Bác nào biết giúp hộ! - TÍNH khối lượng đất

  • Thread starter Lê Vượng
  • Ngày gửi
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI:

- Tên DN/Cá nhân: Lê Vượng
- Địa chỉ: Định Quán -Dồng Nai
- Tel, Fax: 01696978999
- Email: levuong79@yahoo.com.vn
================================

Bác nào biết cách tính khối lượng đất trên 1 đơn vị diện tích (1ha = 10.000m2) xin tư vấn hộ!
Cán ơn các Bác trước nhé!
 


Tui cũng cố thử tự trả lời mà ngay chính câu hỏi tui đã không hiểu thì đã thấy bế-tắc rồi(!).
- Khối lượng đất : Đống đất trên mặt đất, hay từ mặt đất xuống ruột trái đất? (Không biết có phải hình nón không?).
- Đơn-vị diện-tích : 1 mét vuông.
- Và : Trên một đơn-vị diện-tích (1ha = 10.000m2) : Câu nầy vô nghĩa.

Khó nha! Chủ Topic hé lộ "thai đề" cho anh em bàn chơi với!
Thân.
 


Bác nguyenhungdung xài từ "trọng lượng riêng" và "trọng lượng"
còn bác levuong thì xài "khối lượng riêng" và "khối lượng."
Bác levuong còn xài "dung lượng" nữa.
*
Trong sách Vật Lý dạy trong trường phổ thông ngày xưa tôi học,
thì khi tính đến chuyển động, vận tốc, gia tốc, lực, thì mới
xài "khối lượng." 3 định luật của Niu tơn chỉ nói đến khối lượng
thôi. Tiếng Anh là Mass, và ký hiệu công thức của nó là m.
*
Khi không có xài đến các định luật của Niutơn, thì xài "trọng
lượng" và "trọng lượng riêng." Trong trường hợp này, xài "khối
lượng" thì bà con thường coi là "thể tích" như các gọi trong trường
phổ thông. Trọng lượng ký hiệu là P, còn thể tích ký hiệu là V.
Ngày xưa tôi thấy vô lý, vì ký hiệu chẳng khớp với tên gọi chi cả .
Mãi mấy chục năm sau khi tốt nghiệp phổ thông rồi, tôi mới biết
các ký hiệu toàn xài tiếng Anh cả, trong khi VN xài tiếng Pháp nhiều
hơn.
*
Nếu nói đúng tiếng Việt tiêu chuẩn như trường học dạy trẻ con,
thì phải nói là "tính trọng lượng đất vườn 1 hécta." Trường hợp này,
các loại đất đá đã có con số, trọng lượng riêng 1 khối đất từ 1 tấn
6 cho đến 2 tấn (đất sét đồi nén chặt hơi ẩm đo hố đào, chứ không đo
đất đào lên). Đất nông nghiệp quanh Hà Nội thì lấy trọng lượng riêng
là 1 tấn 7, cũng đo hố đào. Riêng Cát và Đá, thì đo thể tích đống
Cát và Đá đổ lên trên một nền đất phẳng, hay là đong bằng đấu (trước
khi đổ bê tông). Có nhiều lý do vì sao phải đong đếm khác nhau như
vậy, nhưng nguyên lý bao quát thì: đất đào lên sẽ nở ra gấp rưỡi gấp
đôi thể tích hố đào, nhưng lâu ngày thì đất đào lên sẽ không bằng thể
tích hố đào.
*
 
Nếu chưa biết tỷ-trọng của chỗ đất đang nói tới, thì đo vuông-vức 1m2, đào xuống 1m, đem hết lên cân thôi. Phải lấy cho hết đất trong thước khối đó.
Nhưng mà tui không hiểu là người ta cần biết trọng-lượng đất như vậy để làm gì? Trừ trường-hợp mấy người lái xe chở đất cát. Ở bên tui, 1 chiếc xe Ben chạy vô được cân. Xe cạp xúc đất lên cho đầy, xe chạy ra, cân lại. Hai con số đó trừ ra thì biết được đất cát trong xe nặng bao nhiêu.
Ngoài công-lộ có nhiều trạm, chỉ dành cho xe tải thôi. Xe vào trạm, chạy lên một cầu nhỏ, đúng ra là 1 cái cân để biết cả xe và vật chở có nằm trong mức an-toàn không gọi là SWL (Safety working load) và những trạm kiểm-soát cân nặng đó gọi là Public weighing.
Vì không hiểu câu hỏi về đất nặng để làm gì, nên tán lan-man, xin bà con thứ lỗi. Do bởi tui 2 lần nhìn thấy có 2 xe tải nằm đường tại VN. Cả hai xe đều bị gãy giàn tay lái và phuộc nhún. Nhìn thấy kinh lắm! Tui có thằng em ruột làm tài-xế, hỏi nó, nó giải-thích tình-trạng chở quá tải ở nước mình. Tài-xế mà không bằng lòng chở quá tải, thì đừng hòng kiếm việc.
Lở lạc-đề, xin cho phép đi trớt luôn 1 chút, theo ý bà con :
- Đât đào lên thi sẽ "nở ra" hay "tóp lại"?
Thân.
 
Câu hỏi này ngộ nha: 10.000m2 và đào sâu bao nhiêu mới tính được chứ.
Lấy Dài x rộng x cao thì ra thôi có gì đâu
Dài, rộng có rồi thì lấy 10.000 x cao (chiều sâu) mà bác đào đấy.
Mà nói lát em cũng không hiểu luôn. hihi
 
Last edited by a moderator:
Canh tác Nông Nghiệp

E thật lòng muốn biết công thức tính khối lượng đất (đất ở đây là đất nông nghiệp, E chỉ muốn hỏi công thức tính khối lượng đất trong tầng canh tác đó mà)!Khi chúng ta tính ra khối lượng đất chúng ta có thể sử dụng các biện pháp canh tác một cách hợp lí.

Thật là siêu tưởng ! thông thường để canh tác nông nghiệp hiệu quả người ta căn cứ vào các điều kiện khí hậu , thổ nhưỡng và giống . Còn về chất lượng đất và thủy lợi hiện nay có rất nhiều giải pháp cải tạo , điều chỉnh ...Những thủ thuật kiểm tra ban đầu bao gồm lấy mẫu đất đem phân tích các hàm lượng , khoan vài điểm trên mảnh đất xác định các tầng nước ngầm nếu trồng cây lâu năm .
Mình đã đọc nhiều tài liệu nước ngoài về đất canh tác nông nghiệp nhưng chưa từng nghe và thấy tài liệu nào nói về cách tính trọng lượng hoặc khối lượng đất để tìm ra biện pháp canh tác hữu hiệu như tiêu đề trên . Nếu có tài liệu mong các Bạn chỉ giáo thêm để mở rộng tầm nhìn . Thank !
 
Câu hỏi không rõ ràng. Nếu muốn biết khối lượng thì lầy dài x rộng x cao (sâu); còn muốn tính trọng lượng (cân nặng) thì lấy khối lượng x trọng lượng riêng của đất (phải có bảng tra cho lớp đất phù hợp) và muốn tính gì nữa thì phải nói cụ thể chứ và nêu mục đích nữa chứ. Ví dụ tính trọng lượng thì để làm gì nhỉ???
Cái gì không biết thì tra Google. He he he.
 
