Bệnh ORT, bệnh mới

  • Thread starter datthuoc
  • Ngày gửi
Bệnh ORT
Bệnh Ornithobacterium là một nhiễm trùng của gà và gà tây với vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale (ORT). Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào khả năng gây bệnh của các chủng vi khuẩn và các virus, vi khuẩn kế phát , các vấn đề thông gió, độ tuổi bị nhiễm bệnh…

1. Nguyên nhân
Do Ornithobacterium rhinotracheale là một vi khuẩn gram âm, hình que. Trước năm 1994 ,vi khuẩn được đặt tên giống như là Pasteurella, Kingella hoặc Pleomorphic Gram Negative Rod ( PGNR ). Hiện nay các loại vi khuẩn thường được gọi là ORT.
O. rhinotracheale có thể gây bệnh cấp tính ở gia cầm. O. rhinotracheale đã được phân lập từ nhiều loài như: gà, chim đa đa, vịt, ngỗng, mòng biển, đà điểu, chim trĩ, chim bồ câu, chim cút và gà tây.

2. Triệu chứng, bệnh tích
Ho , hắt hơi, giảm tăng trọng, giảm sản lượng trứng.
Túi khí đục, viêm phổi, O. rhinotracheale cũng có thể gây tử vong đột ngột ở gia cầm non thông qua nhiễm trùng não và hộp sọ , làm suy yếu xương sọ . Loại O. rhinotracheale nhiễm trùng có thể thấy có hoặc không có các triệu chứng đường hô hấp trên
Ở gà trên 12 tuần tuổi, O.rhinotracheale có thể gây ra viêm phổi cấp tính với tỷ lệ tử vong lên đến 50 %. Một loại O. rhinotracheale nhiễm trùng ở gà cũng gây ra tê liệt thông qua chứng viêm khớp, viêm xương và viêm xương tủy, thường thấy mủ , dịch tiết nhầy nhụa trong các khớp xương của các loài chim què . Nhiễm trùng O. rhinotracheale ở gà dẫn đến tỷ lệ tử vong tăng , giảm sản lượng trứng và giảm chất lượng trứng.. Ngoài ra các yếu tố như: Virus, vi khuẩn kế phát (Newcastle, Escherichia coli và Bordetella avium…), stress, thông gió không đầy đủ, vệ sinh kém, nồng độ amoniac cao có tác động làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn .

3. Phòng và trị
Khi phát hiện thấy đàn gà có những triệu chứng như trên
* Phòng bệnh
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình phòng bệnh do Bác sĩ thú y hướng dẫn như: Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, phun thuốc sát trùng, chủng Vắc xin, dùng các loại thuốc Kháng sinh, Vitamin, Điện giải, Men tiêu hóa,…
* Trị bệnh
- Điều trị O. rhinotracheale với kháng sinh là rất khó khăn bởi tính nhạy cảm của các chủng vi khuẩn. O. rhinotracheale có sức đề kháng chống lại kháng sinh dễ dàng như: Doxycycline , Enrofloxacin , Flumequine , Lincomycin , Trimethoprim + Sulfamide và tylosin. Mức độ nhạy cảm phụ thuộc vào việc sử dụng thường xuyên kháng sinh trên gia cầm , nơi nó được phân lập.
- Trong quá trình điều trị cần dùng thêm một số thuốc hỗ trợ long đờm, bổ gan, men tiêu hóa sống, vitamin và điện giải…giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh

Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất hiện nay đã qua thực nghiệm rất nhiều trang trại lớn cho hiệu quả tốt.
Đối với những trại gà thường xuyên sử dụng kháng sinh để tránh vi khuẩn kháng thuốc cần chọn phác đồ tránh với kháng sinh thường xuyên đã sử dụng.
Đối với các kháng sinh dạng uống như Doxycylin, tylosin, genta, ampi theo đường uống thì hiệu quả rất thấp đối với bệnh này.
trong quá trình điều trị lưu ý chăm sóc nuôi dưỡng và khử trùng tiêu độc rất quan trọng.
Đối với đàn gà khi mổ khám bệnh tích xuất hiện những khối u nhỏ trong phổi thì tiên lượng điệu trị không khả quan.

