Cây Sa kê

Trong quá trình tìm hiểu về cây Sa kê để trồng trong nông trại. Tôi gặp được tài liệu sau. Vì chưa thấy có trong diễn đàn nên tôi đưa lên cho mọi người tham khảo: http://www.scribd.com/doc/26235632/cAy-Sa-kE-%E2%80%93-Lo%E1%BA%A0i-cAy-%C4%90a

CÂY SA KÊ – LOẠI CÂY ĐA TÁC DỤNG CẦN ĐƯỢC QUAN TÂM
PHÁT TRIỂN
Trần Thị Minh Huệ
Viện KHKT NLN Tây nguyên
Giới thiệu
Sakê được coi như là một trong những loại cây lương thực thiết yếu (staple crop)sản xuất ra phần lớn thực phẩm cung cấp cho nhân loại, tuy nhiên không nên đánh giáthấp sự đóng góp của rất nhiều loài cây thứ yếu khác. Không như các cây lương thực thiếtyếu khác cây sakê ít được quan tâm ở cấp độ lớn hoặc ở địa phương nhất định nhưng câysakê là một trong những loại cây chịu được đất nhiễm mặn, đất có tính acid và là câytrồng đa mục đích nhằm cung cấp thực phẩm, thuốc, vật liệu dệt, vật liệu xây dựng vàthức ăn cho gia súc (Ragone, 1997).
Hình thái
Cây sakê thuộc họ dâu Moraceae, với nhiều tên gọi khác nhau (Artocarpus
communis, Artocarpus altilis and Artocarpus incisa) (Mayaki, 2003). Tên thường gọi là
Artocarpus altilis (Parkinson) Fosberg (Fosberg 1941, 1960). Cây sakê được trồng rộng
rãi ở vùng nhiệt đới nóng ẩm thuộc vùng Đông Nam Châu Á và các đảo trên biển TháiBình Dương. Sakê là loại cây lớn, thường xanh có hình dáng đẹp và cao tới 15-20 m, cóvỏ láng, màu nhạt và thân lớn, đường kính 1.2 m, có thể cao đến 4 m trước khi phâncành, gỗ có màu vàng rất đẹp khi tiếp xúc với không khí thì đổi sang màu sẫm, lá sakêdày, dai, mặt lá có màu sẫm và bóng, phía dưới mặt lá mờ, gân lá nhô cao và có gânchính, viền ngòai mặt lá xẻ thùy và có sự biến thiên rất rõ, lá rộng có hình trứng, khácnhau về kích cỡ và hình dáng thậm chí trên cùng một cây. Cụm hoa sakê là hoa kèm vàlưỡng tính, cụm hoa đực ra trước có đường kính tới 5 cm và dài 45 cm, trục hoa dày đượctạo thành từ rất nhiều hoa nhỏ. Trái sakê có cấu trúc rất đặc biệt từ hình cầu đến hìnhthuôn/chữ nhật dài 12 cm, rộng từ 12-20 cm, vỏ trái có màu xanh nhạt, xanh vàng hayvàng khi chín và khi xanh có màu trắng kem hay vàng nhạt, bề mặt trái biến thiên từ lángđến có gai nhẹ (Ragone, 1997).
Cách sử dụng
Sakê là cây đa tác dụng cung cấp thực phẩm, thuốc, vật liệu dệt, vật liệu xây dựng
và thức ăn cho gia súc, đây là một trong những loại cây trồng lâu năm thân thiện với môi
trường ở Nigeria, là loại cây quan trọng trong hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống ở
các đảo Thái Bình Dương (Raynor and Fownes 1991). Cây này có thể trồng xen với hệthống nhiều cây trồng như cây có củ, chuối, cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê và tiêu.Sakê là loại thực phẩm đa năng có thể nấu hay ăn ở các giai đọan thuần thục khác nhau,quả thường được thu họach và tiêu thụ khi chín nhưng còn cứng và được sử dụng nhưlương thực thiết yếu cung cấp tinh bột, khi nấu sẽ thành bánh, cháo, nướng hoặc chiên..,trái thuần thục có thể luộc và thay thế cho khoai tây, khi chín rất ngọt và dùng để làmbánh, thức tráng miệng (Ragone, 1997), sirô, mứt, dấm và tinh bột. Ở Nigeria, sakê được
dùng thay thế cho một số cây có củ bởi vì chi phí chỉ bằng 1/3 chi phí cây có củ (Mayaki,
2003). Phần bên trong của vỏ hay sợi thường dùng để làm vải (Ragone 1991b; Krauss
1993)


