CÁCH TÍNH LIỀU THUỐC CHO ĐỘNG VẬT HOANG DÃ (Phần 1)

  • Thread starter Nguyễn Ngọc Chí
  • Ngày gửi
Tôi xin trích lại nguyên bản chính cuốn ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÒNG TRỊ BỆNH ĐỘNG VẬT HOANG DÃ của TS Võ Đình Sơn – Giám đốc Thảo cầm viên SG – Biên soạn năm 2010.

(Tài liệu biên soạn dung cho sinh viên Khoa CNTY các trường ĐH)



(Bắt đầu từ trang 20 đến trang 26)

Trích nguyên bản quyền.



IV. Tính liều thuốc cho các loài động vật.

4.1 Một số khác biệt cơ bản giữa động vật hoang dã và gia súc.

Hầu hết các việc trị bệnh ở động vật hoang dã đều dựa vào kinh nghiệm và tương tự như ở gia súc. Từ những kiến thức cơ bản, chúng ta biết loại kháng sinh (antibiotic) nào dùng để điều trị loại vi trùng nào, làm thế nào để hồi tỉnh thú bị trụy tim mạch, bị (shook), thú bị suy dinh dưỡng v.v… Đây chỉ là 1 số ví dụ và các kiến thức cơ bản này từ gia súc tạo nên ngành thú y động vật hoang dã.

Tuy nhiên, ngoài kiến thức trên, chúng ta cần phải sáng tạo, vì so với gia súc việc điều trị động vật hoang dã có một số đặc điểm khác biệt sẽ được trình bày sau đây.

- Việc tiếp cận

Có 3 trở ngại khi cấp thuốc cho động vật hoang dã, một là nguy hiểm, hai là sợ hãi và ba là động vật dễ bị stress. Các động vật hoang dã cảm thấy bất an khi có sự hiện diện của con người, điều này cho thấy việc cấp thuốc cho phải kiên nhẫn và sáng tạo.

- Cấp thuốc

Có thể cấp thuốc: cấp qua miệng (oral) hay chích.

- Cấp thuốc qua miệng (oral)

Cần lưu ý điểm sau:

Trộn với thức ăn hay nước uống, lưu ý đến liều giữa 2 lần cấp thuốc, mùi vị của thuốc đối với sự ngon miệng và chấp nhận của thú.

- Chích thuốc

Thuốc cần cô đặc, thể tích hợp lí và có thể là hỗn hợp thuốc thích hợp.

Liều cần thiết để việc điều trị được hiệu quả và thời gian giữa 2 lần cấp thuốc.

Có thể dung Hyaluronidase để tăng nhanh sự hấp thu của thuốc*

Trang 20

- Một số vấn đề trong việc xác định liều thuốc



Định liều thuốc cho gia súc tương đối đơn giản so với động vật hoang dã, trước khi sử dụng 1 loại thuốc, cần có các hiểu biết cơ bản sau:

- Có được các thông tin về dược lí của thuốc

- Biết được liều sử dụng của thuốc đối với 1 loài đã biết

- Biết được trình trạng sức khỏe của động vật điều trị.

Khi biết được các thong tin trên, chúng ta có thể:

- Tính liều cho loài có quan hệ gần (ví dụ như mèo nhà và mèo rừng v.v…)



4.2 Tính liều thuốc cho động vật hoang dã

Phương pháp này giúp tính liều thuốc cho một loài mà chúng ta không có thông tin về cách sử dụng liều thuốc trên động vật đó. Tuy nhiên không sử dụng khi đã có chỉ dẫn về dược học cụ thể của nhà sản xuất thuốc.

Một số hạn chế của phương pháp này như sau:

- Chỉ ước tính liều dựa vào sự so sánh giữa 2 loài.

- Không xem xét đến sự khác biệt về biến dưỡng của thuốc đối với sự biến dưỡng của gan, sự biến dưỡng ở thận, khả năng chấp nhận về sinh học.



4.3 Tỷ lệ trao đổi chất, nhóm phân loại và trọng lượng cơ thể



Cho đến nay các nhà sinh lý học đã tính toán được tỷ lệ trao đổi chất cơ bản (Basal metabolic rate) của nhiều loài động vật có xương sống. Các đo lường này được thực hiện trên các động vật ở trạng thái bình thường: khỏe mạnh, ở trạng thái nghỉ.

Kết quả cho thấy tỉ lệ trao đổi chất cơ bản (cần cho các hoạt động ở trạng thái nghỉ của động vật như thở, nhịp tim, hoạt động của các cơ v.v…) không tăng theo tỉ lệ khi khối lượng cơ thể tăng.

Đa số các động vật có xương sống trên cạn, tỉ lệ trao đổi chất cơ bản của cơ thể tỉ lệ với lũy thừa 0,75 đối với khối lượng cơ thể.

Các nghiên cứu ở chim cho thấy, loài này nhỏ và có sự trao đổi chất nhanh hơn so với gia súc. Chim ăn nhiều hơn và bài tiết phân nhiều hơn so với một con thú có trọng lượng cơ thể tương đương.



Trang 21

Đối với các động vật có xương sống sống trên cạn, tỉ lệ trao đổi chất cơ bản của cơ thể được tính bằng phương trình:



Q (kcalo/ngày) = K(BW)



K = một hằng số: thú = 70, chim = 78 (ngoại trừ chim sẻ), bò sát = 10*

BW = trọng lượng cơ thể động vật (kg)

* Ở nhiệt độ tối ưu của loài.

Phương trình trên giúp chúng ta tính toán được nhu cầu năng lượng cơ bản (basal energy requirement) cho hầu hết các loài.



Ví dụ:

Trao đổi chất cơ bản ở:



- Chim cú mèo nặng 1,2 kg: 78 x (1,2)0,75 = 89kcal/ngày

- Chó nặng 20kg 70 x (20)0,75 = 662kcal/ngày



Cách tính nhanh lũy thừa như sau: ta có: an/m = căn bậc m cơ số a mũ n (máy không hỗ trợ dấu căn bậc)



(20)0,75 = 203/4 = căn bậc 4 cơ số 20 mũ 3 = 9,45 x 70 = 622



Nhu cầu trao đổi chất cơ bản của 1 kg tronhj lượng cơ thể (q)



q = Q/BW = K(BW)0,75/BW
Luỹ thừa 0,75 chứ không phải nhân cho 0,75 [giao diện của phong chữ không hổ trợ cho việc viết luỹ thừa (dấu mũ)]



Động vật có khối lượng cơ thể nhỏ cần nhiều năng lượng cho 1 kg khối lượng cơ thể hơn so với động vật có khối lượng cơ thể lớn hơn.



Ví dụ:

Chim nặng 100g:

Q = 78 x 0,100 x 0,75 = 13,5 kcal/ngày, q = 13,5/ 0,1 = 135 kcal/kg



Chim nặng 1000g

Q = 78 x 1 x 0,75 = 78 kcal/ngày, q = 78/1 = 78 kcal/kg



Trang 22

--------

Viết như thế này các bạn dễ hiểu nhầm về cách tính toán, vì giao diện của Word không hỗ trợ cho việc dùng viết luỹ thừa (dấu mũ)...! Coppy từ Word pots qua cũng không được mong các bạn thông cảm...!
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thì tôi sẽ viết tiếp phần căn bản thôi, chứ chép nguyên văn thì không ổn rồi..!
Cám ơn các bạn đã đọc.
 


Last edited by a moderator:
Nói cho bạn dễ hiểu nha.
Con vật nào ăn thức ăn nhiều trong ngày so với trọng lượng cơ thể của chúng thì:
_Hấp thu thuốc nhanh hơn & thải thuốc cũng nhanh hơn..có nghĩa là đồng thuận với thức ăn, ví dụ gà thì ăn nhiều hơn heo nên thuốc dùng cho gà liều lượng cũng lớn hơn heo. Đây là so sánh lượng thức ăn so với trọng lượng cơ thể.
(Nếu lấy trọng lượng của voi mà so với trọng lượng của gà...thì con voi phải tiêm 1 lần là 5000ml (5 lít) thuốc...thì con voi nào mà sống nổi...!!!!!!!!!!

* Do vậy loài trăn, rắn ăn 1 lần sau 5 đến 7 ngày mới thải phân ra...thì lượng hấp thu thức ăn rất chậm và nhỏ so với con gà cùng thể trọng, mà bạn đem so sánh với con gà cùng trọng lượng và cấp thuốc như nhau thì dư thuốc tới 7 lần..! Dẫn đến là Nghoẽo ngay..!

* Thuốc & thức ăn phải đào thải ra ngoài rồi mới cấp tiếp, nếu cấp liên tục dẫn đến tồn dư trong gan & thận...! Nguy hiểm...!

Sao lâu nay bạn dùng liều lượng như thế nào...? Và thời gian giữa 2 lần cấp thuốc là bao lâu...? Bạn nói rõ đã dùng thuốc gì và liều lượng ra sao..?

Đây là Blog chia sẻ bạn cứ mạnh dạn nói ra cùng học hỏi nha..!
Cám ơn bạn đã quan tâm.
Anh ngọc chi mến .theo hướng dẩn sử dụng toa thuốc.thời gian bán hủy,phân hủy thông thường 12g-24g .nếu kéo dài thời gian cấp thuốc trên 3 ngày ,tôi ko biết có ổn ko.xin anh tư vấn giúp.cảm ơn.từ trước đến nay tôi dùng thuốc giống gà ,ko biết có đúng ko.
 


Last edited by a moderator:
Anh ngọc chi mến .theo hướng dẩn sử dụng toa thuốc.thời gian bán hủy,phân hủy thông thường 12g-24g .nếu kéo dài thời gian cấp thuốc trên 3 ngày ,tôi ko biết có ổn ko.xin anh tư vấn giúp.cảm ơn.từ trước đến nay tôi dùng thuốc giống gà ,ko biết có đúng ko.

Nếu bạn mua thuốc mà thuốc đó công ty dược sản xuất dành riêng cho động vật hoang dã, trong đó có dùng cho trăn rắn, bò sát 4 chi...thì họ đã có ghi cách sử dụng về liều lượng và liệu trình điều trị (thời gian) thì bạn cứ theo toa chỉ dẫn mà dùng. Vì công ty dược đó họ đã nghiên cứu & thực nghiệm loại thuốc đó rồi...bạn nên yên tâm sử dụng theo toa.

*Còn những thuốc dùng cho gia súc, gia cầm thông thường thì bạn nên áp dụng theo cách tôi đã trình bày...(đọc kĩ lại bạn nhé)
 
Last edited by a moderator:
Anh Nguyễn Ngọc Chí cho hỏi con Dúi mang thai bao nhiêu ngày ?
 


Back
Top