bí quyết của vua tôm

<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=1 width="100%"><TBODY><TR><TD vAlign=top colSpan=2 align=left>Bí quyết của "Vua tôm" Sáu Ngoãn

</TD></TR><TR><TD class=vl2 vAlign=top width="44%" noWrap align=left>Ngày cập nhật trên web Việt Linh:</TD><TD class=vl2 width="61%">23/5/2011</TD></TR><TR><TD class=vl2 vAlign=top width="44%" noWrap align=left>Nguồn tin: </TD><TD class=vl2 vAlign=top width="61%" noWrap>Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, 20/05/2011 </TD></TR></TBODY></TABLE>


d5b9e_dsc-3283.online_200.jpg

Ông Võ Hồng Ngoãn ( ở giữa) đang giới thiệu thành quả của mình cho đoàn chuyên gia nước ngoài. Ảnh: Phan Thanh Cường
Hiện tôm sú ở 80% diện tích nuôi tôm chết vì dịch bệnh, có những hộ dân 6 lần thả tôm là 6 lần mất trắng. Trong khi đó, ông Võ Hồng Ngoãn, một nông dân ở Bạc Liêu có 50 hécta nuôi tôm, nuôi vụ nào thắng vụ đó. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã hỏi ông Ngoãn kinh nghiệm của một lão nông tri điền.
Hiện ĐBSCL đang đối diện với dịch bệnh thủy sản và có đến 80% số lượng tôm nuôi bị chết nhưng ao tôm của ông không bị ảnh hưởng gì. Đâu là bí quyết nuôi của ông?
Ông Võ Hồng Ngoãn: Thực tế chẳng có bí quyết gì đâu, cách thức nuôi tôm của tôi thì người dân đã biết từ mấy năm nay, tôi không giấu kỹ thuật nuôi để làm giàu cho riêng mình.
Theo khuyến cáo kỹ thuật nuôi tôm sú thì trung bình mỗi mét vuông (m2) ao nuôi thả khoảng 30 - 40 con, nhưng ao nuôi của tôi chỉ có mật độ 7 - 9 con mà thôi. Lợi thế của cách nuôi này là không tốn nhiều thức ăn, không sử dụng nhiều thuốc thú y nhưng tôm lại lớn nhanh hơn. Và quan trọng hơn là giá trị thu về khi nào cũng cao gấp ba lần so với cách nuôi mật độ cao, chỉ cần 18 - 25 con đã đạt 1 kilôgram và giá lúc này là trên 250.000 đồng/kg.
Kỹ thuật nuôi tôm sạch này được tôi áp dụng từ năm 2004 đến nay và chưa năm nào ao nuôi của tôi có tôm chết vì bệnh dịch.
Theo kinh nghiệm của ông, tại ĐBSCL bị tôm chết hàng loạt là do đâu?
Hiện tượng tôm chết hàng loạt tập trung ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre…, phần nào do nhiệt độ cao vì nắng nóng kéo dài. Tuy nhiên, đó không phải là nguyên nhân chính, mà vấn đề là từ ý thức của người nuôi, từ các công ty sản xuất thức ăn thủy sản, thuốc thú y, các trại giống.
Tính vào thời điểm này, tôm sú loại 30 con/kg có giá khoảng 220.000 đồng, loại 40 con/kg có giá 160.000 - 180.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với thời điểm này năm ngoái. Vì thế, nhiều người dân đổ xô đi nuôi tôm mà bỏ qua những khuyến cáo kỹ thuật của các chi cục thú y.
Diện tích nuôi tăng nhanh đòi hỏi lượng tôm giống cũng phải tăng tương đương, trong khi năng lực sản xuất con giống tại ĐBSCL, các tỉnh miền Trung có hạn. Để đáp ứng nhu cầu của người nuôi, nhiều trại sản xuất giống tìm cách tăng lượng tôm bột lên, chất lượng tôm giống giảm. Chất lượng tôm giống quyết định đến 70% khả năng thành công của vụ nuôi.