Sakê là cây lương thực có giá trị dinh dưỡng ở các vùng nhiệt đới, ngoài trái sakêđã được nghiên cứu thì lá, mủ và vỏ gỗ cũng đã được xác định các thành phần dinhdưỡng (Ragone, 1997). Hàm lượng hydrat carbon ở trái sakê bằng hoặc tốt hơn các loạithực phẩm có nhiều hydrat carbon khác đang sử dụng rộng rãi, protein tốt hơn một số loạicây có củ như khoai lang và chuối, đây còn là nguồn cung cấp dồi dào sắt, canxi, kali, P,riboflavin and niacin (Ragone, 1997)
Phân tích thành phần dinh dưỡng của trái sakê (100 g)
bằng các phương pháp khác nhau
(trái tươi, nướng, luộc, lên men và bột nhão)
Nguồn: Ragone (1997)
Lá và hoa: Lá sakê được sử dụng để gói đồ ăn, làm thức ăn cho gia súc, dê lợn và
ngựa (Morton 1987), là thức ăn tốt cho voi (Bennett 1928), đem nướng và làm thànhnhững miếng kẹo dẻo giúp giảm đau răng (Morton 1987). Ở Vanuatu (Olsson 1991) vàHawaii, hoa sakê cứng và khô được đốt lên để đuổi muỗi (Krauss 1993) (Ragone, 1997).Ở Ấn độ lá chuyển màu vàng được dùng để pha trà và làm giảm huyết áp (McIntoch andManchew 1993). Một loại acid hữu cơ phức trong dịch chiết lá sakê (gamma-aminobutyric acid) là thành phần tích cực nhưng chưa rõ liệu có phải chính dịch chiết nàycó hiệu quả trong việc làm giảm lượng đường trong máu. Rất nhiều nghiên cứu về dịchchiết từ nhiều bộ phận của cây sakê cho rất nhiều kết quả khả quan, lá có thể chữa bệnhthận và sốt ở Đài Loan (Lin et al.1992), và dịch chiết từ hoa có thể hiệu quả trong chữatrị bệnh phù tai (Koshihara et al.1988).
Mủ: Mủ sakê dùng làm keo dán trong chế tạo canô tránh thấm nước, mủ dùng để
dán bề mặt gỗ, bôi lên da để chữa bong gân, dán lên vùng xương sống để giảm đau thần
kinh tọa, dùng để giảm đau ngòai da, bệnh do nấm gây ra như tưa miệng, hòa loãng
(diluted latex) còn được dùng để chữa bệnh tiêu chảy, đau bao tử và khuẩn lỵ, mủ hòa tan
vào nước ép từ lá được dùng để chữa nhiễm trùng tai.
Rễ: Rễ có vị chát được dùng làm thuốc sổ, khi ngâm được dùng đắp lên chỗ da
đau, dịch chiết từ rễ và thân có khả năng kháng khuẩn Gram dương và có tiềm năng sử
dụng trị u bướu (Sundarrao et al.1993).
Vỏ cây: Vỏ cây được dùng để chữa đau đầu, dịch chiết vỏ có hoạt tính cytotoxic
rất mạnh có thể chống/phòng các tế bào bạch cầu trong mô (Fujimoto et al.1990).
Phần khác: Những phần lõi, hạt, trái chín quáhay phần loại đi khác có thể cho
lợn và gia súc ăn (Massal and Barrau 1954; Morton 1987).
Các bộ phận và cách sử dụng
Bộ phận sử dụng Các cách sử dụng
Cây Trồng trong hệ thống nông lâm kết hợp, cây che bóng
Gỗ Dùng trong xây dựng, làm canô, bàn ghế và những đồ trang trí
Mủ Dán, bít canô, làm thuốc
Vỏ Làm thuốc
Sợi (Bên trong vỏ) Làm thừng, sợi dệt
Lá Gói thức ăn, cho gia súc ăn, làm thuốc.
Cụm hoa đực Làm kẹo, để ăn, làm thuốc, đuổi muỗi
Trái và hạt Nấu cho người ăn và để sống cho gia súc ăn

Yêu cầu về điều kiện sinh thái, giống và canh tác
Yêu cầu về điều kiện sinh thái: Sakê có khả năng thích ứng rộng với điều kiện sinh
thái nhưng sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 21-32°C (Purseglove 1968), thậm chí cây vẫncó thể sinh trưởng ở nhiệt độ thấp tới 15°C và cao tới 40°C (Singh et al. 1967; Rajendran1992), dưới 5°C, cây không sinh trưởng được (Crane and Campbell 1990). Cây Sakê yêucầu lượng mưa trung bình 2000-3000 mm/năm (Rajendran 1992), 1525-2540 mm là tốiưu (Purseglove 1968). Sakê phù hợp trồng ở 17 độ vĩ Nam và Bắc, cao độ từ 600-650 mso với mặt biển. Trong điều kiện lạnh sa kê sẽ bị giảm năng suất và chất lượng(Rajendran 1992), tuy nhiên ở Nam Ấn độ sakê có thể trồng ở độ cao 900 m (Singh et al.1967) và ở New Guinea, cao độ tới 1550 m (Powell 1976).
Giống: Giống sakê được chia làm hai loại: loại có hạt là loại bình thường và loại
không có hạt là loại đột biến. Loại có hạt thường dùng hạt và khá giống hạt dẻ. Loạikhông có hạt dùng làm thức ăn. Các giống dùng làm thực phẩm khác nhau ít về chấtlượng (Martin 1998). Loại có hạt nhân giống từ hạt. Loại không có hạt thường được nhân
vô tính từ rễ hoặc chồi. Cây sakê chưa từng được trồng cho mục đích thương mại với
diện tích lớn trên cả thế giới (Ragone, 1997).
Mật độ: Khoảng cách trồng sakê là 12 x 14 m vài tài liệu đề xuất 10 m hay thấp
hơn (Coronel 1983). Khoảng 100 cây/ha ở mật độ 10 x 10 hay 8 x 12 m (Narasimhan1990). Khoảng trống giữa các cây sakê có thể trồng cây nhỏ hơn như đu đủ, chuối, dứahoặc rau cho đến khi cây sakê thuần thục (Ragone, 1997).
Phân bón: Coronel (1983) đề xuất bón 100-200g SA/cây một tháng sau khi trồng
và sau đó 6 tháng/lần. Khi cây bắt đầu cho trái, bón 500-1000g/cây, 2 lần/năm. Khi câycho trái nhiều cần bón 2kg/cây. Cây không cần tỉa tạo cành ngoại trừ việc cắt đi cànhchết. Khi cây quá cao có thể cưa ngọn để duy trì độ cao phù hợp cho việc thu họach(Ragone, 1997).
Nước tưới: Sử dụng tàn dư thực vật giữ ẩm là rất phổ biến cho cây sakê ở vùng
Thái Bình Dương. Thời gian đầu sau trồng, cây cần được tưới nước nhưng sau đó nếukhông tưới cây sakê vẫn sinh trưởng và đậu trái tốt, thậm chí ở vùng có mùa khô rõ rệt(Ragone, 1997).
Sâu và bệnh hại: Sakê là cây thân cứng và tương đối ít sâu bệnh, tuy nhiên rệp sáp
và bệnh đốm lá có thể gặp ở nhiều cây (Rajendran 1992). Vấn đề sâu bệnh ở sakê mangtính khu vực, bọ nhảy hai đốm hại lá ở Hawaii, Rastrococcus invadeniss ở Tây Phi(Agounke et al.1988),Ros ellinina.spp. ở Trinidad and Grenada (Marte 1986), tuyến trùnghại rễ (Meloidogyne.spp.) gây nghiêm trọng ở Malaysia (Razak 1978). Ngoài ra còn códie-back (Zaiger and Zentmeyer 1966), thối quả, ruồi hại quả (Ragone, 1997)
Thu hoạch và bảo quản: Thường hái trái khi đã già nhưng chưa chín, trái thu
hoạch không rớt xuống nền đất sẽ lưu giữ được lâu hơn. Nghiên cứu cho thấy có thể bảoquản sakê trong túi P.E. kín ở nhiệt độ thấp nhưng trái dễ bị tổn thương lạnh nếu bảoquản dưới 12°C. Bảo quản ở 14°C có thể giữ được 10 ngày. Thu hái cẩn thận có thể cảithiện thời gian bảo quản và chất lượng trái (Maharaj and Sankat 1990). Dùng màng bao(waxed) và bảo quản ở 16°C có thể kéo dài được 18 ngày. Bảo quản trong điều kiện điềuchỉnh khí 5% CO2 và 5% O2 ở 16°C có thể bảo quản được 25 ngày nhưng giá thành cao(Ragone, 1997).
