Hoa hồng là một loài hoa đẹp và được nhiều người ưa chuộng. Sau đây, xin giới thiệu cách trồng hoa hồng trong chậu treo trên lan can để mỗi cá nhân có được những bông hoa hồng tươi, đẹp ngay chính trong nhà của chúng ta.
Vật tư cần: Chậu nhựa có thể trồng trên lan can. Thích hợp nhất có thể dùng chậu thông minh để không chảy nước xuống dưới: Tham khảo: Chậu nhựa NHẬT thông minh tự lấy nước
Móc để treo chậu lên: Yếu tố hàng đầu là phải an toàn ưu tiên nhất. Ở đây shop sẽ gia công cho từng lan can thích hợp để đảm bảo tính an toàn và thẩm mỹ
Móc treo trên lan can
Cách trồng trong chậu:
Đất để trồng hoa hồng gồm các thành phần như sau : 33% tro trấu ngâm rửa hết mặn; 33% phân chuồng thật hoai, phơi khô, có thể dùng phân rơm, lá cây mục; tốt nhất là phân bò; 1% phân NPK 30-10-10; 33% đất mùn hoặc đất phù sa. Tất cả được trộn đều rồi đổ vào chậu khoảng 2/3. Dưới đáy lót một ít sỏi nhỏ để chêm trên lỗ thông nước. Tưới một lon nước. Trồng cây hồng vào giữa và thêm đất 8/10 độ cao của chậu. Sau đó đem phơi nắng dần dần, cuối cùng đem phơi ra ánh sáng 100%.
Cách chăm sóc:
Sau khi trồng, phải cắm cây cột chặt cây hoa vào, tránh cho cây bị lay; che nắng hoặc để chỗ râm mát. Mỗi ngày phải tưới nước 2 lần, sáng sớm và chiều mát. Không tưới lúc tối hoặc lúc trưa nắng. Vì tưới ban đêm, nước thường đọng trên lá cây dễ bị nấm bệnh. Nên dùng vòi sen để tưới cho đều.
Sau 10 ngày, pha phân NPK hay DAP nông nghiệp tỷ lệ 1 muỗng cà phê/4 lít nước, tưới vào lúc sáng hoặc chiều mát, tưới lên lá, thân, gốc... sau 3 tháng, nên xới nhẹ gốc 1 lần vì rễ sẽ đâm ngược lên trên, bón thêm phân chuồng hoai trên mặt. Có thể bón phân bánh dầu ở dưới đáy chậu, khi tưới nước bánh dầu sẽ tơi ra, cây hồng trổ hoa thật to, thật đẹp. Nếu muốn hoa hồng có màu sắc đặc trưng đậm đà ta nên bón thêm phân kali (phân muối ớt) lúc nụ hoa vừa lú ra. Lúc cây ra hoa, tuyệt đối không tưới phân, nước lên cánh hoa.
Cách cắt hoa:
Cắt hoa vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì thời gian này cây còn nhiều nhựa, nhiều nước nên hoa lâu tàn, lâu héo. trước khi cắt nên tưới nước nhiều hơn mức bình thường để cây dự trữ một lượng nước cho hoa (vì sau khi cắt hoa hồng sẽ bốc hơi mất nước). Chú ý, sau khi cắt xong phải cắm cây hoa vào nước sạch, dấu cắt phải xéo để nước dễ thấm vào thân cây. Trước khi cắm vào bình phải cắt thêm một lần nữa. Dùng dao sắc cắt hoặc dùng kéo cắt cây, không được làm dập. Lúc cắt phải đếm từ dưới chỗ bánh tẻ lên (chỗ đầu cành) chừa 3 lá. Cắt chừa lại 3 lá. Nhánh hồng còn lại sẽ ra 3 chồi mới. Tỉa bớt 1 nhánh xấu, còn lại 2 nhánh khỏe sau này sẽ cho 2 hoa rất to và đẹp. Cũng cần tỉa luôn những nhánh xấu, hư... sau 1 tháng hoặc 1 tháng rưỡi là có hoa để chơi trong nhà hoặc đem bán, tặng cho người khác.
Phòng trừ sâu bệnh
1. Sâu hại:
- Nhện đỏ
Cư trú ở mặt dưới của lá, chích hút dịch trong mô lá tạo thành vết hại có màu nâu làm cho lá có màu vàng, quăn queo rồi rụng. Thuốc hoá học đặc trị để trừ nhện đỏ là: Pegasus 500 SC 7 – 10 ml/bình 8 lít nớc hoặc Ortus 5 SC 10 – 12 ml / bình 8 lít nớc. Phun ngay khi phát hiện có triệu chứng của nhện.
- Rệp
Rệp thờng phá hại trên thân, lá, ngọn cây hồng, đặc biệt rệp sáp phủ lớp trắng sáp, không thấm nớc. Sử dụng các loại thuốc hoá học nh sau: Supaside 40 ND nồng độ 0,15 % liều lợng 3 bình cho một sào Bắc Bộ, Supathion 12ml/1bình 8lít, Thiodal 15-20 ml/bình 8 lít.
- Sâu xanh và sâu khoang
Hai loại sâu này trưởng thành đẻ trứng từng ổ dới mặt lá, có thể dùng biện pháp thủ công nh ngắt bỏ ổ trứng, cắt bỏ hoặc tiêu huỷ các bộ phận bị sâu phá hoại và dùng các loại thuốc: Supracide 10 – 15 ml/bình 8 lít, Pegasus 500 SC 7 – 10 ml/bình 8 lít, Cyperin 5 EC 10 –13 ml/bình 8 lít. Phun vào lúc chiều mát hoặc sáng sớm.
- Bọ trĩ
Bọ trĩ chích hút nhựa ở ngọn non, lá non, đặc biệt là hại hoa, nụ, tạo vết chích trên cánh hoa, hoa xấu, cánh dị dạng, hoa nhanh tàn và thối. Mật độ cao vào thời gian nụ, hoa ảnh hởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lợng hoa. Sử dụng một số loại thuốc sau: Polytrin P 440 ND 8 – 10ml/bình 8 lít, Secectron 500 ND 7 – 1510ml/bình 8 lít, Ofatox 400 EC 8 – 10 ml/bình 8 lít.
2. Bệnh hại
- Bệnh phấn trắng
Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, bệnh hại trên các lá non, các lá bánh tẻ và cổ bông, bệnh phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô, nụ ít, hoa thờng không nở thậm chí chết cây, có thể dùng thuốc Score 250 ND liều lợng 0,2 – 0,3 lít/ ha(nồng độ 10 ml/bình 8 lít) , Anvil 5SC liều lợng 1 lít/ ha
-Bệnh đốm đen
Vết bệnh hình tròn, bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thờng phá hoại trên lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá, làm lá vàng, rụng hàng loạt. Thuốc phòng trừ bệnh là Daconil 500 SC 25 ml/bình 8 lít; Đồng ôxyclorua 30 BTN 70 g/bình 8 lít, Anvil 5SC 12 –15 ml/bình 8 lít.
- Bệnh gỉ sắt
Vết bệnh dạng chấm nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt, hình thành ở mặt dới lá, bệnh làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ, cây còi cọc, thuốc phòng trừ là Kocide 10 – 15 g/ bình 8 lít, Vimonyl 72 BTN 50 g/bình 8 lít, Daconil 500 SC 25 ml/bình 8 lít.