Ngoài ra, các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y luôn có những kế hoạch tiếp thị, tư vấn kỹ thuật với mục đích cuối cùng là làm cho người nuôi chấp nhận tăng mật độ nuôi, vì mật độ nuôi tăng đồng nghĩa với việc sử dụng lượng thức ăn, thuốc thú y nhiều hơn.
Nếu nuôi tôm với mật độ cao thì phải có nguồn vốn lớn để mua thức ăn, thuốc thú y nhưng lợi nhuận thu về chưa chắc là đã cao. Trong trường hợp thất bại thì người nuôi phá sản hoàn toàn.
Ông được biết đến với biệt danh “Vua tôm” Sáu Ngoãn vì nuôi vụ nào là thắng vụ đó. Vậy ông có lời khuyên nào cho người nuôi tôm trong tình cảnh dịch bệnh thủy sản bùng phát hiện nay?
Hiện người nuôi tôm ở ĐBSCL đang chạy theo sản lượng bằng cách tăng mật độ vì cho rằng, sản lượng nhiều thì lợi nhuận thu về nhiều, nhưng thực tế của ngành nuôi tôm sú mấy năm qua lại chứng minh ngược lại. Trong tình cảnh môi trường nuôi bị ô nhiễm như hiện nay thì việc tăng mật độ nuôi để tăng sản lượng nuôi chẳng khác nào người nuôi tự mua dây trói mình.
Còn cách nuôi tôm sạch thì nguồn vốn đầu tư ban đầu không nhiều nhưng lợi nhuận thu về là không nhỏ. Mặc dù thả nuôi với mật độ thưa nhưng mỗi héc ta thu về từ 3 - 5 tấn tôm, lợi nhuận khoảng 50%, còn nuôi theo mật độ dày sản lượng tôm thu về từ 6 - 8 tấn/héc ta nhưng lợi nhuận dao động chỉ từ 15 - 20%.
Theo quan điểm của tôi, đã đến lúc người nuôi ĐBSCL cần chuyển sang nuôi theo mô hình tôm sạch; có như vậy ngành thủy sản mới phát triển bền vững, giảm thiểu dịch bệnh, qua đó, lợi nhuận thu về sẽ nhiều hơn.
Xin cảm ơn ông!
Vài nét về vua tôm Sáu Ngoãn:
Năm 2004, trong một lần một đầm tôm bị bệnh chết gần hết nhưng khi thu hoạch thì tôm sú trong ao này lại to hơn hẳn tôm các ao khác. Sau đó, ông Ngoãn thử nghiệm trên 2 ao nuôi có cùng diện tích với mật độ nuôi thưa (7 - 9 con/m2) và mật độ nuôi dày (40 con/m2). Kết quả, ở ao nuôi mật độ thưa có chi phí ít, tôm có kích thước lớn hơn, giá bán cao hơn nên lợi nhuận đạt gấp rưỡi so với ao nuôi mật độ dày.
Năm 2007, Võ Hồng Ngoãn đã được Bộ Khoa học và Công nghệ tặng Cúp vàng TechMart chứng nhận quy trình sản xuất tôm sạch bền vững, đồng thời công nhận ông là tác giả của quy trình này.
Năm 2010, ông Ngoãn được Cục sở hữu trí tuệ trao chứng nhận thương hiệu trang trại nuôi tôm sú sạch. Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng bằng khen và cúp vàng vì những sáng tạo làm sạch môi trường nước trong quá trình nuôi tôm.
Ông Ngoãn còn được biết đến là người đầu tiên sử dụng ốc bươu vàng làm thức ăn cho tôm ở 2 tháng cuối trước khi thu hoạch nhằm giảm chi phí nuôi. Ngọc Hùng
 
Vụ tôm đại thắng
LÂM QUANG HUY (06/09/2011 10:55)
Gửi cho bạn bè
detail_08.gif
Lưu lại để đọcIn trang này

