Đang XK tốt, cá tra Việt Nam lại gặp phải những khó khăn lớn ở một số thị trường khó tính vì dư lượng, chất lượng.  
Theo thông tin mới nhất từ VASEP, Thương vụ Việt Nam tại Canada vừa cho biết, Cơ quan Kiểm tra chất lượng thực phẩm của Canada (CFIA) đã phát hiện dư lượng Enrofloxacin trong một số lô hàng cá tra, basa nhập khẩu từ Việt Nam, vượt quá mức 0,06 ppb cho phép trong thủy sản. Trên cơ sở đó, Cơ quan này đã kiến nghị không cho phép nhập khẩu cá tra, basa philê đông lạnh từ Việt Nam.
Theo ông Trương Đình Hoè, Tổng Thư ký VASEP, ở Bắc Mỹ, nếu so với Mỹ, Canada không phải là thị trường lớn của cá tra, basa Việt Nam. 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thuỷ sản sang Canada đạt 11.533 tấn, trị giá 63,196 triệu USD. Trong đó, cá tra, basa chiếm hơn một nửa về lượng khi đạt gần 6.900 tấn, trị giá 21,42 triệu USD.
Tuy không phải là thị trường lớn, nhưng nếu cá tra, basa bị cấm nhập khẩu vào nước này, thì ít nhiều cũng có ảnh hưởng không tốt tới việc xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam. Ông Hoè nói “Một thị trường dù lớn hay nhỏ, mà cứ bị cấm là mệt rồi, vì nó sẽ ảnh hưởng tới các vấn đề khác nữa”.
Cũng theo ông Hoè, Canada và Mỹ là những nước không chấp nhận có dư lượng Enrofloxacin trong sản phẩm thủy sản. Vì thế, khi phát hiện có các lô hàng nhiễm dư lượng chất này, dù chỉ ở mức độ nhẹ, họ cũng nâng mức cảnh báo lên ngay. Vả lại, bắt đầu từ ngày 20/6/2011 đến giờ, khi Luật An toàn sản phẩm tiêu dùng của Canada (CCPSA) có hiệu lực, thì việc kiểm soát sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào thị trường này càng gắt gao hơn trước.
 Trong khi đó, dù các nhà máy chế biến thuỷ sản Việt Nam đã tăng cường kiểm soát chặt chẽ dư lượng các chất cấm, nhưng do ở khâu nuôi, nông dân vẫn lạm dụng các hoá chất có chứa Enrofloxacin nên doanh nghiệp không thể kiểm soát hết được.
Như vậy, sau Nhật Bản (kiểm tra 100% lo hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam về dư lượng Enrofloxacin kể từ ngày 10/6/2011), Canada là thị trường thứ 2 đã nâng mức cảnh báo về dư lượng Enrofloxacin từ sản phẩm thủy sản Việt Nam. Riêng với con cá tra, basa, ngoài cú vấp về Enrofloxacin ở Canada, trong những tháng qua, cũng đã từng bị cơ quan thẩm quyền của Đức, Ý cảnh báo về dư lượng Trifluralin và chất diệt mối Chlorpyriphos (tổng cộng 4 lô hàng).
Không những thế, cá tra, basa Việt Nam cũng đang gặp rắc rối về mặt chất lượng ở một thị trường thuộc khối EU là Anh. Từ giữa tháng 6/2011 đến nay, 3 tập đoàn bán lẻ đứng hàng thứ nhất, thứ hai và thứ tư của Anh là Tesco, Asda và Morrisons, đã lần lượt bỏ các sản phẩm cá tra, basa do Tập đoàn Cumbrian Seafood (Anh) cung ứng ra khỏi các quầy hàng. Theo ông Hoè, những sản phẩm cá tra, basa này đều được nhập khẩu từ Việt Nam nhưng được đóng gói theo quy cách do Cumbrian Seafood đưa ra.
Việc 3 nhà bán lẻ hàng đầu của Anh cùng loại các sản phẩm cá tra, basa ra khỏi quầy hàng, cũng sẽ ảnh hưởng không tốt tới uy tín của con cá tra, basa Việt Nam.
Những nguyên nhân khiến cho 3 nhà bán lẻ hàng đầu nói trên của xứ sở sương mù loại các sản phẩm cá tra, basa do Cumbrian Seafood cung ứng ra khỏi các siêu thị, trước hết là do phát hiện tạp chất tăng trọng trong cá. Khi kiểm tra ngẫu nhiên một số sản phẩm cá tra bán lẻ, các nhân viên của Cục Tiêu chuẩn thương mại (TSD), thuộc Hội đồng hạt Đông Bắc Lincolnshire, đã thu được những bằng chứng cho thấy 9/10 mẫu cá tra nhập khẩu có dấu hiệu gian lận. Phần lớn mẫu kiểm nghiệm chứa tạp chất sodium, chloride và phốt phát, vốn được sử dụng để tích nước trong cá. Đây là một hình thức gian lận về khối lượng.
Theo ông Trương Đình Hòe, sự kiện nói trên không có nghĩa là cá tra, basa Việt Nam đã bị cấm nhập khẩu và tiêu thụ ở Anh, vì ngoại trừ 3 nhà bán lẻ nói trên, các nhà bán lẻ khác ở nước này vẫn đang tiếp tục bán các sản phẩm cá tra, basa có nguồn gốc Việt Nam, được cung cấp bởi các nhà nhập khẩu khác.
Ngay cả 3 nhà bán lẻ đã loại bỏ sản phẩm cá tra, basa do Cumbrian Seafood cung ứng, họ vẫn đang tìm kiếm nguồn cá tra, basa được cung cấp bởi những nhà nhập khẩu vẫn đang đảm bảo được về mặt chất lượng. Thị trường Anh cũng không phải là thị trường lớn của cá tra, basa Việt Nam. Tuy nhiên, việc 3 nhà bán lẻ hàng đầu của nước này cùng loại các sản phẩm cá tra, basa ra khỏi quầy hàng, cũng sẽ ảnh hưởng không tốt tới uy tín của con cá tra, basa Việt Nam.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Theo thông tin mới nhất từ VASEP, Thương vụ Việt Nam tại Canada vừa cho biết, Cơ quan Kiểm tra chất lượng thực phẩm của Canada (CFIA) đã phát hiện dư lượng Enrofloxacin trong một số lô hàng cá tra, basa nhập khẩu từ Việt Nam, vượt quá mức 0,06 ppb cho phép trong thủy sản. Trên cơ sở đó, Cơ quan này đã kiến nghị không cho phép nhập khẩu cá tra, basa philê đông lạnh từ Việt Nam.
Theo ông Trương Đình Hoè, Tổng Thư ký VASEP, ở Bắc Mỹ, nếu so với Mỹ, Canada không phải là thị trường lớn của cá tra, basa Việt Nam. 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thuỷ sản sang Canada đạt 11.533 tấn, trị giá 63,196 triệu USD. Trong đó, cá tra, basa chiếm hơn một nửa về lượng khi đạt gần 6.900 tấn, trị giá 21,42 triệu USD.
Tuy không phải là thị trường lớn, nhưng nếu cá tra, basa bị cấm nhập khẩu vào nước này, thì ít nhiều cũng có ảnh hưởng không tốt tới việc xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam. Ông Hoè nói “Một thị trường dù lớn hay nhỏ, mà cứ bị cấm là mệt rồi, vì nó sẽ ảnh hưởng tới các vấn đề khác nữa”.
Cũng theo ông Hoè, Canada và Mỹ là những nước không chấp nhận có dư lượng Enrofloxacin trong sản phẩm thủy sản. Vì thế, khi phát hiện có các lô hàng nhiễm dư lượng chất này, dù chỉ ở mức độ nhẹ, họ cũng nâng mức cảnh báo lên ngay. Vả lại, bắt đầu từ ngày 20/6/2011 đến giờ, khi Luật An toàn sản phẩm tiêu dùng của Canada (CCPSA) có hiệu lực, thì việc kiểm soát sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào thị trường này càng gắt gao hơn trước.
 Trong khi đó, dù các nhà máy chế biến thuỷ sản Việt Nam đã tăng cường kiểm soát chặt chẽ dư lượng các chất cấm, nhưng do ở khâu nuôi, nông dân vẫn lạm dụng các hoá chất có chứa Enrofloxacin nên doanh nghiệp không thể kiểm soát hết được.
Như vậy, sau Nhật Bản (kiểm tra 100% lo hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam về dư lượng Enrofloxacin kể từ ngày 10/6/2011), Canada là thị trường thứ 2 đã nâng mức cảnh báo về dư lượng Enrofloxacin từ sản phẩm thủy sản Việt Nam. Riêng với con cá tra, basa, ngoài cú vấp về Enrofloxacin ở Canada, trong những tháng qua, cũng đã từng bị cơ quan thẩm quyền của Đức, Ý cảnh báo về dư lượng Trifluralin và chất diệt mối Chlorpyriphos (tổng cộng 4 lô hàng).
Không những thế, cá tra, basa Việt Nam cũng đang gặp rắc rối về mặt chất lượng ở một thị trường thuộc khối EU là Anh. Từ giữa tháng 6/2011 đến nay, 3 tập đoàn bán lẻ đứng hàng thứ nhất, thứ hai và thứ tư của Anh là Tesco, Asda và Morrisons, đã lần lượt bỏ các sản phẩm cá tra, basa do Tập đoàn Cumbrian Seafood (Anh) cung ứng ra khỏi các quầy hàng. Theo ông Hoè, những sản phẩm cá tra, basa này đều được nhập khẩu từ Việt Nam nhưng được đóng gói theo quy cách do Cumbrian Seafood đưa ra.
Việc 3 nhà bán lẻ hàng đầu của Anh cùng loại các sản phẩm cá tra, basa ra khỏi quầy hàng, cũng sẽ ảnh hưởng không tốt tới uy tín của con cá tra, basa Việt Nam.
Những nguyên nhân khiến cho 3 nhà bán lẻ hàng đầu nói trên của xứ sở sương mù loại các sản phẩm cá tra, basa do Cumbrian Seafood cung ứng ra khỏi các siêu thị, trước hết là do phát hiện tạp chất tăng trọng trong cá. Khi kiểm tra ngẫu nhiên một số sản phẩm cá tra bán lẻ, các nhân viên của Cục Tiêu chuẩn thương mại (TSD), thuộc Hội đồng hạt Đông Bắc Lincolnshire, đã thu được những bằng chứng cho thấy 9/10 mẫu cá tra nhập khẩu có dấu hiệu gian lận. Phần lớn mẫu kiểm nghiệm chứa tạp chất sodium, chloride và phốt phát, vốn được sử dụng để tích nước trong cá. Đây là một hình thức gian lận về khối lượng.
Theo ông Trương Đình Hòe, sự kiện nói trên không có nghĩa là cá tra, basa Việt Nam đã bị cấm nhập khẩu và tiêu thụ ở Anh, vì ngoại trừ 3 nhà bán lẻ nói trên, các nhà bán lẻ khác ở nước này vẫn đang tiếp tục bán các sản phẩm cá tra, basa có nguồn gốc Việt Nam, được cung cấp bởi các nhà nhập khẩu khác.
Ngay cả 3 nhà bán lẻ đã loại bỏ sản phẩm cá tra, basa do Cumbrian Seafood cung ứng, họ vẫn đang tìm kiếm nguồn cá tra, basa được cung cấp bởi những nhà nhập khẩu vẫn đang đảm bảo được về mặt chất lượng. Thị trường Anh cũng không phải là thị trường lớn của cá tra, basa Việt Nam. Tuy nhiên, việc 3 nhà bán lẻ hàng đầu của nước này cùng loại các sản phẩm cá tra, basa ra khỏi quầy hàng, cũng sẽ ảnh hưởng không tốt tới uy tín của con cá tra, basa Việt Nam.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: