Bà con nông dân cần phải thay đổi tư duy về giá thành sản xuất, Nhà máy chế biến đường Hoàng Anh Attapeu năm ngoái còn ngổn ngang, nay đã tươm tất và thơm mùi mật mía – cái mùi mà bầu Đức rỉ vào tai vị tư lệnh mặt trận Lào của mình, là: “Ông biết nó thơm mùi gì không? Nó có mùi đô la!”. Đây là món “đồ chơi” giúp ông quyết định từ bỏ bất động sản ở Việt Nam. "Thằng Đức như một tay bơi vượt sông"
Là một người kín tiếng, nhiều tin đồn trong thời gian qua đã dấy lên nhiều dấu hỏi xung quanh "sức khỏe" tài chính của Hoàng Anh Gia Lai. Một chuyên gia nước ngoài đã phải tư vấn: "ông cần phải thông tin rộng rãi cho mọi người biết ông đang làm gì ở đây (Lào và Campuchia). ông phải cho họ thấy tài sản của ông ở đây lớn như thế nào. Từ đó ông mới có thể kêu gọi được các quỹ đầu tư trong và ngoài nước đổ tiền đầu tư".
Hiện tại không ít đại gia đã và đang lục tục bước và việc đầu tư cây cao su, và họ cũng thừa hiểu đầu tư vào lĩnh vực này là phải gồng mình, nín thở từ 5 – 7 năm mới có thể bắt đầu thu hoạch. Với lãi suất hiện nay, nếu vay tiền ngân hàng để đầu tư thì từ khi bắt đầu đến khi thu hoạch, tiền vay một đã lãi đến gần 3.
Bầu Đức đã âm thầm chịu đựng ngần ấy năm, và bây giờ ông mới thực sự có doanh thu.
Quãng đầu năm, tôi ngồi trò chuyện với vị phó chủ tịch của một ngân hàng lớn. Sau khi đưa ra một số đánh giá không lạc quan về nền kinh tế và sức khỏe hiện tại của các doanh nghiệp, ông buột miệng: "Tao thấy hồi hộp cho thằng bầu Đức. Nó đang giống như một tay bơi vượt sông, chỉ sợ về gần tới đích thì lại chết đuối !"
Bầu Đức cũng thú thật: "Hồi đó hên mà tôi không đầu tư tài chính, chứ tôi mà mua cổ phiếu ngân hàng thì bây giờ chắc tôi trốn qua Canada mất rồi, các anh không tìm ra tôi đâu !"
"Bây giờ bất động sản đóng băng, tôi chuyển hướng sang Lào và Campuchia, đầu tư vào cao su và mía đường".
Muốn có tiền sớm thì phải đầu tư mạnh
"Làm cái này phải có tiền tươi mới được. Nhân lực để làm cũng không phải dễ. Họ phải quen và chịu được cảnh làm việc hàng tháng trời ở trong rừng. Chứ như dân Sài Gòn qua làm là chịu không nổi đâu" – bầu Đức chia sẻ.
Bầu Đức không ngần ngại nhận định: "Đối với vườn cao su thông thường thì thời gian kiến thiết cơ bản là 6-7 năm, nhưng các biện pháp cải tiến giúp vườn cao su của Hoàng Anh Gia Lai chỉ mất 4 năm là đã có thể đưa vào khai thác với năng suất dự kiến đạt 2,5 tấn mủ mỗi hecta, khi toàn bộ diện tích đưa vào khai thác sẽ mang về thu nhập 300 triệu đô la mỗi năm".
Năm ngóa, khi bầu Đức tuyên bố sẽ đưa 100.000 tấn đường về Việt Nam, Hiệp hội Mía đường lập tức xôn xao vì lo đường trong nước bị cạnh tranh. Có một câu hỏi đặt ra là: "Tại sao đường sản xuất trong nước, không chịu phí vận chuyển, thuế xuất nhập khẩu lại sợ bị đường ngoại nhập cạnh tranh?".
"Đơn giản thôi," – Ba Đức nói. "Đó là vì công nghệ ! Công nghệ mình đã quá lạc hậu so với các nước".
"Tôi phải giấu chuyện trồng mía hơn một năm rưỡi vì sợ bị người ta chửi: thằng này làm bất động sản, biết gì về mía mà bày đặt trồng. Một người bạn chuyên ngành mía đường khuyên tôi trồng mía, nói là lời lắm. Tôi kêu làm cho tôi bản dự toán. Nhìn mấy con số, tôi hết hồn: Làm gì lời dữ vậy ! Rồi tôi âm thầm qua nhiều nước, học hỏi, thẩm tra thì đúng là bản dự toán chính xác, thế là bắt tay vô làm".
Chi phí sản xuất ra một tấn mía đường ở Việt Nam tốn khoảng 1 triệu đồng. Nhưng theo tính toán của bầu Đức, ông chỉ tốn 240 ngàn đồng.