Qua đó lựa chọn 2 phác đồ được khuyến cáo sử dụng sau:( mặc dù còn rất nhiều phác đồ khác nhau , hiệu quả tùy từng khu vực dịch tễ, và tùy đàn)

Phác đồ 1:
Sử dụng kháng sinh Linco spyra ( kết hợp 2 kháng sinh lincomycine và spyramycine) kết hợp với Gluco_k_c tiêm ngày 1 lần. Kết hợp với Bổ gan, vitamin c , vitacomlex,trợ sức trợ lực cho uống.
- Chuồng trại thông thoáng sạch sẽ, nhiệt độ thích hợp.Khử trùng tiêu đôc 2 ngày 1 lần.

Phác đồ 2:
Sử dụng kháng sinh Octacin ( Thái) kết hợp với Bromhexin tiêm ngày 1 lần trong 3 ngày liên tiếp. Kết hợp với Bổ gan, vitamin c , vitacomlex,trợ sức trợ lực cho uống.
- Chuồng trại thông thoáng sạch sẽ, nhiệt độ thích hợp.Khử trùng tiêu đôc 2 ngày 1 lần.

Lưu ý:
-Sau khi điều trị tỉ lệ chết ngừng ngay. nhưng sau 3 ngày vẫn còn tình trạng vẩy mỏ, khẹc trong vài ngày nữa.


Nếu bạn thấy bài viết ko hữu ích có thể close. nếu thấy hữu ích chia sẻ cho mọi người, và like để ủng hộ page. Thanks mọi người
ace nào thông tin thì lh 0937966799, mình giải đáp trong khã năng của mình nhé.
 


Chào anh Đạt, vui quá vì lâu rồi mới thấy anh trở lại Diễn đàn nè!
Đối với bệnh mới này thì bà con rất dễ nhầm lẫn với bệnh CRD hoặc một số bệnh liên quan đến đường hô hấp đúng không anh.
Vậy:
- Dấu hiệu điển hình nào khi mổ gà giúp người chăn nuôi chẩn đoán nhanh nhất vậy anh? (Trừ TH phổi có u - hiệu quả điều trị không cao).
- Tỷ lệ chết là bao nhiêu % khi toàn đàn mắc bệnh.
- Vắc - xin hiệu quả ?
- Lịch ngừa NTN?

P/s: Đối với những trại nuôi lâu năm, lịch ngừa "bá bệnh" dường như dày kín. Vậy, nên thể kết hợp một số bệnh để đánh kháng sinh chung. Đối với bệnh này, nên kết hợp chung với lịch ngừa bệnh nào, thời gian nào là hiệu quả nhất?

Cảm ơn anh nha!



 
nhìn các dấu hiệu bệnh thấy cũng gần giống với coryza và pneumovirus wa.
hiện tại mình thấy có 2 loại kháng sinh mới rất hiệu quả trong điều trị bệnh đường hô hấp là tilmicosin và azimicin
 
Hè...Tigon tham gia Dđ sau anh khá lâu, nhưng biết anh từ ngày đầu qua những bài viết và hoạt động Offline của anh trên đây rồi nhé!
Lâu lắm mới thấy anh quay lại, mừng hết lớn luôn hà!:121: Thêm anh Đạt nữa nè, Còn anh Hoangtucantho nữa, chưa chịu về Hoàng cung. Agri sắp hội tụ quần hùng rồi..la..lá..la...
:034:
 
do đi thị trường nhìu nên mệt ít khi len dien đàn giờ thì hơi rãnh nên tiếp tục:lol:
 
