Cách xử lý ấp trứng bằng máy khi bị mất điện?

  • Thread starter nongdanvuotkho
  • Ngày gửi
cho mình hỏi mọi người tí nhé! Mình mua máy ấp trứng nhưng chỗ mình đang sửa điện 1 ngày mình đã mở cửa tủ ra để trứng tiếp xúc với không khí tự nhiên như thế 1 ngày không bít liệu trứng có việc gì không các bạn nhỉ?Thanhks
 
lò ấp khi mất điện

nguyên tắc của lò ấp bao giờ cũng phải có phương án 2
2 bóng đèn ác quy
1hoặc 2 quạt ác quy
thậm trí phải có 1pox sơ cua
dự phòng trong trường hợp bất khả kháng trường hợp của bạn là bất cập hại có thể mất điện luôn 2 ngày thế là đi toi
B)
 
Về cơ bản thì máy ấp trứng có khả năng tự giữ nhiệt trung bình từ 1 giờ - 1 ngày tùy vào khả năng của mổi nơi sản xuất. Máy có cấu tạo càng đơn giản và ít lớp vỏ thì khả năng giữ nhiệt và cách nhiệt càng kém. Như vậy lựa chon mua máy một cách có hiểu biết sẽ tránh được những mất mát đáng tiếc về sau.

Trở lại vấn đề mất điện khi máy đang ấp, chúng ta có các phương án giải quyết tùy vào từng khả năng và từng điều kiện cụ thề.
Nếu những ai có khả năng kinh tế, đương nhiên sẽ dể dàng tìm mua ác thiết bị điện dự phòng như máy phát điện hoặc bình ac_quy ( với bình ac-quy cần thêm bộ chuyển). Nếu những ai không có khả năng đầu tư các thiết bị trên thì ta tùy vào tình hình cúp điện mà có cách thích hợp xử lý :
- Cúp điện ít giờ : dùng nước sôi pha với nước nguội thành nước ấm là một cách khá hay. Khi nước ấm tầm 38-40 độ nước vẫn có khả năng sinh nhiệt và tạo hơi nước giúp duy trì quá trình ấp trứng. hơn nữa, hơi nước nóng luôn có xu hướng bốc lên trên nên không cần quạt gió. Tùy vào khả năng giữ nhiệt của từng nơi sản xuất mà ta chọn khoản cách giờ thay nước.
- Nếu cúp điện cả này. Ta không thể làm phương háp nước sôi cả ngày vì sẽ tạo độ ẩm cao trong lò ấp. Lúc này ta nên dùng đèn không khói để giữ nhiệt sau khi dùng phương pháp nước sôi pha. Lúc này ta cần hiệu chỉnh thông gió để tránh trường hợp nhiệt độ tăng cao quá 40 độ làm trứng hỏng. Cách này nghĩ đơn giản nhưng rất nguy hiểm vì nếu quên canh đèn thì kết quả sẽ bị đau gan vì ăn trứng luộc quá nhiều.

Dẫu sao thì phương pháp dự phòng điện thay thế bằng máy phát và bình ac-quy vẫn là phương pháp tối ưu nhất.

Bài viết nho nhỏ tuy không đáng giá nhưng vẫn mong giúp ích cho những bà con đang lo lắng về vấn đề mất điện như hiện nay.
Chúc bà con chăn nuôi hiệu quả.
 
Có cách làm lò ấp nấu bằng xăng chạy xe, không cần điện.
Nguyên lý như sau:

1- Một bếp nấu xăng. Bếp này đã có ở Việt Nam từ trước năm 1954,
khi Pháp còn chiếm đóng nước ta. Nó có bầu xăng, và một cái bơm
tay, bơm khí trời gây áp suất lên mặt xăng, ép xăng phun lên qua
vòi phun ở giữa bếp. Xăng cháy đun nóng dưới kiềng. Ngày Mỹ ném
bom miền bắc, còn có loại bếp đun dầu tây, có rất nhiều bấc bằng
sợi vải, có thể điều chỉnh cháy to nhỏ rất dễ.
*
2- Một nồi nấu nước sôi. Nồi này khá lớn, đựng nhiều nước đang sôi.
Có thể đường kính 2 gang tay (40 cm) cao 2 gang tay hay hơn (50cm).
Nồi này khống chế nhiệt độ không thể lên quá 100 độ C được.
*
3- Trong nồi này là nồi khác, hơi nhỏ hơn một chút, đựng nước gần sôi,
không cần biết là bao nhiêu, nhưng là một nhiệt độ ổn định, có thể đo
được.
*
4- Nồi này nối liền với một hệ thống ống kim loại, thường bằng đồng
đỏ, cũng có thể Nhôm, hay Sắt không gỉ. Hệ thống này nằm trong lò
ấp, ở dưới đáy lò ấp, là một giàn đồng, như giàn thải nhiệt của máy
lạnh. Đầu ra của nồi nước thì nối vào đầu vào của lò ấp, và đầu ra của
lò ấp thì nối với đầu vào của nồi nước. Sau khi lắp đặt xong, thì là một
vòng ống khép kín, không thoát đi đâu được. Đương nhiên, nó có một
đoạn bằng thuỷ tinh để coi xem thừa thiếu hay có bọt khí bên trong
hay không, và có một ốc vặn thải bọt khí ở đầu ra của lò ấp, nơi cao
nhất của giàn thải nhiệt này.
*
5- Bên trong lò ấp, bên trên giàn thải nhiệt này, là một khay nước có
nắp đục lỗ có điều chỉnh để thêm độ ẩm cho lò. Khay này giúp điều hoà
nhiệt độ của lò, vì chính nó giữ nhiệt độ từ giàn nhiệt toả ra, không cho
bốc thẳng vào trứng.
*
6- Bên trên là nhiều tầng đặt khay trứng, có thể nghiên qua nghiêng lại
để đảo trứng. Tầng trên cùng là máy đo nhiệt độ và trên nóc là lỗ thoát
hơi thở của trứng, cũng giúp phần điều hoà nhiệt và độ ẩm của cả lò.
*
Ban đầu thì phải bật lửa đun nước để chạy hệ thống. Sau chừng 1 giờ,
thì có thể đã có nhiệt độ ổn định trong lò ấp. Nếu nước nồi ngoài sôi,
mà trong lò không đủ nhiệt, thì phải làm lại giàn nhiệt lớn hơn nữa.
Nếu lò quá nóng, thì vặn bớt lửa nhỏ lại cho đến khi được nhiệt độ mong
muốn.
*
Hệ thống này không tự động, mà phải làm bẳng tay, nhất là đảo trứng.
Chuyện nhiệt độ, thì nó khá ổn định sau khi ta lắp đặt và điều chỉnh xong,
chứ không bật lên tắt xuống như hệ thống tự động đun nhiệt bẳng điện.
Đặt hệ thống này trong buồng kín không có gió thì tốn rất ít xăng hay dầu
tây, mặc dù lâu lâu phải châm thêm dầu
*
 
Có cách làm lò ấp nấu bằng xăng chạy xe, không cần điện.
Nguyên lý như sau:

1- Một bếp nấu xăng. Bếp này đã có ở Việt Nam từ trước năm 1954,
khi Pháp còn chiếm đóng nước ta. Nó có bầu xăng, và một cái bơm
tay, bơm khí trời gây áp suất lên mặt xăng, ép xăng phun lên qua
vòi phun ở giữa bếp. Xăng cháy đun nóng dưới kiềng. Ngày Mỹ ném
bom miền bắc, còn có loại bếp đun dầu tây, có rất nhiều bấc bằng
sợi vải, có thể điều chỉnh cháy to nhỏ rất dễ.
*
2- Một nồi nấu nước sôi. Nồi này khá lớn, đựng nhiều nước đang sôi.
Có thể đường kính 2 gang tay (40 cm) cao 2 gang tay hay hơn (50cm).
Nồi này khống chế nhiệt độ không thể lên quá 100 độ C được.
*
........
*
Mọi chuyện đang trở nên khá phức tạp...
 
Có cách làm lò ấp nấu bằng xăng chạy xe, không cần điện.
Nguyên lý như sau:

1- Một bếp nấu xăng. Bếp này đã có ở Việt Nam từ trước năm 1954,
khi Pháp còn chiếm đóng nước ta. Nó có bầu xăng, và một cái bơm
tay, bơm khí trời gây áp suất lên mặt xăng, ép xăng phun lên qua
vòi phun ở giữa bếp. Xăng cháy đun nóng dưới kiềng. Ngày Mỹ ném
bom miền bắc, còn có loại bếp đun dầu tây, có rất nhiều bấc bằng
sợi vải, có thể điều chỉnh cháy to nhỏ rất dễ.
*
2- Một nồi nấu nước sôi. Nồi này khá lớn, đựng nhiều nước đang sôi.
Có thể đường kính 2 gang tay (40 cm) cao 2 gang tay hay hơn (50cm).
Nồi này khống chế nhiệt độ không thể lên quá 100 độ C được.
*
3- Trong nồi này là nồi khác, hơi nhỏ hơn một chút, đựng nước gần sôi,
không cần biết là bao nhiêu, nhưng là một nhiệt độ ổn định, có thể đo
được.
*
4- Nồi này nối liền với một hệ thống ống kim loại, thường bằng đồng
đỏ, cũng có thể Nhôm, hay Sắt không gỉ. Hệ thống này nằm trong lò
ấp, ở dưới đáy lò ấp, là một giàn đồng, như giàn thải nhiệt của máy
lạnh. Đầu ra của nồi nước thì nối vào đầu vào của lò ấp, và đầu ra của
lò ấp thì nối với đầu vào của nồi nước. Sau khi lắp đặt xong, thì là một
vòng ống khép kín, không thoát đi đâu được. Đương nhiên, nó có một
đoạn bằng thuỷ tinh để coi xem thừa thiếu hay có bọt khí bên trong
hay không, và có một ốc vặn thải bọt khí ở đầu ra của lò ấp, nơi cao
nhất của giàn thải nhiệt này.
*
5- Bên trong lò ấp, bên trên giàn thải nhiệt này, là một khay nước có
nắp đục lỗ có điều chỉnh để thêm độ ẩm cho lò. Khay này giúp điều hoà
nhiệt độ của lò, vì chính nó giữ nhiệt độ từ giàn nhiệt toả ra, không cho
bốc thẳng vào trứng.
*
6- Bên trên là nhiều tầng đặt khay trứng, có thể nghiên qua nghiêng lại
để đảo trứng. Tầng trên cùng là máy đo nhiệt độ và trên nóc là lỗ thoát
hơi thở của trứng, cũng giúp phần điều hoà nhiệt và độ ẩm của cả lò.
*
Ban đầu thì phải bật lửa đun nước để chạy hệ thống. Sau chừng 1 giờ,
thì có thể đã có nhiệt độ ổn định trong lò ấp. Nếu nước nồi ngoài sôi,
mà trong lò không đủ nhiệt, thì phải làm lại giàn nhiệt lớn hơn nữa.
Nếu lò quá nóng, thì vặn bớt lửa nhỏ lại cho đến khi được nhiệt độ mong
muốn.
*
Hệ thống này không tự động, mà phải làm bẳng tay, nhất là đảo trứng.
Chuyện nhiệt độ, thì nó khá ổn định sau khi ta lắp đặt và điều chỉnh xong,
chứ không bật lên tắt xuống như hệ thống tự động đun nhiệt bẳng điện.
Đặt hệ thống này trong buồng kín không có gió thì tốn rất ít xăng hay dầu
tây, mặc dù lâu lâu phải châm thêm dầu
*
thời gian, chi phí mua nguyen liệu, ống đồng, nồi, xăng, ga, tính toán, lắp đặt.... với từng ấy thứ đó... ko đủ điều kiện sắm máy phát điện thì sắm tạm cái inverter va bình ăcquy coi bộ chắc và hiệu quả hơn và thực tế hơn.
 
Back
Top