TT - Nhà tôi có trồng cây vạn niên thanh, trước nay vẫn nghĩ là loại cây hiền. Nhưng gần đây có thông tin trên mạng Internet cho rằng cây này rất độc, sơ ý có thể làm chết người. Xin hỏi thực hư chuyện này ra sao?
NHIỀU BẠN ĐỌC
Loại vạn niên thanh Aglaonema làm cảnh và làm thuốc
- Vạn niên thanh là loại cây cảnh được trồng nhiều ở các gia đình và văn phòng. Tuy nhiên, gần đây trên mạng Internet lại phổ biến thông tin về loại cây này “có thể giết chết một đứa trẻ trong vòng chưa đầy một phút và một người lớn trong vòng 15 phút”. Có thông tin còn cho rằng: “Tôi gần như bị mất người bạn gái vì cô đã đặt một mảnh lá của cây này trong miệng và lưỡi của cô sưng lên đến mức nghẹt thở...”; “nếu chạm vào cây mà sờ lên mắt có thể gây mù một phần hoặc vĩnh viễn...”. Nhiều người đã bảo nhau phải nhổ bỏ hết loại cây này để đảm bảo an toàn cho mọi người, đặc biệt là trẻ em.
Xung quanh những thông tin này, dược sĩ Phan Đức Bình - phó tổng biên tập tạp chí Thuốc Và Sức Khỏe - cho biết cây vạn niên thanh thực chất là cây minh ti (Dieffenbachia cultivar), còn có tên gọi khác là trường sinh. Minh ti thuộc họ ráy (Araceae), là cây của vùng nhiệt đới (xuất xứ châu Phi), có nhiều chủng loài lai tạo, hình dáng lá rất đẹp nên được trồng làm cây cảnh nội thất ở khắp nơi trên thế giới.
Có rất nhiều chủng minh ti với màu lá khác nhau. Nếu chủng cho lá có sọc ngang màu trắng nhiều thì gọi là minh ti trắng; lá có sọc vàng gọi là minh ti vàng; lá rằn ri chấm, đốm thì gọi là minh ti rằn..., tránh nhầm với các loài vạn niên thanh thuộc giống Aglaonema (Aglaonema modestum, làm cảnh và làm thuốc).
Cũng như các cây họ ráy khác, tất cả bộ phận của cây minh ti đều có độc. Do đó phải cẩn thận khi va chạm, di chuyển hay chăm sóc loại cây cảnh này. Mủ (nhựa cây) minh ti gây ngứa và nếu văng vào mắt thì rất khó chịu; ăn phải thì bị tê môi, đỏ lưỡi, nói khó, ngứa họng... chứ không đến nỗi chết người, mù mắt như tin đồn. Người ta thường khuyên nên dạy trẻ con đừng bứt lá chơi, đừng ăn lá và khi cây ra hoa thì cắt bỏ hoa để khỏi ra trái (trẻ ăn sẽ bị ngộ độc).
Nếu lỡ dính mủ cây minh ti bị ngứa thì không nên gãi mà hơ nóng (ấm) vùng da bị dính sẽ khỏi. Nếu dính mủ vào miệng, mắt thì súc miệng, rửa mắt bằng nước ấm, rồi dùng máy sấy tóc hơ ấm.
L.TH.H. ghi(Tuổi Trẻ)
NHIỀU BẠN ĐỌC
- Vạn niên thanh là loại cây cảnh được trồng nhiều ở các gia đình và văn phòng. Tuy nhiên, gần đây trên mạng Internet lại phổ biến thông tin về loại cây này “có thể giết chết một đứa trẻ trong vòng chưa đầy một phút và một người lớn trong vòng 15 phút”. Có thông tin còn cho rằng: “Tôi gần như bị mất người bạn gái vì cô đã đặt một mảnh lá của cây này trong miệng và lưỡi của cô sưng lên đến mức nghẹt thở...”; “nếu chạm vào cây mà sờ lên mắt có thể gây mù một phần hoặc vĩnh viễn...”. Nhiều người đã bảo nhau phải nhổ bỏ hết loại cây này để đảm bảo an toàn cho mọi người, đặc biệt là trẻ em.
Xung quanh những thông tin này, dược sĩ Phan Đức Bình - phó tổng biên tập tạp chí Thuốc Và Sức Khỏe - cho biết cây vạn niên thanh thực chất là cây minh ti (Dieffenbachia cultivar), còn có tên gọi khác là trường sinh. Minh ti thuộc họ ráy (Araceae), là cây của vùng nhiệt đới (xuất xứ châu Phi), có nhiều chủng loài lai tạo, hình dáng lá rất đẹp nên được trồng làm cây cảnh nội thất ở khắp nơi trên thế giới.
Có rất nhiều chủng minh ti với màu lá khác nhau. Nếu chủng cho lá có sọc ngang màu trắng nhiều thì gọi là minh ti trắng; lá có sọc vàng gọi là minh ti vàng; lá rằn ri chấm, đốm thì gọi là minh ti rằn..., tránh nhầm với các loài vạn niên thanh thuộc giống Aglaonema (Aglaonema modestum, làm cảnh và làm thuốc).
Cũng như các cây họ ráy khác, tất cả bộ phận của cây minh ti đều có độc. Do đó phải cẩn thận khi va chạm, di chuyển hay chăm sóc loại cây cảnh này. Mủ (nhựa cây) minh ti gây ngứa và nếu văng vào mắt thì rất khó chịu; ăn phải thì bị tê môi, đỏ lưỡi, nói khó, ngứa họng... chứ không đến nỗi chết người, mù mắt như tin đồn. Người ta thường khuyên nên dạy trẻ con đừng bứt lá chơi, đừng ăn lá và khi cây ra hoa thì cắt bỏ hoa để khỏi ra trái (trẻ ăn sẽ bị ngộ độc).
Nếu lỡ dính mủ cây minh ti bị ngứa thì không nên gãi mà hơ nóng (ấm) vùng da bị dính sẽ khỏi. Nếu dính mủ vào miệng, mắt thì súc miệng, rửa mắt bằng nước ấm, rồi dùng máy sấy tóc hơ ấm.
L.TH.H. ghi(Tuổi Trẻ)