<TBODY>
</TBODY>
Lần đầu tiên trong mười năm nay, nông dân nuôi tôm của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, đã trúng đậm.
Lần đầu tiên trong mười năm nay, nông dân nuôi tôm của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, đã trúng đậm. Vụ thu hoạch tôm sú năm nay đang diễn ra, trên nét mặt của bà con nuôi tôm ai cũng tươi cười. Giá bán mỗi kg tôm gấp đôi năm trước, gần 200 ngàn đồng.
05092011152619.jpg
Tiền tỷ đây rồi
Tôi hẹn gặp nông dân Trần Hữu Lưu ở HTX Phan Hiền, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh, vào đầu buổi sáng thì ông xin khất lại buổi trưa. Lý do ông đưa ra vô cùng hợp lý: “Buổi sáng để tui đi ngân hàng gửi tiền tiết kiệm vì mới thu hoạch tôm sú”. Đúng hẹn gần đến trưa ông Lưu về đến nhà. Trong câu chuyện nhọc nhằn về đời nuôi tôm, ông Lưu không giấu được những vất vả, lo âu với con tôm từ khi thả xuống ao đến ngày thu hoạch. Khi nào bán được tôm cầm tiền trong tay mới ăn chắc là thắng lợi.
Vụ tôm năm nay ông Lưu nuôi đến 3,5 ha hồ tôm, là người nuôi tôm nhiều nhất của HTX Phan Hiền. Sau hơn ba tháng nhọc nhằn với con tôm, hiện tại ông Lưu đang thu hoạch gần xong những ao tôm ngoài đồng. Ông Lưu cho biết: “Năng suất tôm đạt 6 tấn/ha, với diện tích từng ấy tôi thu về gần 20 tấn tôm, bán được 3,7 tỷ đồng, trừ hết chi phí, lãi khoảng 60%, tức gần 2 tỷ đồng trong thời gian 3 tháng”.
Cách đây mười năm, ông Lưu là người đầu tiên của xã Vĩnh Sơn đứng ra nuôi tôm sú. Nhờ ông mạnh dạn đi đầu trong việc làm kinh tế mà nhiều bà con học theo ông làm giàu. Cái hay của ông Lưu là mười năm nay chưa có năm nào hồ tôm của ông bị dịch bệnh. Hỏi bí quyết nuôi tôm ông Lưu nói ngay là chuẩn bị ao hồ cho sạch sẽ, hợp vệ sinh, chọn giống tốt, có nguồn gốc rõ ràng thì sẽ cho kết quả khả quan.
Ông Trần Quang Thành - Chủ nhiệm HTX Phan Hiền cho biết, toàn HTX có 136 hộ nuôi tôm với diện tích 70 ha. Trong số đó vụ này chỉ có 6 hộ bị lỗ là do tôm bị dịch bệnh nên phải tiêu huỷ ngay từ tháng thứ hai, còn lại các hộ nuôi tôm đều lãi to, hộ ít nhất lãi 100 triệu đồng, còn lại là 200 đến 300 triệu đồng. Hiện tại giá bán tôm sú loại 40con/kg ở mức 185 ngàn đồng/kg. Nếu tôm nhỏ hơn thì giá bán thấp hơn một phân và ngược lại.
Bước sang HTX Huỳnh Xá Hạ, bà con ai cũng tranh thủ những ngày thời tiết thuận lợi để thu hoạch tôm sú. Nông dân Trần Văn Ánh nuôi được một mẫu tôm cho biết, trừ hết chi phí anh thu lãi được 200 triệu đồng. Toàn bộ HTX Huỳnh Xá Hạ có 128 hộ nuôi tôm và ai cũng trúng đậm. Một nông dân cho biết, hai mùa trước người nuôi tôm ở xã Vĩnh Sơn liên tiếp thất bại vì dịch bệnh xảy ra, nợ nần ngân hàng chồng chất. Song chỉ cần trúng đậm một vụ tôm này họ đã trả nợ gần hết, có hộ còn dư thừa vài chục đến vài trăm triệu đồng.
