Giống cà chua đen và cà chua vàng được du nhập vào Đà Lạt (Lâm Đồng) hơn 10 năm trước. Một số nông dân đã mạnh dạng trồng thử nghiệm nhưng hầu hết đều thất bại.
Chị Phạm Thị Thanh Thủy (ngụ thôn K’Long C, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) là một trong rất ít hộ đình trồng thành công 2 giống cà chua này. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực trồng trọt nên khi nghe có giống cà chua mới, chị Thủy tìm hiểu và tiến hành trồng thử nghiệp 200 gốc cà chua đen vào cuối năm 2014.
Cà chua đen Đà Lạt đến tay người tiêu dùng có giá lên tới 200.000 đồng/kg
“Lúc đó, gia đình mua giống với giá 7.000 đồng/hạt, sau khi mua về được ươm trên giá xơ dừa thành từng túi nhỏ. Khi cà chua hơn 2 tuần tuổi (tương đương 10cm/cây) thì tiến hành cắt thân ghép vào gốc của giống cà chua đỏ thông thường. Cũng như cà chua đỏ, cà chua đen trồng sau 3 tháng thì bắt đầu cho ra quả và có thể thu hoạch kéo dài 3 – 4 tháng, trung bình mỗi gốc từ 7 – 10 kg quả” - chị Thủy kể.
Cũng theo chị Thủy, chi phí ban đầu để trồng giống cà chua này khá cao. Cà chua phải trồng trong nhà kính, trang bị hệ thống tưới tiêu hiện đại, khép kín như (tưới nhỏ giọt từng gốc và tưới phun sương trên lá); quá trình xuống giống cần lót phân chuồng vừa phải tránh cây giống bị úng rễ chết yểu. Chi phí trung bình cho mỗi sào cà chua (khoảng 3.000 gốc/diện tích 1.000 m2), 150 - 200 triệu đồng.
Các loại cà chua vàng và đen ra thị trường với số lượng rất ít
Bởi số lượng cà chua đen ra thị trường còn hạn chế vì diện tích trồng trên đất Lâm Đồng còn manh mún nên giá bán bị đẩy lên tới 150.000 - 200.000 đồng/kg (tùy theo từng chủng loại). Hiện tại, mỗi ngày gia đình chị Thủy xuất ra thị trường TP HCM khoảng gần 200 kg cà chua đen. Rất nhiều thương lái khắp nơi đến đặt vấn đề tiêu thụ sản phẩm lâu dài nhưng chị không có hàng cung ứng.
Chị Thủy cho biết với giá bán cho thương lái như hiện nay (khoảng 50.000 đồng/kg), sau khi trừ chi phí, chị thu lãi ròng hơn 500 triệu/sào/mùa vụ. Ngoài cà chua đen, hiện gia đình chị Thủy cũng trồng thành công giống cà chua vàng với năng suất gần 10kg/gốc.
Việc bán cây cà chua giống cũng cho thu nhập khá
Ông Đinh Hữu Thức, cũng là một trong số ít trồng thành công giống cà chua đen ở huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), cho biết giống cà chua này không dễ trồng, hay bị nấm bệnh nhưng nhờ yếu tố thời tiết ở hai huyện Đức Trọng, Đơn Dương ấm áp hơn so với Đà Lạt nên thích hợp cho chuyên canh giống cà chua này.
Cà chua đen, cà chua vàng ngoài chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe và khả năng làm giảm nguy cơ lão hóa còn có màu sắc độc đáo, đẹp lạ mắt nên ngoài việc trồng làm thực phẩm, nhiều người khắp nơi tìm đến Đơn Dương, Đức Trọng mua cây giống về trồng làm cảnh trong nhà với giá 15.000 đồng/cây giống nhưng vẫn “cháy” hàng.
Bài-ảnh: Đình Thi (NLD.COM.VN)
Chị Phạm Thị Thanh Thủy (ngụ thôn K’Long C, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) là một trong rất ít hộ đình trồng thành công 2 giống cà chua này. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực trồng trọt nên khi nghe có giống cà chua mới, chị Thủy tìm hiểu và tiến hành trồng thử nghiệp 200 gốc cà chua đen vào cuối năm 2014.
Cà chua đen Đà Lạt đến tay người tiêu dùng có giá lên tới 200.000 đồng/kg
“Lúc đó, gia đình mua giống với giá 7.000 đồng/hạt, sau khi mua về được ươm trên giá xơ dừa thành từng túi nhỏ. Khi cà chua hơn 2 tuần tuổi (tương đương 10cm/cây) thì tiến hành cắt thân ghép vào gốc của giống cà chua đỏ thông thường. Cũng như cà chua đỏ, cà chua đen trồng sau 3 tháng thì bắt đầu cho ra quả và có thể thu hoạch kéo dài 3 – 4 tháng, trung bình mỗi gốc từ 7 – 10 kg quả” - chị Thủy kể.
Cũng theo chị Thủy, chi phí ban đầu để trồng giống cà chua này khá cao. Cà chua phải trồng trong nhà kính, trang bị hệ thống tưới tiêu hiện đại, khép kín như (tưới nhỏ giọt từng gốc và tưới phun sương trên lá); quá trình xuống giống cần lót phân chuồng vừa phải tránh cây giống bị úng rễ chết yểu. Chi phí trung bình cho mỗi sào cà chua (khoảng 3.000 gốc/diện tích 1.000 m2), 150 - 200 triệu đồng.
Các loại cà chua vàng và đen ra thị trường với số lượng rất ít
Bởi số lượng cà chua đen ra thị trường còn hạn chế vì diện tích trồng trên đất Lâm Đồng còn manh mún nên giá bán bị đẩy lên tới 150.000 - 200.000 đồng/kg (tùy theo từng chủng loại). Hiện tại, mỗi ngày gia đình chị Thủy xuất ra thị trường TP HCM khoảng gần 200 kg cà chua đen. Rất nhiều thương lái khắp nơi đến đặt vấn đề tiêu thụ sản phẩm lâu dài nhưng chị không có hàng cung ứng.
Chị Thủy cho biết với giá bán cho thương lái như hiện nay (khoảng 50.000 đồng/kg), sau khi trừ chi phí, chị thu lãi ròng hơn 500 triệu/sào/mùa vụ. Ngoài cà chua đen, hiện gia đình chị Thủy cũng trồng thành công giống cà chua vàng với năng suất gần 10kg/gốc.
Việc bán cây cà chua giống cũng cho thu nhập khá
Ông Đinh Hữu Thức, cũng là một trong số ít trồng thành công giống cà chua đen ở huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), cho biết giống cà chua này không dễ trồng, hay bị nấm bệnh nhưng nhờ yếu tố thời tiết ở hai huyện Đức Trọng, Đơn Dương ấm áp hơn so với Đà Lạt nên thích hợp cho chuyên canh giống cà chua này.
Cà chua đen, cà chua vàng ngoài chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe và khả năng làm giảm nguy cơ lão hóa còn có màu sắc độc đáo, đẹp lạ mắt nên ngoài việc trồng làm thực phẩm, nhiều người khắp nơi tìm đến Đơn Dương, Đức Trọng mua cây giống về trồng làm cảnh trong nhà với giá 15.000 đồng/cây giống nhưng vẫn “cháy” hàng.
Bài-ảnh: Đình Thi (NLD.COM.VN)