báo mới.loại nấm mà hàng vạn đàn ông mơ ước,nấm làm tan cửa nát nhà.

Nấm quý 'ngọc cẩu' trên đỉnh Tây Côn Lĩnh
Loài nấm này có tác dụng bổ dương cực mạnh. Thậm chí, nhiều ông hỏng hẳn chức năng sinh lý, sử dụng nấm này bồi bổ, vẫn có thể trở lại cường tráng như xưa.
Lương y Phạm Văn Thanh ở bản Phìn Sư của người Cờ Lao.

image.jpg

image.jpg


image.jpg


image.jpg





CÔ GIÁO MINH ĐÃ CÓ 30 ĐI RỪNG TÌM NẤM HẾT LÌ PÌN.

image.jpg

Để có nấm hết pì lìn, vào tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, khi mùa mưa vừa hết, cô giáo Minh phải trực tiếp vào rừng thu hái. Thân gái, nhưng nhiều dãy núi cao như Mường Hung (thuộc huyện sông Mã và Sốp Cộp), rồi dãy núi U Bò (Bắc Yên, Phù Yên), chị đều đã đặt chân đến để tìm loài nấm quý hết pì lìn.

Theo chị Minh, chị đã có tới 30 năm đi rừng tìm nấm và hái thuốc, tiếp tục công việc bốc thuốc cứu người do bố truyền lại.

Mặc dù rất bận rộn, song cô giáo Minh không dám thuê người đi lấy nấm, bởi loài nấm này có màu sắc sặc sỡ, rất dễ lẫn với các loại nấm độc. Chỉ khi chị tự tay đào nấm, mang nấm về, mới dám chế biến thành thuốc cho người dùng.



image.jpg


image.jpg



image.jpg



Loài nấm ‘tan cửa nát nhà’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh Người Cờ Lao ở Hà Giang vẫn rỉ tai nhau loại nấm quý đàn bà dùng nhiều dễ ngoại tình còn đàn ông dễ năm thê bảy thiếp làm tan cửa nát nhà. Sau khi uống nước sắc từ loại nấm có hình thù kỳ lạ, tôi chụp lại tấm hình củ nấm, gửi cho lương y Phạm Văn Thanh. Nhìn thấy hình ảnh củ nấm, lương y Thanh bảo tôi ở lại Hoàng Su Phì (Hà Giang), rồi ngay trong đêm, anh lái xe chạy thẳng từ Lào Cai sang.
Lương y Thanh nổi tiếng với các bài thuốc viêm loét dạ dày, tá tràng, là vị lương y lăn lộn núi rừng, sưu tầm các loại cây thuốc quý. Hễ nghe tin ở đâu có cây thuốc gì, dù đường xa vạn dặm, anh cũng tìm đến để nghiên cứu, tầm sư học đạo. Gặp tôi ở thị trấn Hoàng Su Phì, không kịp nghỉ ngơi, anh đòi trèo ngay lên bản Phìn Sư nằm mãi gần đỉnh Tây Côn Lĩnh (xã Túng Sán, Hoàng Su Phì) của người Cờ Lao, để được tận mắt loài nấm kỳ lạ kia. Lương y Phạm Văn Thanh ở bản Phìn Sư của người Cờ Lao Sau cả ngày đánh vật với xe máy, rồi cuốc bộ, chúng tôi cũng có mặt ở sườn núi Tây Côn Lĩnh, nơi dân tộc chỉ có vài ngàn người sinh sống. Thế nhưng, thầy cúng Min Phà Sinh lại đi cúng cho một gia đình ở huyện Vị Xuyên, hôm sau mới về. Vợ Sinh dẫn chúng tôi ra phía sau nhà bảo cứ lội dọc con suối, đi bộ chừng 2 tiếng, thì sẽ thấy một khu vực rừng già, toàn những cây dẻ rêu mốc, to hai ba người ôm. Ở khu rừng rêu bốc bủa vây ấy, những củ nấm kỳ quái mọc tua tủa, đỏ như quả gấc chín, nhìn rất rõ. Vợ Sinh cũng dặn rõ chúng tôi không tiết lộ vị trí có nhiều loài nấm hình của quý.
Ngôi làng đãi bất kỳ người lạ nào như ‘thượng khách’ Tục của làng nhiều đời nay vậy. Khách đến đều phải tiếp đón, có gì ăn nấy, nhà nhà phải “nuôi” khách. Khách của nhà ai cũng thành khách của làng. Loài nấm này chưa được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu, cũng chưa có nhiều thông tin, tuy nhiên, một số thầy lang người Dao đỏ sống trên đỉnh Tả Phời cao 1.800m trên dãy Hoàng Liên Sơn đã dùng từ nhiều năm nay. Người Dao đỏ dùng củ nấm này để chữa hậu sản. Những phụ nữ sau khi sinh, sức khỏe suy kiệt, chỉ cần dùng củ nấm này sắc nước uống vài lần là khỏe như thường, lại leo núi, lên nương phăm phăm. Theo các lang y người Dao, ngoài việc tăng cường sức khỏe, thì củ nấm còn làm mất cả nám da, tàn nhang, tiêu những khối u lành trong cơ thể. “Nấm ngọc cẩu là loại thảo dược nửa dạng cây nửa dạng nấm, không có lá. Thân có màu đỏ nâu sẫm, được cấu tạo bới cán hoa lớn, mang hoa dày đặc, có bao bọc bằng mo màu tím. Nấm có mùi hôi đặc trưng. Hoa nấm nạc và mềm, không có lá. Hoa đực và hoa cái phân biệt rõ ràng. Cụm hoa đực hình trụ, dài 10-15cm. Cụm hoa cái hình đầu, dài 2-3cm. Ruột hoa nấm giống như ruột quả thanh long, chứa tinh bột. Nấm ngọc cẩu mọc ký sinh trên những rễ cây gỗ lớn chìm dưới lòng đất, trong bóng tối, dưới lùm cây bụi. Nấm ngọc cẩu có mặt ở các tỉnh miền núi phía bắc, gồm Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang…
Nấm ngọc cẩu có giá trị dược liệu cao khi sinh trưởng ở độ cao trên 1.500m. Nấm ngọc cẩu đặc biệt quý khi thu hái tự nhiên ở độ cao trên 2.000 như đỉnh Tây Côn Lĩnh và Hoàng Liên Sơn, nơi quanh năm lạnh giá, mùa đông có tuyết phủ. Nấm ngọc cẩu được sử dụng trong các bài thuốc làm bổ máu, bổ thận, kích thích đường tiêu hóa, thông tiểu, chữa nhức mỏi tay chân, đau lưng, di tinh, liệt dương, đặc biệt tốt cho phụ nữ phục hồi sức khỏe sau khi sinh...”. Lương y Thanh từng đem củ nấm này đi phân tích hoạt chất mới biết rằng, củ nấm có tác dụng mạnh trong tăng cường nội tiết tố estrogen. Nội tiết tố chính là “nhựa sống” giúp duy trì sức sống cho chị em phụ nữ. Phụ nữ lớn tuổi, hàm lượng nội tiết tố được sinh ra càng ít đi, vì thế, bệnh tật sinh ra, và đặc biệt là ham muốn chuyện vợ chồng cũng giảm. Theo ông không chỉ phụ nữ, với đàn ông, loài nấm này chính là thần dược. Loài nấm này có tác dụng bổ dương cực mạnh. Thậm chí, nhiều ông hỏng hẳn chức năng sinh lý, sử dụng nấm này bồi bổ, vẫn có thể trở lại cường tráng như xưa. Chính vì lẽ đó, ngoài cái tên gọi như của quý loài chó, tức ngọc cẩu, thì người Dao đỏ ở núi Tả Phời trên đỉnh Hoàng Liên Sơn còn gọi vui là nấm “tan cửa nát nhà”. Ngươi Dao giải thích rằng, nếu phụ nữ dùng nấm này, sinh lý sẽ tăng mạnh, nên nếu chồng không đáp ứng được, dễ dẫn đến ngoại tình. Đàn ông dùng nấm này thường xuyên, thì dễ dàng năm thê bảy thiếp, mà dẫn đến nát cửa tan nhà. Vì thế người Dao thường chỉ sử dụng nấm trong những hoàn cảnh sinh lý yếu, suy nhược cơ thể, chứ không dùng như đồ uống chơi hàng ngày. Vị lương y cho biết, người Dao gọi tên loài nấm này khá nhạy cảm, nên anh chuyển thể sang chữ Hán - Việt, gọi là nấm ngọc cẩu, tức là có hình dáng của quý của loài chó. Nấm ngọc cẩu chứa nhiều tinh chất quý Loài nấm này thường mọc vào mùa mưa và bắt đầu từ tháng 9 thì thân to bằng ngón chân cái, hoặc cổ tay, là lúc thu hoạch được. Đến hết tháng 10, thì củ nấm lụi tàn, biến mất trên mặt đất, và sang năm, thì lại mọc lên.
Trước đây, thứ nấm này có mặt khá phổ biến ở núi Hoàng Liên Sơn. Tuy nhiên, người Trung Quốc đã thu mua cạn kiệt. Khoảng 20 năm trước, chỉ đi dọc con suối trên đỉnh Tả Phời chừng buổi sáng, là nhổ được cả chục kg nấm ngọc cẩu, nhưng bây giờ, có khi đi cả ngày chẳng lấy được cây nấm nào. Ông sử dụng nấm ngọc cẩu trong các bài thuốc hồi xuân cho phụ nữ, tăng cường sinh lực cho đàn ông mang lại hiệu quả rất cao, tuy nhiên, thứ nấm này ngày một hiếm, nên không có nguồn nguyên liệu.
Mấy năm trước, một doanh nghiệp dược ở Hà Nội thu mua nấm từ lương y Thanh để bào chế thuốc tăng cường sinh lý cho đàn ông và thuốc hồi xuân cho phụ nữ, tuy nhiên, nguyên liệu không đủ, giá lại khá đắt, khiến lợi nhuận thấp, nên họ pha chế nhiều thứ khác vào bài thuốc. Hàm lượng nấm ngọc cẩu có trong thuốc rất ít, nên tác dụng không nhiều. Theo ông Thanh, trong các bài thuốc sắc, phải sử dụng nấm ngọc cẩu là thành phần chính, hoặc chỉ cần sắc ngọc cẩu với nước rồi uống trực tiếp là tốt nhất. Đàn ông sinh lý yếu, ngoài việc sắc uống, có thể chế biến với các món ngọc dê, ngọc cẩu, ngọc kê, ngọc bò… Đang miên man với những câu chuyện thần kỳ về loài nấm “tan cửa nát nhà”, thì cánh rừng dẻ hiện ra, với những cây dẻ khổng lồ, gốc 3-4 người ôm, thân cành rêu mốc. Vạch một bụi cỏ, ông Thanh sững người reo lên: “Trời ạ! Cả một thế giới của nấm ngọc cẩu…”. Loài nấm đầy màu sắc quyến rũ này ẩn mình trong bóng tối, dưới những lùm cỏ, hốc đá, gốc cây mục. Củ nấm ngọc cẩu khổng lồ Những củ nấm non màu đỏ tươi, trông không khác gì “dái mít” mọc ngược, trồi lên khỏi mặt đất thành cụm. Lúc chúng mới nhú, hình thù chả khác gì của quý đàn ông. Những củ nấm già hơn thì mọc hoa màu trắng và trước khi kết thúc vòng đời, chúng như bắp ngô thu nhỏ. Ông Thanh cho biết, những củ nấm càng to, càng già, thì càng tốt. Anh dùng con dao đi rừng chuyên nghiệp vét đất xung quanh, nhẹ nhàng đào từng bụi nấm, bỏ vào ba lô. Mỗi bụi nấm anh đều để lại 1-2 nhánh, để chúng tiếp tục ra hoa, tạo hạt, rồi những cái hạt đó chìm vào lòng đất. Năm sau, khi mùa mưa đến, những hạt nấm vỡ vỏ, nảy mầm, rồi như những “của quý” lại hùng dũng trồi lên từ lòng đất. Loài nấm có hình "của quý" mọc khá nhiều trên Tây Côn Lĩnh Chúng tôi cuốc bộ miên man trong đại ngàn Tây Côn Lĩnh, dưới tán rừng hạt dẻ không có dấu chân người, đẹp như trong những cuốn truyện cổ tích. Vô số loài thảo dược cực quý tràn ngập trong đại ngàn hoang thẳm chưa được khai thác, bảo tồn.
Chúng tôi trở về bản Phìn Sư của người Cờ Lao với ba lô, với bao tải vắt vẻo loài nấm quý trên lưng, trên vai. Với bao tải, ba lô đầy nấm, lương y Phạm Văn Thanh bào chế được cả ngàn thang thuốc quý. Ông tập hợp một số người Cờ Lao giỏi đi rừng, dạy họ cách khai thác bền vững loài nấm quý, rồi mới rời dãy Tây Côn Lĩnh mờ sương. Ông cũng hướng dẫn họ cách khai thác hạt, để ông gieo trồng trên dãy Hoàng Liên Sơn. Vị lương y ham mê rừng rú có thêm nguồn dược liệu quý, còn đồng bào Cờ Lao nghèo sống heo hút trên nóc nhà đông bắc Việt Nam có thêm việc làm, thu nhập. Theo Dương Phạm Ngọc.


Bài viết: http://news.zing.vn/Nam-quy-ngoc-cau-tren-dinh-Tay-Con-Linh-post462801.htmlNguồn Zing News

Bạn ngockylan......có biết qua loại nấm này ko vậy,cho TK biết thêm ý kiến của bạn.
Đúng là tạo hoá ban cho mọi ngừơi nhiều cái bất ngờ và đoc đáo....chắc sẽ có một cơn sốt về loại nấm này đây...
 


Last edited:
HIếm - Lạ - Độc - Thuê viết lên báo --> Hốt bạc .... Cái đó gọi là Nâng Tầm Thương Hiệu ....còn việc dùng nó thế nào thì hên xui ...

VD như Huyết Lình ... hay còn gọi là Kinh Nguyệt Khỉ ... khi đưa nó lên thành mặt hàng quý và hiếm ... độc ... giá ngút trời luôn

Vậy thử hỏi .... mấy hòn đảo chuyên nuôi khỉ ở mấy khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã ... khỉ ở đó nó ko có kinh nguyệt chắc ...

Nói đến đây chắc sẽ động chạm ... tới rất nhiều người đó ạ ...
 
Chào bạn !
Tôi nghĩ nhà báo cũng giống như người ăn phở phải thêm dấm thêm ớt, rau thơm v v
để bài viết hấp dẫn.
Cõ lẽ nhà báo này không biết nhiều về cây thuốc nên không gọi được đúng tên.
Đây là vị thuốc có tên TỎA DƯƠNG ( còn có tên là CỦ GIÓ,CỦ NGỌT, CU CHÓ ...)
Mời bạn vào trang 914 sách NHỮNG CÂY THUỐC VÀ VI6 THUỐC VIỆT NAM của GS.TS ĐỖ TẤT LỢI để biết chi tiết .
Chúc bạn cuối tuần vui vẻ.
Trân trọng.
 
Mình thấy ko phải là cây nấm. Đọc thấy tác dụng ghê gớm quá.
 
Nấm quý ở chỗ không hiểu biết về nó.
Nếu hiểu là giúp cơ thể làm ra nhiều
estrogen thì thường quá. Ra tiệm thuốc
tây mua thuốc rẻ bèo, chả phải leo núi.

Đã là nấm thì trồng được. Cứ lấy mũ nấm
chưa rửa, chưa cạo, còn nguyên bào tử mà
làm giống. Giá thể là gỗ dẻ mục. Phải ở
chỗ lạnh, và bóng tối. Đó là những điều
đã nói trong bài báo.
 
Cái gì đã thuộc về nuôi trồng không tốt và không ngon bằng của thiên nhiên nuôi nó

Con cá chẽm nuôi bán chỉ có khoảng 60 ngàn đồng 1kg, ngoài chợ thấy vẫn ế

Nhưng con cá chẽm câu ngoài cửa biển...nhà hàng sẵn sàng mua vào giá 500 ngàn đồng 1kg...người câu không đủ cung cấp cho nhu cầu

Chất lượng của nó khác rất xa
 

@thankyou !
Hôm nay có nhiều anh em hỏi mình mới đọc. Đây là Tỏa dương đỏ, gọi nó là nấm thì e không đúng
Về tỏa dương có đến mấy loại và theo hiểu biết của mình chỉ có 3 loại có giá trị dược liệu. Đúng Trung quốc thu mua loại này và một loại tỏa dương xanh.
Các vị thuốc tỏa dương chủ trị về Thận nhưng nó không dùng độc vị.
Nói thêm thì không có một toa thuốc chung cho vấn đề yếu sinh lý....Phải hiểu nguồn gốc căn bệnh mới điều trị hiệu quả được. Yếu sinh lý do rất nhiều nguyên nhân gây nên, không thể nói chung chung được.
Việt nam đúng có nhiều loại dược liệu quý nhưng tác dụng của Tỏa dương đỏ như bài báo nêu mình thấy nghiên về PR và quá chung chung....Thôi thì chúng ta đọc và hiểu có một loại cây như vậy trong kho tàng dược liệu là được rồi. Bà con ai muốn dùng hãy tìm hiểu thêm về nó qua các thầy thuốc thì hay hơn, hoặc qua những người bản địa đã dùng nó lâu năm.
 