Xin chào tigon thân thương và đầy thơ mộng, hiiiiiiiiii, đúng là lâu lắm rồi mình mới trởi lại với ace, với dd qua đây mình gởi lời chúc sức khỏe tới tigon thân thương và toàn thể ace.
- khoảng thời gian vừa qua thì mình cũng có gé wa sứ sở nuôi toàn gà là INDONESIA đất nước này đạo Hồi giáo nên ko nuôi heo, mình cũng được giới thiệu về bệnh mới này nhưng chưa có loại vaccin phòng, biết là bệnh mới nhưng ko thấy biểu hiện lâm sàn nào để tô điểm nhận biết đặc trưng nên mình ko thể đoán mò, đưa ra dấu hiệu nhận biết để tránh tình trạng ace mới nuôi hiểu nhầm, nhưng theo kinh nghiệm loại trừ của mình thì mình làm như sau:
- Khi có dấu hiệu của bệnh liên quan tới hệ hô hấp, CRD, tiến hành điều trị thuốc đúng, đủ, và khâu hộ lý tốt rồi mà bệnh không thấy khỏi thì mình nghĩ tới là bệnh ORT, để điều trị thì thấy khỏi và mình cũng đã thử nhìu lần lặp lại rồi là đúng như vậy, mình làm theo phát đồ 1 vì phát đồ 2 khó tìm ra thuốc ở 1 số nơi, tới đây thì mình cũng chưa thể kết luận là bệnh mới này có phải là bệnh mới hay là bệnh truyền thống CRD nữa, phải chăn là CRD biến chủng... phù hợp với thuốc này, và mình cũng thử mấy bầy CRD cho phát đồ 1 thì thấy kết quả rất tốt, và như thế khi bi CRD hay bệnh mới mình điều dùng phát đồ 1, có lẽ là sự phối hợp của chai thuốc này là bí kíp, khi mình mua 2 chai thuốc đơn lincomycin và spyramycin về phối lại thì dùng ko có hiệu quả, cũng giống như ta hay dùng tilmycosine của mỗi công ty thì cho kết quả khác nhau, phụ thuộc vào chất dẫn bí kíp của mỗi cty.
- Đó là kinh nghiệm riêng của mình và mình chia sẽ với ace, có gì sai sót mong bỏ quá cho, và ai có kinh nghiệm gì hay thì chia sẽ co hội nhé
Chúc ace sức khỏe và thành công
 
đạt nè bệnh ORT này ở VN mình có xảy ra chưa vậy?.

có lẽ là sự phối hợp của chai thuốc này là bí kíp, khi mình mua 2 chai thuốc đơn lincomycin và spyramycin về phối lại thì dùng ko có hiệu quả, cũng giống như ta hay dùng tilmycosine của mỗi công ty thì cho kết quả khác nhau

còn về phối hợp 2 kháng sinh đơn này có nhiều vấn đề lắm đây.
thứ nhất 2 loại ks đơn thường nếu kỹ đạt lấy dd đo pH thử nha lincomycin hoạt động tốt ở pH kiềm nhưng nếu phối hợp với Spira mà pH trung tính thì giảm tác dụng của linco.
thứ hai: linco có tác dụng diệt khuẩn còn ks thuộc nhóm macrolid mà cụ thể là spira thì mang tính kiềm khuẩn do đó nếu kết hợp với nhau sẽ làm mất tác dụng của nhau, và để dung hoà 2 thằng này thì nằm ở phần tá dược của mỗi cty. do đó nếu cần sử dụng 2 thằng này thì chỉ nên mua loại thuốc có tp gồm 2 thằng chứ mua về tự phối hợp là hên xui.
nhưng mà thị trường hiện nay mình chỉ thấy linco+spectinomycin thôi chứ cũng chưa thấy có linco+spira

 

Last edited by a moderator:
Nhuyenbieu1984 chia se rất là hay, sự phối hợp của các kháng sinh thì là rất cao siêu, mình chỉ bít dùng thành phẩm phối hợp thôi, và mình dùng thử phối hợp 2 đơn chức thì ko có tác dụng điều trị như mong muốn, cho nên mình dùng thành phẩm, 2 chất này trong 1 chai thuốc có ở VN rồi bạn nhé, bạn lên google đánh tên lincospyra là có ah. mà chỉ có 2 công ty có, 1 của VN, và 1 của nước ngoài.
- Còn bệnh này đã có ở VN chưa thì là chưa có cơ quan nào công bố, mà mình chỉ tìm tồi và áp dụng trước cho gà nhà mình thôi, thông thường khi bệnh khá phổ biến thì cơ quan nhà nước mới bít tối và nghiên cứu, khi đó thì gà nhà mình liệu có còn không ?, cho nên mình bít dc gì thì chia sẽ cái đó thôi nhé, chúc ace vui vẽ và thành công
 
Alo...alo....
Tigon tìm thấy cái này, có thể có ích cho mọi người nhé!








