bán cây hoa mộc, cây mộc cảnh, cây hoa mộc cảnh, cây hoa mộc hương, cây mộc hương, cây mộc tê, cây q

  • Thread starter vukerraing
  • Ngày gửi
V

vukerraing

Guest
Hoa mộc hương
55828454e9c3d.jpg
Cây hoa Mộc với từng chùm hoa nhỏ xinh thơm ngào ngạt, đặc biệt giống mùi quả chín khiến người yêu hoa “ngửi một lần mãi không quên”. Người xưa có câu: “Sắc Trà hương Mộc” để nói lên vẻ đẹp tuyệt vời của cây hoa Trà và mùi hương vượt thời gian của cây hoa Mộc.
Hoa Mộc không chỉ thơm còn là loại cổ thụ khai thác được rất nhiều công dụng: làm thuốc chữa bệnh, trang trí cảnh quan, làm thực phẩm,…
Hoa Mộc có tên khoa học là Osmanthus fragrans, dân gian thường gọi là cây Mộc, cây Mộc Tê, Cây Quế Hoa với mùi thơm nồng nàn có nguồn gốc từ các nước châu Á.

5582848771f0d.jpg

5582847da43f9.jpg


558284738679c.jpg


Đặc điểm hình thái cây hoa Mộc:
Cây hoa Mộc
là cây lâu niên, thân gỗ có thể cao từ 5 – 15 m.
Hình dáng hoa Mộc: hoa mọc thành chùm, hoa nhỏ gồm 4 cánh dày mọc chung gốc dài khoảng 1 cm, mùi thơm mạnh và nồng nàn.
Quả cây Mộc có dạng quả hạnh, hình bầu dục màu tím đen. Trong mỗi quả Mộc chỉ gồm một hạt nhưng quả Mộc cực kỳ hiếm, quả thường chín vào mùa xuân.
Lá của cây hoa Mộc hơi bầu, dài khoảng 8 – 14 cm với bề rộng khoảng 3 – 5 cm, có màu xanh sẫm. dầy không lông, mép có răng nhọn nhỏ.
Điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây hoa Mộc:
Cây Mộc có nguồn gốc từ các nước châu Á nên cực kỳ thích hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam. Cây hoa Mộc ưa ẩm, hơi chịu bóng, phát triển nhiều cành, cành non dẹp và phồng lên tại các mấu.
Hoa Mộc sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, ra hoa rải rác quanh năm đặc biệt nở rộ trước và sau tết Nguyên Đán. Hoa nhiều song hiếm khi thấy quả.
Công dụng của cây hoa Mộc:
Cây Mộc là một trong những loại thực vật có thể khai thác từ hoa, thân cây, vỏ cây, lá cây…
- Hoa Mộc:
+ Trà ướp hoa mộc cực kỳ thơm lâu, một vốc trà hoa Mộc đưa lên ngửi nhẹ lên mũi khiến người phẩm trà thư thái. Nhấp một ngụm trà ngỡ lạc vào chốn thần tiên bởi mùi hương nồng nàn hòa quyện cùng hương thanh nhã của trà.
+ Tinh dầu có trong hoa Mộc được ứng dụng làm nguyên liệu sản xuất nước hoa đặc biệt quý hiếm.
+ Hoa Mộc nấu nước gội đầu hoặc tắm có tác dụng làm dẹp da, dưỡng da và ướp hương lên thân thể rất thơm mát. Dùng nước hoa Mộc rửa mặt hàng ngày làm đẹp da phụ nữ và phòng chống một số bệnh thông thường.
+ Theo các bài thuốc Đông Y, hoa Mộc có vị cay, tính nóng có tác dụng chữa đau răng, đau bụng kinh và trị cảm lạnh.
- Quả cây Mộc: cũng như hoa Mộc, quả Mộc có vị cay ngọt, tính ấm, có tác dụng tán hàn, bình can, ích thận, chữa đau dạ dày do hư hàn.
- Rễ cây hoa Mộc: có vị ngọt, hơi chát, tính bình, tác dụng khử phong, chỉ thống, chữa phong tê thấp, đau gân cốt, đau lưng, thận hư, đau răng
- Lá Mộc: phơi khô là bài thuốc quý phòng trừ các bệnh cảm cúm thông thường, trị ho…
- Vỏ thân cây hoa Mộc: nấu lấy nước uống làm sáng mắt, tăng sắc đẹp.
Cây hoa Mộc có dáng dẹp, cành lá rậm rạp, rắn chắc với mùi hương quyến rũ, được xem là loài hoa thanh cao nên rất được ưa chuộng trong trang trí vườn cảnh, sân vườn, đặc biệt tại các di tích lớn thường trồng cây hoa Mộc để tạo điểm nhấn không gian, làm chốn dừng những lúc mệt mỏi.
Một gốc Mộc xưa, vài ba chiếc ghế gỗ… thêm một ấm trà thoang thoảng mùi hoa Mộc gợi nhớ hình ảnh làng quê Việt xưa.
mAbTjQ.jpg
 
Hoa mộc hương
55828454e9c3d.jpg
Cây hoa Mộc với từng chùm hoa nhỏ xinh thơm ngào ngạt, đặc biệt giống mùi quả chín khiến người yêu hoa “ngửi một lần mãi không quên”. Người xưa có câu: “Sắc Trà hương Mộc” để nói lên vẻ đẹp tuyệt vời của cây hoa Trà và mùi hương vượt thời gian của cây hoa Mộc.
Hoa Mộc không chỉ thơm còn là loại cổ thụ khai thác được rất nhiều công dụng: làm thuốc chữa bệnh, trang trí cảnh quan, làm thực phẩm,…
Hoa Mộc có tên khoa học là Osmanthus fragrans, dân gian thường gọi là cây Mộc, cây Mộc Tê, Cây Quế Hoa với mùi thơm nồng nàn có nguồn gốc từ các nước châu Á.

5582848771f0d.jpg

5582847da43f9.jpg


558284738679c.jpg


Đặc điểm hình thái cây hoa Mộc:
Cây hoa Mộc
là cây lâu niên, thân gỗ có thể cao từ 5 – 15 m.
Hình dáng hoa Mộc: hoa mọc thành chùm, hoa nhỏ gồm 4 cánh dày mọc chung gốc dài khoảng 1 cm, mùi thơm mạnh và nồng nàn.
Quả cây Mộc có dạng quả hạnh, hình bầu dục màu tím đen. Trong mỗi quả Mộc chỉ gồm một hạt nhưng quả Mộc cực kỳ hiếm, quả thường chín vào mùa xuân.
Lá của cây hoa Mộc hơi bầu, dài khoảng 8 – 14 cm với bề rộng khoảng 3 – 5 cm, có màu xanh sẫm. dầy không lông, mép có răng nhọn nhỏ.
Điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây hoa Mộc:
Cây Mộc có nguồn gốc từ các nước châu Á nên cực kỳ thích hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam. Cây hoa Mộc ưa ẩm, hơi chịu bóng, phát triển nhiều cành, cành non dẹp và phồng lên tại các mấu.
Hoa Mộc sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, ra hoa rải rác quanh năm đặc biệt nở rộ trước và sau tết Nguyên Đán. Hoa nhiều song hiếm khi thấy quả.
Công dụng của cây hoa Mộc:
Cây Mộc là một trong những loại thực vật có thể khai thác từ hoa, thân cây, vỏ cây, lá cây…
- Hoa Mộc:
+ Trà ướp hoa mộc cực kỳ thơm lâu, một vốc trà hoa Mộc đưa lên ngửi nhẹ lên mũi khiến người phẩm trà thư thái. Nhấp một ngụm trà ngỡ lạc vào chốn thần tiên bởi mùi hương nồng nàn hòa quyện cùng hương thanh nhã của trà.
+ Tinh dầu có trong hoa Mộc được ứng dụng làm nguyên liệu sản xuất nước hoa đặc biệt quý hiếm.
+ Hoa Mộc nấu nước gội đầu hoặc tắm có tác dụng làm dẹp da, dưỡng da và ướp hương lên thân thể rất thơm mát. Dùng nước hoa Mộc rửa mặt hàng ngày làm đẹp da phụ nữ và phòng chống một số bệnh thông thường.
+ Theo các bài thuốc Đông Y, hoa Mộc có vị cay, tính nóng có tác dụng chữa đau răng, đau bụng kinh và trị cảm lạnh.
- Quả cây Mộc: cũng như hoa Mộc, quả Mộc có vị cay ngọt, tính ấm, có tác dụng tán hàn, bình can, ích thận, chữa đau dạ dày do hư hàn.
- Rễ cây hoa Mộc: có vị ngọt, hơi chát, tính bình, tác dụng khử phong, chỉ thống, chữa phong tê thấp, đau gân cốt, đau lưng, thận hư, đau răng
- Lá Mộc: phơi khô là bài thuốc quý phòng trừ các bệnh cảm cúm thông thường, trị ho…
- Vỏ thân cây hoa Mộc: nấu lấy nước uống làm sáng mắt, tăng sắc đẹp.
Cây hoa Mộc có dáng dẹp, cành lá rậm rạp, rắn chắc với mùi hương quyến rũ, được xem là loài hoa thanh cao nên rất được ưa chuộng trong trang trí vườn cảnh, sân vườn, đặc biệt tại các di tích lớn thường trồng cây hoa Mộc để tạo điểm nhấn không gian, làm chốn dừng những lúc mệt mỏi.
Một gốc Mộc xưa, vài ba chiếc ghế gỗ… thêm một ấm trà thoang thoảng mùi hoa Mộc gợi nhớ hình ảnh làng quê Việt xưa.
mAbTjQ.jpg
Giống cây này bán ở đâu ạ em cảm ơn
 
Back
Top