Nấm quý ở chỗ không hiểu biết về nó.
Nếu hiểu là giúp cơ thể làm ra nhiều
estrogen thì thường quá. Ra tiệm thuốc
tây mua thuốc rẻ bèo, chả phải leo núi.

Đã là nấm thì trồng được. Cứ lấy mũ nấm
chưa rửa, chưa cạo, còn nguyên bào tử mà
làm giống. Giá thể là gỗ dẻ mục. Phải ở
chỗ lạnh, và bóng tối. Đó là những điều
đã nói trong bài báo.
Thưa bác anhtranmy ! Đâykhông phải là nấm mà là cây. Cái mà ta gọi là nấm thưc ra là hoa của cây. Khi nhổ lên sẽ thấy củ ở dưới.Vị thuốc này giá khoảng 200.000đồng/ kg (còn tươi ).
Trân trọng.
 
Theo bài báo thì cái cô giáo Minh đã có 30 năm lên rừng tìm kiếm nấm quý. Vô lý ở chỗ là nếu thực sự quý đến thế (theo báo) thì đã ối người biết và nếu không nhân giống được thì đến giờ cũng tuyệt chủng hoặc gần tuyệt chủng rồi. Nói thật, đọc cái tiêu đề bài báo mà nghe muối ói !
 
@thankyou !
Hôm nay có nhiều anh em hỏi mình mới đọc. Đây là Tỏa dương đỏ, gọi nó là nấm thì e không đúng
Về tỏa dương có đến mấy loại và theo hiểu biết của mình chỉ có 3 loại có giá trị dược liệu. Đúng Trung quốc thu mua loại này và một loại tỏa dương xanh.
Các vị thuốc tỏa dương chủ trị về Thận nhưng nó không dùng độc vị.
Nói thêm thì không có một toa thuốc chung cho vấn đề yếu sinh lý....Phải hiểu nguồn gốc căn bệnh mới điều trị hiệu quả được. Yếu sinh lý do rất nhiều nguyên nhân gây nên, không thể nói chung chung được.
Việt nam đúng có nhiều loại dược liệu quý nhưng tác dụng của Tỏa dương đỏ như bài báo nêu mình thấy nghiên về PR và quá chung chung....Thôi thì chúng ta đọc và hiểu có một loại cây như vậy trong kho tàng dược liệu là được rồi. Bà con ai muốn dùng hãy tìm hiểu thêm về nó qua các thầy thuốc thì hay hơn, hoặc qua những người bản địa đã dùng nó lâu năm.
Cám ơn bạn cho TK biết thêm Thông tin về nó,nên công dụng của nó ko biết có khủng khiếp như bài báo nói ko,nên cần nhiều a/c trên đây biết về nó cho thêm ý kiến....
Báo mà đọc thì vậy,nhưng những người am hiểu sẽ cho ý kiến xác thực nhất là vậy...
À bạn ngockylan vậy loại này trong miền nam ten gọi nó là tỏa dương....hay là củ tỏa dương vậy bạn.
 
khu vực em cũng có loại nấm này bác nào có nhu cầu mua liên lạc với em đt 0979520551 nhà em ở quỳnh nhai sơn la
 
Cám ơn bạn cho TK biết thêm Thông tin về nó,nên công dụng của nó ko biết có khủng khiếp như bài báo nói ko,nên cần nhiều a/c trên đây biết về nó cho thêm ý kiến....
Báo mà đọc thì vậy,nhưng những người am hiểu sẽ cho ý kiến xác thực nhất là vậy...
À bạn ngockylan vậy loại này trong miền nam ten gọi nó là tỏa dương....hay là củ tỏa dương vậy bạn.
Bác @thankyou không đánh chữ @ nên Ngọc không hay bác hỏi.
Trong Nam gọi chung cho vị này là Tỏa dương chứ không gọi củ Tỏa dương.
 
Những người viết mà ko hiểu gì về loại này mà phô trương bài báo chỉ hại người dùng theo tôi đk biết loại này còn có thể chế độc dược được đấy
 


Back
Top