Năng suất và sản lượng: Hầu hết các báo cáo cho thấy cây sakê cho 700 quả/cây,
mỗi quả nặng trung bình 1- 4 kg (Purseglove 1968). Tuy nhiên con số này thay đổi tùy cáthể, có cây đạt 900 trái/cây, có cây chỉ 200 trái/cây, mỗi trái 1-2 kg (Marte 1986). Morton(1987) đưa ra con số 25 trái/cây ở Tây Ấn trong khi Nam Thái Bình Dương là 50-150trái/cây (Massal and Barrau 1954). Ở Barbados năng suất trên ha là 16-30 tấn, WesternSamoa là 2 tấn, Indonesia là 50 tấn/ha (100 cây/ha) (Verheij and Coronel 1992). Câytrồng trong hệ thống nông lâm kết hợp trung bình 93 -219 trái/cây(Ragone, 1997)
Hạn chế-Triển vọng
Sakê được sử dụng trong gia đình bổ sung cho lương thực thiết yếu ở nhiều vùngtrên thế giới như Thái Bình Dương, Indonesia, Philippines, một số vùng ở Tây Phi, NamMỹ, Đông Nam Châu á, Ấn độ và Sri Lanka, chỉ số ít sử dụng để bán cho tiêu thụ nội địa(Ragone, 1997)
Hạn chế
Hạn chế lớn nhất trong việc sử dụng cây này là bản chất mau hỏng của trái vàmang tính thời vụ. Giữ chất lượng trái sau thu họach bị hạn chế bởi quá trình hô hấpnhanh và trái bị mềm sau khi hái 1-3 ngày. Trái chín và mềm không được người tiêu thụchấp nhận và gây thất thóat lớn trong mùa vụ cao điểm. Đặc tính nhanh hỏng làm cho tráichỉ tiêu thụ nội địa và hạn chế lớn tiềm năng xuất khẩu. Ở Thái Bình Dương có giống cókhả năng giữ được độ cứng 10 ngày trong điều kiện thường và vì thế kéo dài thời giantiêu thụ. Mùa thu họach của sakê từ 4-6 tháng. Loại trái cây rất dễ trồng, giàu hydrat
carbon bổ dưỡg này chỉ có thể là cây trồng quan trọng ở địa phương, muốn thương mại
hóa và xuất khẩu cần có phương pháp bảo quản và chế biến phù hợp (Ragone, 1997).
Triển vọng
Cây sakê cung cấp dinh dưỡng cao, hàm lượng hydrat carbon cao, và có thể tiêuthụ được ở mọi giai đọan. Cây có tuổi thọ hơn 50 năm và cung cấp dinh dưỡng cho conngười, làm gỗ và thức ăn gia súc. Sakê yêu cầu đầu tư ít, nhân công ít và có thể trồngtrong nhiều điều kiện sinh thái. Bởi sakê thường được sử dụng khi chín nhưng còn cứng,các nghiên cứu về dinh dưỡng, phát triển thương mại hóa sản phẩm cần lưu ý giai đọannày để kéo dài thời gian quả cứng. Quả chín thường bị bỏ đi hoặc làm thức ăn cho gia súcvà vì vậy rất ít nghiên cứu để mở rộng khả năng sử dụng quả khi chín. Trái sakê có thểtiêu thụ nhiều hơn nếu phối trộn sakê trong các sản phẩm khác như thức ăn em bé, đồnướng, đồ tráng miệng (Ragone, 1997)
Tài liệu tham khảo
1. Ragon D. (1997). “Breadfruit. Artocarpus altilis (Parkinson) Fosberg”.International
Plant Genetic Resources Institute
2. Martin F.W. (1998). “Banana, coconut & breadfruit”. Echo Technical Note
3. Mayaki1 O.M., Akingbala J.O. et al. (2003). “Evaluation of breadfruit (Artocarpus
communis) in traditional stiff porridge foods”.Food, Agriculture & Environment
Vol.1(2) : 54-59.
4. Obasuyi J.O.I. andS.O. Nwokoro (2006). “Physical and Chemical Characteristics of
Breadfruit (Artocarpus altilis) Seeds Collected from Three Locations in Edo State,
Nigeria”. Pakistan Journal of Nutrition 5 (3): 212-214, 2006

