Thật bất ngờ khi chúng tôi phải trả đến 22.000 đ/kg quả bơ tại Khu Thương mại Tâm Châu – Bảo Lộc. Cô bán hàng xởi lởi – Bây giờ đã gần cuối mùa, mấy bữa nữa giá sẽ lên đến 25.000 – 30.000 đ/kg chứ không còn giá ni. Còn đầu mùa, giá tới 50.000-60.000 đồng lận.
Bảo Lộc thường là điểm dừng chân của du khách trên đường du ngoạn Đà Lạt và quả bơ là món quà Cao Nguyên được nhiều người lựa chọn. Mấy năm trước, du khách thường chỉ phải trả 5.000 – 8.000 đ/kg, bẵng đi mấy năm vậy mà… Cây bơ lên ngôi lúc nào không hay. Kỹ sư Phan Hải Triều, Q.Giám đốc Trung tâm Cây ăn quả Lâm Đồng có văn phòng tại Bảo Lộc cho hay – Giống của Trung tâm làm ra không kịp, ghép nhú được cây nào là người ta ẵm luôn cây đó, nhiều người đặt cọc, trả tiền trước nhưng không dám nhận, thậm chí có người bao dàn với giá 35.000 đ/cây, cao hơn giá bán của Trung tâm hiện nay đến 5.000 đ/cây nhưng Trung tâm cũng không dám vì nghĩ rằng tài sản 10 cây bơ đầu dòng của tỉnh là tài sản của nhân dân Lâm Đồng, nếu mình cho một người độc quyền thì thành ra tài sản riêng…
Xứ Blao (Bảo Lộc) do bác sĩ Yersin phát hiện vào cuối thế kỷ 19 bao gồm thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm. Vùng đất cao nguyên này có nhiều điều kiện lý tưởng để phát triển cây ăn trái nhờ vào khí hậu mát mẻ không lạnh quá như Đà Lạt cũng không quá nóng như Đồng Nai, đất đai lại màu mỡ. Không những nổi tiếng với chè Blao, chè O Long, Bảo Lộc còn nhiều trái cây nổi tiếng trong đó có bơ. Nước ta có 2 vùng trồng bơ chính là Đăk Lăk và Lâm Đồng, mỗi năm cung ứng ra thị trường khoảng 80.000 T, trong đó Đăk Lăk khoảng 40.000 T, Lâm Đồng khoảng 30.000 T, còn lại là các địa phương khác. So với Đăk Lăk, diện tích và sản lượng bơ của Lâm Đồng mà chủ yếu là của Bảo Lộc không bằng nhưng về chất lượng lại hơn hẳn vì Bảo Lộc chủ yếu là bơ sáp, hàm lượng chất béo cao, thịt rất mịn và dẻo.
Đa số các giống bơ đều xuất xứ từ các vùng nhiệt đới Trung Mỹ như Mexico, Guatemala và quần đảo Antilles, gồm rất nhiều giống thuộc họ Lauraceae. Phần lớn các giống có tính cách thương mại đều thuộc vào 3 chủng: chủng Mexico, chủng Guatemala và chủng Antilles hay West Indian. Trong 3 chủng trên thì chủng Mexico có hàm lượng chất béo cao nhất, trái thuôn dài như quả đu đủ, chịu rét nhưng có nhược điểm là có mùi hơi hăng, chủng Guatemala có dạng quả tương tự như Mexico nhưng không có mùi hăng và da của nó không láng mà sần sùi, hàm lượng chất béo ở mức độ trung bình. Chủng Antilles hoặc West Indian có da sần sùi, hàm lượng chất béo thuộc loại thấp nhất, ưu điểm của chúng là có thể chịu nóng và mặn. Ngoài ra, Viện Khoa học Nông lâm nghiệp Tây Nguyên mới nhập thêm giống bơ Booth từ Mỹ, đây là giống bơ có hàm lượng chất béo cao nhất, có thời gian chín vào tháng 11, 12 – lệch vụ so với 3 giống trên, nhược điểm là trái hơi nhỏ.
Từ năm 2006 lại đây, sức tiêu thụ quả bơ tăng lên đều đặn mỗi năm, kể cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Thị trường phát triển đã kéo theo sản xuất và dẫn đến nhu cầu cao về cây giống như đã nói ở trên. Tuy nhiên, điều cơ bản là Lâm Đồng đã có bước chuẩn bị khá kỹ cho sự phát triển này. Từ 7 năm nay, việc bình tuyển cây đầu dòng được âm thầm triển khai và trong hơn 1.200 cây bơ trên toàn tỉnh có chất lượng tốt, lọt vào tiêu chí bình chọn được khảo sát, so sánh và cuối cùng hội đồng khoa học đã chọn được 10 cây đầu dòng đánh mã số BLĐ (bơ Lâm Đồng) thứ tự từ 01 đến 10. Chính điều đó mà người dân tin tưởng tìm đến, từ những người cần mua dăm bảy cây đến những người có kế hoạch trồng cả chục ha. Nhờ 10 cây đầu dòng này mà sẽ không còn cảnh “trồng đại, nếu không ngon thì chặt”. Đấy cũng là những tín hiệu cho việc hình thành nên vùng bơ hàng hóa, tập trung của Bảo Lộc nói riêng mà cả Lâm Đồng nói chung.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Bảo Lộc thường là điểm dừng chân của du khách trên đường du ngoạn Đà Lạt và quả bơ là món quà Cao Nguyên được nhiều người lựa chọn. Mấy năm trước, du khách thường chỉ phải trả 5.000 – 8.000 đ/kg, bẵng đi mấy năm vậy mà… Cây bơ lên ngôi lúc nào không hay. Kỹ sư Phan Hải Triều, Q.Giám đốc Trung tâm Cây ăn quả Lâm Đồng có văn phòng tại Bảo Lộc cho hay – Giống của Trung tâm làm ra không kịp, ghép nhú được cây nào là người ta ẵm luôn cây đó, nhiều người đặt cọc, trả tiền trước nhưng không dám nhận, thậm chí có người bao dàn với giá 35.000 đ/cây, cao hơn giá bán của Trung tâm hiện nay đến 5.000 đ/cây nhưng Trung tâm cũng không dám vì nghĩ rằng tài sản 10 cây bơ đầu dòng của tỉnh là tài sản của nhân dân Lâm Đồng, nếu mình cho một người độc quyền thì thành ra tài sản riêng…
Xứ Blao (Bảo Lộc) do bác sĩ Yersin phát hiện vào cuối thế kỷ 19 bao gồm thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm. Vùng đất cao nguyên này có nhiều điều kiện lý tưởng để phát triển cây ăn trái nhờ vào khí hậu mát mẻ không lạnh quá như Đà Lạt cũng không quá nóng như Đồng Nai, đất đai lại màu mỡ. Không những nổi tiếng với chè Blao, chè O Long, Bảo Lộc còn nhiều trái cây nổi tiếng trong đó có bơ. Nước ta có 2 vùng trồng bơ chính là Đăk Lăk và Lâm Đồng, mỗi năm cung ứng ra thị trường khoảng 80.000 T, trong đó Đăk Lăk khoảng 40.000 T, Lâm Đồng khoảng 30.000 T, còn lại là các địa phương khác. So với Đăk Lăk, diện tích và sản lượng bơ của Lâm Đồng mà chủ yếu là của Bảo Lộc không bằng nhưng về chất lượng lại hơn hẳn vì Bảo Lộc chủ yếu là bơ sáp, hàm lượng chất béo cao, thịt rất mịn và dẻo.
Đa số các giống bơ đều xuất xứ từ các vùng nhiệt đới Trung Mỹ như Mexico, Guatemala và quần đảo Antilles, gồm rất nhiều giống thuộc họ Lauraceae. Phần lớn các giống có tính cách thương mại đều thuộc vào 3 chủng: chủng Mexico, chủng Guatemala và chủng Antilles hay West Indian. Trong 3 chủng trên thì chủng Mexico có hàm lượng chất béo cao nhất, trái thuôn dài như quả đu đủ, chịu rét nhưng có nhược điểm là có mùi hơi hăng, chủng Guatemala có dạng quả tương tự như Mexico nhưng không có mùi hăng và da của nó không láng mà sần sùi, hàm lượng chất béo ở mức độ trung bình. Chủng Antilles hoặc West Indian có da sần sùi, hàm lượng chất béo thuộc loại thấp nhất, ưu điểm của chúng là có thể chịu nóng và mặn. Ngoài ra, Viện Khoa học Nông lâm nghiệp Tây Nguyên mới nhập thêm giống bơ Booth từ Mỹ, đây là giống bơ có hàm lượng chất béo cao nhất, có thời gian chín vào tháng 11, 12 – lệch vụ so với 3 giống trên, nhược điểm là trái hơi nhỏ.
Từ năm 2006 lại đây, sức tiêu thụ quả bơ tăng lên đều đặn mỗi năm, kể cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Thị trường phát triển đã kéo theo sản xuất và dẫn đến nhu cầu cao về cây giống như đã nói ở trên. Tuy nhiên, điều cơ bản là Lâm Đồng đã có bước chuẩn bị khá kỹ cho sự phát triển này. Từ 7 năm nay, việc bình tuyển cây đầu dòng được âm thầm triển khai và trong hơn 1.200 cây bơ trên toàn tỉnh có chất lượng tốt, lọt vào tiêu chí bình chọn được khảo sát, so sánh và cuối cùng hội đồng khoa học đã chọn được 10 cây đầu dòng đánh mã số BLĐ (bơ Lâm Đồng) thứ tự từ 01 đến 10. Chính điều đó mà người dân tin tưởng tìm đến, từ những người cần mua dăm bảy cây đến những người có kế hoạch trồng cả chục ha. Nhờ 10 cây đầu dòng này mà sẽ không còn cảnh “trồng đại, nếu không ngon thì chặt”. Đấy cũng là những tín hiệu cho việc hình thành nên vùng bơ hàng hóa, tập trung của Bảo Lộc nói riêng mà cả Lâm Đồng nói chung.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: