hehe...các bác Nhầm hết cả rồi.
Con này không phải là Hông Hoàng đâu, ở Việt Nam người ta gọi nó là Niệc Nâu tên khoa học là Ptilolaemus tickelli indochinensis thuộc họ Hồng Hoàng. loài này ở Việt Nam đã đưa vào sách đỏ rồi nên ko còn tìm thấy nhiều nữa đâu.
Ở
Việt Nam Niệc Nâu phân bố ở Bắc bộ và Trung bộ (biên giới phía nam có thể đến đèo Hải Vân). Đã gặp ở Cao Bằng (hồ Ba Bể), Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Ninh Bình (Cúc Phương), Nghệ An (Phú Qùy), Hà Tĩnh (Kỳ Anh, Cẩm Xuyên) và Thừa Thiên - Huế (Bạch Mã).
Chúc mừng bác thanhtuqni có chú chim độc, loài này cũng dễ nuôi và dễ sống, thức ăn chủ yếu là trái cây, phải tội nó ăn nhiều và ỉa cũng nhiều nên chăm hơi mệt.
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]
Tên Việt Nam: [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif] Niệc nâu [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]
Tên Latin:[/FONT]
Ptilolaemus tickelli indochinensis [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Họ:[/FONT] Hồng hoàng Bucerotidae [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Bộ:[/FONT] Sả Coraciiformes
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Lớp (nhóm):[/FONT] Chim
Hình: Kamol ------------------------------------------------------------------------------------------------
NIỆC nâu
Ptilolaemus tickelli indochinensis Delacour et Jabouille, 1927
Họ: Hồng hoàng Bucerotidae
Mô tả:
Chim trưởng thành có kích thước nhỏ hơn so với các loài khác cùng họ. Bộ lông nhìn chung có màu nâu đến hung nâu (phía trên cơ thể nâu xám tối phía trước màu hung). Lông đuôi và cánh sơ cấp, có đầu mút trắng. Cằm, họng, hai bên cổ, trước cổ và hai bên ngực trắng hơi phớt hung. Mắt nâu nhạt. Mỏ nâu vàng nhạt ở chim đực và nâu ở chim cái. Mũ sừng nhỏ. Chân xám nhạt.
Sinh học:
Các nghiên cứu ở Thái Lan (Poonswad và những người khác, 1989) cho thấy mùa sinh sản của niệc hung từ cuối tháng 2 hay đầu tháng 3 đến tháng 5, kéo dài khoảng 83 - 92 ngày. Tổ làm trong các hốc cây to ở rừng. Đẻ 3 - 4 trứng (thường là 3). Khi chim cái bắt đầu ấp miệng tổ được trát kín cho đến khi chim non rời tổ. Chim đực mớm thức ăn cho chim cái và chim con. Thành phần thức ăn gồm thực vật (60 loâi quả khác nhau), và động vật (gồm có côn trùng, chân khớp, chim, bò sát, ếch nhái, và một số loài khác). Các mẫu vật thu ở hồ Ba Bể (Cao Bằng) vào tháng 8 đang thay lông.
Nơi sống và sinh thái:
Niệc hung sống ở trong các loại rừng khác nhau, nơi có nhiều cây gỗ lớn và dây leo ở độ cao khác nhau khoảng 100 - 1500m. Kiếm ăn theo đàn ngoài mùa sinh sản với số lượng cá thể khác nhau tuỳ độ phong phú của thức ăn. Vùng hoạt động trong mùa sinh sản 3, 2km2 (Poionswad và những người khác, 1989) ở rừng Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế) và Kỳ Anh, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) thường gặp đàn 6 - 15 con.
Phân bố:
Việt Nam: Bắc bộ và Trung bộ (biên giới phía nam có thể đến đèo Hải Vân). Đã gặp ở Cao Bằng (hồ Ba Bể), Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Ninh Bình (Cúc Phương), Nghệ An (Phú Qùy), Hà Tĩnh (Kỳ Anh, Cẩm Xuyên) và Thừa Thiên - Huế (Bạch Mã).
Thế giới: Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào.
Giá trị: Nguồn gen quý. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ.
Tình trạng:
Tuy có vùng phân bố khá rộng ở nước ta, nhưng vùng sống đã bị thu hẹp và số lượng bị giảm sút do mất rừng và bị săn bắt. Mức độ đe dọa: bậc T.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Cần nghiêm cấm việc săn bắt, bảo vệ tốt các chủng quần còn lại, trước hết là ở các khu rừng cấm. Chú ý giáo dục nhân dân bảo vệ các loài chim đẹp và quý này cùng với việc bảo vệ rừng.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 165.