 
Không biết chỗ bạn thế nào. Còn ở Bình định có cơ sở vườn ươm Trung thành cung cấp đủ các loại giống cây trồng. Ở đó cung cấp cây sa kê chính hiệu ươm từ chồi. Cây đã có đường kính gốc 3-4 cm. Cao khoảng 2m. Giá 68 ngàn đồng / cây.
 
bác cho cái địa chỉ cụ thể được không ạ? ít bữa có thằng bạn ở qui nhơn lên nhờ nó mua giùm cũng được? đang bị gout mua về trồng lấy lá uống
 
Đây là cây bánh mì, thường gặp trong các truyện phiêu lưu. Hái một quả, nướng lên thành cái bánh mì.
Giống cây quí thế mà không hiểu sao ít được phổ biến trên thế giới.
 
Nhà tui hay lấy trái sa kê thái miếng nhỏ như thái khoai tây, sau đó ướp 1 chúc bột knorr để 15 phút, tẩm bột chiên dòn, chiên lên ăn rất ngon. Ờ TP HCM và các tỉnh miền tây hầu như các chổ bán cây giống, đều có bán giống cây sakê này .
 
Sake hay còn gọi là cây bánh mỳ.
Đây là giống cây được du nhập vào nước ta từ cách đây rất rất lâu rồi.
Loại này ngày xưa trồng rồi đợi miệt mài 5 - 6 năm mới có trái ăn.
Ngày nay các giống mới chỉ cần 2 tới 3 năm là có trái ăn thả cửa.
Hiện nay giống cây này hầu như tỉnh nào cũng có chỗ bán cây giống. Cứ tìm thì sẽ thấy.

Agriviet.Com-aaa.jpg

Cây này trồng 4 năm

Đúng là cây này có nhược điểm là rất mau mềm khi hái từ trên cây xuống. Nhưng đó là trong trường hợp hái trái đã sắp chín hẳn. Còn nếu hái từ lúc trái vừa già tới thôi, vỏ trái hơi ngã nhẹ sang màu trắng vàng thì để được cũng 2 tuần chứ ko ít. Nếu muốn để lâu hơn thì thẩy nó vào tủ lạnh cũng được cả tháng. Cách này chỉ dành cho mấy người ghiền ăn trái sake như mình thôi chứ chừng 4 trái là thấy cái tủ lạnh 180L chật ních.

3 năm trước thèm nên bấm bụng mua 4 trái=5kg ở khu chợ nhỏ đường Trần Văn Đang giá 20.000/kg. Mấy năm nay có nguồn miễn phí nên ko biết thời giá hiện tại ra sao.
Có thời gian người ta đồn đại lá cây sake già chữa bệnh ung thư nên thiên hạ rần rần đi kiếm. Có thời điểm 1 lá sake già có giá vài ngàn đồng (giá bán khu Q1-HCM). Ko biết ngày nay ra sao rồi.

Sake cắt lát mỏng (tối đa dày 1cm) ngâm rửa nước muối loãng, vớt ra ướp thêm chút muối hoặc bột nêm như DatPhuSa nói hoặc cứ để nguyên vậy. Áo thêm lớp bột hoặc để ko không mà chiên ăn cũng ngon lắm rồi. Chấm thêm cái gì thì tùy ý. Thích ăn mềm mềm, có bột bên trong thì cắt dày dày, thích ăn giòn thì cắt mỏng. Nói chung là giống kiểu ăn khoai tây nhưng nó bùi hơn và thơm hơn.
Đem nguyên trái sake này thẩy lên lò than, nướng khét lớp vỏ cũng được. Nướng xong lấy dao cắt bỏ lớp vỏ đi mà lấy cơm bên trong ăn vị rất bùi. Có thể biến tấu bằng cách khoét cùi trái ra rồi nhồi vào đó thịt heo hay thịt bò băm đã nêm vừa ăn (nhớ thêm chút mỡ để thịt và cơm trái sake mượt và ko bị khô) rồi đậy nắp lại đem nướng như trên.
Trái sake này cũng có thể dùng để hầm chung với chân giò heo (giống hầm đu đủ xanh - giò heo) cũng có công năng giúp các bà mẹ cho con bú thêm sữa.
 
Last edited:
Gia Lai thì không biết vì chưa tới. Buôn Ma Thuột thì rất dễ thấy ở các đường phố trồng rất nhiều. Lần đầu nhìn thấy hỏi mãi mà vẫn không biết đó là cây gì, không biết có ăn được không, cũng không dám thử vì thấy lá thì hơi giống lá đu đủ, quả thì giống trái mít non, thấy lạ. nay về lại Nghệ An rồi, nhờ topic này mới biết đó là cây sa kê và ăn được, khoái quá. Tìm ở Nghệ An chưa thấy, đã nhờ thằng bạn mua giống ở BMT gửi về. Tôi đoán rằng ở GL có trồng nhiều vì gần Dak lak mà.
 
Hôm nay tôi lấy một trái để nguyên vỏ, cho vào lò nướng với nhiệt độ 200độ và để 30 phút. Khi lấy ra thì mùi thơm lừng lẫy. Lấy một que nhọn chọc vào thấy rất mềm. Bóc vỏ ra thì bên trong thành một cái bánh tuyệt vời. Bùi và thơm ngon không kém gì khoai sọ Lệ phố cả. Chấm đường hay muối ăn đều rất hợp.
Vậy là có một món đặc biệt cho những người đi chơi thư giãn rồi!
 
nghe mấy chú tả các món từ sake sao mà ngon thế, :wacko::wacko::wacko::wacko:
nhà hàng xóm có nè, lát phải chạy qua xin về làm xem có giống má chú nói ko
:2cat: :2cat: :2cat::2cat: :2cat::2cat: :2cat: :2cat: :2cat::2cat: :2cat:
 
woa miền bắc có chồng đc cây này ko mấy bác có chỗ nào bán giống ở MB ko
 
Hy vọng bà con đừng chạy theo những gì mình đọc được, để không mắc sai lầm như câu chuyện "cây chùm ngây"
 
lâu lâu lục lại bài này của bồ lảo tiên sinh thấy hay ghê. gặp đang lúc mình cũng dự định trồng cây này nữa chứ. @botienthi lâu quá ko thấy bác đăng đàn cho ace được chiêm ngưỡng trang trại của bác. tre lấy măng bác trồng có đạt ko giá cả lúc này thế nào hả bác.
mà sake bác trồng đã có trái chưa sao ko đăng lên vài tấm hình cho mọi người xem với.
 
Mình mới mua cây sake, cao 1.7m, hoành cũng dc 10 phân, hiện tại mới trồng có hiện tượng lá có vài chỗ bị đen. Ngoài ra cho mình hỏi, mình trồng trong sân nhà, mà sân nhỏ lắm, có sợ nó ăn vào cột bê tông và làm yếu nền đất sân của mình ko. CẢM ƠN
 
Back
Top