"Chỉ tính chi phí chặt mía, ở Việt Nam tốn khoảng 170 ngàn/tấn mía. Tôi nhập máy chặt mía về, chi phí chỉ mất 30 ngàn. Ở Việt Nam làm gì có ông nông dân nào dám bỏ một tỉ mấy ra nhập cái máy chặt mía".
"Đó là chưa kể bã mía sẽ làm nguyên liệu cho nhà máy nhiệt điện, rồi lấy tro quay trở lại làm phân bón mía. Cộng thêm tiền thu từ việc bán điện giá thành sản xuất của tôi chỉ còn hơn 100 ngàn đồng. Nhưng tôi không dám nói vì sợ người lại lại biểu tôi "nổ" nữa".
Cụm khu công nghiệp khép kín của Ba Đức đặt ngay nông trường mía bao gồm một máy tinh luyện đường công suất 120 ngàn tấn/năm, một nhà máy nhiệt điện 30 megawatt và một nhà máy sản xuất ethanol.
Cũng với hệ thống tưới nước của Israel đến từng gốc mía, Ba Đức trồng thử nghiệm tới 18 giống mía. Kết quả trồng thử nghiệm cho thấy sản lượng mía đạt ít nhất 130 tấn/hecta.
"Ở Việt Nam, sản lượng chỉ đạt khoảng 80 tấn. Nếu tôi nói thì biểu tôi nổ nữa. Nhưng cứ qua đến đây, nhìn từng bụi mía thì hiểu liền chứ có gì đâu".
"Đối với anh em phụ trách trồng mía ở đây, tôi ra mức thưởng: 150 tấn/hecta tôi cho lĩnh 15 tháng lương mỗi năm, đạt 180 tấn/hecta tôi cho lĩnh thành 2 năm lương. Như vậy mới kích thích anh em làm việc được".
"Đến mùa thu hoạch, trước khi chặt mía tôi phải cho thử lượng đường đàng hoàng. Trữ đường phải đạt 12 tôi mới cho chặt (tức 100 tấn mía cho 12 tấn đường). Chỉ riêng việc chặt xong đưa vào ép đường liền, không phải chuyên chở, xếp hàng như ở Việt Nam, tôi đã tiết kiệm được 10% trữ lượng đường trong mía".
"Đường Việt Nam sản xuất giá bán 16 ngàn đồng mỗi ký, đường Thái Lan bán 15 ngàn đồng, tôi nhập đường về sẽ bán 13 ngàn đồng cho coi" – bầu Đức cho biết.
Lê Huỳnh Lê (còn tiếp)
Chú thích ảnh: ông Bắc Hà – Chủ tịch ngân hàng BIDV luôn có mặt trong các sự kiện kinh tế lớn của HAGL (bầu Đức phía sau, trong lễ khai trương nhà máy đường tại Attapeu). Ảnh: L.H.L
Là một người kín tiếng, nhiều tin đồn trong thời gian qua đã dấy lên nhiều dấu hỏi xung quanh "sức khỏe" tài chính của Hoàng Anh Gia Lai. Một chuyên gia nước ngoài đã phải tư vấn: "ông cần phải thông tin rộng rãi cho mọi người biết ông đang làm gì ở đây (Lào và Campuchia). ông phải cho họ thấy tài sản của ông ở đây lớn như thế nào. Từ đó ông mới có thể kêu gọi được các quỹ đầu tư trong và ngoài nước đổ tiền đầu tư".
Hiện tại không ít đại gia đã và đang lục tục bước và việc đầu tư cây cao su, và họ cũng thừa hiểu đầu tư vào lĩnh vực này là phải gồng mình, nín thở từ 5 – 7 năm mới có thể bắt đầu thu hoạch. Với lãi suất hiện nay, nếu vay tiền ngân hàng để đầu tư thì từ khi bắt đầu đến khi thu hoạch, tiền vay một đã lãi đến gần 3.
Bầu Đức đã âm thầm chịu đựng ngần ấy năm, và bây giờ ông mới thực sự có doanh thu.
Quãng đầu năm, tôi ngồi trò chuyện với vị phó chủ tịch của một ngân hàng lớn. Sau khi đưa ra một số đánh giá không lạc quan về nền kinh tế và sức khỏe hiện tại của các doanh nghiệp, ông buột miệng: "Tao thấy hồi hộp cho thằng bầu Đức. Nó đang giống như một tay bơi vượt sông, chỉ sợ về gần tới đích thì lại chết đuối !"
Bầu Đức cũng thú thật: "Hồi đó hên mà tôi không đầu tư tài chính, chứ tôi mà mua cổ phiếu ngân hàng thì bây giờ chắc tôi trốn qua Canada mất rồi, các anh không tìm ra tôi đâu !"
"Bây giờ bất động sản đóng băng, tôi chuyển hướng sang Lào và Campuchia, đầu tư vào cao su và mía đường".
Muốn có tiền sớm thì phải đầu tư mạnh
"Làm cái này phải có tiền tươi mới được. Nhân lực để làm cũng không phải dễ. Họ phải quen và chịu được cảnh làm việc hàng tháng trời ở trong rừng. Chứ như dân Sài Gòn qua làm là chịu không nổi đâu" – bầu Đức chia sẻ.
Bầu Đức không ngần ngại nhận định: "Đối với vườn cao su thông thường thì thời gian kiến thiết cơ bản là 6-7 năm, nhưng các biện pháp cải tiến giúp vườn cao su của Hoàng Anh Gia Lai chỉ mất 4 năm là đã có thể đưa vào khai thác với năng suất dự kiến đạt 2,5 tấn mủ mỗi hecta, khi toàn bộ diện tích đưa vào khai thác sẽ mang về thu nhập 300 triệu đô la mỗi năm".
Năm ngóa, khi bầu Đức tuyên bố sẽ đưa 100.000 tấn đường về Việt Nam, Hiệp hội Mía đường lập tức xôn xao vì lo đường trong nước bị cạnh tranh. Có một câu hỏi đặt ra là: "Tại sao đường sản xuất trong nước, không chịu phí vận chuyển, thuế xuất nhập khẩu lại sợ bị đường ngoại nhập cạnh tranh?".
"Đơn giản thôi," – Ba Đức nói. "Đó là vì công nghệ ! Công nghệ mình đã quá lạc hậu so với các nước".
"Tôi phải giấu chuyện trồng mía hơn một năm rưỡi vì sợ bị người ta chửi: thằng này làm bất động sản, biết gì về mía mà bày đặt trồng. Một người bạn chuyên ngành mía đường khuyên tôi trồng mía, nói là lời lắm. Tôi kêu làm cho tôi bản dự toán. Nhìn mấy con số, tôi hết hồn: Làm gì lời dữ vậy ! Rồi tôi âm thầm qua nhiều nước, học hỏi, thẩm tra thì đúng là bản dự toán chính xác, thế là bắt tay vô làm".
Chi phí sản xuất ra một tấn mía đường ở Việt Nam tốn khoảng 1 triệu đồng. Nhưng theo tính toán của bầu Đức, ông chỉ tốn 240 ngàn đồng.
"Chỉ tính chi phí chặt mía, ở Việt Nam tốn khoảng 170 ngàn/tấn mía. Tôi nhập máy chặt mía về, chi phí chỉ mất 30 ngàn. Ở Việt Nam làm gì có ông nông dân nào dám bỏ một tỉ mấy ra nhập cái máy chặt mía".
"Đó là chưa kể bã mía sẽ làm nguyên liệu cho nhà máy nhiệt điện, rồi lấy tro quay trở lại làm phân bón mía. Cộng thêm tiền thu từ việc bán điện giá thành sản xuất của tôi chỉ còn hơn 100 ngàn đồng. Nhưng tôi không dám nói vì sợ người lại lại biểu tôi "nổ" nữa".
Cụm khu công nghiệp khép kín của Ba Đức đặt ngay nông trường mía bao gồm một máy tinh luyện đường công suất 120 ngàn tấn/năm, một nhà máy nhiệt điện 30 megawatt và một nhà máy sản xuất ethanol.
Cũng với hệ thống tưới nước của Israel đến từng gốc mía, Ba Đức trồng thử nghiệm tới 18 giống mía. Kết quả trồng thử nghiệm cho thấy sản lượng mía đạt ít nhất 130 tấn/hecta.
"Ở Việt Nam, sản lượng chỉ đạt khoảng 80 tấn. Nếu tôi nói thì biểu tôi nổ nữa. Nhưng cứ qua đến đây, nhìn từng bụi mía thì hiểu liền chứ có gì đâu".
"Đối với anh em phụ trách trồng mía ở đây, tôi ra mức thưởng: 150 tấn/hecta tôi cho lĩnh 15 tháng lương mỗi năm, đạt 180 tấn/hecta tôi cho lĩnh thành 2 năm lương. Như vậy mới kích thích anh em làm việc được".
"Đến mùa thu hoạch, trước khi chặt mía tôi phải cho thử lượng đường đàng hoàng. Trữ đường phải đạt 12 tôi mới cho chặt (tức 100 tấn mía cho 12 tấn đường). Chỉ riêng việc chặt xong đưa vào ép đường liền, không phải chuyên chở, xếp hàng như ở Việt Nam, tôi đã tiết kiệm được 10% trữ lượng đường trong mía".
"Đường Việt Nam sản xuất giá bán 16 ngàn đồng mỗi ký, đường Thái Lan bán 15 ngàn đồng, tôi nhập đường về sẽ bán 13 ngàn đồng cho coi" – bầu Đức cho biết.
Lê Huỳnh Lê (còn tiếp)
Chú thích ảnh: ông Bắc Hà – Chủ tịch ngân hàng BIDV luôn có mặt trong các sự kiện kinh tế lớn của HAGL (bầu Đức phía sau, trong lễ khai trương nhà máy đường tại Attapeu). Ảnh: L.H.L
Last edited: