cac loai benh thuong gap tren cay dua leo

  • Thread starter hoangtuech0179
  • Ngày gửi
cho minh hoi cac loai benh thuong xay ra nhat tren cay dua leo la loai benh gi ,va cach tri no nhu the nao vay?xin giup minh:lol:
 
<?xml:namespace prefix = o /><o:p></o:p>
duachuot.jpg

Bệnh sương mai giả dưa chuột:<o:p> </o:p>

Triệu chứng bệnh:<o:p></o:p>

Bệnh hại các bộ phận lá, thân cành, thậm chí cả quả nhưng hại lá là chủ yếu.
Trên lá vết bệnh lúc đầu chỉ là những chấm nhỏ không màu hoặc màu xanh nhạt sau đó chuyển sang màu xanh vàng đến nâu nhạt, hình tròn, đa giác hoặc hình bất định.
Vết bệnh thường nằm rải rác trên lá hoặc nằm dọc các gân lá, vết bệnh có góc cạnh không định hình. Mặt dưới lá chỗ vết bệnh thường hình thành một lớp nấm mốc màu trắng xám đó là các cành và bào tử phân sinh của nấm gây bệnh.
Khi bệnh nặng, nhiều vết hợp lại thành vết lớn, gây rách nứt các mô tế bào bị bệnh, thậm chí làm lá biến dạng, cây phát triển yếu và chết.

Nguyên nhân và đặc điểm phát sinh bệnh:<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Nguyên nhân gây bệnh là nấm Pseudoperonospora cubensis Rostovtzev.
Đây là loại nấm ký sinh chuyên tính (ngoại ký sinh), hình thành bào tử phân sinh và rất dễ lây lan truyền bệnh nhờ gió, nước mưa, nước tưới trong điều kiện có ẩm độ cao (mưa phùn, mưa nhỏ, gió, sương) và có nhiệt độ tương đối thấp thích hợp. Trong điều kiện có giọt nước, hoặc ẩm độ bão hòa 100%, nhiệt độ 18<SUP>0</SUP>C thời kỳ tiềm dục của bệnh chỉ trong 5 giờ.<o:p></o:p>
Điều kiện thời tiết vụ đông xuân miền Bắc nước ta (từ tháng 11 đến tháng 3) rất thuận lợi cho bệnh này phát triển, nhất là khi có các đợt rét, nhiệt độ giảm thấp và mưa ẩm kéo dài. Nấm gây bệnh tồn tại chủ yếu ở dạng sợi nấm và bào tử. Bệnh phát triển phá hại nặng trên những ruộng dưa chuột quá ẩm ướt, bón phân NPK không cân đối, đặc biệt trong điều kiện thiếu dinh dưỡng vi lượng, kém chăm sóc, không chú ý vệ sinh đồng ruộng trong thời gian cây đang sinh trưởng và sau khi thu hoạch.

Biện pháp phòng trừ:<o:p></o:p>

Chọn giống tốt, lấy giống từ những ruộng không bị bệnh.
Xử lý hạt giống bằng thuốc hoá học.
Dọn sạch tàn dư thân, cành, lá, cây bị nhiễm bệnh (ngắt bỏ những lá bị bệnh nặng trong thời kỳ sinh trưởng và vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch).
Chú ý bón đủ phân chuồng hoai mục ở thời kỳ trước khi trồng. Sau khi trồng định kỳ tưới thúc phân cân đối N. P. K. Có thể bổ sung phân đạm qua lá Bayfolan khoáng chất 11 - 8 - 6 của Công ty Bayer. Phun lần 1 trước khi cây ra hoa một tuần (khoảng 3 tuần sau khi trồng) và phun lần hai sau lần một 14 ngày với liều lượng 25ml Bayfolan/bình 8 lít hoặc 50ml/bình 16 lít.
Khi bệnh sương mai giả xuất hiện trên lá dưa chuột, cần kịp thời phun thuốc Nativo 750WG (liều lượng 120g/ha) phun kết hợp hoặc luân phiên với thuốc Antracol 70WP (liều lượng 3kg/ha) cũng có thể thay thế hoặc luân phiên 2 loại thuốc trên bằng thuốc Aliette 800WG (liều lượng 1,5kg/ha) hoặc thuốc Melody DUO 66,75WP (liều lượng 1,5g/ha). Thuốc Nativo 750 WG và Antracol 70WP không chỉ có tác dụng phòng trừ tốt bệnh sương mai giả mà còn có tác dụng ngăn ngừa và diệt trừ tốt các bệnh nấm hại khác trên cây dưa chuột.

