Thảo luận Bệnh đỏ thân ở tôm thẻ chân trắng, tôm sú

  • Thread starter vietchemhn
  • Ngày gửi
Bệnh đỏ thân ở tôm thẻ thường xuất hiện lúc tôm chuẩn bị lột xác khi tôm đạt trọng lượng từ khoảng 5g đến 15g. Tôm bị nhiễm bệnh có dấu hiệu bỏ ăn, hoạt động kém và bơi táp bờ.




Khi gắn với nghề nuôi tôm thẻ, chắc hẳn bà con đã không ít lần đối mặt với dịch bệnh hồng thân ở tôm thẻ. Do đó việc chuẩn bị kỹ những kiến thức liên quan đến bệnh này là đặc biệt cần thiết để có thể giảm thiểu tối đá thiệt hại nếu không may tôm bị nhiễm bệnh đỏ thân.

Tôm khi bị nhiễm bệnh có những biểu hiện rất rõ mà dễ dàng quan sát được. Tôm ăn kém, bơi táp bờ, thân tôm chuyển dần sang màu đỏ nhạt hoặc hồng đỏ. Vỏ tôm xuất hiện các đốm trắng nhỏ phủ khắp thân tôm. Tôm có thể chết rải rác thậm chí là hàng loạt chỉ sau chưa đến 10 ngày bị nhiễm bệnh. Bệnh đỏ thân này được coi là những bệnh khá nguy hiểm trong ngành nuôi tôm thẻ.

Giải pháp phòng bệnh đỏ thân ở tôm thẻ
Hiện nay, chưa có biện pháp chữa trị triệt để cho bệnh này nên việc phòng bệnh sẽ mang lại kết quả tốt hơn:

- Yếu tố đầu tiên cần nói đến trong việc phòng bệnh cho tôm đó là ở khâu chọn con giống: cần chọn giống ở những cơ sở uy tín, chất lượng, có chứng chỉ của các cơ quan ban ngành liên quan. Cần thiết có thể sử dụng pockit PCR để xét nghiệm giống tôm trước khi thả nuôi.
- Không nuôi tôm vào thời điểm có nhiệt độ thấp trong năm. Chủ động nuôi trong các nhà kính có thể điều chỉnh được nhiệt độ theo mong muốn.
- Tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho tôm bằng việc bổ sung các chất cần thiết trong thức ăn cho tôm, sử dụng men vi sinh để cải tạo nước ao nuôi.
- Quản lý ao nuôi nghiêm ngặt, kiểm tra chất lượng nước ao thường xuyên, sát trùng ao nuôi bằng Clo để diệt tảo, nấm độc
Nguồn: Bệnh đỏ thân ở tôm thẻ chân trắng - Kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi tôm cho bà con
 




Back
Top