Em lại không có số anh Dac lac bác ạh.Sử dụng chế phẩm để sử lý đệm lót sẽ đem lại các lợi ích sau:
1. Làm tiêu hết phân do đó mùi hôi thối, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn, tạo môi trường sống tốt không ô nhiễm. Vì vậy:
- Cải thiện môi trường sống cho người lao động
- Tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc
2. Sẽ không phải dọn phân và rửa chuồng trong suốt quá trình nuôi do đó giảm tối đa nhân công dọn chuồng , lượng nước và lượng điện dùng3. Giảm rõ rệt tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh đường ruột ở lợn và gà đặc biệt là lợn con và gà con; giảm tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn và bệnh hen ở gà; giảm tỷ lệ chết và đào thải ở gà (gà đẻ 5%, gà thịt 2%). Vì vậy giảm công và chi phí thuốc trong việc chữa trị con vật bị bệnh
4 . Tăng chất lượng đàn lợn và chất lượng của sản phẩm
Lợn gà con nuôi trên đệm lót sẽ khỏe mạnh, đồng đều, ít bị bệnh và tăng trưởng tốt sau này. Lợn gà nuôi trên nền đệm lót không bị thối bàn chân, không bị què chân, lông da bóng mượt và sạch.
Thịt chắc, thơm ngon, giảm tồn dư kháng sinh5. Hạch toán chung người chăn nuôi sẽ lợi
- Môi trường không ô nhiễm
- Giảm được công việc nặng nhọc trong việc thường xuyên vệ sinh chuồng
- Chi phí chung sẽ ít hơn nên thu nhập tăng lênQuy trình kỹ thuật này quy định các điều kiện và khuyến nghị khi sử dụng chế phẩm BALASA N01 làm đệm lót sinh thái trong chăn nuôi lợn để đảm bảo hoạt động tốt.
1. Đối tượng vật nuôi
Sử dụng đệm lót sinh thái thích hợp đối với:
- Các giống lợn: Lợn thuần, lợn lai, lợn siêu nạc, lợn rừng.
- Các loại lợn: Nái chờ phối, nái chửa, lợn cai sữa, lợn dưới 60 kg, lợn trên 60 kg (cần những điều kiện đi kèm ở phần sau).
- Mật độ nuôi: Lợn lớn là 1,5- 1,8 m2 đệm lót cho 1 con, lợn choai là 1,3- 1,5 m2 đệm lót cho 1 con, lợn nhỏ là 1- 1,2 m2 đệm lót cho 1 con.
Chú ý: mật độ nuôi được xác định trên m2 đệm lót, không phải là m2 chuồng. Phải tuân thủ tuyệt đối về mật độ nuôi để đệm lót sử dụng được lâu dài, nếu không đệm lót dễ bị ướt hỏng do lượng nước tiểu nhiều2. Nền và cấu trúc chuồng
- Chuồng xây mới thì nền là đất nện chặt, không láng xi măng.
- Nếu là chuồng cũ cải tạo có thể (i) phá nền cũ để tạo nền chuồng mới hoặc (ii) giữ nguyên nền xi măng nhưng phải đục lỗ, mỗi lỗ có đường kính 4 cm, cứ cách 30 cm đục 1 lỗ để làm loại đệm lót nổi trên mặt đất.
- Máng ăn và vòi uống nước tự động đặt ở 2 phía đối diện nhau để giúp lợn tăng sự vận động làm đảo trộn chất độn có lợi cho lên men.
- Máng ăn cao hơn bề mặt đệm lót tối thiểu 20 cm để tránh chất độn rơi vào thức ăn.
- Xây máng hứng nước dưới vòi nước tự động để tránh nước chảy vào đệm lót.
- Thiết kế hệ thống phun nước (phun mù) làm mát và giữ độ ẩm đệm lót.
KỸ THUẬT LÀM ĐỆM LÓT ĐỂ NUÔI GÀ LỒNG TẦNG( Có thể áp dụng cách này làm đệm lót cho dê, thỏ)
Cách 1: Áp dụng đối với chuồng nuôi có khoảng cách giữa sàn chuồng với đáy lồng khoảng 70 cm nhưng chưa thả gà.
Các bước làm đệm lót có độ dầy 40cm cho diện tích nền chuồng 30m2 như sau:
Nguyên liệu
- Trấu và mùn cưa: số lượng đảm bảo rải đủ độ dày 40 cm là khoảng 1.800 kg
- Bột ngô: 5 kg
- Chế phẩm BALASA N01: 1 kg.
Công việc chuẩn bị
- Chuẩn bị mặt bằng: Dùng gạch hoặc ván để ngăn khu vực nền chuồng cần làm đệm lót, tránh cho nguyên liệu không bị tràn ra ngoài
- Cách chế 100 lít dịch men: Cho 1 kg chế phẩm BALASA N01, 5 kg bột ngô, 100 lít nước sạch (nếu nhiệt độ ngoài trời dưới 15oC thì dùng nước ấm) cho vào thùng và khuấy đều, đậy kín. Để ở chỗ ấm trong thời gian 1-2 ngày là có thể dùng được. Chuẩn bị dịch men trước 1-2 ngày.
Cách làm đệm lót
Bước 1: Rải lớp trấu dày 20 cm ra nền chuồng.
Bước 2: Tưới đều 50 lít dịch men, sau đó rải đều một phần bã ngô lấy từ trong thùng dịch men để rải lên trên mặt lớp trấu.
Bước 3: Tiếp tục rải lớp mùn cưa đến độ dầy là 20 cm lên trên lớp trấu, vừa rải vừa phun nước sạch và dùng cào đảo để cho mùn cưa ẩm đều, đạt đến độ ẩm 25- 30%. Quan sát thấy mùn cưa thấm nước trở nên sẫm màu, bốc mùn cưa trên tay nắm chặt lại có cảm giác nước hơi thấm ướt ra tay nhưng hạt mùn cưa vẫn tơi rờilà đạt yêu cầu
Chú ý: Có thể làm ẩm mùn cưa ở bên ngoài sau đó mới rải lên trên lớp trấu
Bước 4: Rắc đều hết phần bã ngô còn lại lấy từ trong thùng dịch men lên bề mặt đệm lót, sau đó tưới đều 50 lít dịch men còn lại lên lớp mùn cưa.
Bước 5: Lấy tay xoa đều lên toàn bộ bề mặt lớp mùn cưa.
Bước 6: Đậy kín toàn bộ bề mặt bằng bạt hoặc bằng ni-lon. Nếu chỗ nào phủ bạt không kín thì sẽ xuất hiện mốc trắng.
Bước 8: Để lên men 3- 5 ngày. Bới sâu xuống 30 cm thấy ấm nóng, không còn mùi nguyên liệu là đạt yêu cầu.
Bước 9: Sau khi lên men kết thúc thì bỏ bạt phủ, cào lớp bề mặt (sâu khoảng 20 cm) cho tơi, để thông khí sau 12 giờ mới thả gà.
Làm cách này sau 1 năm mới phải dọn chuồng