Những ngày này, trên các ruộng tôm, bà con nông dân ai cũng cầu trời mưa thuận gió hoà, giúp cho bà con có thêm một vụ nuôi tôm bội thu nữa để họ có thêm chút tiền bạc sửa sang, xây dựng nhà cửa, nuôi con ăn học.
05092011152620.jpg
Đề cao ý thức cộng đồng
Vụ tôm này huyện Vĩnh Linh nuôi được 275 ha tôm sú, trong đó riêng xã Vĩnh Sơn nuôi đến 163 ha. Vĩnh Sơn được xem là vùng tôm lớn nhất của huyện Vinh Linh. Ông Nguyễn Sơn - Phó Chủ tịch xã Vĩnh Sơn cho biết toàn xã có 3 HTX nuôi tôm với gần 140 ha. Những vụ trước tôm thường xảy ra dịch bệnh, bà con lỗ nặng. Đầu vụ này nhiều người không dám nuôi vì sợ dịch bệnh tiếp tục xảy ra thì không biết lấy gì trả nợ vốn vay ngân hàng. Trước tình hình ấy, chính quyền địa phương tổ chức nhiều cuộc họp vận động bà con mạnh dạn nuôi tôm dưới sự giúp đỡ về kỹ thuật của cơ quan chuyên môn.
Kinh nghiệm vụ này cho thấy, khi tôm nuôi tháng thứ hai phát hiện tôm có dịch bệnh thì tiêu huỷ kịp thời nên dập tắt được dịch, không lây lan ra diện rộng. Cùng với tiêu huỷ tôm bệnh, ao hồ cũng được bơm thuốc khử dịch. Đây được xem là một khâu xử lý vô cùng quan trọng. Theo đó, mỗi hồ tôm bị bệnh phải đầu tư đến 35 triệu đồng để mua hoá chất diệt khuẩn gây hại. Song các cấp tỉnh, huyện đã giúp đỡ đến 80% kinh phí, 20% kinh phí còn lại được lấy từ quỹ môi trường cộng đồng nên chủ nuôi tôm khỏi mất tiền. Ông Sơn nhấn mạnh, một điều quan trọng là thời tiết, khí hậu năm nay hết sức thuận lợi, những điều kiện ấy đã tạo ra một vụ tôm thắng lớn.
Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Vĩnh Linh, vui mừng thông báo: “Không chỉ những người nuôi tôm ở xã Vĩnh Sơn trúng đậm mà các xã Vĩnh Thành, Vĩnh Giang bà con cũng đang vui mừng vì tôm được mùa, giá bán lại cao. Rõ ràng làm tôm nếu trúng mùa bà con nông dân có lãi lớn”.
Ông Dũng phân tích nguyên nhân thắng lớn vụ tôm sú năm nay: Ngoài sự chỉ đạo kịp thời của UBND huyện Vĩnh Linh về thực hiện các quy định vệ sinh an toàn môi trường như đề nghị cơ quan chức năng lấy mẫu nước trong hồ nuôi tôm kiểm tra, nếu đủ tiêu chuẩn mới cho nông dân thả tôm; hay kịp thời can thiệp và hỗ trợ kinh phí dập dịch khi xuất hiện một cách kịp thời và hiệu quả thì ý thức cộng đồng của người tham gia nuôi tôm rất quan trọng.
"Họ đã thành lập ra quỹ môi trường cộng đồng kịp thời chia sẻ, nhắc nhở nhau phải biết quý trọng môi trường nuôi tôm như chính bản thân mình. Bà con bảo vệ, gìn giữ từng gàu nước sạch để bơm vào nuôi tôm. Làm gì cũng vậy, có trăn trở, nhọc nhằn và kỹ thuật thì mới có thành công ý nghĩa", ông Lê Tiến Dũng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Vĩnh Linh.


<TBODY>
<!--
-->
</TBODY>

<TBODY>
</TBODY>
Ý kiến bạn đọc

<TBODY>
</TBODY>

<TBODY>
</TBODY>

<TBODY>
</TBODY>
 
Back
Top