Cần Tư Vấn trồng ,thu hoạch và chế biến khoai mì ( sắn ) số lượng lớn

  • Thread starter nhatkhoa
  • Ngày gửi
chào các bác,

em Cần Tư Vấn trồng ,thu hoạch và chế biến khoai mì ( sắn ) số lượng lớn

em dự định trồng mì xen trong nông trường cao su

vì diện tích đất trồng khoai mì rất lớn nên ko biết giải quyết vụ giống như thế nào

khoai mì trồng để bán cho nhà máy sử dụng những loại giống nào, có thể mua ở đâu. khoai mì có thể trồng bằng hạt thôi hay chỉ có tể dâm cành

trồng từ tháng nào tốt nhất? bao lâu có thể thu hoạch ?

nếu nhiều quá thu hoạch ko kịp thì có thể kéo dài thời gian thu hoạc thành 2 đến 3 tháng được ko? hoặc nếu bỏ luôn qua năm sau thu hoạch có được ko?

trong khi trồng có bón phân hay xịt thuốc gì không? khoai mì có dễ bệnh không?...

sau khi thu hoạch nên bán tươi hay nên sấy khô

nếu sấy khô thì dùng thiết bị gì? mua ở đâu, 1 ca sấy bao nhiêu tấn ...

giá khoai mì tươi và mì lát sây khô hiện nay bao nhiêu ? giá đó tại nhà máy hay giá thương lái mua tại chỗ

cho em thông tin liên lạc với các nhà máy thu mua khoai mì ở Bìn phước, Bình dương, đồng nai, tphcm hoặc Vũng Tàu vì gần đất em

Vì thắc mắc nhiều quá nên hỏi 1 lần vẫn ko hết. mong các bác chỉ giúp em với. em xin chân thành cảm ơn
 


Chào bạn,

Bạn vui lòng cho số dt liên hệ không?
Bạn có ý định trồng mì thì liên hệ với mình theo số: 0983.573.253 gặp Biểu. Chi tiết sẽ trao đổi khi gặp.
Thanks
 
Bạn có thể liên hệ Ông Hồ Sáu tại xã Tây Hòa, huyện Trãng Bom, Đồng Nai sẽ có câu trả lời
 
Khi nào đến mùa thu hoạch tôi sẽ giới thiệu người đến tận nơi thu mua thành phẩm khoai mì đã được phơi/sấy khô giúp bạn. Chúc bạn làm ăn phát đạt.
 
cảm ơn các bác rất nhiều. nếu bác nào có thể trả lời thì post lên luôn nhé, em cần kinh nghiệm thực tiễn chứ tìm tài liệu trên gôgle thì em đã được đọc qua rồi ạ
 
chủ đề này mình cũng đang quan tâm . Up lên cho các bác vào góp ý .
 

Last edited by a moderator:
trả lời

chào các bác,

em Cần Tư Vấn trồng ,thu hoạch và chế biến khoai mì ( sắn ) số lượng lớn

em dự định trồng mì xen trong nông trường cao su

vì diện tích đất trồng khoai mì rất lớn nên ko biết giải quyết vụ giống như thế nào

khoai mì trồng để bán cho nhà máy sử dụng những loại giống nào, có thể mua ở đâu. khoai mì có thể trồng bằng hạt thôi hay chỉ có tể dâm cành

trồng từ tháng nào tốt nhất? bao lâu có thể thu hoạch ?

nếu nhiều quá thu hoạch ko kịp thì có thể kéo dài thời gian thu hoạc thành 2 đến 3 tháng được ko? hoặc nếu bỏ luôn qua năm sau thu hoạch có được ko?

trong khi trồng có bón phân hay xịt thuốc gì không? khoai mì có dễ bệnh không?...

sau khi thu hoạch nên bán tươi hay nên sấy khô

nếu sấy khô thì dùng thiết bị gì? mua ở đâu, 1 ca sấy bao nhiêu tấn ...

giá khoai mì tươi và mì lát sây khô hiện nay bao nhiêu ? giá đó tại nhà máy hay giá thương lái mua tại chỗ

cho em thông tin liên lạc với các nhà máy thu mua khoai mì ở Bìn phước, Bình dương, đồng nai, tphcm hoặc Vũng Tàu vì gần đất em

Vì thắc mắc nhiều quá nên hỏi 1 lần vẫn ko hết. mong các bác chỉ giúp em với. em xin chân thành cảm ơn
- Diện tích trồng lớn: trông vào mùa mưa để tận dụng nước tưới
- Có rất nhiều nơi thu mua khoai mì (vấn đề là giá cả và độ tinh bột): nhà máy thức ăn gia súc, mì chính, ... cứ đến vụ thu hoạch là người ta đem xe đến mua tận nơi
 
những nội dung mà bạn hỏi tôi thể gúp bạn giải đáp nhưng hiện nay tôi rất bận nên không có thời gian để viết bài trả lời trả lời tất cả các câu hỏi của bạn ngay một lúc được . vì thế nếu bạn cần hỏi nội dung gì thì điện thoại trực tiếp cho tôi theo sô 01686747979 tôi sẽ điện lại cho bạn để hương dẫn cụ thể trong từng giai đoạn mà bạn thưc hiện , chúc bạn thành công
 
Vòng vo quá, chưa ai trả lời cho bà con cùng chia sẻ và góp ý cả.
Tôi xin khai mào chút vốn liếng hiểu biết nhỏ bé của tôi:
*
1- Khoai mì cần ánh nắng 100% trên 8 giờ một ngày, không thể trồng
dưới bóng cây cao su được. Nếu bạn cố trồng dưới bóng cây, sẽ thất bại
mất hết vốn bỏ ra.
*
2- Sau khi thu hoạch thì trồng ngay, lấy thân sắn mùa trước làm giống.
Tôi chưa biết trồng hạt bao giờ, nhưng nếu có, cũng không mạnh bằng hom.
Lấy thân sắn tốt, còn non (không quá 1 năm), chặt khúc gần 1 gang tay,
vùi rất nông, như trồng mía, sao cho mầm ở 2 bên chứ không bị đè xuống.
Sau khi nảy mầm, chỉ để lại 1 mầm thôi. Tuỳ theo đất tốt xấu mà trồng
thưa hay mau. Trồng mau quá thì thiếu nắng, năng suất thấp, mà trồng
thưa thì lãng phí ánh mặt trời, năng suất không cao. Khoảng cách chừng
1 mét hay gần 1 mét là được. Miền đồi xấu, khoảng cách chỉ 60 centimet.
Đừng lấy những đoạn thân gần gốc, vì không mọc mầm, hay mọc rất yếu.
*
3- Cần thật nhiều phân chuồng phân xanh, phân hữu cơ bón lót để đất xốp
củ dễ phồng to. Cấy vào mùa xuân miền Bắc có mưa phùn, mầm sắn mọc rất
tốt, không phải tưới. Nói chung chưa có ai tưới bón cho sắn cả, nên năng
suất không cao. Có thể vun gốc cho cây khỏi đổ, nhưng vun thì tốn công,
mà không thể hiện tăng năng suất. Không bón, thì đất tốt trồng sắn được
2 năm sẽ ra đất bạc màu, trồng cây gì cũng không mọc được. Lúc này phải
luân canh trồng đỗ đậu để đất tốt trở lại. Vì vậy, phân hữu cơ và vô cơ
rất cần để cho đất luôn luôn tốt mà trồng năm sau.
*
4- Cứ để tự nhiên, lá già thì rụng, cuối năm thì nhổ sắn, nhổ cả củ lên,
có thể cuốc để bới những củ bị đứt khỏi gốc sắn.
*
5- Chế biến loại tốn công nhất là bóc vỏ, xay ra bột, lọc xơ, phơi bột,
làm Tapioca, nấu chè Trân Châu. Sau đó là loại xắt nhỏ như miến, rồi phơi
khô. Thô hơn nữa thì xắt lát phơi khô. Sắn 1 năm là ngon nhất, và khi
thu hoạch cũng phải chế biến ngay mới khỏi bị "chạy máu" lên men rượu,
hay thối. Củ sắn hơn 1 năm thì bắt đầu mọc thêm 1 vòng xơ, tỷ lệ bột ít
hẳn, nhưng to hơn, vỏ xù xì xấu hơn. Sắn chưa đủ năm thì da mịn, bột ít
nhưng luộc hay hấp lên thì dẻo, chứ không bị nghẹn cổ như khoai sắn bở
bột. Người Hà Nội hay ăn sắn non luộc hay hấp này. Chế biến sắn, thì
phải nghĩ đến đổ vỏ sắn ra ruộng, không để trong thành thị, gây ô nhiễm.
*
Ngoài bột Tapioca có thể xuất cảng ra nước ngoài, các sản phẩm từ sắn
rất rẻ tiền. Sắn chỉ trồng ở nơi xa vắng, thiếu lao động. Nếu ở nơi
đông người, trồng sắn không lời lãi bằng rau trái, lúa ngô hay cỏ. Đây
là sự lựa chọn giữa Thâm canh (công và phân bón nhiều) và Quảng canh
(diện tích lớn) để thu lời về nhiều nhất. Năm 1975, tôi vào miền Nam,
thấy bạt ngàn đất trồng sắn, rất lấy làm lạ, vì có sự lãng phí đất như
thế. Phải tay tôi có đất, không bao giờ trồng sắn. Nhưng cũng không thể
tiết kiệm đất bằng cách trồng xen sắn dưới bóng cao su được. Bạn muốn
tiết kiệm đất, nên trồng cây không cần nắng, như Nấm, Giá, hay làm nghề
chăn nuôi, xây nhà nhiều tầng. Sắn không thể trồng nhiều tầng.
*
 
xin cảm ơn bài viết hữu ích của bác.

em đang cần vài ngưởi có kinh nghiệm để hợp tác trồng sắn, năm nay bọn em định trồng thử 50 hecta thôi . bác nào thích đi phiêu lưu và có kinh nghệm trong việc trồng và thu hoạch sắn alo em nhé : 0937711777
 
Thât tiếc tôi không ở gần bạn, tôi sẽ trồng sắn cho bạn.
50 hecta ấy trồng mía thì hơn, tôi cũng trồng mía cho bạn.
Trồng mía thì 1 người chăm sóc được 10 hecta.
Trồng sắn hay mía thì ban đầu phải làm cỏ rất cực, nhưng
sau khi nó cao ngang ngực thì cỏ không thể mọc được nữa .
Lúc ấy 50 hecta chỉ cần 2 người thôi. Vì vậy, trồng 2 loại
này chỉ cần 1 người coi sóc, lúc cần thì thuê thêm, chứ
không thuê dài hạn, tốn tiền.
*
Lúc thu hái rất nặng nhọc và vất vả, vì sắn và mía sau
khi thu hoạch vài ngày sẽ bị chạy máu, tức là nhiễm khuẩn
lên men rượu. Bạn phải có hợp đồng tiêu thụ và có xe vận
tải đủ để chở số sắn thu hoạch rồi.
*
 
vâng . em đang khoan giếng để bắt đầu trồng ngay tháng này luôn

sau khi thu hoạch nếu bán ko được giá chắc em sẽ phơi khô thành sắn lát và chờ giá lên . sắn lát tích trữ được 1 năm ko các bác
 


Back
Top