Cách dùng và bảo quản nước mắm

  • Thread starter ctybepchien10
  • Ngày gửi
cach-bao-quan-nuoc-mam.png

Nước mắm – loại nước chấm quốc hồn quốc túy – không chỉ là một loại gia vị mà đã trở thành một biểu tượng của ẩm thực Việt Nam.
Cách dùng
Với nước mắm, nên nêm vào món ăn khi đã chín rồi bắc ra ngày vì đun lâu quá sẽ mất hết chất bổ có trong nước mắm. đặc biệt là khi nấu canh chua, làm như thế mới giữ được chất đạm, vitamin A, D, và B12 có trong nước mắm.
Canh chua dứt khoát phải ăn với nước mắm y, có khi cho chút chanh, ớt, nếu dùng bất kỳ thứ nước chấm nào khác cũng đều hỏng.
Bánh cuốn, chả giò, bánh xèo, cơm tấm phải ăn với nước chấm pha chua ngọt.
Nước mắm ngò, nước mắm cà, nước mắm thơm thích hợp với cá biển, mực, ốc vì nó làm tăng hương vị hải sản lại dễ tiêu hóa.
Món cá thì lại khác, mỗi loại cá đều có một loại nước mắm khác nhau. Cá trê nướng thì có nước mắm gừng, cá rô nên ăn bằng nước mắm xoài, hay nước mắm me thì chuyên trị các món lươn…
Tùy theo mỗi món ăn mà người ta pha chế các loại nước chấm có độ đậm, nhạt khác nhau. Do đó, bạn chỉ cần dùng loại nước mắm khoảng 25 độ đạm để pha chế nước chấm đảm bảo thơm ngon.
Cách bảo quản nước mắm
Luôn bảo quản nước mắm nơi thoáng mát và vặn chặt nắp khi đang sử dụng để tránh côn trùng xâm nhập.
Kiểm tra màu sắc của nước mắm hoàn toàn có thể nhìn bằng mắt thường và qua vỏ chai. Nếu thấy màu nước mắm từ vàng – vàng rơm – cánh gián – trong suốt, bạn có thể yên tâm sử dụng.
Nếu chai nước mắm có màu xanh xám hoặc đậm đen thì coi chừng đã hỏng.
Muốn kiểm tra thật chuẩn màu của chai nước mắm, nên để chai đối diện với nguồn sáng. Lắc chai mạnh, sau đó dốc ngược, để đối diện với nguồn sáng, nếu thấy có những cợn nổi lập lờ, nghĩa là có dấu hiệu kết tủa. các chất kết tủa này có thể là tự nhiên phát xuất từ xương cốt của con cá thuộc từng vùng biển nguyên liệu, mùa vụ … hoặc lỗi ở khâu chế biến.
Nếu đúng vậy chỉ cần dùng khăn vải dày lược lại. nếu mắm vẫn trong, không có mùi lạ thì yên tâm sử dụng. tuy nhiên, cũng không loại trừ việc một số cơ sở sản xuất đã thêm phụ gia khác trong quá trình chế biến.
Xem thêm: Bún riêu cua
Nguồn: http://setupnhahang.bepchien.com/Cach-dung-va-bao-quan-nuoc-mam
 


Cách bảo quản nước mắm của bạn sai rồi.
Bảo quẩn kiểu ấy thì có ngày chết vì ăn nước mắm độc.
Hãy coi cách bảo quẩn nước mắm của tôi đây.

Mang nước mắm ra để ngoài trời, giữa vườn rau.
Sau ít nhất 6 tháng mưa nắng, lắc lên coi có
vần không. Nếu có, dầu chỉ chút ít, thì vứt.
Nếu có đổi màu, có mùi khó ngửi, cũng vứt.
Sau đó, chừa những thứ nước mắm ây ra, không mua
nữa.
 
Cách bảo quản nước mắm của bạn sai rồi.
Bảo quẩn kiểu ấy thì có ngày chết vì ăn nước mắm độc.
Hãy coi cách bảo quẩn nước mắm của tôi đây.

Mang nước mắm ra để ngoài trời, giữa vườn rau.
Sau ít nhất 6 tháng mưa nắng, lắc lên coi có
vần không. Nếu có, dầu chỉ chút ít, thì vứt.
Nếu có đổi màu, có mùi khó ngửi, cũng vứt.
Sau đó, chừa những thứ nước mắm ây ra, không mua
nữa.
Toàn nói như đinh đóng cột,khi nói người ta sai thì phải nói rõ sai chỗ nào,nguyên nhân nào sai.
Và khi nói về mình thì đừng nhấn mạnh quá,người điên hay rãnh dỗi mới mua chai nước mắm về bỏ ngoài trời mưa nắng 6 tháng mới đem dùng hoặc vứt.
 
Nhà chị tôi ở Vũng tàu,rất gần bờ biển, chỗ đó có cái cảng cá . các ghe tàu ngoài khơi về cập bến xuống hàng nơi đây,,

tôi vẫn ghé thăm chị, nhiều khi ở cả tuần ..phía nhà sau bức tường ranh với nhà bên cạnh cao chỉ khỏang 2m trên đầu tường có hàng gạch ngang 20

Ông cụ bên cạnh xếp rất nhiều chai nước mắm trên đầu tường này. Phơi dưới nắng chanh chang…tháng này sang tháng khác
Thỉnh thỏang thấy ông lấy 1 chai vào nhà..

Có lần tôi hỏi :
- bác phơi nắng các chai này lâu thế để làm gì ?
- Để dưới nắng càng lâu càng ngon đấy. cậu thích cứ lấy mấy chai về sài, nước mắm ở đây không thiếu

Tôi cũng hay trữ nước mắm do các cháu mang đến cho…nhưng tôi để đưới hầm tối và mát
Nước mắm nhãn hiệu Chen Su nổi tiếng, mở ra có mùi..ampicilin
1 số chai để dưới hầm 2 năm đóng cặn…có chai đổi sang màu nâu đen
Không còn nâu nhạt vàng đẹp như hồi mới mua.phải bỏ
 
Mắm chuẩn không pha tạp chất ... dân làm mắm gọi là mắm chượp ... tùy vào nguyên liệu ... giá 1 lít cốt có khi đến vài trăm ngàn/lít

Mắm nguyên chất ... do dân tự làm ... Phơi nắng như bác Mục thì dân ngoài bắc cũng làm thế ... Khi ăn họ dùng dụng cụ ra múc và đậy rất kín ... mắm này ngọt lịm,có mùi thơm của cá ... để càng lâu dưới nắng .... cái xương,da,thịt cá bị hầm chín đến mức xương vụn ra .chất trong cá ra hết nước ... càng ngọt (Nói cách khác bể chứa mắm dưới nắng chính là nồi áp suất tự nhiên mà ông cha ta đã nghĩ ra)

Các loại mắm trên thị trường bán rẻ rề ... thực ra là loại mắm đểu ... về pha với phẩm màu,hương liệu,và bột ngọt .... cho nên cách kiểm tra của bác anhmytran là chuẩn đó anh Gia mẫn .... để dưới nắng các chất phụ gia sẽ bị kết tủa,nổi váng

Mắm ngon nhất theo tôi biết: Là mắm cốt cá ... ngâm với sá sùng .... Ngọt vô đối thủ,ngon,thơm .... giá thì siêu siêu đắt ... ( 1 kg sá sùng khoảng gần 4 triệu)
 
.................
Mắm ngon nhất theo tôi biết: Là mắm cốt cá ... ngâm với sá sùng .... Ngọt vô đối thủ,ngon,thơm .... giá thì siêu siêu đắt ... ( 1 kg sá sùng khoảng gần 4 triệu)

Sá sùng là một trong những hải sản quý hiếm. Từ thời xưa, chúng được khai thác để làm cống vật cho vua, quan. Chỉ có những người giàu có mới đủ điều kiện sử dụng.

Theo Đông y, sá sùng có thể sử dụng như một vị thuốc cường dương, tăng sinh lực. Chúng có thể dùng để chế biến để làm thuốc bằng cách ngâm nước muối, luộc chín, căng ra phơi khô. Muốn ăn lại thì đem luộc lần nữa rồi cắt thành từng miếng nhỏ nấu với thuốc Bắc hoặc bỏ vào bụng gà ác hầm nhừ rồi ăn.

Ngoài ra, sá sùng còn được sử dụng cả lúc còn tươi (nấu canh, xáo) hay khô (rang). Trong món phở truyền thống của Hà Nội và Nam Định, để làm ngọt nước dùng, ngoài ninh xương bò, người ta còn cho thêm sá sùng hoặc tôm nõn

Sá sùng là loài thân mềm chỉ sống ở những bãi cát ven biển nơi thủy triều lên, xuống tạo ra những doi cát. Chúng có hình dạng na ná như một con giun khổng lồ đầy màu sắc, trong những hang đá, khe cát ở tận dưới đáy biển sâu từ 10 đến 30 m. Khi còn tươi, sá sùng có độ dài khoảng 5 đến 10 cm, cá biệt có con dài đến 15–40 cm, đường kính 20 cm, nặng từ 1 đến 3 kg. Khi bị bắt lên khỏi mặt biển, chúng thu mình lại, tròn như một quả bóng, cái miệng bé như lỗ van bơm hơi. Da thay đổi màu sắc tùy theo môi trường nó ở, dùng tay sờ vào thấy mềm và mát. Ruột sá sùng giống như ruột giun, chỉ một đường ống từ đầu đến cuối, không có tim, gan, phổi.

Do đặc tính trên, sá sùng là loài hải sản có giá trị kinh tế rất cao, nhưng do đánh bắt quá mức nên số lượng đã giảm đáng kể. Mùa khai thác thích hợp từ tháng 3 đến tháng 7, ngư dân thường đào sá sùng khi nước biển xuống, đem về chế biến bằng cách phơi khô. Kỹ thuật chế biến cũng khá phức tạp, nếu không sẽ có rất nhiều cát. Vì vậy giá của sá sùng thành phẩm rất đắt: 1 kg sá sùng khô thường có giá trị tương đương 1 chỉ vàng.

Theo như thị trường hiện nay đánh giá, sá sùng của đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn là loại sá sùng ngon và có chất lượng cao nhất. Ngoài ra, loại sá sùng ở vùng cù lao Ré (bây giờ là huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) cũng được đánh giá cao.

Sá sùng

Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Liên ngành(superphylum)Lophotrochozoa
Ngành (phylum)Sipuncula
Lớp (class)Sipunculidea
Bộ (ordo)Sipunculiformes
Họ (familia)Sipunculidae
Chi (genus)Sipunculus
Loài (species)S. nudus
Danh pháp hai phần
Sipunculus nudus
(Linnaeus, 1766)
 


Back
Top