2. Bênh thối gốc, lở cổ rễ dưa chuột<o:p></o:p>

Triệu chứng bệnh<o:p></o:p>

Biểu hiện đặc trưng nhất của triệu chứng bệnh là: rễ, cổ rễ và gốc thân sát mặt đất bị thâm đen, thối mục, cây bệnh héo chết, đổ gục trên ruộng.
Lúc đầu vết bệnh chỉ là một chấm nhỏ màu đen ở gốc thân, cổ rễ sau đó lan rộng ra rất nhanh bao bọc quanh cổ rễ.
Bộ phận bị bệnh thối mục, có màu nâu đen ủng nước hoặc hơi kho, cổ rễ teo tóp, bộ phận lá thân héo rũ, tuy vẫn còn màu xanh. Sau 5-6 ngày bị héo rũ cây bệnh đổ gục chết lụi hàng loạt trên ruộng.

Nguyên nhân và đặc điểm phát sinh bệnh: <o:p></o:p>

Bệnh thối gốc và lở cổ rễ do một tập hợp nầm cùng phá hoại hoặc môt trong những loại nấm đó gây ra: Fusarium solani f.s. phasceli, Rhizoctonia solani Kuhn, hoặc Thielaviopsis, …
Bệnh thối gốc, lở cổ rễ phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, mưa nhiều, đất ẩm, nhiệt độ thấp 18 – 25<SUP>0</SUP>C, hoặc thời tiết nóng lạnh bất thường.
Bệnh cũng phá hoại nặng trên những ruộng trũng ứ đọng nước, đất thịt nặng chặt bí, dễ đóng váng sau khi mưa.

Biện pháp phòng trừ

Để phòng trừ bệnh cần thực hiện luân canh với cây họ hòa thảo (như lúa nước) từ 2 - 3 năm nhằm hạn chế sự tích lũy nguồn bệnh ở trong đất.
Áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật canh tác từ khi gieo hạt cho đến khi thu hoạch.
+ Cày bừa đất kỹ, để ải khô, bón vôi để tiêu hủy tàn dư cây bệnh.
+ Chọn hạt giống tốt có sức nảy mầm cao. Gieo hạt đúng thời vụ, tránh những đợt mưa, không gieo quá sâu, gieo dày vừa phải.
+ Sau khi mưa cần phá váng, xới xáo kịp thời, vun gốc cao tránh để ứ đọng nước. Cần chú ý bón lót vôi và bón thúc sớm bằng phân lân, kali.
+ Nên xử lý hạt giống trước khi gieo và phun thuốc phòng trừ khi bệnh xuất hiện.
Có thể dùng một trong những loại thuốc sau để phòng trừ:
+ Ridomil MZ72 WP với lượng dùng 2.5 - 3.5 kg/ha
+ Topsin M (50-70 WP): 50 - 100 g thuốc bột/100 lít nước
+ Rovral 50% dạng bột thấm nước với nồng độ 0.1 - 0.2 % hoặc chế phẩm sinh học (Trichoderma)
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
CÁC BỆNH DO VI KHUẨN GÂY NÊN<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Bệnh vết góc trên lá dưa leo (có nơi còn gọi là bệnh nổ lá, hay bệnh thủng lá)

clip_image001.jpg



Triệu chứng bệnh<o:p></o:p>

Trên lá vết bệnh có góc cạnh nằm giữa các đường gân của lá, ban đầu vết bệnh có màu xanh đậm rồi hơi nâu vàng, khi có ẩm độ không khí cao vết bệnh có đặc điểm nhìn giống như giọt dầu, khi soi lên ánh sáng thấy chúng trong suốt.
Ở mặt dưới của vết bệnh có những giọt dịch vi khuẩn màu vàng. Về sau vết bệnh khô đi, mô bị bệnh trở lên giòn, khô và rụng làm cho lá bị thủng lỗ trỗ, xơ xác.
Trên cuống lá và thân cành, bệnh tạo thành các vết kéo dài màu nâu, nếu nặng làm cho lá bị rụng hoặc ngưng sinh trưỡng.
Trên trái bị bệnh xuất hiện các vết loét hình tròn màu xanh đậm, khi ẩm độ không khí cao các vết loét này cũng xuất hiện các giọt dịch vi khuẩn đục. Nếu trái bị bệnh từ khi còn nhỏ thì trái bị lồi lõm, méo mó. Nếu gặp ẩm ướt trái bệnh có thể bị thối.
Thực tế đồng ruộng cho thấy những ruộng trồng dầy (nhất là từ khi cây phát triển thân lá mạnh trở đi), những ruộng trồng dưa liên tục trong nhiều vụ, nhiều năm, những ruộng bón nhiều phân đạm, ít chú ý đến phân kali và phân lân… thường là những ruộng bị bệnh gây hại nhiều hơn những ruộng khác. Trong mùa mưa do ẩm độ không khí thường xuyên cao hơn trong mùa khô nên bệnh thường có điều kiện gây hại nhiều hơn, nhất là vào những thời gian có mưa nắng xen kẽ, hoặc thời gian mưa nhiều kèm theo có nhiệt độ không khí thấp.

Biện pháp phòng trừ:<o:p></o:p>

Sau mỗi vụ thu họach cần thu gom sạch sẽ tàn dư của cây dưa đưa ra khỏi ruộng, tiêu hủy. Nếu có điều kiện nên cày lật đất phơi ruộng, bón khoảng 100 kg vôi bột cho một công ruộng (1.000m<SUP>2</SUP>).<o:p></o:p>
Không nên trồng qúa dày, trồng với khoảng cách hàng cách hàng 1,2-1,5 m; cây cách cây khoảng 30-35 cm là vừa.<o:p></o:p>
Không nên bón đơn độc phân đạm hoặc bón qúa nhiều lọai phân này. Những người trồng dưa có kinh nghiệm cho biết nếu bón bằng phân NPK (loại 16-16-8) của HVP 1001S rất hiệu quả trên các vùng đất bạc màu – phèn mặn – khô hạn, có kết hợp với phân hữu cơ Humic thì bệnh thường ít hơn. Nếu bón bằng phân chuồng hoai mục thì bệnh rất hạn chế.<o:p></o:p>
Nếu ruộng đã bị hại nặng nên hái bỏ và tiêu hủy bớt một số lá già đang bị bệnh nặng ở phía dưới gốc vừa để hạn chế bớt nguồn bệnh lây lan lên những lá phía trên vừa tạo thông thoáng, giảm ẩm độ trong ruộng.<o:p></o:p>
Có thể sử dụng một vài lọai thuốc sau đây xịt định kỳ 7-10 ngày một lần: Kasuran, Daconil, Zineb, Copperzine, Staner...<o:p></o:p>
Sau khi trồng vài vụ dưa nên luân canh một vài vụ với cây trồng khác không thuộc họ bầu bí, tốt nhất là với cây trồng nước.<o:p></o:p>


CÁC BỆNH DO VIRUT GÂY NÊN<o:p></o:p>
  • Bệnh khảm lá dưa chuột<o:p></o:p>
Triệu chứng bệnh<o:p></o:p>

Câydưa chuột con rất dễ bị nhiễm bệnh. Vết bệnh đầu tiên là các vết khảm đốm xen kẽ các vết loang lỗ chỗ xanh đậm, lồi.
Thùy lá ngừng phát triển, nhỏ, hẹp, xoăn cong. Cây nhỏ, thân cong mảnh.
Vết bệnh trên quả là các vết loang lổ chỗ xanh đậm, xanh nhạt xen kẽ nhau.
Khi bị nhiễm bệnh, ngọn cây dưa không vươn dài, mà co rút lại thành một cục giống như cái đầu lân và giật ngược lên trời.

Nguyên nhân và đặc điểm phát sinh bệnh: <o:p></o:p>

Do virus Cucumber Mosaic gây ra. Bệnh này do con bù lạch Thrips palmi (có người còn gọi là bọ trĩ hay rầy lửa) là môi giới truyền bệnh.
Ngoài dưa leo, loài bù lạch này còn gây hại những cây thuộc họ bầu bí như: dưa lê, dưa gang, bí đỏ, bí xanh... và nhất là dưa hấu. Vì thế việc phòng trừ chúng đôi khi cũng gặp không ít khó khăn do ký chủ của chúng rất phong phú và thường xuyên có mặt trên đồng ruộng. Vài năm gần đây, chúng xuất hiện và gây hại ngày một nhiều ở một số vùng trồng rau chuyên canh của các tỉnh phía <?xml:namespace prefix = st1 /><st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place>, đặc biệt là trong mùa khô.
Cơ thể con bù lạch rất nhỏ, con trưởng thành dài khoảng hơn 1 mm, mầu vàng nâu, di chuyển rất nhanh. Con ấu trùng mầu xanh lục, nhỏ hơn con trưởng thành một chút. Cả trưởng thành và ấu trùng đều tập trung chích hút nhựa của đọt non, lá non, làm cho ngọn cây dưa bị thui chột, không phát triển được, nếu nặng bông sẽ không đậu trái, nếu đậu thì trái cũng còi cọc, chậm lớn, sần sùi và rụng sớm. Do cơ thể của bù lạch rất nhỏ lại nằm ở bên trong đọt non hoặc mặt dưới của những lá non, nếu không có kinh nghiệm sẽ rất khó phát hiện.
Ngoài gây hại trực tiếp, bù lạch còn là môi giới truyền bệnh khảm cho cây dưa, bằng cách khi chích hút dịch của cây dưa đã bị bệnh bù lạch sẽ lưu giữ virus trong tuyến nước bọt, khi chích hút cây khoẻ chúng sẽ truyền virus gây bệnh cho cây này, từ đó bệnh sẽ lây lan rất nhanh.

Biện pháp phòng trừ<o:p></o:p>

Không nên trồng dưa leo và những cây thuộc họ bầu bí (nhất là dưa hấu) liên tục nhiều năm trên một ruộng, một khu vực, tốt nhất là các bạn vận động nhiều chủ ruộng cùng thực hiện công thức luân canh là: cứ trồng hai vụ dưa leo (hoặc những cây thuộc họ bầu bí) thì luân canh với một vụ lúa nước hoặc những loại rau màu khác như các loại rau cải, hành, ngò, đậu, ớt... để cắt đứt nguồn thức ăn liên tục có mặt trên đồng ruộng của bù lạch. Đây là biện pháp rất quan trọng, nếu làm được hiệu quả sẽ rất cao.<o:p></o:p>
Phủ bạt nilon (màng phủ nông nghiệp) trên luống dưa, ngoài việc có tác dụng hạn chế cỏ dại và một số bệnh gây hại cho cây dưa, tiết kiệm lượng nước tưới... thì theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học, màu bạc của tấm bạt sẽ có tác dụng xua đuổi bù lạch trưởng thành đến đẻ trứng, sinh con đẻ cái, tích luỹ số lượng gây hại cho cây dưa leo.<o:p></o:p>
Với những cây đã bị bệnh nặng, các bạn nên nhổ bỏ rồi đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy để tránh bệnh lây lan sang những cây khác thông qua môi giới là con bù lạch.<o:p></o:p>
Kiểm tra ruộng dưa thường xuyên (chú ý quan sát kỹ các đọt non và mặt dưới của những lá non), nếu thấy có nhiều bù lạch thì có thể sử dụng luân phiên một trong các thuốc như: Vibamec 1.8EC hoặc 3.6EC, Cyperan 5EC hoặc 10EC, Vifast 5ND hoặc 10SC, Confidor 100SL, Regent 800WG, Polytrin 440EC, Selecron 500EC... (liều lượng và cách sử dụng các bạn đọc kĩ hướng dẫn của nhà sản xuất có in trên vỏ bao bì). Do bù lạch nằm sâu bên trong đọt, các bạn nên dùng bình xịt có áp suất mạnh và xịt trực tiếp lên các đọt non thì hiệu quả mới cao.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
 
Last edited by a moderator:
ngoài bệnh trên còn benh chết do vi khuẩn, bệnh do tuyến trùng muốn biết thêm thì ...
 
Cho tôi hỏi là cây dưa leo nhà tôi héo và chết từ từ cây bị teo ơ thân va phần cậng lá rồi chết? Cho hỏi cây dưa mắc bệnh gì? Xin cảm ơn!
 
Bài viết có nội dung tương tự
  • nghe trong nam rom
    • Thread starter toan68
    • Ngày gửi
  • Lam giau bang Nong nghiep voi 1,900m2
    • Thread starter trangthuyvt
    • Ngày gửi
  • xin giup do ve nam linh chi
    • Thread starter do hoang phi
    • Ngày gửi
  • cac bac tu van cho em ve nuoi tho
    • Thread starter quanmitho
    • Ngày gửi
  • (nam an) xin cac huynh chi giao
    • Thread starter Tangdaigia
    • Ngày gửi
  • Nuoi ga va chia se kinh nghiem nuoi
    • Thread starter Khac mao
    • Ngày gửi
  • Back
    Top