lê vượng thân mến !
qua câu hỏi của bạn,ngô đồng cũng biết chút chút về cách tính khối lượng đất nên phổ biến cho bạn và mọi người cùng tham khảo. bạn thực hiện theo các bước sau.
bước 1: trên mảnh đất cần đo khối lượng chọn 5 điểm có khoảng cách trải đều trên mảnh đất đó ( chú ý đất nơi được chọn không được khô quá mà cũng không được ướt quá)
bước 2: từ 5 điểm chọn vẽ một cái hình vuông ở mỗi điểm có cạnh là 1dm
bước 3: đào vùng đất trong hình vuông đó sâu xuống 1 dm (ta sẽ có 1 hình lập phương cạnh 1 dm) cho đất vừa đào được ở 5 hình lập phương đó vào 5 bao nilon khác nhau sau đó đem xấy hoặc phơi cho thật khô. rùi đem đi cân. (giả sử như khi đem cân tương ứng với 5 bao nilon được 5 giá trị là a1, a2, a3, a4, a5).
bước 4: tính toán:
từ 5 giá trị khối lượng trên ta cộng lại rùi chia 5 để lấy giá trị trung bình a
a = (a1+ a2+ a3+ a4+ a5)/5
=> 1 dm khối đất có khối lượng là a
phải biết được vùng tầng đất canh tác dày bao nhiêu (giả sử như 1m)
ta phải tính thể tích vùng đất canh tác:
V = 10.000m vuông x 1m = 10.000 m khối đất
vì ở phần trên da dùng đơn vị là dm nên phải đổi m khối ra dm khối
10.000m khối = 10.000.000 dm khối
như vậy vùng đất canh tác của bạn có thể tích là 10.000.000 dm khối
theo qui tắc tam xuất ta có khối lượng vùng đất canh tác của bạn là:
M = a x 10.000.000
chú thích: M là khối lượng vùng đất canh tác.
a là khối lượng 1 dm khối đât (vừa tính được ở phần trên)
 

Nếu bạn muốn tính khối lượng là tấn thì: bạn lấy Dài X Rộng X Cao X 1.5 = Tấn. Hii.
 
Lúc trước E học ở Nông Lâm Tự môn KHoa Học đất có cách tính khối lượng đất (khối lượng của tầng canh tác) cho một đơn vị diện tích (ví dụ 1ha) mục đích: xác định được khối lượng đất trên 1 đơn vị diện tích từ đó chúng ta có thể sử dụng các phương pháp để làm thay đổi lý - hóa tính của đất phù hợp cho đối tượng cây trồng chúng ta canh tác.
Lúc học mình nhớ là vậy nè: xác định 5 điểm chéo góc của miếng đất, dùng ring (dụng cụ chuyên dùng lấy mẫu đất) lấy 5 mẫu ở 5 vị trí này về cân sau đó sấy khô rồi cân lại (cái này gọi là dung trọng hay tỷ trọng nhỉ?)
rồi ráp vô công thức.
Nhưng giờ E không nhớ công thức nên hỏi mấy Bác. Bác nào biết giúp E dùm dừng chém E nữa tội nghiệp!:1^:
Mong rằng lần này câu hỏi đã rõ ràng?
Cám ơn các Bác nhiều!​
 
Cách cải tạo đất của trường học của bạn cũng siêu khác thường.
Tôi sống ở nhà quê cho đến 35 tuổi chưa hề cải tạo đất như vậy.
30 năm dưới chế độ XHCN chứ không ít đâu.
*
 
Tại sao lại nói là siêu khác thường?

Tôi nghĩ đó là một nghiên cứu bình thường của một môn học. Có lẽ vì chưa hiểu được mục đích nghiên cứu đó nên có người cho là siêu bình thường, siêu tưởng. Giống như câu chuyên Kha Luân Bố tìm ra châu Mỹ vậy.
 
Cách cải tạo đất của trường học của bạn cũng siêu khác thường.
Tôi sống ở nhà quê cho đến 35 tuổi chưa hề cải tạo đất như vậy.
30 năm dưới chế độ XHCN chứ không ít đâu.
*
Chào Bác Anhmytran!
Chuyện thật sự đơn giản có gì phức tạp đâu mà Bác cho là siêu khác thường vậy?
Đất nông nghiệp mỗi nơi có 1 kết cấu khác nhau: Chổ có tầng canh tác mỏng, chổ có tầng canh tác dày (việc này chúng ta dùng RING lấy mẫu đất theo chiều dọc từ trên xuống dưới đến hết tầng canh tác); Đất mỗi nơi có ẩm độ khác nhau (cân khối lượng đất trước khi sấy và sau khi sấy khô kiệt sẽ xác định dược ẩm độ); Trong 1 thữa đất thường kết cấu đất không đồng nhất tại các vị trí (chúng ta lấy theo 5 điểm chéo góc hay 5 điểm theo đường chéo...mục đích trung bình công của các mẫu đất trên sẽ là đại diện cho thữa đất của chúnh ta); Ta có chiều dày tầng canh tác, chiều rộng, ẩm độ...có thể tính được khối lượng đất (khối lượng này tính trên 1 diện tích và chỉ là đối với tầng canh tác).
Trong phòng thí nghiệm chúng ta chỉ có thể xử lí với 1 khối lượng đất nhỏ (ví dụ 1kg) chứ không thể thí nghiệm với vài chục ngàn tấn được.
Khi tiến hành trong phòng thí nghiệm thành công chúng ta có thể ứng dụng ra thực tế.
Một ví dụ đơn giản về cải tạo tính chất đất giúp tăng khả năng giữ nước: Chúng ta có 6kg đất mẫu chia đều ra 2 túi (mỗi túi nặng 3kg). Túi thứ nhất để nguyên như trạng thái ban đầu, túi thứ 2 trộn thêm 5g chất hấp thụ nước (chất giữ ẩm), sau đó tưới nhỏ giọt đều cho cả 2 túi (vì muốn đơn giản nên ko nói rõ cách đo đếm sự bốc thoát hơi nước cũng như thấm lậu) sau 1 thời gian nhất định đo đếm lượng nước ta có thể xác định được khả năng giữ nước của đất khi cho thêm chất giữ ẩm. Ta làm thí nghiệm với nhiều nghiệm thức là lượng chất giữ ẩm đưa vào trong đất khác nhau. Cuối cùng ta có kết quả lượng chất giữ ẩm cho vào trong đất hiệu quả nhất ví dụ là 6g chất giử ẩm/3kg đất mẫu. Từ đây, chúng ta xác định được lượng chất giữ ẩm cần dùng cho 1ha và để biết được lượng cần dùng chúng ta phải biết khối lượng đất của tầng canh tác.
Đương nhiên việc thay đổi tính chất đất phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng ở đây E chỉ đưa ra ví dụ đơn giản để thấy tại sao E cần biết khối lượng đất trên 1ha.
E hy vọng các Bác hiểu ý E và giúp E.
Đừng chém E nữa tội nghiệp!
Cám ơn các Bác trước!
 
Cách cải tạo đất của trường học của bạn cũng siêu khác thường.
Tôi sống ở nhà quê cho đến 35 tuổi chưa hề cải tạo đất như vậy.
30 năm dưới chế độ XHCN chứ không ít đâu.
*
đọc xong mới biết anhmytran như cóc ngồi đáy giếng
 
có xem.....................................................................................................................hi
 
đọc xong mới biết anhmytran như cóc ngồi đáy giếng

Híc...Bác cayngodong đừng nói thế!
Mỗi người có một sở trường riêng cũng như tầm hiểu biết về lãnh vực riêng, đâu ai biết hết được mọi thứ trên đời.
Có khi những điều cao siêu Bác biết nhưng những điều đơn giản Bác lại đâu biết gì?
Quy đây xin Bác anhmytran đừng buồn nhé!
Chúc các Bác luôn vui vẻ!
Thân ái!
 
Bác lấy dài rộng cao rồi nhân với nhau nhân tiếp với trọng lượng riêng của đất thôi.trọng lượng riêng của đất hình như là 18.6 KN/m3 hay sao ấy.
 


Back
Top