TỔNG QUÁT VỀ CÂY GỪNG ĐEN (NGẢI TÍM)
DƯỢC LIỆU TIÊN ĐỊNH
Hotline: 0939.68.68.94 – 0972.737.949 - 0911.737.949
Web: Nông trại cây giống dược liệu
web: www.duoclieuquy.xim.tv
www.facebook.com/giongduoclieu
Nông trại chuyên cung cấp: sâm bố chính, sâm cau, sâm đại hành, sâm cóc, sâm đá, đẳng sâm, khổ qua rừng, kim ngân hoa, đinh lăng, tam thất bắc, nghệ trắng, xạ đen, đương quy, ngải sọ, ngải mọi, ngải hổ, ngải tượng, ngải lửa, ngải tím, ngải năm ông, ngải tổ, ba kích, bạch chỉ, bồ công anh, thiên niên kiện, getto, shachi, cây bìm bịp…DƯỢC LIỆU TIÊN ĐỊNH
Hotline: 0939.68.68.94 – 0972.737.949 - 0911.737.949
Web: Nông trại cây giống dược liệu
web: www.duoclieuquy.xim.tv
www.facebook.com/giongduoclieu
1. MÔ TẢ CÂY GỪNG ĐEN (NGẢI TÍM)
Gừng Đen còn được gọi là Ngải tím hoặc còn có tên là Nga truật, theo sách y học cổ, loài cây này có tính vị cay, nóng, ấm. Về công năng, ngải tím được biết đến là vị thuốc phá huyết hành khí cực kì hiệu quả. Lương y Hướng cho biết các thầy thuốc đông y từ xưa thường dùng ngải tím để chữa trị nhiều chứng bệnh như: Khí huyết ngưng trệ; đau bụng đầy trướng; bệnh máu đông thành hòn, cục (Trong đông y gọi chung là nhóm bệnh do “trần hà tích tụ”).
Các nhà khoa học Việt Nam và Singapore vừa phát hiện và công bố một loài gừng này, được tìm thấy ở Vườn Quốc gia Bến En (Thanh Hóa). TS Nguyễn Quốc Bình, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (Viện KH-CN Việt Nam) cho biết ngày 26/7/2012. Loài gừng mới có tên khoa học D. benenica Q.B.Nguyen & Škorničk thuộc chi Gừng đen (Distichochlamys). Đây là loài gừng thứ 4 thuộc chi Gừng đen được phát hiện. Chỉ một quần thể nhỏ của loài thực vật này được tìm thấy mọc rải rác dưới tán rừng ở độ cao khoảng hơn 100 mét so với mực nước biển tại VQG Bến En. Loài gừng mới được tìm thấy có đặc điểm nổi bật là cánh môi có một dải rộng màu hồng ở phía giữa gốc và các lá bắc xếp sít lại với nhau. Mẫu chuẩn của loài hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Cho đến nay, chi Gừng đen được coi là chi đặc hữu của Việt Nam vì chưa phát hiện thấy ở bất cứ nước nào trên thế giới, kể cả các nước lân cận như Trung Quốc, Lào, Campuchia. 3 loài gừng được tìm thấy trước đó tại VQG Bạch Mã, An Khê (Gia Lai) và VQG Cúc Phương (Ninh Bình).
Phát hiện mới về loài gừng nói trên đã được công bố trên tạp chí chuyên ngành Gardens’ Bulletin Singapore số 64(1): 195-200 (2012). Họ Gừng (Zingiberaceae) gồm những cây thân thảo có giá trị làm cảnh, dược liệu, làm gia vị,…. Họ Gừng ở Việt Nam khá đa dạng, cho đến nay đã biết được khoảng hơn 140 loài thuộc 20 chi, tương đương với đa dạng họ Gừng ở Thái Lan, cao hơn so với họ Gừng ở Lào và Campuchia.
Như đã nói ở trên Gừng Đen ( ngải tím ) được cho là loài củ có tác dụng đặc biệt đối với sức khỏe con người. Công năng “tuyệt diệu” của ngải tím còn là tác dụng trị thương, sinh da non. Cách thức áp dụng để chữa bệnh như sau: Dùng củ ngải tím còn tươi, đem mài nhỏ hoặc giã mịn rồi đắp kín vào vết thương. Thậm chí khi vết thương đã nhiễm trùng nặng vẫn có thể dùng bài thuốc này để chữa trị. “Đắp thuốc xong nhớ dùng vải thưa buộc vừa chặt, đắp thuốc từ sáng đến chiều lại thay mới. Khi đắp thuốc vào sẽ gây cảm giác đau nhức như gà mổ, khí nóng toả ra từ vết thương nhưng đó chính là dấu hiệu khả quan”, vị lương y thuộc nằm lòng cách bào chế thuốc. Trình bày tiếp về công năng của cây, thầy thuốc Hướng cho biết những tinh chất trong củ ngải sẽ hút toàn bộ mủ, máu độc và phần thịt đã hoại tử ra khỏi cơ thể người bệnh. Đồng thời củ ngải tím có tác dụng kích thích quá trình sinh cơ tạo da non: “Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của vết thương mà quá trình đắp thuốc dài hoặc ngắn. Tuy nhiên chỉ sau vài lần đắp thuốc, bệnh nhân sẽ thấy bớt đau nhức, da không còn thâm tím và tiêu mủ rõ rệt”.
Điều cần lưu ý là củ ngải tím phải sử dụng ở dạng tươi và tuyệt đối không áp dụng trị thương cho phụ nữ mang thai bởi công năng phá huyết của cây cực mạnh. Trong quá trình dùng thuốc trị liệu, người bệnh cần kiêng tránh những thức ăn sinh mủ. Nét ưu việt nữa trong chữa bệnh của cây ngải tím như lời lương y Hướng là tuyệt đối không để lại thẹo (sẹo) sau khi vết thương lành. Cổ nhân ngày trước vẫn ứng dụng củ ngải để chữa trị chứng cảm cúm sơ phát bằng cách ăn tươi. Ông Hương chia sẻ kinh nghiệm: “Trong thời gian lên vùng đồng bào thiểu số tìm hiểu cây thuốc, tôi biết được phụ nữ vùng cao sau khi sinh thường ăn củ ngải tím phòng bệnh. Những người lặn lội vào chốn rừng thiêng nước độc tìm trầm, đãi vàng không bao giờ quên ngậm củ ngải nhằm phòng trừ khí độc, bởi thế dân gian mới có câu “ngậm ngải tìm trầm””.
Bên cạnh cách dùng tươi, người bệnh có thể tự bào chế bài thuốc từ củ ngải tím và dấm dùng chữa trị nhóm bệnh “trần hà tích tụ” (Các bệnh máu vón thành cục, sán khí, bệnh chảy máu dạ con ở phụ nữ sau khi sinh nở – PV). Theo đó, thái mỏng củ ngải tím đem phơi hoặc sao khô, sau đó tẩm bằng dấm vừa đủ ướt: “Mỗi lần dùng 12g thuốc sắc uống, chú ý uống thuốc tốt nhất lúc lưng chừng bụng, tức là không đói cũng không no, để có hiệu quả tốt nhất”. Giải thích tại sao kết hợp vị dấm, lương y Hướng cho hay phần lớn các bệnh do “trần hà tích tụ” đều xuất phát từ gan. Mặt khác dấm có vị chua sẽ làm “nhiệm vụ” đưa thuốc vào gan, từ đó bệnh mới lành dứt điểm.
Đặc biệt đối với chứng bệnh chảy máu dạ con, ông Hướng chia sẻ có thể dùng củ ngải tím đã phơi khô đem sao chung với ruột gà chữa trị rất hiệu nghiệm. Ông hướng dẫn: “Ruột gà phải còn tươi mới, để nguyên vẹn rồi thái nhỏ cho vào chảo sao cùng củ ngải. Sao đến lúc nào ruột gà hoàn toàn khô thì bỏ đi, chỉ lấy phần củ ngải đem sắc uống, với liều lượng khoảng 15 – 20g mỗi ngày”. Riêng về bài thuốc này, ông Hướng cho hay được người xưa truyền dạy lại, bản thân mình áp dụng rất nhiều lần nhưng không thể lí giải tại sao lại kết hợp ruột gà với củ ngải tím.
2. YÊU CẦU SINH THÁI
Thích hợp ở các vùng nhiệt đới, nhiệt độ trung bình 20-28oC, lượng mưa 1.500 – 2.500 mm. Vì vậy Gừng đen có thể trồng được tất cả các vùng, miền ở Việt Nam tuy nhiên để tạo điều kiện thuận lợi cho Gừng phát triển tốt ở giai đoạn đầu cần lựa chọn thời vụ trồng cho mỗi vùng là khác nhau.
Gừng đen không kén đất, đất thích hợp với trồng Gừng là đất tơi xốp, giàu mùn, cao, thoát nước, tầng canh tác dày 20 -40 cm.
Gừng là loài ưa sáng nhưng có khả năng chịu rợp nên thường được bố trí trồng xen.
3. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
Thời vụ gừng đen
Gừng trồng có thể từ đầu xuân (tháng 1-2) đến cuối vụ xuân (tháng 4-5). Cuối năm vào tháng 11-12 có thể thu hoạch. Thời gian sinh trưởng của gừng đen từ 8-10 tháng.
Chọn đất trồng
Đất phải cao dễ tưới tiêu, tầng canh tác trên 20cm, tơi xốp, thoáng khí, giàu mùn. Trước khi trồng nên cày sâu, phơi ải rồi tiến hành đánh luống.
Chuẩn bị hom giống
Khâu chuẩn bị hom giống rất quan trọng, nếu xử lý tốt hom nhanh nảy mầm, hạn chế nấm bệnh và đây được coi là khâu quyết định phần lớn đến năng suất của Gừng.
Chọn lọc củ giống và Ủ giống
Chọn những củ to, mập, bề mặt sáng bóng, không non, không già, không sâu bệnh. Sau đó tiến hành Ủ giống từ 7-10 ngày ( có thể lâu hơn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết của từng địa phương), đến khi xuất hiện u mầm sinh trưởng thì đem ra tách (cắt hom) thành những đoạn củ (thân ngầm) có trọng lượng 30g (dài 2-3cm). Mỗi đoạn thân củ có 1-2 u mầm. Mỗi kg củ giống cắt được 30 hom giống.
Cách ủ giống như sau: Củ Gừng đen giống trải đều ra một mặt phẳng phủ rơm, rạ nơi thoáng mát và duy trì ẩm độ. Cứ 2 ngày kiểm tra và tưới nước một lần để giữ ẩm cho giống ra mầm nhanh. Trong quá trình ủ giống, do điều kiện nhiệt độ ẩm thấp có thể phát sinh vi khuẩn ( nấm) có thể sử dụng chế phẩm sinh học N200-pro để phòng và diệt các bệnh do nấm và vi khuẩn (200ml N200-Pro pha với 10 lít nước phun ẩm).
Kỹ thuật trồng
* Lên luống: Lên luống rộng 80-100cm, cao 20-25cm. Trên mỗi luống trồng 3 hàng.
Hàng cách hàng 25-30cm, cây cách cây 30cm. Rãnh luống rộng 30-40cm, tùy thuộc độ dày tầng canh tác. Cuốc Hố trồng cách mép luống 15-20cm.
* Bón lót: Mỗi 1000m2 bón lót như sau: 300kg phân chuồng đã ủ hoai mục + 10kg Lân + 10-15kg vôi bột (nếu đất chua, Vôi phải bón trước, không bón cùng với Lân)
* Kỹ thuật trồng: Đặt hom giống xuôi chiều luống vì sau này mầm sinh trưởng sẽ mọc ngang.