Agriviet.Com-OTF.jpg



Agriviet.Com-ORT.jpg


Agriviet.Com-ORT_2.jpg
 
Last edited by a moderator:
Chào các đồng đạo "gia cầm" đã trở laị và ....lợi hại hơn xưa. hi :6^:

Đang ở Sóc Trăng mà mất sđt cuả Anh Nguyenbieu.!

Cám ơn Tigon đã nhắc đến A nha, Tigon muốn thấy chân dung Anh Đạt hông?, Chụp chung khi off.

À. Còn bệnh ORT thì theo mình cũng nằm trong nhóm hô hấp. Cách đây vài tháng có một người bạn bên CP đã khuyến cáo nên sử dụng Doxycyline vì có tính nhạy cảm còn tốt. Nếu chưa thì mọi người nên thử nhá.

Hi.. Mừng gặp lại.
 
Chào Ngoan, lâu lắm mới gặp lại đồng chí, đồng đạo. sao rồi công tác tốt chứ ha ? sức khỏe vẫn tốt chứ,
- Hôm nay trở về sau bao ngày bế quang luyện công thì có chút ít cái mới chia sẽ và bình luận để bù lại khi đi vắng nha hong, hiiiiiii, hội trưởng đi vắng như rắn mất đầu đó,kakakaka. Cũng cám ơn tigon rất nhiều trong time qua, động viên và hướng dẫn cho ace ....
Chúc sức khỏe và vui vẽ nha ace. Để cho hội náo nhiệt, sung túc và cháy hết mình chuẩn bị đất nước đón chào hội nhập mới.
 
Chào các đồng đạo "gia cầm" đã trở laị và ....lợi hại hơn xưa. hi :6^:

Đang ở Sóc Trăng mà mất sđt cuả Anh Nguyenbieu.!

Cám ơn Tigon đã nhắc đến A nha, Tigon muốn thấy chân dung Anh Đạt hông?, Chụp chung khi off.

À. Còn bệnh ORT thì theo mình cũng nằm trong nhóm hô hấp. Cách đây vài tháng có một người bạn bên CP đã khuyến cáo nên sử dụng Doxycyline vì có tính nhạy cảm còn tốt. Nếu chưa thì mọi người nên thử nhá.

Hi.. Mừng gặp lại.

Tưởng anh hoangtu mang về cho Tigon tin gì "hót" lắm cơ-_-...Chứ hình offline hội gà xới tung lên hết rồi! hi..hi...:lol:
Hoangtu mau mau mà về nhà đi đó, long nhong hoài cả nhà nhớ nhắc liên tù tì, hong bị nhảy mũi sao zầy nè? :8^:


--------

Cũng cám ơn tigon rất nhiều trong time qua, động viên và hướng dẫn cho ace ....

Anh Đạt nói làm Tigon mắc cỡ dễ sợ! :wacko:
Thấy "chủ nhà" đi vắng, vô chọc phá chơi zậy mà, động viên với cả hướng dẫn cho ai đâu?!
Mấy anh về là lo cúp đuôi chạy hong kịp á! :lol:
 
Last edited by a moderator:
Chào các đồng đạo "gia cầm" đã trở laị và ....lợi hại hơn xưa. hi :6^:

Đang ở Sóc Trăng mà mất sđt cuả Anh Nguyenbieu.!

Cám ơn Tigon đã nhắc đến A nha, Tigon muốn thấy chân dung Anh Đạt hông?, Chụp chung khi off.

À. Còn bệnh ORT thì theo mình cũng nằm trong nhóm hô hấp. Cách đây vài tháng có một người bạn bên CP đã khuyến cáo nên sử dụng Doxycyline vì có tính nhạy cảm còn tốt. Nếu chưa thì mọi người nên thử nhá.

Hi.. Mừng gặp lại.

nhận được tinh nhắn thì hồi âm nha ngoan:mellow:
 
công bang ma, có công thì thưởng có tội thì phạt nặng... hiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii.
- kỷ thuật wa1 cũng khô khan, pha hài hước cho thêm rộn ràn hơn.. đúng ko nè tigon. cố gắng phát huy chi thêm sinh động nhe
 


Back
Top