Bác BM ơi, chiêu này bác đã thử với sâu đục thân của cây soài chưa ? Nhà tôi có 1 cây bị sâu đục mà chưa biết làm thế nào. Còn loại đục thân của cây có múi thì có dùng được loại thuốc này không hả bác ? Xin cảm ơn.
Với cây soài :
bác phải quan sát cây hằng ngày bác sẽ phát giác sớm.. giai đoạn đầu sâu tàn phá lớp dưới của vỏ bác phải dùng tô vít nạy cho tróc vỏ ra lần theo đường hầm sâu đào bác sẽ bẳt được con sâu này...
-nếu bác phát giác quá trễ.. bác sẽ không bắt được sâu vì nó đã đục sâu vào trong lõi.. quan sátt kĩ bác sẽ thấy cửa hang..
trường hợp sâu đã vào trong lõi cây này bác dùng bông gòn thấm đẫm BASUDINE 40EC tức là loại thuốc nhũ dầu...bác nhét cục bông gòn đẫm thuốc này vào hang sau đó dùng đất sét bịt lại....thuốc này có tính lưu dẫn
-vói cây chanh khi bị sâu đụcc thân...nhựa sẽ thoát ra rất nhiều...và cây chết vì mất nhựa nếu bác phát giác sớm sẽ cứu được... nhưng vì lỗ sâu đào vào thân cây chanh rất nhỏ...nên khó thao tác...bác phải dùng ống chích hút thuốc sau đó bơm vào
các loại cam quýt thì BM chưa hề trồng nên không biết
Riêng đối với mai vàng. sâu đục thân thường đục nơi gần gốc hoặc các nơi nách có cành và thân giao nhau..lỗ sâu đục cũng rất nhỏ nhưng khô nhựa không chảy ra...sâu không ăn luồng dưới vỏ như soài...mà đục sâu vào trong lõi cây.. từ các lỗ đục có các mạt cưa rớt ra bác cũng xử lí như trên " bơm thuốc vào sau đó trét đất sét
Bò cạp nước hay còn gọi là muồng hòang yến (osaka) khi còn nhỏ bị sâu đục thân là chết...nhưng gốc sẽ mọc mầm và sống lại