* Chăm sóc sau trồng:
– Tưới nước: Cần giữ ẩm cho đất sau trồng, đặc biệt là tháng đầu tiên. Tuy nhiên không để gừng đen bị úng ngập sẽ gây thối củ, tỷ lệ chết cao.
– Bón thúc:
+ Dùng phân khoáng đa lượng bón cho 1000m2: 15kg Đạm + 20kg Kali hòa với nước tưới cho Gừng chia làm 2-3 lần: sau trồng 20-30 ngày, sau trồng 60 ngày và sau trồng 100-120 ngày. Lưu ý khi tưới nên tưới vào Gốc không để dính vào lá, có thể gây cháy lá. Tốt nhất dùng phân NPK tổng hợp 15-9-17 + TE có thể dùng bón lót hoặc hòa với nước ngâm 1 ngày để bón thúc(1kg hòa 1000 lít nước tưới)
+ Dịch bệnh: Gừng đen ít thấy bệnh nên không dùng thuốc BVTV
4. GIÁ GIỐNG: LIÊN HỆ (tùy số lượng, thời điểm và tùy theo thời gian đặt hàng).
Ngoài ra trung tâm chúng tôi có bán các loại cây khác như: sâm bố chính, sâm cau, sâm đại hành, sâm cóc, sâm đá, đẳng sâm, thổ cao ly sâm, sâm tanh tách (sâm nổ), kim ngân hoa, hương thảo, cây xạ đen, thiên niên kiện, khổ qua rừng, ba kích, đương quy, nghệ trắng, địa liền, bạch cập, bạch chỉ, bồ công anh, getto, tam thất bắc, tam thất hoang, sachi, ngải hổ, ngải sọ, ngải sậy (sậy vàng, sậy trắng), ngải lửa, ngải năm ông, ngải mọi, ngải tổ, ngải nàng mơn…
5. CƠ CHẾ HỖ TRỢ
Hỗ trợ gửi cây giống, bến xe ô tô, máy bay (đối với khách hàng ở xa không trực tiếp nhận hàng tại vườn ươm hoặc văn phòng của đơn vị).
Hướng dẫn ký thuật trồng, chăm sóc, xử lý dịch bệnh, thu hoạch và bảo quả sản phẩm.
Tìm thị trường tiêu thụ đầu ra khi thu hoạch sản phẩm .
6. DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN
Nếu khách hàng ở xa, chúng tôi có kèm dịch vụ vận chuyển như sau: Chi phí vận chuyển giống được miễn phí nếu quý khách hàng lấy giống với số lượng từ 200kg củ giống trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, khu vực khác sẽ tính thêm phí.
(Khách hàng ở xa mua cây giống các loại nên cung cấp cho đơn vị số điện thoại của nhà xe khách chạy qua địa điểm gần nơi khách hàng nhất (nếu có) để đơn vị gửi cây, thuận lợi cho người nhận và đảm bảo tốt cho cây giống).
KINH PHÍ TRỒNG GỪNG ĐEN CHO 1000m2/NĂM
STT
Các khoản chi
Số lượng
Giá
Thành tiền
1
Củ giốngSTT
Các khoản chi
Số lượng
Giá
Thành tiền
1
100kg
150,000
150,000
15,000,000
2
Phân chuồn100 bao
15,000
15,000
1,500,000
3
Thuê công trồng và chăm sóc1người
5,000,000
5,000,000
5,000,000
4
Thuốc BVTV
1,000,000
5
Đường ống tưới tự động
1,000,000
6
Tiền điện tưới
1,000,000
TỔNG CHI PHÍ
24,500,000
Sau 1 năm thu 2 tấn củ, giá 80,000đ/kg
Tổng thu 240,000,000 trừ chi phí 14,500,000đ
Vậy lãi trong 1 năm là 160,000,000đ – 24,500,000đ = 135,500,000đ
ĐC tham quan: 858, tổ 46, ấp Phú Hòa B, xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
- Địa chỉ
- 858, tổ 46, ấp phú hòa b, xã phú thuận a, h hồng ngự, t đồng tháp
- Số điện thoại
- 0939686894