Bệnh lây nhiễm virus gây hoại tử cơ quan tạo máu ở cá hồi

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Bệnh lây nhiễm gây hoại tử cơ quan tạo huyết (IHN - Infectious Haematopoietic Necrosis) ở cá hồi vân là do một loại virus gây ra. Bệnh này được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1950 trên cá hồi đỏ và cá hồi Chinook.

Bệnh đã gây thiệt hại đáng kể về kinh tế cho các trang trại nuôi cá hồi nước ngọt. Tuy nhiên ở khu vực Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, cá hồi (Salmo salar) nuôi cả trong nước ngọt và nước mặn đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Virus IHN lây lan qua Bắc Mỹ trong những năm 1970 trên cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) dường như bắt nguồn từ cá hồi mới nở hoặc trứng của cá hồi được vận chuyển từ một nguồn đơn. Virus cũng được biết đến ở Nhật Bản vào năm 1968 từ trứng của cá hồi mang từ vùng Alaska và từ đó cũng lây sang lục địa của châu Âu. Mặc dù nó không bao giờ được tìm thấy ở vùng sông nước nào của nước Anh.

Không phải loài cá hồi nào cũng dễ bị mắc virus. Cá hồi mới nở (cá bột) và cá hồi con rất dễ nhiễm bệnh. Sự lây nhiễm thường làm chết và tỷ lệ chết có thể là 100% với cá hồi mới nở. Những con cá hồi còn sống sót sau khi dịch bệnh IHN bùng phát thì sẽ trở thành những con cá mang bệnh và là ổ chứa nguồn gây bệnh. Ngoài ra cá con nhiễm bệnh sẽ phát tán virus IHN ra ngoài qua phân, nước tiểu và dịch của cơ thể.

Dấu hiệu của bệnh

Việc nhìn thấy dấu hiệu của bệnh có biểu hiện khi cá hôn mê và nhìn thấy cá có những cơn hoạt động bất thường, đó thường là dấu hiệu cá chết. Bề mặt bên ngoài của cá xuất hiện màu thâm đen, mang cá nhợt nhạt và xuất huyết ở gốc của vây. Bụng cá thường sưng lên, mắt cá lồi ra. Trong nội tạng của cá có màu xanh nhợt với những dịch nhầy giống như chất lỏng thay vì thức ăn được tìm thấy trong đường tiêu hoá. Ngoài ra dịch cổ trướng cũng có thể tìm thấy trong khoang của cơ thể cá.

Nguyên nhân hình thành bệnh IHN là do một loại virus có tên là Rhabdovirus thuộc giống Novirhabdovirus và được biết đến dưới tên IHN virus (IHNV). Loại virus này có thể cô lập được từ trứng cá, manh tràng môn vị, ruột, buồng trứng, trong tinh dịch và virus có khả năng tái tạo trong màng tế bào của mạch máu, trong mô tạo huyết và trong tế bào của ống sinh niệu.

Virus IHNV đã được cô lập trong quá trình nuôi cấy các tế bào từ các cơ quan trên cơ thể cá và đã được nhận biết nhờ xét nghiệm miễn dịch (ELISA), các kiểm tra kháng thể huỳnh quang gián tiếp (IFAT), bằng các chuỗi phản ứng polymearase (PCR) hoặc các xét nghiệm kháng thể trung hoà.

Kiểm soát bệnh

Virus gây bệnh IHNV có thể lây truyền trong nước khi cá di chuyển, lây qua các chất thải nhiễm bệnh không được xử lý như bùn, nước thải, trang thiết bị trong quá trình sản xuất như vợt, sàng cho cá ăn... Trong những khu vực nơi có dịch bệnh trong một số trường hợp có thể kiểm soát được bằng cách giữ vệ sinh tốt, khử trùng nước trước khi cấp và tiệt trùng trứng cá từ những trang trại bị bệnh IHNV. Kiểm tra kỹ đàn cá bố mẹ là rất quan trọng trong việc xác định nguồn gốc bệnh và biết được nơi hiện tại đang mang bệnh. Xử lý tiệt trùng trứng cá bằng iodine là một trong những biện pháp được khuyến khích sử dụng để phòng bệnh.











Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
 
Last edited:
Back
Top