứng và nơi nuôi gà con nhằm ngăn ngừa sự lan truyền virus.
- Định kỳ cũng như sau mỗi lần xuất chuồng cần vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB theo tỉ lệ 2-3ml/1 lít nước, phun ướt bề mặt.
-Bổ sung VITAMIN C-SOL với liều 1g/2 lít nước uống hoặc ELECTROLYTE-C với liều 1g/1 lít nước giúp tăng sức kháng bệnh, chống stress khi môi trường thay đổi


7. Bệnh đậu gà
NGUYÊN NHÂN: Do virus Avipox gây ra thuộc giống Avipoxvirus, họ Poxviridae. Virus đậu gà có thể gây bệnh trên gà mọi lứa tuổi. Trong nuôi công nghiệp thường gặp trên những gà cuối chu kỳ sản xuất. Trong nuôi thả tự nhiên bệnh có thể gặp trên gà con

TRIỆU CHỨNG:
- Thời gian nung bệnh biến đổi từ 4-14 ngày trên gà, gà tây, bồ câu.
- Thể da: mụn xuất hiện ở những vùng không có lông ở đầu (mào, mồng, xung quanh mắt, mỏ, mũi, …). Mụn ở khóe mắt có thể làm gà viêm kết mạc mắt khó nhìn, nếu ở khóe miệng khó lấy thức ăn.
- Thể màng giả (thể yết hầu): xuất hiện màng giả (hình (ở yết hầu, ở phần trên đường tiêu hóa, đường hô hấp). Gà bệnh khó thở. Tử số cao có thể lên đến 50%

BỆNH TÍCH:
- Thể da: bắt đầu bằng mụn màu trắng, gia tăng kích thước thành mụn mủ rồi thành bọng nước màu vàng, cuối cùng biến thành mào, vẩy có màu vàng đậm xám. Sau 2-3 tuần mào, vẩy tróc để lại những vết sẹo.
- Thể yết hầu: những nốt hạt đục mọc trên màng niêm nạc phần trên đường tiêu hóa và hô hấp. Những nốt này gia tăng kích thước trên màng giả màu vàng. Khi gở những mảng này để lại những vết lở và xuất huyết

BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG:
-Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Mua gà từ nơi không bị bệnh. Giết loại gà bệnh nặng. Cách ly và ngừa phụ nhiễm những gà mắc bệnh nhẹ.
-Tiêm phòng bằng vaccin cho gà khỏe.
- Chưa có thuốc đặc trị nhưng để chống lại phụ nhiễm vi trùng có thể dùng kháng sinh AMOXYCOL A&B: 3g/1 lít nước trong 4-5 ngày để phục hồi nhanh.
- Bổ sung VITAMIN C-SOL: 1g/2 lít nước uống, giúp tăng cường sức đề kháng, phục hồi sức khỏe.
-Định kỳ sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi:PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB
8 .Hội chứng giảm đẻ
Căn bệnh:
- Do Adenovirut gây ra
- Bệnh chỉ xảy ra trên gà đẻ thương phẩm và gà đẻ trứng giống ở đầu chu kỳ đẻ hoặc trong giai đoạn đẻ trứng.
- Bệnh vừa có tính truyền dọc vừa có tính truyền ngang do lây nhiễm qua tiếp xúc
Triệu chứng:
Gà giảm đẻ đột ngột 10-30% trong khi đàn gà vẫn ăn, uống bình thường và không có dấu hiệu bệnh rõ nét
- Thời gian giảm đẻ kéo dài, các biện pháp dùng thuốc bổ trợ nâng cao sản lượng trứng không mang lại hiệu quả.
- Trứng biến màu, kích thước không đồng đều, vỏ trứng mỏng, sần sùi, nhăn nheo.
- Quan sát kỹ thấy mào gà nhợt nhạt, gà tiêu chảy.
Bệnh tích:
Không có các biến đổi đặc trưng ngoài biểu hiện buồng trứng bị teo, thoái hoá, các trứng non không phát triển
Phòng bệnh:
Bước 1

- Chọn gà giống từ những cơ sở giống chất lượng, gà con phải được chọn từ những đàn gà được tiêm phòng cẩn thận.
- Vê sinh tiêu độc, sát trùng chuồng trại định kỳ bằng ANTISEP liều 3ml/1 lít nước, 2lít nước phun cho 100m[SUP]2[/SUP] chuồng
Bước 2
- Vaccine là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất
- Tiêm bắp vaccine MEDIVAC ND-IB-EDS Emulsion liều 0,5 ml/con, khi gà được 15-16 tuần tuổi, phòng 3 bệnh Newcastle (ND), viêm phế quản truyền nhiễm (IB) và hội chứng giảm đẻ (EDS)
Bước 3:
- Nâng cao sức đề kháng cho gà bằng cách:

- Cho gà uống UNILYTE VIT-C liều 2-3gr/1lít nước uống, dùng 3h/ngày

- Pha nước uống hoặc trộn thức ăn ALL ZYM liều 1gr/1lít nước uống, dùng 3h/ngày

- Thường xuyên bổ sung ADE PRO 1gr/1lít nước, bổ sung vitamin, men vi sinh giúp tăng khả năng hấp thu khoáng, cung cấp vitamin, kích thích buồng trứng phát triển, tăng tỷ lệ đẻ, tỷ lệ ấp nở, kéo dài chu kỳ đẻ và giai đoạn gà đẻ đỉnh cao

Trị bệnh:
Không có biện pháp điều trị đặc hiệu.


<tbody>
</tbody>
9 . Hội chứng giảm hấp thu và rối loạn tiêu hoá trên gà
Hôi chứng giảm hấp thu và còi cọc trên gà là bệnh truyền nhiễm gây rối loạn
tiêu hoá trên gà và gà tây, làm gà chậm lớn và không đồng đều, tiêu tốn thức
ăn cao và tăng tỉ lệ chết.
Bệnh được gọi với nhiều tên khác nhau dựa vào triêu chứng lâm sàn quan
sát được trên gà và gà tây như gà chim ( helicopter disease),bệnh phức hơp
tiêu chảy và còi cọc ( stunting and diarrhea complex), bệnh còi cọc và yếu
chân ( runting and leg weakness)…..vv

1.Tác nhân gây bệnh: chưa định rõ nguyên nhân, nhưng có nhiều virus và
vi khuẩn được tìm thấy trong gà bệnh như Reo virus, Adenovirus,
Enterovirus, rotavirus, Parvovirus.
Vi khuẩn như: Ecoli, Staphylococcus cohnii, Clostridium perfringes…..
Nhiệt độ úm không đủ cũng làm cho bệnh trầm trọng hơn
Gà trống nhiễm bệnh nặng hơn gà mái

2.Đường truyền lây:
Lây lan trực tiếp từ gà bệnh sang gà khoẻ

3. Triệu chứng bệnh
Gà phân đàn lúc 7-10 ngày tuổi, gà còi cọc chiếm khoảng 5-10% đàn, trong
những trường hơp nặng gà bị nhiễm có thể lên đến 20%
Gà tụm đống vì sốt
Lông phát triển không bình thường
Tiêu chảy phân sống có dịch nhầy, màu phân thay đổi từ màu vàng sang
màu cam
Gà giảm ăn và uống
Chân gà nhạt màuPhân dính cứng quanh lỗ huyệt
4. Bệnh tích
Tiền mề sưng lớn, mề teo nhỏ
Ruột sưng chứa đầy dịch màu vàng cam và nước
Ruôt chứa nhiều thức ăn chưa tiêu hoá
Tuỵ teo và hoá sợi, teo tuyến Bursa và thymus
Lách nhò
Màng ngoài tim chứa nhiều nước dịch
Manh trang sưng chứa khí và dịch màu vàng cam5. Điều trị:
Cung cấp vitamin tổng hợp đặc biệt là vitamin E
Bổ sung thêm kháng sinh trong nước uống
Cấp thêm trong thức ăn BMD 220 ppm hoặc virginiamycine 22 ppm
6. Phòng ngừa:
Vệ sinh sát trùng chuồng trại để ngăn ngừa và làm giảm thiểu sự lây nhiễm
Hạn chế xe cộ và khách tham quan ra vào trại
Giảm thiểu các yếu tố gây stress cho gà
Phòng các bệnh gây suy giảm miễn dịch như Marek, gumboro, Reo ..
Tóm lại: hội chứng kém hấp thu và rối loạn tiêu hoá trên gà gây thiệt hại
nặng về kinh tế cho người chăn nuôi, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra
trong đó Reo virus được cho là nguyên nhân chính gây nên hội chứng này. Việc vệ sinh tiêu độc sát trùng, quản lý , chương trình vaccine tốt sẽ giúp
khống chế được bệnh



10 . Bệnh Lơ-cô (leukosis - Lymphoid leucosis)
Bệnh do virus nhóm cận họ Oncoviridae thuộc họ Retroviridae gây ra, phát triển tốt trên phôi gà và môi trường tế bào. Virus tồ.a tại được trong nhiều tháng ở 70[SUP]0[/SUP]C. Gà bệnh thải dãi rớt, phân làm lây bệnh, đặc biệt là gà con có thể bị nhiễm bệnh từ gà mẹ truyền qua trứng.
Trệu chứng: Thời gian ủ bệnh rất lâu từ 3 tuần đến 9 tháng. Gà ốm gầy, da nhợt, ủ rũ, ỉa chảy, kém ăn, nhiều con bụng bị xệ, đi lại như dáng đi của chim cánh cụt. ở gan, nội tạng phát triển các khối u to có thể thấy được. Bệnh thường mãn tính, cũng có con bị cấp tính chết.
- Bệnh tích: Dạng lymphoid leucosis còn gọi là bệnh gan to, có khối u đặc trưng màu trắng như những cục mỡ bằng 2-3 hạt ngô, có ranh giới rõ rệt, thể tích gan tăng đột ngột 4-5 lần so với bình
thường, bề mặt gan xù xì như kê hoặc thể tích tăng 1,5-2 lần. Các bộ phận khác như lách, thận, ruột, hệ lâm ba, túi fabricius đều có khối u phát triển làm cho gà chết.
+ Dạng erithroblastosis, còn gọi là bệnh máu trắng thường xảy ra ở gà trên 6 tháng tuổi. Ngoài triệu chứng bệnh trên, da gà nhợt nhạt có màu vàng bệch thấy rõ ở những chỗ không có lông, ỉa chảy.
+ Dạng mielocitomatosis hay mieloid leucemie leukosis. Triệu chứng bệnh này giống dạng erithroblastonis. Chỉ khác sự xuất hiện của các tế bào chất xám ở các cơ quan có tăng sinh
gan có các hạt.
+ Còn dạng mielocitomatosis rất ít khi xảy ra và dạng osteopetrosis thường gọi là bệnh chân to, 2 ống bàn chân gà sưng to xù xì không đều.
- Phòng bệnh: Chưa có vacxin cho bệnh Leukosis; Thực hiện tốt chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, phòng bệnh, vệ sinh thú y. Nuôi và nhốt riêng từng loại gà, chọn nuôi gà bố mẹ khoẻ để lấy gà con làm giống. Khi phát hiện có bệnh phải chọn lọc hoặc thải hết những gà có triệu chứng lâm sàng, tăng cường vệ sinh thú y.


11 . Bệnh máu trắng ở gà

Bệnh máu trắng là căn bệnh truyền nhiễm ở gà bởi Virus Leuco. Bệnh chỉ phát trên gà từ 4-6 tháng tuổi làm giảm đẻ, nhợt nhạt và có các khối u màu trắng (gọi là bệnh máu trắng). Virus Leuco truyền bệnh qua trứng là chủ yếu. Virus từ gà mẹ truyền qua trứng tới gà con và vẫn lây truyền trong đàn gà con từ con bị bệnh sang con khỏe. Triệu chứng lâm sàng: Mầm bệnh xâm nhập vào túi Fabricius cho đến khi gà lớn trưởng thành, lúc đó túi Fabricius bị teo lại. Mào gà xoăn lại nhợt nhạt, da mặt và những chỗ nhìn thấy da có màu nhợt nhạt, gà thiếu máu xanh xao, máu loãng chậm đông, bạch cầu tăng sinh nhiều trong máu, tỷ lệ đẻ giảm. Gà bỏ ăn hoặc ăn ít, các khối u màu trắng trong phủ tạng là triệu chứng điển hình nhất của bệnh. Tỷ lệ chết gà bệnh từ 20-40%. Chẩn đoán: Dựa vào việc phát hiện các khối u ở gan, thận, quả tối hoặc các tổ chức khác. Cần phân biệt với bệnh Marek cũng có nhiều khối u, nhưng bệnh Marek phát triển ở gà con và cả gà lớn. Còn bệnh máu trắng chỉ phát bệnh ở gà từ 4-6 tháng tuổi. Phòng bệnh: Cần chọn những dòng gà có khả năng đề kháng với bệnh, an toàn bệnh để bệnh không truyền qua trứng. Thường xuyên sát trùng chuồng trại bằng Chloramim T 0,2% phun xịt một tuần một lần, phun xịt trong vòng 10 phút. Điều Trị: Bệnh này do virus gây ra vì vậy không có thuốc đặc trị. Cần dùng thuốc bồi dưỡng cơ thể đặc biệt là Vitamine C. Dùng thuốc Hanminvit-Super đối với gà thịt: 1g pha vào 1 lít nước uống dùng từ 5-7 ngày. Gà đẻ dùng 0,5 g pha vào 1 lít nước uống trong 5-7 ngày. Vitamine C 0,5-1 ml tiêm bắp, ngày 1 lần dùng liên tục 3 ngày. Vitamycin 1 gói cho 4,5 kg trọng lượng cơ thể, trộn vào thức ăn hoặc nước uống. Dùng trong 4 ngày liên tục. Multivit-Fort 1 ml cho 2-3 kg trọng lượng, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da dùng từ 2-3 ngày. ADE 0,1 ml/con tiêm bắp, ngày 1 lần dùng trong 3 ngày liền. Đây là căn bệnh rất khó điều trị nhưng gà lớn từ 4-6 tháng tuổi mới hay mắc phải. Khi mổ khám phát hiện các khối u màu trắng phải điều trị ngay.
 
Last edited:
Các bạn chú ý, 2 bệnh số 10 và 11 là một bệnh. Tên "bệnh máu trắng" là tên Việt nam biên tập theo cách hiểu của mình (rất ít dùng) và chủ yếu vẫn gọi là bệnh Leuko (Leukosis).
 
Phần thứ 2

bệnh do vi khuẩn gây ra

12 . Bệnh tụ huyết trùng (bệnh toi)
NGUYÊN NHÂN: Do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Tất cả gia cầm đều mẫn cảm với bệnh. Gà tây cảm thụ với bệnh hơn gà rồi đến vịt, ngỗng, quạ, chim sẻ, chim sáo… Gà lớn mẫn cảm hơn gà nhỏ.
TRIỆU CHỨNG:
Thời gian nung bệnh ngắn, khoảng 1-2 ngày nhưng có khi tới 4-9 ngày. Gồm 2 thể cấp tính và mãn tính.
Thể cấp tính:
+ Thường triệu chứng chỉ xuất hiện vài giờ trước khi chết.
+ Sốt cao (42-43[SUP]0[/SUP]C), bỏ ăn, xù lông, chảy nước nhớt từ miệng, nhịp thở tăng.
+ Phân tiêu chảy có nước màu hơi trắng sau đó trở nên hơi xanh lá cây và có chứa chất nhầy.
+ Gà chết có biểu hiện mào và tích tím bầm do ngạt thở.
-Thể mãn tính:
+ Gà ốm, sưng phồng tích, khớp xương chân, xương cánh, đệm của bàn chân.
+Thỉnh thoảng có tiếng rale khí quản và khó thở. Gà có thể bị tật vẹo cổ

BỆNH TÍCH:


a.Thể cấp tính
Sung huyết, xuất huyết ở tổ chức liên kết dưới da, cơ quan phủ tạng nhất là phần bụng: tim, lớp mỡ vành tim, phổi, lớp mỡ xoang bụng, niêm mạc đường ruột.
Viêm bao tim tích nước.
Gan sưng có hoại tử bằng đầu đinh ghim.
Chất dịch nhầy có nhiều ở cơ quan tiêu hóa như hầu, diều, ruột.
Buồng trứng: nang noãn trưởng thành mềm, não, không quan sát được mạch máu. Đôi khi quan sát thấy lòng đỏ vỡ chảy vào xoang bụng làm viêm phúc mạc. Nang chưa thành thục thì sung huyết.
b.Thể mãn tính:
Viêm phúc mạc, ống dẫn trứng, khớp có dịch fibrin.
Sưng màng tiếp hợp mắt và mắt.
Có thể viêm não tủy làm vẹo cổ

BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH:
Phòng bệnh:
Vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB
Bổ sung vitamin B.COMPLEX-C: 5g/1kg thức ăn hoặc ELECTROLYTE: 1g/2 lít nước uống giúp tăng cường sức đề kháng, chống stress khi môi trường thay đổi.
Tiêm phòng vaccin cho gia cầm.
Trộn kháng sinh vào thức ăn hoặc nước uống để phòng bệnh:
+TETRA-COLIVIT: 2g/1lít nước uống.
+FLORFEN-B: 4g/1 lít nước uống
Điều trị:
Dùng 1 trong các sản phẩm chứa kháng sinh sau để điều trị bệnh:
+TETRA-C
OLIVIT: 2g/1lít nước uống
+FLORFEN-B: 8g/1 lít nước uống
Kết hợp dùng vitamin B.COMPLEX-C: 5g/1kg thức ăn hoặc ELECTROLYTE: 1g/2 lít nước uống để tăng sức kháng bệnh, mau phục hồi sức khỏe.
Trong thời gian điều trị bệnh, tiến hành sát trùng chuồng trại ngày 1-2 lần bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB
13 . Bệnh hô hấp mãn tính (CRD)
Căn bện
Bệnh hen gà (Chronic Respiratory Disease) viết tắt là CRD, do Mycoplasma Gallicepticum (MG) gây nên.
Nguyên nhân:
Gà bố mẹ mắc bệnh truyền sang gà con qua phôi
Lây lan qua tiếp xúc, mật độ vi khuẩn Mycoplasma có trong chuồng nuôi cao.
Mật độ các loại vi khuẩn kế phát cao trong khi sức đề kháng của cơ thể giảm.
Tiểu khí hậu chuồng nuôi kém thông thoáng.
Bệnh thường gặp ở gà con, nặng nhất trong giai đoạn từ 3 tuần – 3 tháng tuổi.
Gà ≥ 3 tháng tuổi thường mắc ở thể mang trùng.

Triệu chứng
Bệnh thường ở thể mãn tính với các triệu chứng viêm túi khí, viêm niêm mạc xoang mũi, mắt, viêm phế quản.
Gà ngạt thở từng cơn, trong cơn ngạt, gà tím tái, gà há mồm thở kèm theo tiếng rít mạnh, gà rướn cổ cao hít khí, cuối cơn rít có tiếng đờm và bọt khí trong cổ họng.
Các biểu hiện ho hen trở nên nặng về đêm, đặc biệt khi ghép với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, E.Coli hoặc các bệnh khác sẽ gây tỷ lệ tử vong cao.
Gà chậm lớn, kém ăn, hay vẩy mỏ…
Trên gà đẻ trứng ngoài các triệu chứng trên còn thấy: giảm tỷ lệ đẻ, trứng biến màu, trong trường hợp bệnh ghép với E.coli sẽ thấy trứng méo mó, vỏ trứng có vết máu.

Bệnh tích
Các biến đổi đều tập trung ở đường hô hấp.
Niêm mạc vùng thanh khí quản phù nề kèm theo xuất huyết, bị phủ một lớp dịch nhầy, đôi khi bịt kín cả phế quản.
Túi khí viêm tích dịch (dày và đục). Bề mặt túi khí đôi khi bị phủ một lớp màng, hay có các chất như bã đậu đóng thành cục. Nừu bệnh ghép với E.coli sẽ thấy màng bao quanh tim và màng bụng viêm, sưng.
Mắt gà sưng, có một số gà bị mù bởi tuyến lệ bị viêm, loét.
Trong một vài trường hợp gà bị viêm khớp, mổ khớp gà ta thấy khớp gà bị sưng chứa nhiều dịch vàng loãng.

Phòng bệnh
Bước 1:Vệ sinh:
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo độ thoáng chuồng nuôi.
Rắc SAFE GUARD lên nền trấu, lượng 100gr/1m[SUP]2[/SUP] chuồng nuôi.
Định kỳ phun sát trùng bằng ANTISEP liều 3ml/1lít nước, 2 lít nước pha phun cho 100m[SUP]2[/SUP] chuồng nuôi.

Bước 2: Dùng thuốc phòng bệnh theo một trong các cách sau:
Cách1
GENTADOX hoặc DOXYCIP20% liều 100gr/2tấn TT/ngày, dùng theo lịch phòng bệnh.
Cách 2
ENROVET 10% liều 100 ml/2 tấn TT/ ngày, dùng theo lịch phòng bệnh.

Bước 3:Bổ trợ, tăng cường sức đề kháng:
Bổ sung men, vitamin và điện giải
UNILYTE VIT-C liều 2-3gr/1lít nước uống
Dùng ALL-ZYM pha nước uống liều 1gr/1lít nước, cho uống 3h/ngày

Điều trị:
Bước 1:Vệ sinh,
Tạo độ thoáng bằng cách kéo bạt ngược, giảm mật độ gà/m[SUP]2[/SUP] chuồng
Rắc SAFE GUARD lên nền trấu 100gr/m[SUP]2[/SUP] chuồng nuôi
Phun thuốc sát trùng ANTISEP 3ml/1 lít nước
Bước 2: Dùng thuốc điều trị theo một trong các cách sau
Cách 1 : tylosin liều 1g/1 lít nước
Cách 2 : MG-200 liều 100gr/1tấn TT/ngày
Cách3 : Trong trường hợp bệnh nặng: TYLANVET (100gr)+ DOXYCIP20%(100gr)/1 tấn gà.
Dùng liên tục trong 3-5 ngày, ngày đầu dùng liều tấn công (gấp 1.5 lần liều điều trị).
Bước 3:Bổ trợ tăng cường sức đề kháng:
Vitamin C liều 2-3gr/1lít nước uống


[h=1]14 . Bệnh thương hàn và bạch lỵ do Salmonella[/h]
UNILYTE VIT-C liều 2-3gr/1lít nước uống
NGUYÊN NHÂN: Trên thực tế 2 bệnh này được coi như một bệnh. Do 2 loại vi trùng Salmonella pullorum và S.gallinarum gây nên. Bệnh bạch lỵ ở gà con thường xảy ra thể cấp tính. Bệnh thương hàn ở gà trưởng thành thường ở thể cấp tính và mãn tính.
TRIỆU CHỨNG:
Ở gà con: nhỏ hơn 3 tuần tuổi, thường ở thể cấp tính, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao.
Phôi không đập bể vỏ trứng được nên bị chết phôi.
Gà con nở ra nhưng rất yếu và chết ngay sau đó.
Gà bệnh thường ốm yếu, nhỏ hơn những gà khỏe mạnh khác.
Bụng trễ xuống do lòng đỏ không tiêu, mắt nhắm, xù lông, xả cánh, kêu xao xác, tụ lại thành đám, phân trắng bết hậu môn.
Ở gà trưởng thành:
Thể cấp tính:
+ Bất thình lình giảm lượng thức ăn tiêu thụ với biểu hiện mệt mỏi, gục xuống, xù lông, mào tái nhợt, giảm sản lượng trứng và khả năng sinh sản, giảm khả năng ấp nở.
+ Tiêu chảy, mất nước, suy yếu.
+ Thân nhiệt tăng 2-30C trong 2-3 ngày sau khi bệnh.
+ Chết thường xảy ra sau 5-10 ngày.
-Thể mãn tính:
+ Mặt, mào và yếm tái nhợt do thiếu máu, mào và yếm teo lại.
+ Đẻ ít, đẻ không đều hay ngừng đẻ.
+ Trứng có vỏ xù xì, dính máu ở vỏ hay trong lòng đỏ.
+ Bụng xệ xuống do viêm phúc mạc chứa nhiều dịch chất.
+ Phân lúc bón, lúc tiêu chảy.

BỆNH TÍCH:
Gà con:
Lòng đỏ không tiêu, thối, mềm nhão, có màu xám xanh.
Lách sưng to gấp 2-3 lần so với bình thường, hoại tử.
Gan sậm màu, sung huyết, xuất huyết.
Màng ngoài tim dầy, đục, có chứa dịch rỉ viêm vàng. Có nhiều hạt nhỏ trong tim
Ruột viêm xuất huyết, có nhiều nốt dạng cúc áo trong ruột, manh tràng chứa đầy phân trắng.
Một số gà bị viêm khớp thường là khớp đầu gối.
Gà trưởng thành:
Buồng trứng: viêm buồng trứng và ống dẫn trứng, trứng méo mó, có nhiều màu sắc khác nhau, trứng có thể bị vỡ làm viêm phúc mạc.
Gan sưng bở, có những đốm hoại tử.
Lách, thận sưng lớn.
Gà trống: dịch hoàn có nốt hoại tử, đôi khi có điểm casein ở phổi và túi khí.

BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH:
Phòng bệnh:
Ap dụng nguyên tắc cùng vào cùng ra.
Định kỳ vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, nước uống bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB
Định kỳ kiểm tra phản ứng huyết thanh học để loại bỏ những con dương tính.
-Sử dụng 1 trong 2 sản phẩm sau có chứa kháng sinh để phòng bệnh:

+SG.NEO-FLUME: pha 1,5g/1lít nước uống.
+GENTA-SEPTRYL: pha 1g/1 lít nước uống.
Thường xuyên bổ sung ELECTROLYTE: 1g/2 lít nước uống, giúp tăng cường sức đề kháng, chống stress khi môi trường thay đổi.
Điều trị:
Sử dụng 1 trong 2 chế phẩm chứa kháng sinh sau để điều trị:
+ SG.NEO-FLUME: pha 3g/1lít nước uống.
+ GENTA-SEPTRYL: pha 2g/1 lít nước uống.
Kết hợp dùng ELECTROLYTE: 1g/2 lít nước uống, để tăng sức kháng bệnh, mau phục hồi sức khỏe.
-Trong thời gian điều trị bệnh, tiến hành sát trùng chuồng trại ngày 1-2 lần bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB
15. Bệnh E.Coli
[h=1]NGUYÊN NHÂN:[/h] [h=1]Bệnh do E.coli ở gia cầm xuất hiện ở nhiều thể bệnh khác nhau như Colibacillosis, Colisepticemia, Coligranuloma, Peritonitis, Salpingitis, Synovitis,... gây tổn thất kinh tế trong chăn nuôi gia cầm.[/h] [h=1]E.coli là một vi khuẩn gây bệnh kế phát khi gia cầm bị stress hay bị bệnh, gây thiệt hại nhiều nhất trong chăn nuôi công nghiệp.[/h] [h=1][/h] [h=1]TRIỆU CHỨNG:[/h] [h=1]Triệu chứng bệnh thường không đặc hiệu. Thời gian đầu ổ dịch gà ăn kém, tăng trọng kém. Ở gà con thường có biểu hiện ủ rũ, xù lông, gầy rạc. Một số con có triệu chứng cảm cúm, sổ mũi, thở khó, phân loãng có màu trắng xanh, chết hàng loạt. Gà thường chết trong 5 ngày đầu. Đôi khi có hiện tượng sưng khớp.[/h] [h=1]Bệnh tích[/h] [h=1]Thường thấy là viêm túi khí, viêm màng bao lá gan, viêm xoang bụng. Ở gà mái đẻ có bệnh tích cục bộ ở vòi trứng, buồng trứng, ống dẫn trứng, viêm khớp. Nếu kế phát sau bệnh CRD thì có thêm bệnh tích ở phổi và thường được gọi là bệnh viêm túi khí.[/h] [h=1]PHÒNG BỆNH:[/h] [h=1]Do có nhiều chủng kháng nguyên E.coli nên việc phòng bệnh bằng vaccine ít có hiệu quả.[/h] [h=1]Quản lý tốt làm giảm lượng E.coli nhiễm nên ngừa được bệnh E.coli bộc phát.Vệ sinh trứng ấp bằng thuốc sát trùng trứng, vệ sinh máy ấp, khu chăn nuôi. Tăng cường vệ sinh chuồng trại, nuôi dưỡng chăm sóc nâng cao sức đề kháng, giảm tối đa stress, gió lùa, khí ammoniac từ chất độn chuồng.[/h] [h=1]Việc sử dụng kháng sinh và sulfamid có tác dụng hạn chế bệnh.[/h] [h=1]ĐIỀU TRỊ:[/h] [h=1]Có nhiều loại thuốc được dùng để trị E.coli, để biết loại nào hiệu quả nhất nên làm kháng sinh đồ để xem độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với thuốc. Có thể sử dụng một trong các loại kháng sinh thông dụng như:[/h] [h=1]Vime-Apracin : 10g dùng cho 30-40kg thể trọng pha nước, cho uống trực tiếp hoặc trộn thức ăn, liên tục 3 ngày.[/h] [h=1]Vime-S.E.C : 10g dùng cho 40kg thể trọng , cho uống trực tiếp hoặc trộn thức ăn, liên tục 3 ngày.[/h] [h=1]Dilapat : 1g/ 5-7kg thể trọng, 1-2gram pha với 1 lít nước uống[/h] [h=1]Trường hợp bệnh nặng có thể dùng những kháng sinh tiêm bắp:[/h] [h=1]Spectylo : 1ml/5kg thể trọng , dùng liên tục từ 3-5 ngày.[/h] [h=1]Colinorcin : 1ml/5kg thể trọng , dùng liên tục từ 3-5 ngày.[/h] [h=1]Vimexysone C.O.D : 1ml/5kg thể trọng, dùng liên tục từ 3-5 ngày.[/h] [h=1]Bên cạnh việc dùng kháng sinh trị bệnh cho gia cầm, nên bổ sung các chất điện giải và vitamine, có thể dùng :[/h] [h=1]Vimeperos : 5g cho 1000 gà con, 500 gà giò, 200 gà đẻ pha nước cho uống tự do.[/h] [h=1]Vime C Electrolyte : 1g pha cho 1 lít nước dùng liên tục 3 - 5 ngày.[/h] [h=1]Vimevit Electrolyte : Gói 100g pha cho 200 lít nước uống cho uống tự do.[/h]


16 . bệnh sổ mũi truyền nhiễm – sưng phù đầu (coryza)
Nguyên nhân:
Bệnh Coryza là một bệnh hô hấp cấp tính, gặp trên gà ở mọi lứa tuổi.
Do Haemophilus paragallinarum gây ra. Tỷ lệ bệnh cao, tỷ lệ chết thấp.
Bệnh gây thiệt hại kinh tế lớn do loại thải gà bệnh và gà đả giảm (10-40%).
Phổ biến chủ yếu ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Triệu chứng
Bệnh xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp, tiêu hóa: thức ăn, nước uống bị ô nhiễm.
Tỉ lệ bệnh < 5%, gà có biểu hiện sưng mắt nhưng bệnh không lây lan, gà ăn cám
bình thường.
Tỉ lệ bệnh > 5%, bệnh có lây lan và gà giảm ăn, giảm uống, suy yếu, tiêu chảy, giảm sức sản xuất.
Chảy nước mũi từ loãng đến nhày. Viêm kết mạc mắt, phù mặt (một hoặc cả hai bện). Sưng tích (yếm) đặc biệt ở gà trống. Đôi khi đường hô hấp dưới bị tổn thương, khó thở, có âm rale

Bệnh tích
Bệnh tích ở khí quản, miệng, viêm chảy dịch ở mũi và xoang dưới hốc mắt, kết mạc mắt, sưng mặt.
Đôi khi cũng xảy ra viêm phổi, viêm túi khí và viêm kết mạc mắt.

Phòng bệnh
Dùng vaccin phòng bệnh này chưa phổ biến trên đàn gà nuôi thịt ở Việt Nam, nên việc xử lý môi trường tốt cũng là cách phòng bệnh tốt nhất.
Bước 1: Vệ sinh
Dọn vệ sinh thường xuyên khu vực chăn nuôi, rửa sạch các máng ăn, máng uống, đảm bảo khu vườn - đồi nuôi thông thoáng, sạch sẽ và hạn chế các khí độc như Amoniac, CO2....
Sát trùng bằng thuốc sát trùng thường xuyên trong khu đang chăn nuôi gà bằng IOGUARD 300 hoặc BESTAQUAM - S liều 2-4ml/1lít nước. Phun trực tiếp khu chăn nuôi gà, tuần 1 - 2lần.
Phun thuốc sát trùng định kỳ bằng ULTRAXIDE liều 4 - 6ml/1lít nước. Phun định kỳ 2 -3lần/tháng toàn bộ khu vực chăn nuôi.
Bước 2: Tăng cường sức đề kháng
Dùng các chất trợ sức: Vitamin, điện giải, giải độc và cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn.
Dùng AMILYTE hoặc VITROLYTE liều 1 - 2g/lít nước uống. Nhằm tăng lực, bổ sung các loại vitamin và cung cấp điện giải.
Dùng SORAMIN hoặc LIVERCIN liều 1/lít nước uống để tăng cường chức năng gan thận và giải độc.
Dùng ZYMEPRO liều 1g/1 lít nước cho uống hoặc PERFECTZYME liều 100g/50kg thức ăn để bổ sung men sống giúp tiêu hóa.
Bước 3: Kháng sinh
Dùng SULTRIMIX PLUS liều 1g/1-2lít nước, tương đương 1g/5kg thể trọng gà.Dùng trong 3 - 5 ngày.
Hoặc MOXCOLIS liều 1g/2lít nước, tương đương 1g/10kg thể trọng gà. Dùng trong 3 - 5 ngày.
Hoặc NEXYMIX liều 1g/3lít nước, tương đương 1g/15kg thể trọng gà. Dùng trong 3 - 5 ngày.
Điều trị
Bước 1: Vệ sinh
Sát trùng bằng thuốc sát trùng thường xuyên trong khu đang chăn nuôi à bằng IOGUARD 300 hoặc BESTAQUAM - S liều 2-4ml/1lít nước. Phun trực tiếp khu vườn - đuồi đang chăn nuôi gà.
Phun thuốc sát trùng định kỳ bằng ULTRAXIDE liều 4 - 6ml/1lít nước. Phun xung quanh toàn bộ trang trại chăn nuôi.
Bước 2: Dùng kháng sinh
Dùng SULTRIMIX PLUS liều 1g/1-2lít nước, tương đương 1g/5kg thể trọng gà. Dùng trong 3 - 5 ngày.
Hoặc MOXCOLIS liều 1g/2lít nước, tương đương 1g/10kg thể trọng gà. Dùng trong 3 - 5 ngày.
Hoặc NEXYMIX liều 1g/3lít nước, tương đương 1g/15kg thể trọng gà. Dùng trong 3 - 5 ngày.
Bước 3: Dùng Vitamin, điện giải và men tiêu hóa
Dùng AMILYTE hoặc VITROLYTE liều 1 - 2g/lít nước uống. Nhằm tăng lực, bổ sung các loại vitamin, điện giải và giải độc. Nhưng trong đó phải có Vitamin K, chống xuất huyết, uống liên tục đến khi khỏi bệnh.
Dùng SORAMIN hoặc LIVERCIN liều 1/lít nước uống để tăng cường chức năng gan thận và giải độc. Cho uống liên tục trong suốt quá trình điều trị.
Dùng ZYMEPRO liều 1g/1 lít nước cho uống hoặc PERFECTZYME liều 100g/50kg thức ăn, để bổ sung men sống giúp tăng quá trình chuyển. Được dùng thường xuyên cho


17 . Bệnh nhiễm trùng máu do Echerichia coli (E.coli)
Mầm bệnh là một loài vi khuẩn Echerichia coli rất sãn trong các nguồn nước. Khi xâm nhập) vào cơ thể, vi khuẩn sống ở đường tiêu hoá và khi sức khoẻ giảm sút sức đề kháng yếu hoặc có sự tác động của một loại vi khuẩn hoặc virus khác nữa là E.coli gây bệnh. Bệnh phát ra nhanh, mạnh, tỷ lệ ốm chết cao. E.coli gây bệnh chủ yếu ở đường tiêu hoá và khi phát triển có số lượng lớn vi khuẩn thì nhiễm vào máu gây độc toàn thân.
Triệu chứng: Gà con thường bị bệnh nặng, ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao, ỉa chảy, phân trắng (dễ nhầm với bệnh bạch ly). ở gà lớn có triệu chứng nhưng không rõ rệt. Gà ốm, chết rải rác do kiệt sức, khi
chết là rất gầy.
Bệnh tích: Chủ yếu là viêm và xuất huyết gần như toàn thân: Dưới da, cơ, màng bụng, màng tim, gan, lách, các túi khí đục, có lúc chứa những sợi huyết (fibrin), hoặc chất bã màu vàng.
Phòng bênh: Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh thú y. Phải tạo nguồn nước sạch có tỷ lệ coli trong nước dưới mức quy định cho gà sống Khi có nghi ngờ nước kém tinh khiết phải pha thêm các dung dịch sát trùng, thuốc tím, kháng sinh v... ngôi gà thả thì sân vườn không để có các rãnh, hố nước đọng gà uống bẩn, mà phải có nước sạch cho gà uống.
Đíề u trị : Các loại kháng sinh: Chloramphenicol 10%: 4 ml/1 lít nước, Tetracyclin: 400 g/tấn thức ăn. Bổ sung vitamin tổng hợp A, B.


18. Bệnh viêm rốn gà con

NGUYÊN NHÂN
Do nhiễm trùng tạp khuẩn (Streptococcus spp., Staphylococcus spp., Escherichia coli…)


TRIỆU CHỨNG
Rốn sưng to, chảy nước vàng nếu viêm nặng lan vào xoang bụng gây nhiễm trùng huyết.


BỆNH TÍCH
Gà chết đột ngột không có triệu chứng bệnh tích rõ ràng, chỉ thấy máu bầm khắp cơ thể.
Nếu gà bệnh trên 2 ngày, mổ xác thấy: gan viêm, sưng to; lách sưng to, có lấm tấm; bề ngoài ruột sưng to.


ĐIỀU TRỊ
Rửa rốn, lau khô, sát trùng bằng cồn iodine, ngày 2 lần đến khi hết bệnh.
Coli-terravet liều 2g/ lít nước/ ngày, cho uống liên tục trong vòng 5 ngày.


PHÒNG BỆNH
Sát trùng máy ấp trứng, vệ sinh nơi gà con nằm.
Chọn gà con không bị sưng rốn.
Dùng Coli-terravet với liều 1g/ lít nước/ ngày ở giai đoạn 1 tuần tuổi.



--------
Phần thứ 3

bệnh do kí sinh trùng gây ra

[h=1]
19. Bệnh cầu trùng trên gia cầm[/h] NGUYÊN NHÂN: Bệnh chủ yếu do Eimeria tenella (ký sinh ở manh tràng ), Eimeria necatnix (ký sinh ở ruột non ), Eimeria acervulina, Eimeria maxima, Eimeria brunetti. Cầu trùng có thể gây bệnh ở gà mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở gà 10-30 ngày tuổi.
TRIỆU CHỨNG:
Eimeria tenella: chủ yếu xảy ra trên gà từ 2-8 tuần tuổi
Thể cấp tính: gà ủ rủ, ăn ít, uống nhiều, lúc đầu phân có bọt màu vàng hoặc hơi trắng, sau đó phân có màu nâu đỏ do lẫn máu (phân gà sáp), gà đi lại khó khăn, xả cánh, xù lông, chân gập lại, quỵ xuống và chết sau khi có biểu hiện co giật từng cơn.
-Thể mãn tính: gầy ốm, xù lông, kém ăn, tiêu chảy thất thường, bệnh thường tiến triển chậm hơn thể cấp tính.
Eimeria necatrix: chủ yếu trên gà thịt với triệu chứng không rõ dễ nhầm với các bệnh khác. Gà gầy yếu, xù lông, kém ăn, chậm lớn, tiêu chảy, phân sáp, có khi lẫn máu tươi, giảm đẻ trên gà mái.
BỆNH TÍCH:
Eimeria tenella:
Xuất huyết niêm mạc manh tràng và trương to ở 2 manh tràng.
Xuất huyết lấm tấm và đầy máu bên trong manh tràng.
Eimeria necatrix:
Tá tràng sưng to.
Ruột phình to từng đoạn khác nhau, bên trong chứa chất lỏng hôi thối có lợn cợn bã đậu.
Bề mặt ruột dầy lên có nhiều điểm trắng đỏ.

BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH:
Phòng bệnh:
Sát trùng định kỳ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB
Phòng bệnh bằng chế phẩm COCCIDYL với liều dùng 1 g/lít nước hoặc 2 g/kg thức ăn trong 3 ngày liên tục theo qui trình sau:

Thời gian dùng thuốc
Gà thịt công nghiệp Từ 10-12 ngày tuổi và 20-22 ngày tuổi
Gà thịt nuôi thả Từ 12-14 ngày tuổi, 28-30 ngày tuổi và 48-50 ngày tuổi
Gà giống Mỗi 2-3 tháng dùng 1 đợt 3 ngày

Hoặc có thể sử dụng SG.TOLTRACOC 2,5% hòa vào nước cho uống với liều 1ml/1 lít nước uống, sử dụng liên tục trong 2 ngày
-Tăng cường VITAMIN C-SOL: 1g/2 lít nước uống hoặc ELECTROLYTE-C: 1g/1 lít nước uống giúp tăng sức đề kháng, chống stress.
Điều trị:
Dùng chế phẩm COCCIDYL với liều 2 g/lít nước, dùng liên tục 3 ngày, nghỉ 2 ngày rồi dùng tiếp 2 ngày. Hoặc sử dụng SG.TOLTRACOC 2,5% với liều 1ml/1 lít nước uống, liên tiếp trogn 2 ngày. Kết hợp với VITAMIN K: 2g/1 lít nước uống để tăng hiệu quả điều trị.
Bổ sung thêm VITAMIN C-SOL: 1g/2 lít nước uống hoặc ELECTROLYTE-C: 1g/1 lít nước uống để tăng cường sức đề kháng, mau phục hồi bệnh.
-Trong thời gian điều trị bệnh, tiến hành sát trùng chuồng trại ngày 1-2 lần bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB


20 . Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Đây là bệnh ký sinh trùng đường máu gà do Plasmodium gallinaceum gây ra. Bệnh này còn gọi là Bệnh sốt từng cơn, bệnh sốt rét gà (Avian malaria). Đây là bệnh mới xảy ra ở các cơ sở chăn nuôi gà và chưa được nghiên cứu kỹ ở nước ta.
Triệu chứng
Bệnh xảy ra chủ yếu ở gà trên 35 ngày tuổi ở trang trại có nhiều muỗi, dịch bệnh hay xảy ra vào mùa mưa. Gà bệnh sốt từng cơn, ủ rũ, yếu, giảm ăn, thiếu máu nặng nên mặt và mào nhợt nhạt. Gà mái ngừng đẻ đột ngột. Gà bệnh rùng mình, đôi khi co giật, nôn dẫn đến chết và thường chết vào ban đêm hơn chết vào ban ngày, với tỷ lệ chết 22 - 40%. Gà chết thường tím đầu và tím mào, nằm thõng cổ. Một điểm đặc biệt là gà bệnh tiêu chảy phân xanh lét mà ít gặp ở các bệnh khác của gà.
Bệnh tích
Gan và lách phình to, biến màu từ sôcôla đến màu đen. Xuất huyết dưới da. Chất chứa trong dạ dày cơ (mề) cũng có màu xanh lét như phân, cho nên đây là điểm đặc trưng để phân biệt bệnh sốt từng cơn với các bệnh khác.
Chẩn đoán
Căn cứ dịch tễ bệnh, triệu chứng lâm sàng và kết quả mổ khám. Điểm lưu ý bệnh chỉ ra ở trang trại có lắm muỗi và ở gà trên 35 ngày tuổi, phân và chất chứa trong mề cùng có màu xanh lét. Vì gà tiêu chảy phân có màu xanh, nên cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh Tụ huyết trùng, Thương hàn và Leucocytozoonosis. Kết quả cuối cùng là xét nghiệm trong các cơ sở chẩn đoán chuyên ngành.
Điều trị
Tuy là bệnh do ký sinh trùng đường máu gây ra, nhưng dùng kháng sinh kết hợp thuốc hạ sốt và bổ gan giải độc thận cho kết quả tốt.
Hộ lý:
- Vệ sinh, phát quang xung quanh trại, khơi thông cống rãnh, rắc vôi bột để hạn chế muỗi phát triển.
- Phun thuốc diệt muỗi (Etox-pharm, pha 1g/2lít nước) hoặc dùng đèn bẫy muỗi.
- Tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng, đặc biệt chế độ cho ăn để nâng cao sức đề kháng cho đàn gà.
Dùng thuốc điều trị (liên tục 5 ngày):
- Cho cả đàn uống/ăn một trong các loại kháng sinh sau: CRD-pharm (1g/lít nước hoặc 1g/10kgP/ngày hoặc 2g/kg thức ăn), D.T.C vit (2g/lít nước hoặc 2g/10kgP/ngày hoặc 4g/kg thức ăn) hoặc Ery-pharm (5g/lít nước hoặc 5g/10kgP/ngày hoặc 10g/kg thức ăn) để diệt ký sinh trùng.
- Cho uống/ăn Para-C Mix 10g/lít nước để hạ sốt.
- Cho uống/ăn Phar-boga T, 1g/lít nước hoặc 2g/kg thức ăn để giải độc gan, rửa thận.
Đối với cá thể ốm nặng, kết hợp tiêm thêm một trong các thuốc sau:
- Oxyvet-L.A, tiêm dưới da cổ, 1ml/5kgP, chỉ một mũi duy nhất.
- Hoặc Supermotic, tiêm dưới da cổ, 1ml/2,5kgP, 1lần/ngày, tiêm 1 - 2 mũi.
Phòng bệnh
Vệ sinh, khơi thông cống rãnh, phun thuốc (Etox-pharm) hạn chế muỗi phát triển



21 . bệnh đầu đen ở gà
Nguyên nhân
Bệnh do 1 loại đơn bào có tên khoa học là Histomonas Meleagridis ký sinh ở gan, dạ dày và ruột thừa (manh tràng)


2. Phương thức truyền lây- Bệnh lây lan chủ yếu qua đường miệng: ăn uống phải trứng giun kim (Heterakis Gallinae) có chứa Histomonas

3. Đặc điểm dịch tễ
- Gà từ 2-3 tuần tuổi đến 3-4 tháng dễ bị bệnh nhất, nhưng gà lớn hơn vẫn có thể bị bệnh
- Bệnh thường nổ ra vào những tháng nóng ẩm cuối xuân, hè và đầu thu, nhưng gà lớn bệnh nổ ra cả trong mùa đông
- Tất cả các loại giống gà đều có thể mắc bệnh, Gà Tây mẫn cảm nhất

4. Triệu chứng
- Gà đột nhiên sốt rất cao 43 -44 độ C, nhưng lại cảm thấy rét nên đứng im, rụt cổ, dạng rộng chân,mắt nhắm nghiền, xù lông và run rẩy. Nhiều gà dấu đầu vào nách cánh, tìm chỗ đứng có ánh sáng mặt trời hoặc dưới bóng điện để sưởi.
- Giảm ăn, uống nhiều nước, tiêu chảy phân loãng vàng trắng hoặc vàng xanh. Khi sắp chết thì bỏ ăn, mào thâm tím.
- Mào thâm tím, da mép và da vùng đầu xanh xám thậm chí xanh đen, nên bệnh có tên là bệnh đầu đen.
- Bệnh kéo dài 10 – 20 ngày nên gà rất gầy. Trước khi chết thân nhiệt gà giảm xuống tới 39 -38 độ C.
- Gà bệnh chết rải rác và thường chết về ban đêm, mức độ chết không ồ ạt nhưng sự chết kéo dài lê thê, gây cho người chăn nuôi cảm giác bệnh không nguy hiểm lắm. Thực chất cuối cùng gà chết đến 85 – 95%


5. Bệnh tích
- Bệnh tích tập trung ở gan và manh tràng
+ Gan sưng to gấp 2-3 lần, bị viêm xuất huyết hoại tử, lúc đầu trên bề mặt gan có các đốm đỏ thẫm làm cho gan lổ đổ như đá hoa cương, sau đó biến thành ổ hoại tử màu trắng hình hoa cúc như ổ lao hoặc như khối u của Marek.

+ Ruột thừa (manh tràng) bị viêm sưng, thành ruột thừa bị dày lên gấp nhiều lần. Trong chất chứa có thấy lẫn máu nhớt như máu cá hoặc màu nâu giống như bệnh cầu trùng hoặc tạo thành kén rắn chắc màu trắng. Từ đấy người chăn nuôi gọi là bệnh kén ruột

+ Nhiều trường hợp thấy ruột thừa phình rất to dính chặt vào cá cơ quan nội tạng khác, đôi khi còn thấy manh tràng bị viêm loét thủng rò rỉ chất chứa vào lòng bụng gây nên viêm phuc mạc nặng khiến gà chết nhanh
+ Bệnh đầu đen dễ bị bội nhiễm với bệnh cầu trùng, viêm ruột hoại tử và bệnh ký sinh trùng máu do Leucocytozoone.

6. Điều trị bệnh đầu đen: phải tiến hành đồng thời hai bước như sau
Cách 1:
- Bước 1: Tiêm bắp T.Avibrasin 1ml/5kg gà 1 lần/ngày / tiêm 2 – 3 ngày
- Bước 2: Cho uống: T. cúm gia súc: 1,5 – 2g, T. Coryzin : 1,5 – 2g, Super Vitamin 2g. Cả 3 loại trên pha vào 1 lít nước cho gà uống liên tục 3-4 ngày đêm là khỏi.
Cách 2:
- Bước 1: Tiêm bắp Macavet 1ml/6-8 kgP/ 1 lần. Sau 48 giờ tiêm mũi thứ 2
- Bước 2: Cho uống: T. cúm gia súc: 1,5 – 2g, T. Coryzin : 1,5, T.Flox-C 1,5g, Doxyvit Thái 2g. Cả 4 loại trên pha vào 1 lít nước cho gà uống liên tục 3-4 ngày đêm là khỏi.

7. Phòng bệnh
- Không nuôi chung gà Tây với gà ta và không nuôi nhiều lứa gà trong cùng 1 cơ sở chăn nuôi.
- Không thả gà ra vườn trong những ngày mưa, gió to
- Từ 20 ngày tuổi trở lên cho gà uống Sulfat đồng hoặc uống thuốc tím
Cách làm: Cứ 7 – 10 ngày thì cho uống 1 lần. Mỗi 1 lần cho gà uống 1g thuốc tím, hoặc 2 g sulfat đồng pha với 10 lít nước trong 1 – 2h,sau đó nếu thừa thì đổ đi.
- Hàng tuần cần phu thuốc khử trùng và cuốc xới sân vườn rồi rắc vôi bột.
22. Bệnh giun đũa gà
Căn bệnh:

Do gà ăn phải trứng giun sán có trong phân, chất độn chuồng, các dụng cụ chăn nuôi…

Giun trưởng thành ký sinh trong đường tiêu hoá của gia cầm. Trứng giun được thải ra ngoài theo phân và phân tán rộng khắp ngoài môi trường.

Triệu chứng:

Gà gầy, còi cọc, xù lông, tiêu chảy phân loãng, phân lẫn máu, phân sống do niêm mạc ruột bị tổn thương.

Gà có các biểu hiện thiếu máu.

Trong trường hợp nhiễm giun nặng gà có thể chết do giun làm tắc ruột, vỡ ruột hoặc tắc ống mật.

Ở gà đẻ có hiện tượng giảm nhẹ sản lượng trứng.

Bệnh tích:

Thành ruột dày lên do tăng sinh, nhu động ruột giảm

Ruột viêm, sung huyết, xuất huyết do giun bám vào hút chất dinh dưỡng

Trong lòng ruột chứa giun ký sinh, số lượng phụ thuộc vào mức độ nhiễm giun sán

Phòng bệnh:

Bước 1: Vệ sinh

Thức ăn, nước uống và dụng cụ cho ăn, uống phải vệ sinh, tránh nhiễm phân có chứa trứng giun sán.

Rắc SAFE GUARD 100gr/1m[SUP]2[/SUP] chuồng để đệm lót luôn khô ráo và khử mùi hôi chuồng.

Định kỳ vệ sinh, sát trùng chuồng trại bằng ANTISEP liều 3ml/1lít nước



Bước 2: Dùng thuốc phòng bệnh

VERMIXON tẩy giun sán định kỳ

4-6 tuần tuổi:pha nước cho gà uống, liều 15ml/ 50 gà

Trên 6 tuần tuổi: 30 ml/ 50 gà

Lặp lại sau 1-2 tháng tuỳ mức độ nhiễm giun

Bước 3:

UNILYTE VIT-C liều 2-3gr/1lít nước uống

ALL- ZYM pha nước uống liều 1gr/1lít nước, cho uống 3h/ngày, tăng khả năng hấp thu thức ăn, phòng tiêu chảy, phân khô, khử mùi hôi chuồng nuôi.

Tri bênh:

Bước 1: Vệ sinh

Thay đệm lót sau khi tẩy giun

Rắc SAFE GUARD 100gr/1m[SUP]2[/SUP] chuồng để đệm lót luôn khô ráo và khử mùi hôi chuồng.

Tiêu độc sát trùng chuồng trại, chất độn chuồng bằng ANTISEP liều 3ml/1lít nước, 2lít phun cho 100m[SUP]2 [/SUP]chuồng nuôi

Bước 2: Dùng thuốc trị giun sán:

VERMIXON tẩy giun gà

4-6 tuần tuổi:pha nước cho gà uống, liều 15ml/ 50 gà

Trên 6 tuần tuổi: 30 ml/ 50 gà

Bước 3:

COLI-200 100gr/ 500kgTT/ngày phòng bệnh đường ruột kế phát

UNILYTE VIT-C liều 2-3 gr/1lít nước uống, trợ sức, trợ lực cho gia cầm

ALL- ZYM pha nước uống liều 1gr/1lít nước, cho uống 3h/ ngày.



23. Bệnh sán dây ở gà
Triệu chứng
Gà con mắc bệnh gầy yếu, chậm chạp, lông xù, ỉa chảy, nếu bị nặng, nhiều con bị chết. Gà lớn có hiện tượng thiếu máu, mào tái, khó thở, gà thường vươn cao cổ. Do viêm ruột, lúc đầu gà ỉa chảy, sau táo bón. Trong phân có thể lẫn máu và các đốt sán. Trường hợp nặng có thể liệt chân, có những cơn động kinh, gà bỏ ăn, gầy yếu....
Chữa bệnh
Trước đây tẩy sán cho gà thường dùng bột hạt cau với liều 0,5g/gà hoặc Arecolin 3 mg/kg thể trọng. Hạt cau có tác dụng làm tê liệt sán dây, đồng thời tăng co bóp dạ dày ruột để tống sán ra ngoài.
Hiện nay thường dùng Niclosamid, dẫn xuất của Salicylanilid có tác dụng cao trị các loại sán dây, nhất là với Raillietina. Liều dùng 0,2g/kg. Có thể dùng thuốc tẩy sán của người Yomesan (Niclosamid) với liều như trên. Mebendazol ngoài tác dụng trị giun tròn còn có hiệu lực trị sán dây với liều 3-6mg/kg thể trọng dùng trong 7 ngày trộn thức ăn 12g/1 tạ thức ăn hỗn hợp cho ăn trong 10 ngày (nếu dùng Mebenvet thì trộn 120g/1 tạ thức ăn).
Phòng bệnh
Hàng ngày, dọn sạch phân chuồng và ủ, dùng sức nóng khi ủ diệt trứng sán. Theo dõi sức khỏe gà, nếu thấy có triệu chứng nghi ngờ cần kịp thời tẩy sán. Trong thời gian tẩy nhốt gà lại 2-3 ngày, thu hết phân thải vì trong phân có nhiều đốt chứa trứng sán.



Các bệnh sán lá ở gà
Gia súc và gia cầm mắc nhiều loại sán lá, nhưng ở gà đáng chú ý nhất là các bệnh sán lá đường sinh dục và sán lá ruột.

24 Bệnh sán lá ở bộ máy sinh dục
Bệnh do những sán lá thuộc họ Lepodermatidae, giống Prosthogonimus gây nên. Sán thường ở ống dẫn trứng, túi Fabricius, huyệt của gà. Sán có hai giác hút: một ở miệng để hút chất dinh dưỡng, một ở bụng để bám vào nơi ký sinh.
Triệu chứng
Triệu chứng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của bệnh:
Giai đoạn 1: gà đẻ trứng không có vỏ cứng, đôi khí không có vỏ. Ban đầu gà vẫn khỏe, trứng vẫn to bình thường nhưng vỏ rất mỏng, mềm như giấy bóng, ấn thấy lõm và dễ vỡ. Có khi chỉ thấy ra ít lòng đỏ hay lòng trắng. Sau đó gà khó đẻ và ngừng đẻ, giai đoạn này kéo dài chừng 3-4 tuần.
Giai đoạn 2: gà đứng rù một góc, kém ăn, lông xù, mào thâm tím. Gà vào ổ đẻ nhưng không đẻ được. Có thể thấy vỏ mềm ở lỗ huyệt hoặc chảy chất nhờn đặc như vôi. Bụng sưng to, đi lại không vững, chân choãi ra. Giai đoạn này kéo dài khoảng một tuần.
Giai đoạn 3: thân nhiệt tăng, gà khát nước và tỏ ra đau đớn, đi lại chậm chạp, loạng choạng, khi nằm bụng gà đau rõ rệt, lỗ huyệt lồi ra, lông quanh đó rụng, một tuần sau thì gà chết.
Chữa bệnh
Khó tẩy sán ra khỏi ống dẫn trứng, thường chỉ diệt sán ở giai đoạn sớm để ngăn không cho vào ống dẫn trứng.
Điều trị bằng Tetraclorua cacbon (CCl4) liều 1-2 ml/gà. Tốt nhất dùng ống cao su hoặc ống tiêm cho thuốc vào diều hoặc dùng viên bọc.
Có thể dùng Hexacloretan liều 0,2-0,3 g/gà trong 3 ngày liền. Tẩy sán xong nên nhốt 3-5 ngày không cho gà ra chỗ có nước vì có thể gây nhiễm cho chuồn chuồn, ốc. Cho ăn tốt và cần tẩy sán cho gà ngay từ giai đoạn đầu.
Phòng bệnh
Tránh không cho gà ăn phải chuồn chuồn. Thường thường sáng sớm hoặc thời gian mưa chuồn chuồn bay sát mặt đất, gà dễ bắt được. Tốt nhất cho gà ăn tránh chỗ nguồn nước hoặc không thả gà sớm. Ban ngày trời nắng chuồn chuồn bay cao, gà khó bắt được.
Hàng ngày dọn phân ra hố ủ, hố này cần xa nơi hồ ao. Phân ủ tốt có thể diệt được trứng sán.

25 . Bệnh sán lá ruột
Triệu chứng
Bệnh nặng hay nhẹ tùy thuộc vào số lượng sán lá nhiễm nhiều hay ít. Thường gia cầm non mắc bệnh nặng hơn: gà bỏ ăn ỉa chảy, gầy yếu, chậm lớn. Gà trưởng thành nhiễm nặng cũng bị gầy yếu, sức đẻ giảm. Gà khát nước, ỉa chảy, chân yếu.
Phòng bệnh
Tẩy sán bằng hạt cau 1g/gà hoặc Arecolin 2 mg/kg thể trọng. Có thể dùng Tetraclorua cacbon 4ml/con.
Nên tẩy sán định kỳ. Phân dọn hàng ngày và ủ để dùng sức nóng diệt trứng sán.
Tránh thả gà ở những nơi gần ao hồ, đầm lầy để tránh ăn phải ốc, ếch, nòng nọc là những ký chủ trung gian có chứa ấu trùng sán. Gà nuôi nhốt thường không bị nhiễm sán.
[h=1]26. Bệnh giun tròn ở giai cầm[/h] NGUYÊN NHÂN: Bệnh do giun đũa (Ascarids) và giun tóc (Hairworms) gây nên
TRIỆU CHỨNG:
- Gà còi cọc, lông xơ xác, chậm lớn, tiêu chảy phân màu nâu. Trong đàn có nhiều con trọng lượng lớn nhỏ không đều nhau.
Ở gà đẻ thì sản lượng trứng giảm

BỆNH TÍCH:


Có nhiều giun bên trong ruột.
Thành ruột bị dày lên, có thể gây xuất huyết ruột. Gà nhiễm nặng có thể bị thiếu máu và có thể bị tắt ruột




BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH:


Phòng bệnh:
-Định kỳ vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng 1 trong 2 chế phẩmPIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB
Ủ phân để tiêu diệt trứng giun.
-Phòng bệnh bằng SG.LEVASOL với liều 1g/1kg thể trọng hoặc LEVAMISOL-S: 1viên (8g)/8kg thể trọng, dùng 1 liều duy nhất, định kỳ 3 tháng dùng 1 lần.
-Tăng cường sức đề kháng bằng sản phẩm có chứa vitamin ADE.B.Complex-C: 1 g/1lít nước uống hoặc AMILYTE: 1 g/2 lít nước uống.
Điều trị:
Dùng 1 liều duy nhất 1 trong 2 chế phẩm sau để điều trị
+SG.LEVASOL: 1g/1kg thể trọng.
+LEVAMISOL-S: 1 viên (8g)/8kg thể trọng
Bổ sung vitamin ADE.B.Complex-C: 1 g/1lít nước uống hoặc AMILYTE: 1 g/2 lít nước uống, giúp tăng cường sức đề kháng, mau phục hồi sức khỏe.
Sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi 2-3 ngày 1 lần PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB



Phần 4 . bệnh do dinh dưỡng

27 . Bệnh sưng gan và thận ở gia cầm
Bệnh sưng gan và thận thường xảy ra ở gà con từ 10 ngày tuổi đến 4 tuần tuổi với những đặc điểm co giật chết sau các đợt lạnh, đói, nóng hoặc vận chuyển xa. Bệnh thường gặp ở các vùng nuôi gà thịt gia đình do pha trộn thức ăn không đúng khẩu phần quy định gây thiếu chất nhất là Biotin. Tỷ lệ chết từ 2-10%. Động vật cảm thụ. Gà con mẫn cảm hơn gà lớn. Đặc biệt gà con nuôi thịt được sinh ra từ những đàn gà mái giống đã nuôi khẩu phần ăn thiếu Biotin, thì khả năng mẫn cảm bệnh càng tăng trong điều kiện có những yếu tố stress như lạnh, nóng hoặc đói v.v... Nguyên nhân Do khẩu phần thức ăn thiếu Biotin kéo dài; Do thức ăn và nguyên liệu thức ăn để quá cũ, bảo quản không tốt nên chất lượng giảm. Những nguyên liệu cung cấp sinh tố như cám, ngô, bánh dầu để lâu làm vitamin A bị hư hỏng và Biotin bị phân hủy. Thiếu Biotin tức là thiếu nguyên liệu tổng hợp axit aspartic, axit lactic và axit pyruvic. Thiếu Biotin làm cho da và niêm mạc khô, trắng, có vẩy và thiếu oxy huyết. Các chất độc trong thức ăn không được máu vận chuyển đi, nên tích lại ở gan và thận gây sưng to. Triệu chứng. Gà bệnh vẫn phát triển, chỉ có một biểu hiện suy giảm sức khỏe vài giờ trước khi co giật chết. Gà chết thường xuất hiện sau những yếu tố gây stress trầm trọng như lạnh, đói và quá nóng. Khi thực nghiệm có tới 25% chết sau 4-5 ngày. Nhìn chung tỷ lệ bệnh thấp. Bệnh chỉ xảy ra trong giai đoạn 10 ngày tuổi tới 4 tuần tuổi và tỷ lệ chết thay đổi từ 2-10%. Chẩn đoán. Triệu chứng và bệnh tích mổ khám thường giúp cho chẩn đoán trong giai đoạn đầu; Xét nghiệm vi khuẩn học và tổ chức học để loại trừ nguyên nhân gây bệnh; Phòng và trị bệnh. 5.1. Phòng bệnh. Loại trừ các yếu tố gây stress như lạnh, đói và nóng v.v...; Duy trì mức độ Biotin đầy đủ trong thức ăn bổ sung cho tất cả gà và bầy gà giống; Thức ăn được tổng hợp từ nguyên liệu mới, chất lượng tốt không hư hỏng. 5.2. Trị bệnh. Vì bệnh xảy ra trong thời gian rất ngắn, do vậy những gà bệnh không kịp điều trị mà chỉ điều trị những con còn lại trong đàn; Trước tiên phải loại trừ các yếu tố gây stress như nóng, lạnh hay đói, v.v...; Bổ sung vào nước uống hàng ngày một lượng Biotin và Choline như sau: Biotin 100mg/1000 gà con. Choline (70%) 19g/100 gà con. Cách pha: Lấy Biotin hòa vào Ethyl Alcool trước cho tan, sau đó hòa vào nước và cộng thêm Choline như liều ở trên. Mức tiêu thụ nước uống của gà như sau: 1000 gà: Lúc 7 ngày tuổi là 47 lít. Lúc 14 ngày tuổi là 80 lít. Lúc 21 ngày tuổi là 105 lít. Lúc 28 ngày tuổi là 150 lít. Trong thực tế, nếu không có dạng nguyên chất Biotin và Choline thì có thể sử dụng một số Premix vitamin có chứa 2 thành phần trên như Konvit-Neo (Tiệp Khắc) trộn tỷ lệ 2-4% (2-4kg/100kg thức ăn). Vitamix (Canada) pha nước 1g/2,5 lít nước hoặc trộn thức ăn 1g/1kg thức ăn. Vitaperos (Pháp) pha 1g/10 lít nước; Vitamino-200 (Pháp) trộn thức ăn 0,5% (5g/kg thức ăn); VM 505 (Mỹ) trộn thức ăn 0,1-0,15% (1-1,5g/kg thức ăn) hoặc pha nước uống liều 1g/2-4 lít nước.

[h=2][FONT=&quot]28. Hội chứng xuất huyết gan béo[/FONT][/h]
Giới thiệu

Một điều kiện xảy ra trên toàn thế giới ở gà, các lớp đặc biệt là lồng và với một tập hợp các nguyên nhân bao gồm năng lượng quá mức, độc tố nấm mốc, thiếu và căng thẳng.
[h=4]Các dấu hiệu[/h] Thừa cân thường 25%.
Đột tử.
Đột ngột giảm sản xuất trứng.
Một số loài chim lược nhạt và keo.
[h=4]Sau khám nghiệm tử thi tổn thương[/h] Béo phì.
Headparts nhạt.
Gan vàng, dầu mỡ và mềm mại với xuất huyết nhiều.
Tử vong do exsanguination nội bộ sau khi vỡ haematocyst.
[h=4]Chẩn đoán[/h] Các tổn thương, lịch sử.
[h=4]Điều trị[/h] Giảm tiêu thụ năng lượng, bổ sung choline, vitamin E, [SUB]B 12[/SUB] và inositol .
[h=4]Phòng ngừa[/h] Thức ăn chăn nuôi để tránh béo phì, tránh độc tố nấm mốc và căng thẳng.


29 . BỆNH DO SUY DINH DƯỠNG Ở GIA CẦM:

Bệnh thiếu hụt dinh dưỡng gây rối loạn chức năng hoạt động của cơ thể làm cho gia cầm suy dinh dưỡng, chậm lớn, còi cọc, giảm đẻ.
Nguyên nhân:
Do khẩu phần ăn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Lý do có thể do người chăn nuôi lập khẩu phần bị sai sót. Hoặc do các nguyên liệu trong khẩu phần ăn bị mất phẩm chất. Các vitamin bổ sung vào khẩu phần tuy số lượng đủ nhưng lại bị mất tác dụng do các yếu tố hóa lý, hóa hay nhiệt độ làm biến độ chất lượng gây h¬ hỏng các thành phần khác;
Do khẩu phần ăn không cân bằng theo tiêu chuẩn quy định, làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng gây thiếu hụt dinh dưỡng;
Do pha trộn không đều, nhất là các nguyên tố khoáng vi lượng và vitamin làm cho việc hấp thu không cân đối;
Khi pha trộn trong thức ăn có những chất đối kháng làm mất tác dụng của nhau nh¬ Amprol với Vitamin B1, Avidin với Biotin, Linsed với Vitamin B6;
Sự hiện diện của các tạp khuẩn hay độc tố nấm trong thức ăn;
Sự có mặt của các cầu trùng làm giảm quá trình hấp thu dinh dưỡng.
Triệu chứng:
Sự thiếu hụt dinh dưỡng làm rối loạn tiêu hóa gây cho một số gà hoặc cả đàn (tùy theo mức độ thiếu hụt) biểu hiện triệu chứng:
- Xù lông, còi cọc, chậm lớn;
- Chết phôi và tỷ lệ nở kém;
- Nếu thiếu hụt quá nhiều một trong những chất khoáng hay vitamin thì được biểu hiện ở những triệu chứng và bệnh tích riêng biệt do những bệnh dinh dưỡng kế tiếp sau.
Phòng và trị bệnh:
+ Thực hiện theo quy trình chăn nuôi hợp lý về dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng và các bệnh do vi trùng, virut, cầu trùng, ký sinh trùng v.v...
+ Khẩu phần thức ăn phải đầy đủ các chất dinh dưỡng theo từng loại gà và từng lứa tuổi của mỗi loại gà.
+ Các nguyên liệu để phối hợp khẩu phần ăn phải tốt không nấm mốc, không quá cũ.
+ Các nguyên tố vi lượng và các vitamin các loại khi bổ sung vào thức ăn phải còn tốt, không được trộn chung và pha chung với các chất làm mất tác dụng của thuốc.
LƯU Ý: Những đặc tính của vitamin khi trộn và pha chế vào thức ăn
Vitamin A (Caroten) và vitamin D: Bị phá hủy bởi các tác nhân oxy hóa nh¬ư các loại kim loại sắt, đồng. Nó được hoạt hóa bởi ánh sáng tím (tia tử ngoại). Để thời gian dài ở nhiệt độ cao và bị đồng phân ở độ pH axit. Nó phải được bảo vệ bởi các chất chống oxy hóa và được bao bọc bởi chất Gelatin và đường (ENDOX chất chống oxy hóa).
Vitamin B1 (Thiamin): Bền vững ở độ pH thấp (axit) và giảm tác dụng khi tăng độ pH (kiềm) vitamin B1 bị hủy bởi oxy hóa và tác nhân oxy hóa trong môi trường kiềm hoặc trung tính;
Vitamin B2 (Riboflavine): Bị phá hủy bởi ánh sáng và trong dung dịch kiềm. Nhất là những chất có tính khử mạnh;
Vitamin B6 (Pyridoxine): Bị phá hủy bởi ánh sáng và trong các dung dịch pha loãng. Chỉ bền trong dung dịch axit và dạng khô;
Vitamin B12 (Cobalamin): Bị phá hủy bởi các tác nhân gây oxy hóa khử. Bị mất tác dụng do ánh sáng, vitamin C và Nicotinamid. Bền vững trong dung dịch axit yếu và kiềm. Bền vững cả trong dung dịch nước muối 9 phần nghìn (nước sinh lý mặn);
Vitamin C (Ascorbic): Bền vững trong điều kiện không khí khô. Bị phá hủy bởi bức xạ, chất oxy hóa trong dung dịch và trong điều kiện ẩm độ. Nó bị phân ly bởi các ion kiềm loại như¬ sắt, đồng;
Vitamin E (Tocopherol): Bị phá hủy bởi oxy không khí và đặc biệt trong môi trường kiềm. Nó bền vững ở dạng este hay acetat;
Vitamin K: Không bền vững trong môi trường kiềm và ánh sáng mặt trời;
Axit folic: Không bền vững trong dung dịch axit pH) và ánh sáng mặt trời. Cũng không bền vững trong Premix và thức ăn có chứa Choline Chloric và khoáng vi lượng;
Vitamin B5 (Pantohenic): Không bền vững trong dung dịch axit và kiềm;
Vitamin B3 (Niacinamide): Bền vững;
Biotin: Bền vững. Có bị ảnh hưởng nhẹ trong môi trường kiềm


30. Bệnh do đói ở gia cầm
Bệnh đói ở gà thường thể hiện trong tuần lễ đầu với đặc điểm sụt cân, còi cọc và chết. Nguyên nhân Do nhiệt độ của chuồng nuôi thấp (úm không đủ nhiệt độ quy định), ảnh hưởng tới khả năng của gà đi tìm thức ăn. Do nhốt quá đông hoặc không đủ máng ăn cho gà. Do nhiệt độ chuồng nuôi quá cao làm cơ thể mất nước, mệt mỏi không ăn uống được. Do thiếu dinh dưỡng trong đàn gà mái giống, nên gà con nở ra yếu không thể tìm thức ăn được. Do thiếu ánh sáng của chuồng nuôi, nên gà không tìm ăn thức ăn được. Do gà ăn rác lót ổ nên thiếu dinh dưỡng. Do bị kết hợp các bệnh truyền nhiễm khác nên không ăn uống được. 2. Triệu chứng và bệnh tích + Triệu chứng: Gà yếu lờ đờ tập trung thành đám xa bầy gà, lông xù. Tỷ lệ chết cao trong tuần lễ đầu, đặc biệt là ngày thứ 5. + Bệnh tích: Mổ khám có dịch rỉ trắng gelatin ở dưới cơ ngực. Đường tiêu hóa trống rỗng, không có thức ăn hoặc có nhiều rác nền chuồng. Gan nhăn nheo và co lại. Túi mật lớn. Thận nhợt nhạt và bên trong có chứa urat trắng. ở một số cơ quan phủ tạng cũng thấy xuất hiện những hiện tượng urat trắng như ở thận. Phòng và trị bệnh + Tạo mọi điều kiện đầy đủ về nhiệt độ úm, ánh sáng, chuồng trại, máng ăn, máng uống và dinh dưỡng ngay từ 1 ngày tuổi. + Dùng các thuốc kháng sinh và vitamin, khoáng trộn vào thức ăn hay nước uống để phòng các bệnh truyền nhiễm và dinh dưỡng kế phát. + Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho đàn gà giống bố mẹ, để tạo cho đàn gà con đủ dinh dưỡng không bị bệnh

31 . Bệnh mổ cắn (canibalizm) là thói quen có hại của gà
Mổ cắn có các dạng: a) Mố cắn hậu môn (ven picking): Gà đẻ nhiều quá làm dãn dạ con hoặc gà mới vào đẻ, trứng hơi to cũng làm cho lòi dom. Khi niêm mạc dạ con lòi ra, màu hồng kích thích gà khác
mổ cắn vào làm chảy máu, màu đỏ càng quyến rũ gà xúm lại mổ làm cho lòi cả ruột rồi chết.
b) Mổ cắn đứt lông (Feather pulling): ở gà nuôi nhốt không được vận động, dinh dưỡng và khoáng không đủ gây nên hiện tượng gà mổ lông nhau, quanh ống chân lông bị mổ có sắc tố tập trung tạo hình màu nâu sẫm.
c) Mổ cắn ngón chân (Toe picking) : Thường xảy ra với gà con trước hết do bị đói vì thành máng cao, để xa, thiếu máng, con bé yếu bị con to chèn. Khi không tìm được thức ăn, gà sẽ mổ chân mình hoặc chân con khác.
d) mổ cắn trên đầu (Head picking): Khi ở mào, tích có vết thương là bị gà khác mổ cắn tiếp. Gà nuôi nhốt lồng hay mổ cắn tích, mào, đầu. Gà đã cắt mỏ, nhốt ở lồng khác vẫn nhoài đầu ra ngoài với tới mổ cắn gà nhốt bên cạnh.
Một tập hợp khá nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mổ cắn: ăn thức ăn viên; Lượng ngô quá nhiều trong thức ăn; Thiếu máng ăn, máng uống; Gà nhịn đói lâu; Thiếu ổ đẻ và ổ đẻ đặt nơi quá sáng; Nhốt chật quá; Thức ăn thiếu chất dinh dưỡng và thiếu khoáng; Bị kích thích do ngoại ký sinh trùng: mạt, rận... Khi đã có một số con mổ cắn nhau, đàn gà tiếp tục thói quen đó không cần có sự kích thích nào khác.
Khắc phục bệnh mổ cắn bằng các biện pháp: Thức ăn chất lượng tốt; Cho ăn đủ không để gà đói lâu (kể cả phương thức thả và cho ăn thêm) ; Cho ăn thêm rau đối với gà nhốt và gà thả; Đủ máng ăn uống; Không nhốt quá chật; Đảm bảo chuồng thông thoáng, tránh ánh sáng mạnh quá, gây kích thích cho gà; Nuôi đàn đông cần cắt mỏ.
Khi gà bị vết thương do mổ cắn lấy thuốc xanh Methylen bôi vào, không bôi thuốc đỏ vì màu đỏ kích thích làm gà tiếp tục mổ cắn.

--------

Bệnh thiếu vitamin tổng hợp
. BỆNH THIẾU AXIT FOLIC Ở GIA CẦM
Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 hay vitamin L1. Trong cơ thể, nó giữ vai trò coenzym trong quá trình chuyển hóa tổng hợp purin và pyrimiđin để tạo hồng cầu. Thiếu axit folic, gà sẽ chậm lớn, mọc lông kém, thiếu máu, viêm xương và mất sắc tố của lông.
Nguyên nhân.
Do khẩu phần ăn không được cung cấp đầy đủ những nguyên liệu có chứa axit folic như¬ premix vitamin tổng hợp, rau xanh, bột, thịt, bột đậu tương v.v...
Do bảo quản không tốt hoặc do chế biến ở nhiệt độ quá cao làm mất tác dụng của axit folic.
Triệu chứng.
Gà con chậm lớn, lông mọc kém, màu sắc của lông biến mất;
Gà lớn da và mào nhợt nhạt do thiếu máu.
Chẩn đoán.
Căn cứ vào sự biến màu trên lông để chẩn đoán. Nếu bổ sung axit folic vào khẩu phần ăn thấy màu sắc lông trở lại bình thường là do thiếu axit folic.
Phòng và trị bệnh.
Phòng bệnh.
Trộn vào thức ăn lượng axit folic từ 1,2-1,5mg/kg thức ăn. Những premix vitamin có chứa axit folic dùng trộn thức ăn;
Vitamin và Electrolytes (Mỹ): trộn thức ăn tỷ lệ 0,1% (0,1kg/100kg thức ăn). Hay pha nước uống 1g/2 lít nước;
Polyvit (Pháp): Trộn thức ăn tỷ lệ 0,01-0,02% (1-2g/kg thức ăn) hay pha nước uống 1g/3-5 lít nước;
Helmix (Đức): Trộn thức ăn tỷ lệ 0,25% (0,25kg/100kg thức ăn).
Trị bệnh.
Trộn vào thức ăn những premix có chứa axit folic trên tăng gấp 2-3 lần liên tiếp trong 5-10 ngày. Tương đ¬ơng liều 1mg/kg thể trọng/ngày.


. BỆNH THIẾU AXIT NICOTINIC (vitamin B3, PP)
Bệnh thiếu axit nicotinic hay còn gọi là thiếu niacin hay vitamin B3 hay vitamin PP đều là một. Bệnh có đặc điểm lở loét xoang miệng, lông mọc kém, s¬ng khớp, ăn kém, viêm ruột và tiêu chảy.
Nguyên nhân.
Do khẩu phần ăn bị thiếu niacin (chất này thường có trong gan động vật, men bia, bột sữa, thịt, cá, rau, quả, gạo, tấm. Các vi khuẩn đường ruột cũng có khả năng tổng hợp một số lượng niacin trong cơ thể);
Do khả năng hấp thu không đầy đủ. Vì ruột bị viêm hay do tiêu chảy;
Do trong thức ăn có quá nhiều một số axit amin như¬ lucin, argenin và glycin. Những axit amin này cũng làm giảm khả năng hấp thu của niacin;
Do sai sót trong pha trộn thức ăn không đều hoặc thiếu;
Do yếu tố stress ở mức độ cao cũng là giảm hấp thu niacin;
ở trong cơ thể, niacin tham gia cấu tạo coenzym NAD và NADP. Chất này tham gia vào phản ứng oxy hóa khử trong chu trình acitric và trong chuyển hóa chất đường mỡ và đạm. Tăng c¬ờng hô hấp tế bào, làm giãn mạch.
Triệu chứng.
ở gà non thấy lông mọc kém, chậm lớn, viêm xoang miệng nh¬ư lư¬ỡi, vòm họng;
Một số gà tiêu chảy do viêm ruột;
Một số gà khớp gối lớn hơn bình thường gà và vịt bị liệt chân.
Chẩn đoán.
Căn cứ vào triệu chứng và bệnh tích như¬ trên;
Dùng niacin trộn thức ăn hay pha nước uống điều trị để chẩn đoán.
Phòng và trị bệnh.
Phòng bệnh.
Bổ sung vào thức ăn cho gia cầm với hàm lượng 40-50mg/kg thức ăn.
Một số premix vitamin có chứa vitamin B3 hay niacin như¬ sau: Covit, Vitamino-200, Embavit, Vitaperos, Polyvit, Vitamix, Phylasol, Konvit, Helmix. Liều lượng trộn thức ăn hay nước uống nh¬ư trong phần phòng bệnh thiếu vitamin A.
Trị bệnh.
Tăng liều phòng bệnh các loại premix trên từ 2-3, liên tục 5-10 ngày;
Hoặc dùng niacin nguyên chất trộn vào thức ăn với liều 40-50mg/gia cầm/ngày. Liên tục 3-5 ngày.


. BỆNH THIẾU BIOTIN( VITAMIN H) Ở GIA CẦM
Gà mắc bệnh thiếu biotin có đặc điểm biểu mô hàm d¬ới và bàn chân. Da và niêm mạc khô, trắng, có vẩy. Khả năng tăng trọng giảm và tỷ lệ ấp nở thấp.
Nguyên nhân.
Do dùng nhiều kháng sinh cho uống hay trộn thức ăn, làm cho vi khuẩn đường ruột bị chết không tổng hợp được biotin;
Do trong thức ăn có chất kết gắn và đối kháng với biotin;
Do thức ăn không được bổ sung đầy đủ các premix có chứa biotin. Hoặc các nguyên liệu có chứa biotin không được cung cấp đủ như¬ men bia, bột cao, gan, bột trứng.
Trong cơ thể, biotin có tác dụng khử Carboxyl và tổng hợp Axit aspartic, Axit lactic, Axit pyruvic và Coenzyme trong hệ enzym gắn kết CO2.
Triệu chứng.
Gà tăng trọng kém, lông giòn và rụng, da khô có vẩy. Trường hợp nặng viêm biểu mô ở gốc miệng, bàn chân và chân. ở bàn chân hình thành các vết nứt;
Mí mắt dính lại;
Phôi chết xuất hiện trong tuần đầu và 3 ngày cuối.
Chẩn đoán.
Xem triệu chứng ngoài da là chính. Cần so sánh với bệnh thiếu axit pantothenic (B5).
Phòng và trị bệnh.
Phòng bệnh.
Cung cấp đủ biotin trong thức ăn với liều 0,15-0,20 mg/kg thức ăn.
Những premix có chứa biotin dùng để trộn thức ăn hay pha nước uống như¬ Vitamix, Konvit, Helmix, Vitaperos, Embavit, Vitamino-200 liều lượng sử dụng như¬ trong phòng bệnh thiếu vitamin A;
Tránh dùng kháng sinh liều cao cho uống quá lâu làm chết hệ vi khuẩn đường ruột.
Trị bệnh.
Dùng các premix có chứa biotin như¬ trên tăng liều 2-3 lần, liên tục 5-7 ngày. Hoặc trộn lòng đỏ trứng gà vào thức ăn trong giai đoạn gà bệnh để tăng biotin cho gà.


. BỆNH THIẾU CANXI VÀ PHOTPHO Ở GIA CẦM
Canxi và photpho là 2 nguyên liệu chủ yếu cho việc hình thành nên xương và vỏ trứng của gia cầm. Đồng thời, trong mô cơ thể canxi còn duy trì chức năng hoạt động của mô thần kinh, xúc tác quá trình đông máu, tăng hoạt động của mô cơ vân, cơ tim, cơ trơn, duy trì hoạt động của tế bào, tạo điện thế sinh học trên mặt bằng tế bào và xúc tác men trypxin trong quá trình tiêu hóa protein trong thức ăn. Còn photpho ngoài chức năng tạo xương nó còn tham gia vào thành phần axit nucleic, tham gia vào hệ thống men tiêu hóa tinh bột và mỡ, tham gia trong chất đệm của máu và làm trung gian cho điều hòa hoocmon (3', 5' - AMP) (3,5 adeno zinmonophotphat) với tác dụng tổng hợp protein, phân giải lipit, hoạt hoá các men khác nhau và tổng hợp Steroit.
Sự thiếu hụt canxi và photpho sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động trong cơ thể. Với đặc điểm rõ nhất là gia cầm bại liệt, đẻ non, đẻ giảm và tỷ lệ ấp nở thấp.
Nguyên nhân.
Do khẩu phần ăn không được cung cấp đủ canxi và photpho (thiếu bột sò, bột xương, bột cá, bánh dầu lạc và đậu tương v.v...).
Do chuồng trại làm quá kín làm cho ánh sáng mặt trời buổi sáng không chiếu vào cơ thể của gà được, nên chất Ergosteron (tiền vitamin D2) không chuyển thành vitamin D2 được. Thiếu vitamin D2 là thiếu yếu tố điều hòa sự hấp thu canxi từ thức ăn vào cơ thể.
Hoặc cũng do chuồng trại che kín mà không được bổ sung premix có vitamin D2, D3 và khẩu phần ăn thì gia cầm cũng không thể hấp thu được canxi từ thức ăn vào cơ thể gia cầm.
Do khẩu phần ăn chứa lượng chất béo (mỡ, dầu) quá cao, làm giảm khả năng hấp thụ Ca, P.
Do cơ thể gia cầm bị một số bệnh truyền nhiễm hay dinh dưỡng làm viêm đường tiêu hóa và teo tuyến tụy tạng gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu Ca, P từ thức ăn vào cơ thể.
Do tuyến cận giáp trạng (phó giáp trạng) bị teo nên không sản sinh ra hoocmon Canxitonin và Parathocmon, 2 hoocmon này có tác dụng điều hòa Ca, P trong máu.
Triệu chứng.
+ ở gà con và gà giò:
Gà đi lại không bình thường, cơ giật và run rẩy.
Một số gà con mới nở thấy xương mềm, mỏ mềm hoặc chéo nhau.
Gà còi, lông mọc chậm, xù lông, sã cánh, gà hay mổ lông nhau và ăn những vật lạ sau tiêu chảy.
Bệnh kéo dài dẫn đến chân khuỳnh ra, ngón chân bị uốn cong, các đầu xương, khớp xương bị sưng to, biến dạng. Sau bại liệt nằm một chỗ rồi chết do biến chứng trụy tim mạch, viêm phổi, viêm ruột v.v...
+ ở gà đẻ:
Trứng đẻ ra có vỏ mềm, mỏng hoặc không có vỏ. Sau đó ngưng đẻ. Trứng ấp nở thấp.
Bệnh tích.
Xương ống chân mềm và xốp, dễ gẫy.
Xương ức (ngực) bị vặn vẹo.
Xương sườn có những nốt u do sưng khớp giữa phần xương và sụn của xương sườn.
Phòng và trị bệnh.
Phòng bệnh.
+ Bổ sung vào thức ăn thường xuyên lượng Ca, P và vitamin D3
Bột sò có hàm lượng canxi 35%. Trộn vào thức ăn cho gà con và gà giò 1,5%. Còn gà đẻ 4-5,5%.
Bột xương có hàm lượng canxi 22%, photpho 18%. Trộn thức ăn cho gà con và gà giò 1%. Còn gà đẻ 2,5%.
Bột cá nhạt có hàm lượng canxi 7%, photpho 3%. Trộn thức ăn tỷ lệ từ 10-15%.
+ Những premix khoáng có thể dùng thay thế bột xương và bột sò như:
Vetophes (Pháp) (Ca, Mg, Cu, Fe, Mn, Zn).
Plastin (Tiệp Khắc) (Ca, P, Mg, Fe, Cu, Co, Zn, I, As). Trộn thức ăn cho gà con và gà giò 1%. Còn gà đẻ 4-5%.
Biacalcium (Pháp) (Ca, Mg, Cu, Fe, Co, Zn và Vitamin).
SHELL-AID (Pháp) (A, D3, K, C, B2, Zn, Mn, Ca, Na). Trộn thức ăn gà đẻ 0,1%.
Vitamin-200 (Pháp) (Ca, P, Zn, Mn, I, Fe, A, D3, E, K3, B12, Biotin, Niacin, B5, B6, B1, Choline, Chloride). Trộn thức ăn 0,5%.
+ Chuồng trại thiết kế phải có ánh sáng buổi sáng chiếu lọt vào chuồng, để gà tiếp nhận được tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời, giúp cho sự chuyển hóa tiền vitamin D2 (Ergosteron) thành vitamin D2.
Trị bệnh.
+ Trong trường hợp bệnh bại liệt nặng hoặc đẻ non nhiều, có thể tiêm thuốc Canxigluconat + Vitamin ADE liều:
Gluconatcanxi 10%: Tiêm bắp 10-20 mg/kg thể trọng (ống 5ml tiêm bắp cho 5kg thể trọng)/ngày. Liên tục 5-7 ngày.
ADE 500 tiêm bắp 0,1-0,2cc/gà mái đẻ. Tiêm 1 lần, sau 15-30 ngày tiêm lại lần 2.
Trộn Biacalcium liều 1g/kg thức ăn hay pha 1g/lít nước liên tục mỗi ngày.
Pha Vetophes liều 1-2 cc/lít nước uống, liên tục mỗi ngày.
LƯU Ý :Nếu dùng quá liều canxi và photpho trong thức ăn bổ sung cho gà cũng gây nguy hiểm cho cơ thể: Làm rối loạn tiêu hóa và bài tiết. Canxi tích lại trong thận không bài tiết kịp gây viêm thận, sỏi thận, photpho cũng tích tụ lại trong mô và khớp gây rối loạn cử động khớp. Đồng thời thúc đẩy tuyến giáp trạng hoạt động, tăng bài tiết hoocmon Paratyroxin làm tăng cường bài tiết canxi từ xương vào máu gây xốp xương và bại liệt.


. BỆNH THIẾU MANGAN Ở GIA CẦM
Mangan (Mn) được hấp thụ qua đường tiêu hóa từ trong thức ăn và được dự trữ ở gan (10-36%), cơ bắp (18-34%), lông vũ (3-18%), xương (17-47%), trứng (2-7%) và máu (0,5-0,7%). Sau đó, được bài tiết từ gan xuống mật và ra ruột. Trong cơ thể, Mn có thể có tác dụng hoạt hoá men Hyđrozintranspferaza, tham gia quá trình kết hợp Aminosacaris vào Mucopolisaccaris để tạo xương cho cơ thể. Mn còn tham gia vào trao đổi gluxit và lipit bằng cách hoạt hoá các men Peptidaza, Dezoxyribonucleaza, Enolaza và đặc biệt là Proliaza. Mn còn tham gia vào phản ứng photphoryl hóa trong ty thể của tế bào và tham gia vào tổng hợp axit axetic và axit béo. Sự thiếu hụt Mn trong cơ thể sẽ gây rối loạn quá trình sinh sản, là biến đổi xương chi và cánh, làm rối loạn thần kinh và rối loạn quá trình trao đổi gluxit và lipit.
Nguyên nhân.
Do khẩu phần thức ăn thiếu Mn (những nguyên liệu thức ăn có chứa Mn như bột cá 13mg/kg, bột thịt 13mg/kg, nấm men 33mg/kg, ngô 6mg/kg, bột mì 72mg/kg, bánh dầu đậu tương 44mg/kg, cỏ khô 74mg/kg, thân và lá rau cải 104mg/kg...).
Do khẩu phần thức ăn có trộn nguyên tố vi lượng Fe (sắt) quá cao cũng gây giảm hấp thụ Mn vào cơ thể.
Triệu chứng.
Gà thiếu Mn biểu hiện chậm lớn, có triệu chứng thần kinh.
Gà con xương chân mềm và xoắn vặn cong.
Khớp giữa xương chày và bàn chân sưng và gân bị dời khỏi khớp do chân bị ngắn lại.
ở gà đẻ trứng, đẻ trứng mềm, vỏ mỏng và giảm tỷ lệ đẻ trứng. Phôi bị chết.
Bệnh tích.
ở phôi ấp nở thường chết vào ngày 20-21 với biểu hiện sụn hoá các xương trong phôi.
Gà lớn xương chân bị xốp và uốn cong. Xương sọ và các xương khác ngưng phát triển.
Phòng và trị bệnh.
+ Bổ sung lượng Mn vào thức ăn hàng ngày cho gà với nhu cầu.
Gà con và gà giò: 70mg/kg thức ăn.
Gà đẻ: 60mg/kg thức ăn.
+ Những premix khoáng có chứa Mn như.
Plastin trộn thức ăn cho gà con và gà giò 1%. Gà đẻ 3-5%.
Vetophes pha nước uống 1-2cc/lít.
SHELI-AID trộn thức ăn 0,1%.
Vitamin-200 trộn thức ăn 0,5%.
Biacalcium pha 1-2g/lít.
LƯU Ý: Nếu bổ sung Mn quá nhiều lượng quy định sẽ làm giảm hấp thụ sắt trong cơ thể và trong các mô dự trữ. Biểu hiện lâm sàng không thấy gây ngộ độc.

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if !mso]><object classid="clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D" id=ieooui></object> <style> st1\:*{behavior:url(#ieooui) } </style> <![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> BỆNH THIẾU MUỐI Ở GIA CẦM
Muối natri clorua (NaCl) là một loại muối bao gồm 2 nguyên tố natri (Na+) và clo (Cl). Hai nguyên tố này được hấp thu từ thức ăn, nước uống qua ruột vào cơ thể. ở trong cơ thể, Na nằm chủ yếu trong các dịch thể, một phần nằm trong mô cương và mô thần kinh. Na tham gia điều hòa áp suất thẩm thấu và trao đổi dịch thể. Ngoài ra, Na còn quan hệ với kali (K) trong sự truyền dẫn xung động thần kinh. Na có trong thân tế bào và ty thể, đồng thời ổn định sự hoạt động cho các men Cholinaxetylaza, Photphotransaxetilaza và hệ enzym hoạt hóa axetat. Còn Cl cũng nằm chủ yếu trong dịch ngoại bào và cùng với Na tham gia điều hòa áp suất thẩm thấu của máu. Cl còn có vai trò lớn trong dịch vị dạ dày (là thành phần HCl), ổn định độ pH cho men pepsin hoạt động.
Sự thiếu hụt 2 nguyên tố này trong cơ thể sẽ làm cho gia cầm chậm lớn, giảm đẻ, bại liệt và chết.
Nguyên nhân.
Do khẩu phần ăn không được bổ sung muối NaCl theo định mức quy định.
Triệu chứng.
Gà chậm lớn, mắt khô;
Gà mái đẻ giảm và trọng lượng trứng giảm;
Gà hoảng sợ và ngã nhoài về phía trước choãi chân về phía sau và nằm liệt một vài phút. Hoặc thường mổ nhau.
Bệnh tích.
Xương mềm;
Giác mạc mắt bị sừng hóa;
Tuyến thượng thận phình to;
Máu đặc.
Phòng và trị bệnh.
+ Bổ sung vào khẩu phần ăn cho gà theo tỷ lệ sau:
Gà con và gà giò 0,15-0,16% (15g/10kg thức ăn).
Gà đẻ 0,3% (30g/10kg thức ăn).
LƯU Ý: Trong khẩu phần ăn của gà nếu đã dùng bột cá nhạt thì giảm bớt tỷ lệ muối NaCl trên (gà con và gà giò cần 0,1% còn gà đẻ cần 0,25%). Vì trong bột cá nhạt đã chứa hàm lượng muối NaCl từ 2-5%).
Khi bổ sung NaCl vào thức ăn, hàm lượng NaCl không được vượt quá 3%, vì tỷ lệ muối cao trong thức ăn sẽ làm gà trúng độc làm teo tế bào trong cơ thể và chết.


. BỆNH THIẾU VITAMIN K Ở GIA CẦM

Bệnh thiếu vitamin K ở gà có đặc điểm xuất huyết đỏ ở cơ và ngoài da, làm cho gà thiếu máu xanh tím và chết.
Nguyên nhân.
Do khẩu phần ăn thiếu vitamin K;
Do sử dụng thuốc sulfamid hay kháng sinh Chloramphenicol, Tetracyclin, Furazolidon v.v... cho uống hoặc trộn vào thức ăn kéo dài làm hệ vi khuẩn đường ruột bị tiêu diệt, không có vi khuẩn để tổng hợp ra vitamin K2 cho cơ thể;
Do bệnh viêm gan, tắc mật dẫn đến thiếu mật để hấp thu chất béo nên thiếu vitamin K (vì vitamin K tan trong dầu (chất béo));
Do trong trứng gà giống đã bị thiếu vitamin K ngay từ mẹ truyền qua. Nên khi gà nở ra 1 ngày tuổi đã bị thiếu.
Khi vitamin K bị thiếu làm cho gan không tổng hợp được các yếu tố đông máu như¬ prothrombin và các yếu tố VII, IX, X cần thiết cho sự đông máu. Thiếu vitamin K làm cho prothrombin giảm trong máu. Vì vậy nếu bị tổn thương do các bệnh truyền nhiễm hay ký sinh trùng sẽ làm cho chảy máu kéo dài và chết.
Triệu chứng.
+ ở gà con: Nếu gà con sinh ra từ những đàn gà giống bị thiếu vitamin K trong thức ăn kéo dài thì có triệu chứng:
Sau khi cắt mỏ gà bị chảy máu nhiều hơn bình thường. Mỏ dính bết thức ăn lẫn máu.
+ ở gà giò: Đôi khi chết đột ngột do chảy máu trong.
+ ở gà mái: Mào nhợt nhạt và da xanh tím.
Phòng và trị bệnh.
Phòng bệnh.
Bổ sung vào thức ăn vitamin K 2-8mg/kg thức ăn.
LƯU Ý: Vitamin K là vitamin tan trong dầu. Vì vậy phải bổ sung vào thức ăn những nguyên liệu nh¬ư bột cá, bánh dầu đậu tương, lạc, dầu gan cá loại tốt sẽ cung cấp đủ vitamin K cho cơ thể.
+ Dùng 1 trong các loại premix có chứa vitamin K bổ sung vào thức ăn hàng ngày nh¬:
VM 505 pha 1g/2-4 lít nước uống.
Covit pha 1g/lít nước uống.
Vitamin-200 trộn thức ăn tỷ lệ 0,5%.
Embavit trộn thức ăn 0,3-0,4%.
Vitaperos hòa nước uống 1g/3-5 lít.
Polyvit pha nước uống 1g/3-5 lít.
Vitamix pha nước uống 1-2g/lít.
Helmix trộn thức ăn theo tỷ lệ 0,25%.
+ Hạn chế dùng kháng sinh cho uống kéo dài.
Trị bệnh.
Tiêm vitamin K liều 1mg/10kg thể trọng (1 ống 1mg tiêm cho 10 gà loại 1kg). Ngày tiêm 1 lần. Liên tục 2-3 ngày bệnh sẽ khỏi.


39. BỆNH THẾU VITAMIN E Ở GIA CẦM
Bệnh thiếu vitamin E thường hay gặp trong chăn nuôi gà công nghiệp với biểu hiện đặc trưng về thần kinh là ngoẹo đầu, ngoẹo cổ ra sau hoặc xuống bụng, đi vòng quanh, co giật, phù đầu, phù cổ, giảm đẻ và chết phôi.
Nguyên nhân.
Do trong khẩu phần ăn bị thiếu vitamin E;
Do tỷ lệ phối hợp các chất trong khẩu phần mất cân đối (bắp quá nhiều) hoặc do pha trộn không đều lượng premix có chứa vitamin E trong khẩu phần ăn;
Do thức ăn có chứa dầu mỡ (axit béo) bị ôi thiu hay bị oxy hóa mất tác dụng;
Do thiếu selen và các axit amin có chứa l¬u huỳnh như¬ metionin và xystin trong thức ăn;
Dùng axit propionic bảo quản hạt ngũ cốc trong thức ăn cũng làm giảm vitamin E chứa trong hạt.
Triệu chứng.
ở gia cầm đẻ:
Trứng đẻ giảm;
Trứng đem ấp phôi thường chết vào ngày thứ 4;
ở con trống, dịch hoàn bị thoái hóa.
ở gia cầm non và gà giò:
Rối loạn vận động, đi giật lùi hay đầu chúi xuống đất, co giật nhanh, ngón chân co quắp. Thường biểu hiện ở gà 2-4 tuần tuổi;
Đầu ngoẹo ra sau hoặc xuống bụng;
Gà còi cọc, ngừng phát triển, thiếu máu;
Một số trường hợp s¬ng phù đầu, cổ và ngực.
Chẩn đoán.
+ Căn cứ vào triệu chứng bệnh tích như¬ trên.
+ Kiểm tra tổ chức học bệnh lý ở cơ.
+ Dùng vitamin E tiêm hoặc uống để chẩn đoán.
+ Kiểm tra hàm lượng vitamin E trong thức ăn.
+ Dùng thức ăn nghi bị thiếu vitamin E cho gà 1 ngày tuổi ăn liên tục để theo dõi triệu chứng và bệnh tích.
+ Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh có triệu chứng và bệnh tích giống như:
Bệnh Coryza và cúm: cũng s¬ng phù đầu, phù cổ, nhưng chảy nước mũi nhiều và thiếu vitamin E không chảy nước mũi.
Bệnh Newcastle: cũng có triệu chứng thần kinh đi xiêu vẹo và não xuất huyết, nhưng khác ở bệnh thiếu vitamin E không có xuất huyết ở ruột và tiền mề.
Bệnh thiếu vitamin B2: Cũng có triệu chứng thần kinh co quắp chân và giảm đẻ, nhưng không có bệnh tích ở não mà chỉ có ở dây thần kinh hông và cánh.
Phòng và trị bệnh.
Phòng bệnh:
Bổ sung vitamin E vào thức ăn hàng ngày theo định lượng:
Gà con từ 30-60 UI (9-12mg)/kg thức ăn;
Gà giò và hậu bị: 25-50 UI (7-8mg)/kg thức ăn.
Gà đẻ: 50-100 UI (15-17mg)/kg thức ăn.
Những premix có chứa vitamin E đã được giới thiệu trong mục phòng trị bệnh thiếu vitamin A. Dùng theo tỷ lệ trộn thức ăn hay pha nước uống như bệnh thiếu vitamin A để phòng bệnh thiếu vitamin E.
+ Tránh bổ sung vào thức ăn những chất béo bị ôi thiu. Có thể dùng giá đỗ hoặc lúa nảy mầm cho ăn.
+ Bổ sung những chất chống oxy hóa vào thức ăn và bổ sung chất selen vào thức ăn.
Trị bệnh:
+ Tăng liều các premix phòng bệnh gấp 2-3 lần, liên tục 3-5 ngày.
+ Hoặc dùng vitamin E hoặc ADE, loại hòa tan trong nước pha cho uống hoặc tiêm.
Liều uống 10mg/kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.
Liều tiêm 5mg/kg thể trọng/ngày. 1 tuần tiêm 1 lần. Liên tục 3-4 tuần (vitamin loại ADE 500. Tiêm 1cc/10 gà đẻ).


. BỆNH THIẾU VITAMIN D Ở GIA CẦM
Bệnh thiếu vitamin D trong đàn gà với đặc điểm còi xương, chậm lớn, bại liệt và đẻ non.
Nguyên nhân.
Do khẩu phần thiếu vitamin D, đặc biệt là D3 làm không điều tiết hấp thu canxi cho cơ thể;
Do chuồng nuôi thiếu ánh sáng mặt trời vào buổi sáng (vì buổi sáng có tia tử ngoại làm chuyển hóa vitamin D ở d¬ới da của gà thành vitamin D3 có tác dụng điều tiết sự hấp thu canxi và photpho từ thức ăn vào cơ thể chống bệnh còi xương, bại liệt và đẻ non);
Do trong thức ăn có chứa l¬u huỳnh nên ảnh hưởng đến khả năng hấp thu vitamin D;
Do vitamin D2 dễ bị phân hủy do các chất oxy hóa hoặc các kim loại khác phân giải mất tác dụng.
Triệu chứng.
+ ở gà con và gà giò:
Gà đang lớn bỗng chựng lại và còi cọc trong vòng 2 tuần sau khi sử dụng thức ăn thiếu vitamin D;
Mỏ và xương bị mềm nên ăn kém và gia cầm đi không vững hoặc có xu hướng đứng bằng 2 đầu gối, run rẩy, xù lông;
Bệnh có thể phát 100% nếu hàm lượng vitamin D thiếu kéo dài trong thức ăn. Bệnh kéo dài nếu có khỏi thì gia cầm bị dị tật cong chân.
+ ở gia cầm đẻ:
Trứng đẻ vỏ mỏng kéo dài một thời gian sau chuyển sang đẻ non;
Tỷ lệ đẻ giảm. Thỉnh thoảng bị liệt nhưng qua khỏi nhanh sau khi đẻ trứng không vỏ (đẻ non);
Gà bệnh đứng lù đù như "chim cánh cụt";
Bệnh kéo dài làm cho vỏ mềm, cựa mềm và xương dài ra. Xương ức có thể cong và xương s¬ườn bị đẩy về phía trước.
Bệnh tích.
Xương ống, xương sư¬ờn và xương cánh rất mềm, dùng dao cắt dễ;
Xương sư¬ờn cong ở những chỗ nối với cột sống;
Mấu xương chày và xương đùi s¬ng và biến dạng và phát triển mô sụn;
Tuyến phó giáp trạng sưng to;
+ ở gà mái đẻ: xương mềm, dễ bẻ gẫy.
Nhiều u nổi ở phần sụn sườn và xương ức có thể cong ở phần cuối.
Chẩn đoán.
+ Căn cứ theo triệu chứng lâm sàng và bệnh tích nh¬ư trên.
+ Định lượng thành phần tro của xương gà bệnh và gà khỏe.
+ Phân tích lượng vitamin D có trong thức ăn.
+ Tăng hàm lượng vitamin D cho gà bệnh và quan sát 3-5 ngày sau khi dùng.
+ Gây bệnh lại cho gà bằng cách cho gà con 1 ngày tuổi ăn thức ăn nghi ngờ.
Phòng và trị bệnh.
Phòng bệnh.
+ Bổ sung vào thức ăn vitamin D3 theo tỷ lệ:
Gà con từ 1500-2000 UI/kg thức ăn;
Gà giò từ 1200-2000 UI/kg thức ăn.
Gà đẻ từ 2000-3000 UI/kg thức ăn.
Những thuốc Premix có chứa vitamin D3 đã được nêu trong phần phòng bệnh thiếu vitamin A. Nh¬ vậy liều dùng như¬ trong phòng bệnh thiếu vitamin A. Vì các vitamin D3 đều có trong các Premix trên.
+ Có thể dùng dầu gan cá, men bia, rau cỏ xanh và trứng trộn vào thức ăn cho gia cầm để bổ sung vitamin D3.
+ Thiết kế chuồng nuôi phải có ánh sáng buổi sáng chiếu vào đàn gà hoặc tạo điều kiện cho gà tiếp xúc với ánh sáng buổi sáng 2 giờ/ngày + Nhu cầu khoáng vi lượng phải bổ sung canxi và photpho theo một tỷ lệ cân đối 4/1 (4Ca/1P).
Trị bệnh.
+ Dùng các dạng thuốc Premix như¬ trong phòng trị bệnh thiếu vitamin A tăng liều gấp 2-3 lần liên tục 3-5 ngày. Hoặc tiêm vitamin ADE hay D3 cho gà con theo hàm lượng 50 UI/kg thể trọng. Cho gà đẻ 100 UI/kg thể trọng, liên tục 3-5 ngày.


. BỆNH THIẾU VITAMIN B5 Ở GIA CẦM
Bệnh thiếu Axit pantothenic (hay còn gọi là vitamin B5) ở gia cầm với đặc điểm đặc trưng viêm da xung quanh miệng, mắt, mỏ, kẽ chân gò lên, lớp da bị sừng hóa, lông mọc chậm và thần kinh trung ¬ơng bị thoái hóa.
Nguyên nhân.
Do khẩu phần ăn bị thiếu vitamin B5 (vitamin B5 thường có trong cám gạo, men, gan, lòng đỏ trứng). Khẩu phần ăn nếu thiếu cám hay thiếu các Premix tổng hợp có vitamin B5 thì gây nên bị bệnh.
Khi thiếu Axit pantothenic tức là thiếu chất liệu để tạo thành Coenzyme A, mà Coenzyme A là chất xúc tác quan trọng thúc đẩy hầu hết tiến trình chuyển hóa trong cơ thể, nhất là khi tổng hợp Acetylchlin và Acetylation chặng đầu tiên của chu trình Krebs trong chuyển hóa axit béo và tổng hợp axit amin.
Triệu chứng.
Gà con biểu hiện phát triển kém, lông thô và giòn;
Lớp da xung quanh miệng viêm nổi sần (giống như¬ bệnh đậu);
Trong góc miệng, mắt sư¬ng có vẩy cứng;
Có vết nứt giữa ngón chân và phần đáy của bàn chân.
Khóe mắt đôi khi có dịch nhầy chảy ra;
Sản lượng trứng và tỷ lệ nở giảm;
Phôi thường chết ở tuần đầu sau khi ấp. Những phôi còn sống thấy lông mọc không bình thường;
Phần d¬ưới hàm và sau gáy bị phù (do não bị thoái hóa, nhũn não).
Chẩn đoán.
+ Căn cứ vào triệu chứng và bệnh tích có thể kết luận bệnh.
+ Dùng Axit pantothenic cho gà bệnh ăn hoặc pha nước uống để theo dõi. Nếu đúng bị thiếu gà sẽ khỏi sau 5-10 sau khi bổ sung.
+ Định lượng Axit pantothenic trong thức ăn.
Phòng và trị bệnh.
Phòng bệnh.
Dùng Axit pantothenic trộn vào thức ăn định kỳ cho gia cầm theo hàm lượng:
Gà con trộn 20mg/kg thức ăn.
Gà giò trộn 12mg/kg thức ăn.
Gà đẻ trộn 15mg/kg thức ăn.
Có thể dùng 1 trong những Premix có chứa Axit pantothenic trộn thức ăn hay nước uống nh¬ư sau:
Embavit trộn thức ăn 0,3-0,4%.
Polyvit trộn thức ăn 0,01-0,02%.
Vitamix trộn thức ăn 0,2-0,3%.
Helmix trộn thức ăn 0,25%.
Vitamix và Electrolytes trộn thức ăn 0,1%.
Convit pha nước uống 1g/lít nước.
Trị bệnh.
Dùng các Premix có chứa Axit pantothenic nh¬ trên tăng gấp 2-3 lần, liên tục 5-10 ngày.
Hoặc dùng Axit pantothenic nguyên chất trộn thức ăn hay pha nước uống cho mỗi gà liều 10-20mg/con/ngày, liên tục 5-10 ngày.


. BỆNH THIẾU VITAMIN B2 (Vitamin B2 deficiency) Ở GIA CẦM
Bệnh thiếu vitamin B2 có đặc điểm chậm lớn, rồi loạn vận động, gầy còm, ngón chân cuộn lại và bại liệt. ở gà mái đẻ giảm tỷ lệ nở thấp.
Nguyên nhân.
Do khẩu phần thức ăn thiếu vitamin B2,
Do ánh sáng mặt trời hoặc trong dung dịch kiềm phá hủy mất tác dụng vitamin B2;
Do khẩu phần ăn dùng quá nhiều bột cá, bột thịt.
Triệu chứng.
Triệu chứng thiếu vitamin B2 được thể hiện trong giai đoạn 10-30 ngày tuổi với triệu chứng:
Chậm lớn, kém ăn, lông mọc chậm, trọng lượng giảm và tiêu chảy;
Trường hợp nặng, gà có thể liệt và nằm hoặc có xu hướng đi bằng 2 đầu gối;
Ngón chân của 1 hoặc cả 2 chân co quắp vào bên trong. Nếu bệnh tiếp tục tiến triển, gà nằm với chân duỗi dài ra và chết do đói, do khát hay ngạt thở;
ở gà mái chỉ có biểu hiện giảm đẻ trứng và giảm tỷ lệ nở. Phôi thường chết vào ngày cuối ở tuần thứ 2 trong quá trình ấp. Nhiều phôi thiếu lông tơ trông giống như¬ "đầu dùi cui". Bệnh tích này có thể thấy ở một số gà sau khi nở.
Bệnh tích.
+ Thần kinh hông và cánh ở gà con sưng và mềm nhão.
+ Tổ chức học: Có những biến đổi thoái hóa vỏ bọc myelin của dây thần kinh ngoại biên. Viêm thần kinh đệm và sự tiêu sắc trong bó tủy sống.
+ Gan bị thoái hóa mỡ, đôi khi có xuất huyết. Th¬ợng thận s¬ng.
+ Niêm mạc ruột của viêm cata. Đôi khi có xuất huyết điểm.
Chẩn đoán.
Thiếu hụt ở mức độ thấp, triệu chứng không đủ đặc hiệu để chẩn đoán. Tuy nhiên, sự hiện diện ở một số gà 1 ngày tuổi không có lông, móng co quắp được xem xét để chẩn đoán do thiếu vitamin B2;
Xem xét tổ chức học tế bào thần kinh;
Bổ sung thuốc vitamin B2 cho gà bệnh;
Phân tích vitamin B2 trong khẩu phần thức ăn.
Phòng và trị bệnh.
Phòng bệnh
+ Bổ sung vào thức ăn vitamin B2 từ 6-8mg/kg thức ăn.
Những premix có chứa vitamin B2 giống nh¬ trong phần phòng bệnh thiếu vitamin B2. Ngoài ra, có thể dùng men bia khô (5% trong khẩu phần thức ăn) hoặc mộng giá đỗ, bột sữa.
Trị bệnh
Cho uống liều 5mg/1 gà con/ngày và 15mg/1 gà mái đẻ/ngày. Liên tục 5-10 ngày.
Hoặc tiêm liều 5-10 mg/kg thể trọng/ngày. Liên tục 3-5 ngày (Dùng B.Complex hoặc Becozime 1 ống/5-10kg thể trọng/ngày. Liên tục 3-5 ngày).


. BỆNH THIẾU VITAMIN B1 (Vitamin B1 deficiency) Ở GIA CẦM
Bệnh thiếu vitamin B1 ở gà thể hiện triệu chứng biếng ăn trầm trọng. ở đây các dây thần kinh bị viêm làm cơ thể suy nh¬ợc, đi lại xiêu vẹo, vẹo đầu, liệt các cơ, gà bám, đậu không được và chết.
Nguyên nhân.
Do khẩu phần thức ăn bị thiếu B1. Nguyên nhân thức ăn phối hợp không hợp lý, nhiều tinh bột (ngô tấm) thiếu cám.
Triệu chứng.
Gà giảm ăn đột ngột và trọng lượng cũng giảm kèm theo xù lông, chân yếu, đứng không vững dẫn đến bị liệt;
Bắt đầu là các ngón chân co quắp và sau đó phát triển vào các cơ của chân, vào cơ của cánh và cổ. Trường hợp nặng, gà nằm trên những ngón chân co quắp và đầu quay về l¬ng. Cuối cùng gà không thể đứng được, không thể đi và không thể ăn được.
Chẩn đoán.
+ Căn cứ vào triệu chứng bệnh tích trên.
+ Chẩn đoán có thể xác định nh¬ư sau:
Dùng tăng thuốc vitamin B1 vào thức ăn hay nước uống để so sánh với lúc ch¬a dùng;
Phân tích vitamin B1 trong thức ăn nghi ngờ;
Gây bệnh cho gà con bằng cách dùng thức ăn nghi ngờ cho ăn để theo dõi sự phát triển về triệu chứng, bệnh tích.
Phòng và trị bệnh.
Phòng bệnh.
+ Bổ sung vào thức ăn hàng ngày lượng vitamin B1 3mg/kg thức ăn.
Có thể sử dụng những premix tổng hợp đã có sẵn vitamin B1 và các vitamin khác như¬ Covit, Polymicrine, vitamino-200, vitamins và Electrolytes, Embavit, Vitaperos, Polyvit, Phylasol, Konvit, Helmix. Liều lượng trên thức ăn hay nước uống như trong phòng bệnh thiếu vitamin A, D, E.
Trị bệnh.
Bệnh nặng có thể pha vitamin B1 cho uống:
Gà con liều 5-10mg/ngày. Liên tục 3-5 ngày.
Gà lớn liều 10-15mg/ngày. Liên tục 3-5 ngày. Hoặc tiêm liều 5-10mg/kg thể trọng/ngày. Liên tục 3-5 ngày.


44. BỆNH THIẾU VITAMIN A Ở GIA CẦM
Đặc điểm của bệnh thiếu vitamin A là phát triển chậm, yếu, rối loạn vận động, xù lông, giảm đẻ, tỷ lệ nở của phôi thấp, tổn thương ở đường tiêu hóa gây tiêu chảy và tổn thương ở niêm mạc mắt gây mù mắt.
Nguyên nhân.
Do khẩu phần ăn thiếu vitamin A;
Có tác nhân gây oxy hóa vitamin A trong thức ăn làm mất tác dụng của vitamin A;
Nhầm lẫn trong khi trộn thức ăn và trộn không đồng đều;
Có những bệnh xen kẽ như¬ cầu trùng và giun sán làm giảm khả năng hấp thu vitamin A.
Triệu chứng.
Triệu chứng thiếu hụt vitamin A ở gà phụ thuộc vào hàm lượng vitamin A có trong thức ăn và thời gian cho ăn những thức ăn thiếu vitamin A.
+ ở gà con: Triệu chứng xuất hiện trong vòng 2-3 tuần tuổi. Đặc biệt, ở gà nở từ trứng mẹ được nuôi dưỡng thiếu vitamin A.
Gà con chảy nước mắt do màng kết mạc bị viêm, chất bã đậu tập trung ở túi kết mạc (mắt có ghèn);
Sau đó bị mù do biểu mô giác mạc bị sừng hóa;
Mũi chảy nước do niêm mạc đường hô hấp bị viêm;
Gà chậm lớn, đi lại run rẩy;
Lông xù xơ xác, da chân, mỏ nhợt nhạt, mào khô hoặc teo quắt lại;
Triệu chứng thần kinh đôi khi xuất hiện biểu hiện đi lại thất thểu hoặc bị bại liệt.
+ ở gà đẻ:
Giảm đẻ, tỷ lệ nở thấp;
Trong trứng có những điểm máu và lòng đỏ nhợt nhạt;
Kết mạc và giác mạc khô;
Chân, da, mào, tích nhợt nhạt và khô.
Phòng và trị bệnh.
Phòng bệnh.
Bổ sung vitamin A trong khẩu phần ăn theo định lượng:
Gà con: 9.000-15.000 UI/kg thức ăn.
Gà giò: 7.500-10.000 UI/kg thức ăn.
Gà đẻ: 10.000-15.000 UI/kg thức ăn.
Hoặc tính theo con mỗi ngày cần từ 10-20 UI.
Trên thị trường có những loại Premix có chứa vitamin A, D, E dùng pha nước uống hay trộn thức ăn thường xuyên để phòng bệnh như¬ sau:
Viplus (Pháp) thành phần gồm vitamin A, D3, E liều dùng pha 1 g/lít nước uống hoặc trộn thức ăn tỷ lệ 0,2% (0,2kg/100kg thức ăn).
Covit (Pháp) thành phần gồm: vitamin A, D3, K3, E, B2, B12, B3, B5, Colistin. Liều dùng pha 1 g/lít nước uống;
Polymicrine (Pháp) thành phần gồm vitamin A, D3, E, PP, B1, B6. Liều dùng tiêm bắp cho gà, vịt đẻ liều 0,5 cc/lần/con/tháng. Hoặc pha nước uống cho gà con và gà giò 1 cc/lít nước;
Vitamin-200 (Pháp) thành phần gồm: vitamin A, D3, E, K3, B12, Biotin, B3, B2, B5, B1, B6, Chlorinde Choline, Fe, I, Mn, Zn, Ca, P. Liều dùng trộn thức ăn tỷ lệ 0,5% (0,5 kg/100kg thức ăn);
Vitamin & Electrolytes (Mỹ) thành phần gồm: vitamin A, D3, E, B1, B2, B5, axit folic. Liều dùng pha nước uống 1 g/2 lít. Hoặc trộn thức ăn tỷ lệ 0,1% (0,1 kg/100kg thức ăn);
SHELLAID (Pháp) thành phần gồm: vitamin A, D3, K, C, B1, Zn, Mn, Ca, Na. Liều dùng trộn thức ăn tỷ lệ 0,1% (0,1 kg/100kg thức ăn);
Embavit (Anh) thành phần gồm: vitamin A, D3, E, K3, B1, B2, B6, B12, B5, B3 và Biotin. Liều dùng trộn thức ăn theo tỷ lệ 0,3-0,4%;
Vitaperos (Pháp) thành phần gồm: vitamin A, D3, E, B1, B6, B12, K3, B3, Biotin và đường Lactoza. Trộn thức ăn theo tỷ lệ 0,01-0,02%. Hoặc hòa nước uống 1g/3-5 lít nước;
Polyvit (Pháp) thành phần gồm: vitamin A, D2, E, B1, B2, B6, B12, C, K3, B3, B5, axit folic và *****onin. Trộn thức ăn theo tỷ lệ 0,01-0,02% (1-2 g/10kg thức ăn) hoặc pha nước uống 1 g/3-5 lít nước;
Vitamix (Canada) thành phần gồm: vitamin A, D3, K, B2, B3, B5, B6, B12, Biotin, Na, K, đường Dextrose. Trộn thức ăn theo tỷ lệ 0,2-0,3%. Hoặc hòa nước uống 1-2 g/lít nước;
Phylasol (Hungari) thành phần gồm: vitamin A, D3, E, K3, B1, B2, B3, B6, B12 và *****onin. Trộn thức ăn tỷ lệ 0,03-0,04% (3-4g/10kg thức ăn) hoặc pha nước uống 1 g/2 lít nước;
Konvit Neo (Tiệp Khắc) thành phần gồm: vitamin A, D3, E, B1, B6, B12, C, K3, B3, B5, Biotin. Trộn thức ăn tỷ lệ 2-4%;
Helmix (Đức) thành phần gồm: vitamin A, D3, E, B1, B2, B6, B3, B12, K, Biotin, axit folic, Choline Chloride, Co, Fe, I, Mn, Zn, Se và *****onin. Trộn thức ăn theo tỷ lệ 0,25% (0,25kg/100kg thức ăn);
Merck (Đức) thành phần gồm: vitamin A, D3, E. Pha nước uống 1 cc/2-5 lít nước;
ADE (Mỹ) thành phần gồm: vitamin A, D3 và E. Pha nước liều 1-2 g/lít nước uống;
VM 505 (Mỹ) thành phần gồm: A, D3, E và các vitamin khác. Pha nước uống liều 1 g/2-4 lít.
Trị bệnh:
Dùng liều phòng bệnh tăng gấp 2-3 lần, liên tục trong 3-5 ngày.
LƯU Ý: Khi dùng quá liều vitamin A, gà có biểu hiện triệu chứng mệt mỏi, đờ đẫn, bỏ ăn. Nếu kéo dài sẽ giảm tăng trọng vì: vitamin A d¬ làm cho gan bị phù, nổi gai nên tiêu hóa kém. Khi biểu hiện, gà mệt mỏi kém ăn phải ngừng dùng vitamin A ngay lập tức. Trong thực tế, nhiều người nuôi gà đẻ dùng Premix có vitamin A trộn vào thức ăn hay pha nước uống. Sau đó, lại tiêm thêm vitamin ADE (1 cc/5-10 con) thì thấy gà bỏ ăn. Lý do là thừa vitamin A.


45 . BỆNH THIẾU SELEN Ở GIA CẦM
Bệnh thiếu Selen (Se) ở gà có đặc tính gây thoái cơ và bại liệt. Đường tiêu hóa đặc biệt là mề bị tổn thương nên tiêu hóa kém, ăn không tiêu và chậm lớn.
Nguyên nhân:
Do thức ăn không được bổ sung thêm khoáng vi lượng nên bị thiếu Se.
Do Se không bền vững ngay trong các premix có chứa Se.
Do gà nuôi công nghiệp chủ yếu là nhốt trên sàn, nên không được tiếp xúc với đất, nơi mà có nhiều Se tồn trữ ở đó có thể cung cấp cho gà chống bệnh thiếu Se.
Do trong thức ăn có hàm lượng protein và axit arsenic cao gây ảnh hưởng cho khả năng hấp thu của Se.
Do hàm lượng vitamin E và các axit amin có chứa lưu huỳnh thấp trong thức ăn cũng gây ảnh hưởng đến lượng Se hấp thụ vào cơ thể.
Triệu chứng:
Trứng ấp tỷ lệ phôi chết cao.
Gà 1-6 tuần tuổi thấy kém ăn, giảm trọng lượng, mọc lông ít và có thể bị bại liệt hoàn toàn. Gà đẻ giảm trứng.
Chẩn đoán
Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích như trên.
Cần phân biệt với bệnh thiếu vitamin E: Bệnh tích thiếu vitamin E cũng trắng cơ như thiếu Se. Nh¬ng bệnh thiếu Se không có triệu chứng thần kinh nh¬ thiếu vitamin E.
Dùng Se bổ sung vào thức ăn hay nước uống để chẩn đoán.
Định lượng Se trong thức ăn và trong lòng đỏ trứng để xác định mức độ thiếu Se.
Phòng và trị bệnh:
Phòng bệnh:
Bổ sung đầy đủ hàm lượng Se trong thức ăn liều 0,15-0,2mg/kg thức ăn.
Giữ mức độ thấp axit béo trong thức ăn.
Tránh bị oxy hóa các chất béo trong thức ăn.
Cung cấp đủ lượng vitamin E vào thức ăn để tăng cường hấp thụ Se và chống thoái hóa cơ.
Nếu có điều kiện cho gà tiếp xúc với đất hoặc bổ sung đất sét phơi sấy khô cho gà ăn tự do như ăn bột sò, bột xương để tăng lượng Se.
Trị bệnh:
Trộn vào thức ăn hay nước uống liều 0,2-0,5mg/kg thức ăn hay 0,2-0,5mg/lít nước uống. Liên tục 5-10

--------

> phần 5 bệnh do nấm

Nhiễm độc tố nấm mốc trong thức ăn
Căn bệnh:

Do các loại nấm có khả năng sản sinh ra độc tố gây nhiễm độc cho gia cầm.

Độc tố làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch trên gia cầm, tạo điều kiện cho các bệnh kế phát.

Nấm mốc có trong đất, nước, chuồng nuôi, trong thức ăn…

Gia cầm nhiễm độc tố nấm mốc do ăn phải thức ăn được chế biến từ nguồn nguyên liệu có chứa độc tố nấm mốc do thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển không tốt hoặc do côn trùng phá hoại…

Tất cả gia cầm đều mắc bệnh, vịt mẫn cảm nhất, gà con mẫn cảm hơn gà trưởng thành.

Độc tố (toxins) không bị phá huỷ trong quá trình xay, sát, chế biến hay nấu chín

Ẩm độ môi trường cao là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển và gây bệnh

Triệu chứng:

Gia cầm chậm lớn, kém ăn, rụng lông, đi đứng không vững, co giật, da tím tái

Trong trường hợp bệnh kéo dài gia cầm tiêu chảy phân xanh, trắng, phân chứa thức ăn không tiêu, tiêu chảy phân lẫn máu..

Trên gà đẻ sản lượng trứng giảm từ từ, vỏ trứng có vệt máu

Mức độ biểu hiện của bệnh phụ thuộc vào hàm lượng độc tố gia cầm ăn.

Bệnh tích:

Viêm, hoại tử niêm mạc miệng.

Gan xơ, thoái hoá hoặc hoại tử, gan sưng màu xám, dễ vỡ nát, trên gan nổi các hạt to, nhỏ màu trắng xám.

Thận sưng to, thoái hoá trắng, nhạt màu, xuất huyết đỏ.

Ruột viêm xuất huyết

Phòng bệnh:

Bước 1: Vệ sinh

Giữ chuồng nuôi luôn khô ráo, tránh ẩm ướt.

Không sử dụng các loại thức ăn có nấm mốc.

Tránh các tác nhân gây stress trên gia cầm.

Bước 2: Dùng thuốc

Sử dụng TOXY-NIL-DRY 125gr/tấn thức ăn

Bước 3:Bổ trợ nâng cao sức đề kháng

Nâng cao sức đề kháng cho gia cầm:

UNILYTE VIT-C liều 2-3gr/1lít nước, uống 3 h/ngày.

ALL- ZYM pha nước uống liều 1gr/1lít nước, uống liên tục 3 h/ngày

Trị bệnh:

Bước 1: Vệ sinh

Kiển tra thức ăn, nước uống trong chuồng nuôi, loại trừ nguyên nhân độc tố có trong thức ăn, nước uống, môi trường nuôi.

Giữ nền chuồng khô ráo.

Bước 2: Dùng thuốc

Sử dụng TOXY-NIL PLUS LIQUID pha nước uống liều 0.5 – 1.5 ml/llít nước, uống liên tục trong 5-7h ngày.

DOCYCIP20% liều 100gr/1tấnTT/ ngày, phòng bệnh kế phát

Bước 3: Bổ trợ tăng sức đề kháng cho gia cầm

UNILYTE VIT-C liều 2- 3gr/1lít nước, uống 3h/ngày.

ALL-ZYM pha nước uống liều 1gr/1lít nước, uống liên tục 3h/ ngày


[h=1]Bệnh nấm phổi[/h] NGUYÊN NHÂN
Aspergillus fumigatus và A. flavus là 2 tác nhân chính gây bệnh, thuộc nấm mốc, lớp nấm bất toàn, họ Moniliaceae. Sinh sản bằng bào tử trần. - Tất cả các loài gia cầm đều mắc bệnh nhưng vịt và ngỗng cảm thụ mạnh nhất rồi đến gà tây. Gà và gà sao cũng mắc bệnh nhưng kém phổ biến hơn.

TRIỆU CHỨNG:
Thời gian nung bệnh 3-10 ngày. Thể cấp tính thường thấy ở gà con 1-3 tuần tuổi, tỷ lệ chết khoảng 10-50%. Thể mãn tính thường thấy ở gà trưởng thành, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết thấp.
Cấp tính : gà không lớn, chán ăn, khát nước, thường đứng riêng hay nằm một chỗ. Gà khó thở, ngáp, nhịp thở nhanh, gà ốm nhanh và tiêu chảy ở giai đoạn sau. Từ mũi, mắt chảy ra chất nhớt, gà hôn mê, kiệt sức rồi chết. Trước khi chết có các cơn động kinh do trúng độc như: té xuống, ưỡng cong người, liệt…Gà chết bắt đầu từ ngày tuổi thứ 5 và đỉnh cao vào lúc 15 ngày tuổi. Một số con bị nhiễm bệnh chết trong vòng 24 giờ.
Mãn tính: thở khó kéo dài, ốm yếu, mào, tích nhợt nhạt, có thể chết do ngộ độc mãn tính.

BỆNH TÍCH:
Thể cấp: phổi viêm có thể có những vùng hóa gan, phù, tụ máu đỏ, thỉnh thoảng có những đám hoại tử. Niêm mạc khí quản xung huyết, nhiều dịch nhờn. Túi khí dày đục.
Thể mãn : thành túi khí dày, xoang hẹp lại vì chứa nhiều mủ và fibrin. Ngoài ra còn thấy hạt nấm mọc ở gan, lách, tim, phúc mạc, màng treo ruột. Niêm mạc dạ dày và ruột viêm đỏ.

BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH:
Phòng bệnh:
-Chuồng trại khô ráo, tránh ẩm ướt, thường xuyên thay chất độn chuồng.
Không dùng thức ăn cũ, lâu ngày, bị mốc.
Thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, máy ấp, nước uống bằng 1 trong 2 chế phẩm sau PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB
Bổ sung MULTI-VITAMIN: 1g/1 lít nước hoặc SG.B.COMPLEX: 2-3g/1lít nước uống giúp tăng cường sức đề kháng, chống stress.
Điều trị:
-Dùng các hóa chất diệt nấm như: crystal-violet, brillian green, iodua-kali 0,8%, dung dịch CuSO4 1/2000 cho uống làm giảm sự lan truyền bệnh.
Dùng các kháng sinh: Nystatin, Amphotericin B, Mycostatin, Tricomycin. Không dùng các kháng sinh có nguồn gốc từ nấm: Penicillin, Streptomycin,…
Bổ sung MULTI-VITAMIN: 1g/1 lít nước hoặc SG.B.COMPLEX: 2-3g/1lít nước uống giúp tăng sức đề kháng mau phục hồi sức khỏe.
-Vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi 2-3 lần/ngày bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB


Bệnh nấm đường tiêu hóa ở gà .

Bệnh nấm đường tiêu hóa ở gà do một loại nấm có tên là Candida albicans gây ra. Đặc điểm của bệnh là gây viêm loét phần trên đường tiêu hóa ở gà, với những triệu chứng đặc trưng là nôn ộc ra thức ăn có chất nhầy hôi thối, kèm theo tiêu chảy; gà chậm lớn và tỷ lệ chết thấp. Căn bệnh Candida albicans là loại nấm men đơn bào có đường kính 2-4μ, sinh sản thành chuỗi và sinh nội độc tố. Nhiệt độ thích hợp 20-37[SUP]o[/SUP]C. Candida albicans có sức đề kháng yếu: trong mủ, nước tiểu, nấm tồn tại trong vòng 1 tháng; ánh nắng, nước sôi diệt nhanh; ở nhiệt độ 70[SUP]o[/SUP]C nấm mất hoạt lực sau 10-15 phút, nhưng sức đề kháng sẽ tăng lên trong điều kiện khô và lạnh. Các chất hóa học như iod, formol 2%, chloramin đều có tác dụng diệt nấm tốt.



2. Động vật cảm thụ
Gà, bồ câu và gà lôi đều mẫn cảm với bệnh. Đặc biệt là gà non nhiễm bệnh nhiều hơn gà trưởng thành.

3. Con đường truyền lây
- Do hệ thống dụng cụ đựng nước uống và nước uống không được vệ sinh bị nhiễm nấm;
- Do dùng kháng sinh trộn thức ăn hay nước uống kéo dài làm cho nấm phát triển ngay trong đường tiêu hóa;
- Do kế phát một số bệnh đường tiêu hóa;
- Do thức ăn bị nhiễm nấm.


4. Triệu chứng
- a) Thể cấp tính: Thể này thời gian nung bệnh trong vòng 3 ngày, chỉ xuất hiện ở loại gia cầm con từ 5-10 ngày tuổi. Đầu tiên chỉ vài con sau lan ra cả đàn. Gà ủ rũ, biếng ăn, tiêu chảy. Giai đoạn cuối con bệnh có thể bị liệt chân, sau đó chết.


- b) Thể á cấp tính: Thể này kéo dài trong vòng 3-15 ngày, chủ yếu ở loại gà 10-45 ngày tuổi. Dấu hiệu đầu tiên xuất hiện những đốm trắng trên niêm mạc miệng, hầu, họng, dần dần phát triển thành màng giả lan khắp niêm mạc. Niêm mạc bong ra để lộ những vết loét màu đỏ, sau chuyển sang màu vàng. Giai đoạn này con vật ủ rũ, kém ăn, sau vài ngày tiêu chảy, liệt cánh, mồm há, dần dần con vật kiệt sức chết. Bệnh ở gà 1-3 tháng tuổi ít chết và thường chuyển sang thể mãn tính. Thông thường chỉ thấy con vật chậm lớn, nhẹ cân; chúng trở thành nguồn truyền nhiễm.


5. Bệnh tích
Bệnh tích điển hình tập trung ở niêm mạc đường tiêu hóa. Xoang miệng chứa nhiều niêm dịch màu trắng đục. Lưỡi, hầu lốm đốm những chấm trắng xen lẫn với niêm dịch nhầy màu trắng sữa hay trắng xám. Trường hợp bệnh nặng, khuẩn lạc phát triển thành màng giả màu trắng đục che phủ niêm mạc phần đường tiêu hóa, nếu bong đi để lộ vết loét khá sâu. Bệnh tích ở diều rất điển hình: niêm mạc diều phủ nhiều niêm dịch màu trắng sữa, dưới lớp dịch nhờn là những điểm trắng rải rác khắp xen kẽ với những điểm xuất huyết. Bệnh có thể lan đến túi hơi làm vỡ túi hơi. Bệnh lan đến dạ dày và ruột làm cho dạ dày, ruột chứa nhiều dịch nhờn màu trắng, đôi chỗ có tụ máu xuất huyết. Trên gan, thận, tim, màng não, thấy những chấm trắng có đường kính từ 1-2mm, đôi chỗ xuất huyết. Kiểm tra tổ chức học các ổ bệnh tích sẽ thấy sợi nấm, các tế bào bị phá huỷ, các tổ chức bị thoái hóa đôi chỗ thấy hoại tử.


6. Phòng bệnh
Phòng bệnh nấm chủ yếu là làm tăng sức đề kháng của con vật. Trong đó, điều kiện nuôi dưỡng, khẩu phần thức ăn có ý nghĩa quan trọng. Thành phần thức ăn đặc biệt là đạm, vitamin và nguyên tố vi lượng có vai trò nâng cao khả năng chống bệnh của niêm mạc. Vệ sinh chuồng trại tốt có tác dụng phòng bệnh tốt. Ở những nơi thường xuyên có bệnh, phải chủ động phòng bệnh bằng thuốc. Gia cầm từ 5 ngày tuổi có thể trộn Nystatin vào thức ăn với liều từ 50-100.000 đơn vị cho 1kg thể trọng. Khi bệnh xảy ra phải cách ly tiêu độc, sát trùng bằng dung dịch formol 2%, xút 1%. Có thể dội rửa máng ăn bằng xút nóng 2%. Sau 30 phút dội lại bằng nước sạch rồi đem phơi nắng.


7. Điều trị
Những con bị nặng thì phải loại thải. Phân đàn, cách ly những con bị nhẹ, điều trị bằng các loại thuốc sau: Fungicidin, Mycostatin, Candicidin, Tricomycin. Có thể điều trị bằng Nystatin với liều 300-600.000 đơn vị cho 1kg trọng lượng. Thuốc hòa vào sữa chua cho ăn ngày 2 lần, ăn trong 10 ngày. Sữa chua có tác dụng hồi phục sự hoạt động của các vi khuẩn có ích trong đường tiêu hóa. Trường hợp bệnh có nguy cơ kế phát các bệnh khác thì dùng thêm các loại kháng sinh mạnh. Cùng với dùng kháng sinh cần bổ sung các loại vitamin vào thức ăn, để tăng sức đề kháng của niêm mạc. Đồng thời dùng dung dịch sulfat đồng 1/200, iodure kali 0,8% cho uống, thuốc tím 1% để bôi.

Chương 6 . bệnh do ngộ độc
Bệnh ngộ độc do mặn, hoá chất, nhấm mốc aflatoxin:
Ngộ độc muối làm gà uống nước nhiều, tích nước dưới da, bại liệt, có thể sưng khớp. Ngộ độc hoá chất, gà cũng uống nước nhiều, có khi chưa kịp có triệu chứng đã chết, mổ ra có mùi hoá chất bị nhiễm trước hết là ở diều, mề, lâu hơn có thể thấm vào thịt. Cả đàn gà cùng ăn uống một loại thức ăn đều biểu hiện bệnh, con nào ăn khoẻ còn bị ngộ độc nhanh hơn.
Gà ăn ngô mốc có đầu đen ở hạt, khô lạc mốc, thức ăn vón mốc . . . là bị ngộ độc mà nguy hại nhất là độc tố aflatoxin làm gà kém ăn, lông xù, giảm đẻ rõ rệt, trứng ấp nở kém. Ngộ độc nặng gây chết gà rất nhanh. Gan sưng có chấm xuất huyết, màu xám hoặc vàng đất thó, thận gà ốm sưng và xuất huyết.
Phòng ngộ độc bằng cách theo dõi đàn gà thường ngày, thấy hiện tượng khác thường là phải xem xét ngay nước uống, thức ăn. Thức ăn mặn phải cho thêm ngô, cám; thức ăn mốc, có hoá chất phải loại bỏ. Nếu nước bẩn, nhiều con, nước giếng khơi, nước ao v... là phải thay, phải lọc sát trùng. Tuyệt đối không để thức ăn, nước uống cạnh thuốc sâu, thuốc chuột v.v...

[h=2][FONT=&quot]BỆNH Ngộ độc[/FONT][/h]
[h=4]Giới thiệu[/h] Một điều kiện của gà, gà tây, vịt và chim nước khác xảy ra trên toàn thế giới và gây ra bởi một loại độc tố vi khuẩn Clostridium botulinum sản xuất chủ yếu là loại A, C. / độc tố được sản xuất trong động vật phân hủy (thường carcases) và chất thải thực vật, và vật liệu có chứa độc tố ( ao bùn, carcases, giòi) được tiêu thụ bởi các loài chim. Độc tố cũng có thể được sản xuất bởi các vi khuẩn trong đầu ruột cùng. Mắc bệnh thường là thấp nhưng tỷ lệ tử vong cao. Các chất độc và các bào tử vi khuẩn tương đối ổn định và có thể tồn tại trong một số thời gian trong môi trường. Nó cũng đã được gợi ý rằng carcases gia cầm bị mất trong một lứa có thể là một nguyên nhân gây ra ngộ độc trong đất chăn thả gia súc, thức ăn ủ tiêu thụ rác gia cầm đã được lan truyền.
[h=4]Các dấu hiệu[/h] Dấu hiệu thần kinh, yếu kém, tiến bộ, liệt mềm chân, cánh sau đó cổ, sau đó đột tử.
Gà bị ảnh hưởng có xu hướng giải quyết với đôi mắt khép kín khi không bị quấy rầy.
Một mỏ bẩn, bởi vì nó dựa trên việc xả rác, cũng khá điển hình.
[h=4]Sau khám nghiệm tử thi tổn thương[/h] Có thể không có tổn thương đáng kể.
Nhẹ ruột nếu có bị ảnh hưởng trong một thời gian.
Lông có thể dễ dàng kéo (gà).
Giòi hoặc thối rữa ingesta có thể được tìm thấy trong cây trồng.
[h=4]Chẩn đoán[/h] Lịch sử, dấu hiệu, chất độc chuột trên huyết thanh hay trích xuất nội dung đường ruột. Phân biệt với bệnh cấp tính của Marek ('gà thịt mềm Hội chứng') mô học của não bộ.
[h=4]Điều trị[/h] Hủy bỏ nguồn gốc của điều trị độc tố hỗ trợ, nếu chính đáng, kháng sinh, selen.
[h=4]Phòng ngừa[/h] Ngăn chặn truy cập đến chất độc, nghi ngờ thức ăn và ao tù đọng, đặc biệt là trong thời tiết nóng. Biện pháp quan trọng nhất là cẩn thận chọn và loại bỏ tất cả các loài chim chết trên một cơ sở hàng ngày. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ ngộ độc ở gia cầm và trong bất kỳ động vật ăn cỏ trên đất nơi xả rác gia cầm lây lan

<tbody>
 
Last edited:
một bài sưu tầm rất công phu và rất có ích cho những người mới chăn nuôi gà như mình.Cảm ơn bạn rất nhiều nha Thủy.
 
Rất cám ơn tấm lòng chân thành của bác đối với anh em 1 lần nữa xin thay mặc các anh em ở diển đàng cám ơn bạn.
 
Các bạn chú ý, 2 bệnh số 10 và 11 là một bệnh. Tên "bệnh máu trắng" là tên Việt nam biên tập theo cách hiểu của mình (rất ít dùng) và chủ yếu vẫn gọi là bệnh Leuko (Leukosis).
hic hic em cũng không bít nữa thấy tên khác nhau là copy về à mà tài liệu này em chưa chỉnh sửa gì lên nó rối như tơ vò
 
cám ơn chú thủy đã có công sưu tâm bài viết hữu ích cho anh em nuôi Gà
 
Thông tin của dilenlamgiau rất hữu ích cho bà con nuôi gà, nhưng nếu bạn có thể dẫn nguồn nữa thì sẽ tốt hơn. Dù sao cũng rất cám ơn.
 
em tất cả là khoảng 3 tháng nhưh những tài liệu em tự xoạn thảo và chỉnh sửa gần song thì bị lỗi l
lên mất tất và phải làm lại từ đầu
hôm qua thời gian có hạn lên chưa nói hết sự tình
em copy và soạn thảo trong thời gian rất nâu nhưng máy bị lỗi windows và bị xóa hết tài liệu và em phải làm lại từ đầu và soạn thảo và copy trời cũng may là em copy 1 tài liệu vào usb lên dữ đươc lên làm lại
nhưng không hiểu xao em cứ làm gần song là máy lại bị lỗi rồi lại mất
cứ thể bị 3 lần mất rất nhiều thời gian đề làm lại đến bây giờ
có một tài liệu nữa em soạn thảo trong một thư mục lại bị lỗi không hiểu tại xao? copy mang usb rồi cắm vào máy khác thì thư mục đó không mở đươc cứ như bị ảo vậy nhưng cắm vào máy mình thì vẫn mở ra bình thường

không có bác nào rành về máy tình không có giúp em khôi phục được lài liệu bị nỗi đó không ? đối với em tài liệu đó rất quan trọng
lếu được em cảm ơn rất nhiều

lần sau dữ liệu quan trọng đừng để ổ C:(ổ cài windows) mà để ổ khác vì khi máy lỗi win hay trục trặc người ta ghost lại windows thì vẫn còn.usb của bạn bị virus rồi tìm may1 nào có phần mềm diệt virus bản quyền diệt đi k thì lại hỏng mấy bài viết hay đó:)
P/s: bạn ở xa qua k giúp đc.đem ổ cứng máy tính ra máy thằng sửa kêu nó khôi phuc dữ liệu lại.cũng k nhiều tiền đâu
 
Last edited by a moderator:
có thêm hình minh họa nữa thì tuyệt vời càng tuyệt vời hơn, llý thuyết thì như vậy, nhưng khi mổ gà ra thì xác định rất khó, vì các bệnh trên gà rất giống nhau, hướng xử lý khác nhau, khi các bạn mổ con gà ra phải chắc chắn bệnh, không được nghi ngờ, khi nghi ngờ thì tham khảo thêm ae, để xác định chính xác và hướng chữa bệnh cho gà. rất cám ơn dilenlamgiau vì bài rất hữu ích , tìm không thấy nút thank hhiihii
 
Giúp Giúp

Giúp mình với ????
Mình mới tập nuôi gà nên chưa có kinh nghiệm, vừa rồi bầy gà 2 tuần tuổi ko hiểu mắc bệnh gì mà chết hàng loạt , xót quá.
Biểu hiện gà biếng ăn, ủ rũ, mệt mỏi, chụm lại theo bầy, phân màu trắng, vón cục ( mổ ra có hiện tượng phân trắng vùng ngoài hậu môn, chắc là nó tắc ) mắt hơi ướt, cánh rũ rượi, hầu như có hiện tượng liệt chân trước khi chết, nguyên nhân chắc có lẽ mình cho ra ngoài nắng hôm trước. Các Bạn có kinh nghiệm giúp mình nha. Giờ ko biết nó bị bệnh gì mà điều trị. Đây là hình ảnh của em nó sau khi mình phẫu thuật.
Agriviet.Com-05122012200.jpg
 
Giúp mình với ????
Mình mới tập nuôi gà nên chưa có kinh nghiệm, vừa rồi bầy gà 2 tuần tuổi ko hiểu mắc bệnh gì mà chết hàng loạt , xót quá.
Biểu hiện gà biếng ăn, ủ rũ, mệt mỏi, chụm lại theo bầy, ( mổ ra có hiện tượng phân trắng vùng ngoài hậu môn, chắc là nó tắc ) mắt hơi ướt, cánh rũ rượi, hầu như có hiện tượng liệt chân trước khi chết, nguyên nhân chắc có lẽ mình cho ra ngoài nắng hôm trước. Các Bạn có kinh nghiệm giúp mình nha. Giờ ko biết nó bị bệnh gì mà điều trị. Đây là hình ảnh của em nó sau khi mình phẫu thuật.
Agriviet.Com-05122012200.jpg
em thì không rành về bệnh tích lắm còn gà biếng ăn, ủ rũ, mệt mỏi, chụm lại theo bầy em nghĩ rất có khả năng bị sốt cái này bác lên che chắn chuồng trại và tìm cách dữ ấm cho gà tốt nhất là bác lên cho gà sười lếu cảm thấy cần thiết còn sốt thì bác lên cho gà uống thuốc paracetamon và thốc aragin để giúp gà hạ sốt phân màu trắng, vón cục thì em nghĩ không phải bị tiêu chảy lếu phân nỏng mới đáng no mổ ra có hiện tượng phân trắng vùng ngoài hậu môn, chắc là nó tắc ,cái này rất dễ bị samonela nhưng không khớp với hiện tượng phân vón cục ,mắt hơi ướt cai này rất rễ bị bệnh đường hô hấp ,cánh rũ rượi, hầu như có hiện tượng liệt chân trước khi chết, cái này chẳng nẽ bệnh này lên quan đến khớp , nguyên nhân chắc có lẽ mình cho ra ngoài nắng hôm trước cũng có thể là như vậy vì gà còn nhỏ lên không quen với thời tiết bên ngoài ví dụ như gió rét và nhiệt độ thấp rồi còn phải đối đầu với không biết bao vi khuẩn và vi rút rang chờ bên ngoài , Các Bạn có kinh nghiệm giúp mình nha. Giờ ko biết nó bị bệnh gì mà điều trị. Đây là hình ảnh của em nó sau khi mình phẫu thuậtem chỉ có thể giúp bác được như vậy thôi vì em cũng chỉ là người chăn nuôi chứ không phải chuyên ngành thú y em không hiểu biết rộng về lĩnh vực này về hình ảnh bác lên chụp thêm vài hình khác nữa ví dụ như hình phân gà bệnh trạng thái gà hoạt động v.v. em góp ý thêm là lếu bác cảm thấy gấp và cần được hỗ trợ nhanh thì bac lên để lại số đện thoại ,lếu ai biết thì có thể điện trực tiếp thì sẽ tốt hơn





--------

tài lệu ở topic này chưa được hoàn chỉnh như ý muốn khi nào rảnh em sẽ up lại để mọi người rễ tìm kiếm hiện tại cái này được chia làm 3-4 khúc lên muốn xem đủ 50 bệnh thì phải vào trang thứ 1 thì mời đủ ngoài ra còn nhiều nỗi khác lếu mọi người để ý là thấy ngay

 
Last edited:
Em dọc mà nhức cả đầu coi bộ làm cái gì cũng khó khăn thật
 
woa em tìm bài của bác sáng h.Đọc 1 lúc mà khuya rùi đi ngủ mai tham khảo tiếp.Thanh bác
 
Back
Top